Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 44 - Lê Trần Kiên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 44 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn

- Vận dụng quy tắc nhân, quy tắc chuyển vế để giải phương trình bậc nhất (các phép biến đổi tương đương các phương trình)

- Rèn lập luận lô-gíc, chặt chẽ.

II/ CHUẨN BỊ:

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

? Phát biểu khái niệm phương trình một ẩn? Cho ví dụ một phương trình một ẩn (với ẩn x)?

3) Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 44 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 41
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 05/01/2007
Chương Iii: Phương trình bậc nhất một ẩn
Đ1. Mở đầu về phương trình
I/ Mục tiêu:
Học sinh hiểu được khái niệm phương trình và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. Từ đó diễn đạt được bài giải phương trình.
Học sinh hiểu khái niệm giải phương trình, phương trình tương đương.
Tư duy khái quát hoá.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình lên lớp:
1) ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
*Đặt vấn đề: Bài toán cổ “Vừa gà vừa chó”
Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu khái niệm phương trình một ẩn:
?! Xét bài toán:
Tìm x biết:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2 ?
? Hệ thức là đẳng thức giữa hai biểu thức đại số nào?
? Hai biểu thức đó chứa mấy biến? là những biến nào?
? Phía trái (phải) dấu “=” trong hệ thức trên là biểu thức nào?
GV: Một hệ thức như thế được gọi là một phương trình bậc nhất!
? Thế nào là phương trình (một ẩn)?
? Hãy chỉ rõ vế trái, vế phải, ẩn của mỗi phương trình đã lấy ví dụ?
?! Thế nào là nghiệm của phương trình?
*Củng cố: ?3
? x = 3 có là một phương trình không?
? Nghiệm của phương trình x = 3 là bao nhiêu?
? Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? Cho ví dụ?
*HĐ2: Tìm hiểu về giải phương trình và phương trình tương đương:
? Nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết thế nào là tập nghiệm của một phương trình?
? Thế nào là giải phương trình?
? Xét xem x = 6 có là nghiệm của PT x = 6 (**) không?
? Ngoài x = 6 ra, hai phương trình (*) và (**) có nghiệm nào khác không?!
? Thế nào là hai phương trình tương đương?
Một học sinh lên bảng giải bài toán tìm x
Từng học sinh suy nghĩ, trả lời
Học sinh trả lời khái niệm phương trình bậc nhất
Học sinh làm ?1
Học sinh trả lời
Học sinh làm ?2
Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn làm cho hai vế của phương trình nhận cùng một giá trị
Học sinh hoạt động nhóm
*Xét phương trình:
2(x + 2) – 7 = 3 – x
Học sinh trả lời
Học sinh làm ?4
Học sinh suy nghĩ và tìm hiểu thông tin trong SGK để trả lời.
1) Phương trình một ẩn:
a) Khái niệm:
	Phương trình (một ẩn) là một đẳng thức giữa hai biểu thức (của cùng một biến)
b) Ví dụ:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2 (*)
	là một PT với ẩn x
+) 2x + 5 	đgl VT
+) 3(x – 1) + 2 	đgl VP
+) Với x = 6, thay vào PT (*), ta được:
VT = 2.6 + 5 = 17
VP = 3(6 – 1) + 2 = 17
 Ta nói x = 6 là một nghiệm của PT (*)
c) Chú ý: (SGK/t2/5)
2) Giải phương trình:
- Tập nghiệm của một phương trình là tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình đó.
- Giải phương trình là đi tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.
3) Phương trình tương đương:
- Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
VD: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Û 	 x = 6
4) Củng cố:
BT1 (SGK/t2/6)
? Hai phương trình vô nghiệm có được coi là tương đương không? Vì sao?!
5) Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT 2_5 (SGK/t2/6+7)
BT 1_9 (SBT/t2/3+4)
Đọc trước bài mới
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 42
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 05/01/2007
Đ2. phương trình bậc nhất một ẩn
và cách giải
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn
Vận dụng quy tắc nhân, quy tắc chuyển vế để giải phương trình bậc nhất (các phép biến đổi tương đương các phương trình)
Rèn lập luận lô-gíc, chặt chẽ.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình lên lớp:
1) ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu khái niệm phương trình một ẩn? Cho ví dụ một phương trình một ẩn (với ẩn x)?
3) Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu định nghĩa PT bậc nhất một ẩn:
+) Xét phương trình:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2
? Bậc của mỗi đa thức đối với biến (x) là bao nhiêu?
? Phương trình trên tương đương với phương trình nào? (được biết ở bài trước)
? Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn?
? Cho ví dụ về phương trình bậc nhất một ẩn?
*HĐ2: Tìm hiểu hai quy tắc biến đổi tương đương các phương trình:
?! Giải PT x = 6?
? Em đã áp dụng quy tắc nào?
? Phát biểu quy tắc chuyển vế?
*Củng cố: ?1
? Vận dụng quy tắc chuyển vế có giải được phương trình = 6 không?! Cần làm như thế nào?
? Phát biểu quy tắc nhân với một số?
*Củng cố: ?2
? Khi thực hiện “chia” cả hai vế của phương trình cho cùng một số khác 0 là ta đã vận dụng quy tắc nào?
*HĐ3: Tìm hiểu cách giải PT bậc nhất một ẩn:
? Với phương trình bậc nhất một ẩn tổng quát, ta áp dụng hai quy tắc trên để giải như thế nào?!
? Hãy giải phương trình 
3x – 9 = 0
và chỉ rõ đã áp dụng hai quy tắc trên như thế nào?
? Tổng quát, phương trình bậc nhất một ẩn ax + b = 0 (a ≠ 0) được giải như thế nào?
? Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có nghiệm là bao nhiêu?
*Củng cố: ?3 Giải PT
– 0,5x + 2,4 = 0
Từng học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
Học sinh trả lời định nghĩa
Học sinh lấy ví dụ và tự ghi vào vở
Học sinh giải phương trình
Học sinh phát biểu quy tắc
?1 3 học sinh lên bảng, lớp làm nháp
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời quy tắc
Là nhân cả hai vế của phương trình với số nghịch đảo của số đó
Học sinh giải phương trình và trả lời câu hỏi
*Luyện tập:
(Hoạt động nhóm)
F BT8 (SGK/t2/10)
Giải các phương trình:
a) 4x – 20 = 0
b) 2x + x + 12 = 0
c) x – 5 = 3 – x 
d) 7 – 3x = 9 – x 
1) Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn:
a) Định nghĩa: (SGK/t2/7)
là phương trình có dạng:
ax + b = 0 (a ≠ 0)
b) Ví dụ:
2) Hai quy tắc biến đổi phương trình:
a) Quy tắc chuyển vế:
(SGK/t2/8)
*VD: x – 6 = 0
 Û x = 6
b) Quy tắc nhân với một số: (SGK/t2/8)
*VD: = 6
 Û x = 12
3) Cách giải PT bậc nhất một ẩn:
a) Ví dụ: Giải PT
3x – 9 = 0
Û 3x = 9
Û x = 3
Vậy: S = {3}
b) Tổng quát:
ax + b = 0 (a ≠ 0)
Û ax = – b
Û x = 
Vậy S = 
4) Củng cố:
? Thế nào là PT bậc nhất một ẩn? Cho ví dụ và giải phương trình đó?
5) Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT 6, 7, 9 (SGK/t2/9+10)
BT 10_18 (SBT/t2/4+5)
Đọc trước bài mới
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:
Tuần: 20
Tiết: 43
Ngày soạn: 12/01/2007
Đ3. Phương trình đưa được về dạng
ax + b = 0
I/ Mục tiêu:
Học sinh được củng cố các kỹ năng biến đổi tương đương các phương trình bằng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
Học sinh giải được các phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 (chưa xét phương trình chứa ẩn ở mẫu)
Rèn kỹ năng biến đổi, giải phương trình.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ
III/ Tiến trình lên lớp:
1) ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu hai quy tắc biến đổi phương trình?
? Giải phương trình: 2x – 3 + 5x = 4x + 12 ?
3) Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu cách giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0:
? Phương trình đã cho đã có dạng phương trình bậc nhất chưa?
? Có biến đổi để đưa được nó về dạng ax + b = 0 được không?
? Hãy giải phương trình trên?
? Để giải phương trình trên, em đã làm qua mấy bước? là những bước nào?
? Phương trình (2) khác phương trình (1) ở điểm nào?
? Để đưa được phương trình (2) về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, ta làm như thế nào?
? Giải phương trình (2)?
? Trả lời ?1 ?
*HĐ2: áp dụng:
? Hãy áp dụng cách giải được nêu ở trên để giải phương trình (3)?
? Nêu rõ từng bước làm? (đã vận dụng các quy tắc biến đổi phương trình như thế nào?)
*Củng cố: ?2
? Giải các phương trình:
a) 
b) x + 1 = x – 1 
c) x + 1 = x + 1
?! Có nhận xét gì từ việc giải các phương trình trên? (về cách giải? về số nghiệm?)
Cùng với ví dụ cho trong phần kiểm tra bài cũ, học sinh tìm hiểu thêm thông tin trong SGK và trả lời
1 học sinh giải phương trình
Học sinh trả lời
Học sinh nghiên cứu VD2 và tìm cách giải
B1: Thực hiện phép tính để phá ngoặc hoặc quy đồng để khử mẫu số
B2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia
B3: Giải phương trình nhận được
1 học sinh lên bảng, lớp làm nháp
Học sinh lần lượt giải 3 phương trình
Học sinh trả lời nhận xét
1) Cách giải:
a) Ví dụ:
*VD1: Giải PT 
2x – (3–5x) = 4(x + 3) (1)
Û 2x – 3 + 5x = 4x + 12
Û 2x + 5x – 4x = 3 + 12
Û 	3x = 15
Û 	 x = 5
	S1 = {5}
*VD2: Giải PT
+ 6 = 1 + (2)
Û 
Û 10x – 4 + 6x
= 6 + 15 – 9x
Û 10x + 6x + 9x
= 6 + 15 + 4
Û 25x = 25
Û x = 1
	S2 = {1}
b) Cách giải: (SGK/t2/11)
2) áp dụng:
a) Ví dụ: Giải PT
= (3)
Û 
= 
Û (6x2 + 10x – 4)
– (6x2 + 3) = 33
Û 10 x = 33 + 4 + 3
Û x = 4
	S3 = {4}
b) Chú ý: (SGK/t2/12)
4) Củng cố:
BT10 (SGK/t2/12) – Bảng phụ – hoạt động nhóm
5) Hướng dẫn về nhà:
Học bài
Làm BT 11_15 (SGK/t2/13)
BT 19_23 (SBT/t2/5+6)
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 44
Ngày soạn: 12/01/2007
luyện tập
I/ Mục tiêu:
Học sinh được củng cố, luyện tập về giải phương trình bậc nhất một ẩn và phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
Làm quen với các bài toán thực tế.
Kỹ năng giải các phương trình một cách hợp lý.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ
III/ Tiến trình lên lớp:
1) ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
? BT13 (SGK/t2/13) ? (Giải thích chỗ sai trong lời giải của bạn Hoà?)
3) Bài mới:
*HĐ1: Chữa BT15 (SGK/t2/13):
? Đọc bài?
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu như thế nào?
? Tóm tắt bài toán?
? Từ các dữ kiện cho trong bài toán, hãy biểu diễn các đại lượng và mối quan hệ qua x?
? Ta thu được gì?
? Giải phương trình thu được?
? Hãy nhận xét bài làm của bạn?
*HĐ2: Chữa BT17 (SGK/t2/14):
? Giải các phương trình và nêu rõ từng bước làm?!
Giáo viên theo dõi các nhóm làm bài, có thể hướng dẫn giúp đỡ các nhóm còn yếu
? Nhận xét bài làm của nhóm bạn?
Giáo viên nhận xét tổng kết, chỉ ra các điểm cần chú ý trong quá trình giải
*HĐ3: Chữa BT18 (SGK/t2/14):
 Giáo viên ghi đề bài lên bảng
Giáo viên có thể kiểm tra nháp của một số học sinh để chấm lấy điểm kiểm tra miệng
Giáo viên nhận xét tổng kết.
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi
1 học sinh trình bày lời giải của bài toán, lớp làm nháp
Bảng phụ
Hoạt động nhóm
e) 7 – (2x + 4) = – (x + 4)
Û 7 – 2x – 4 = – x – 4
Û 	 2x – x = 7
Û 	 x = 7
f) (x –1) – (2x –1) = 9 – x 
Û x – 1 – 2x + 1 = 9 – x 
Û x – 2x + x = 9
Û 	0.x = 9
PT vô nghiệm
2 học sinh lên bảng trình bày
Lớp làm nháp
b) 
Û 4(2 + x) – 20.0,5x
= 5(1 – 2x) + 20.0,25x
Û 8 + 4x – 10x
= 5 – 10x + 5x
Û 5x – 4x = 8 – 5
Û 	 x = 3
1) BT15 (SGK/t2/13)
Thời gian ô tô đi là x (giờ)
thì thời gian xe máy đi là
x + 1 (giờ)
Quãng đường đi được:
- của ô tô: 48x (km)
- của xe máy:32(x+1) (km)
Khi ô tô gặp xe máy thì quãng đường hai xe đi được là bằng nhau nên ta có phương trình:
 48x = 32(x + 1)
Û 48x – 32x = 32
Û 	 x = 2
(Vậy sau khi ô tô đi được 2 giờ thì ô tô và xe máy gặp nhau)
2) BT17 (SGK/t2/14)
Giải các phương trình:
a) 7 + 2x = 22 – 3x
Û 2x + 3x = 22 – 7
Û 	 5x = 15
Û 	 x = 3
b) 8x – 3 = 5x + 12
Û 8x – 5x = 12 + 3
Û 	 3x = 15
Û 	 x = 5
c) x – 12 + 4x
= 25 + 2x – 1
Û 5x – 2x = 24 + 12
Û 	 3x = 36
Û 	 x = 12
d) x + 2x + 3x – 19
= 3x + 5
Û 6x – 3x = 5 + 19
Û 	 3x = 24
Û 	 x = 8
3) BT18 (SGK/t2/14)
Giải các phương trình:
a) 
Û 2x – 3(2x + 1) = x – 6x
Û 2x – 6x – 3 = – 5x
Û 	 5x – 4x = 3
Û 	 x = 3
4) Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp
5) Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Làm BT 16_19 (SGK/t2/13+14)
BT 25, 25 (SBT/t2/6+7)
Đọc trước bài mới
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_41_den_44_le_tran_kien.doc