Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Năm học 2013-2014 - Lý Thị Tươi

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Năm học 2013-2014 - Lý Thị Tươi

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương

2. Kĩ năng:

 - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính nhanh

3. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS.

II. Phương pháp:

- Thuyết trình, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập.

III. Đồ dùng dạy học:

- Tài liệu, phấn màu.

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

? Thực hiện phép nhân: (a + b)(a + b)

HS: Thực hiện: (a + b)(a + b) = a2 + 2ab + b2

GV+HS: Nhận xét và cho điểm.

3. Nội dung bài mới:

* Đặt vấn đề: (a + b)(a + b) = (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 đây là một hằng đẳng thức.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Năm học 2013-2014 - Lý Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4	
§3. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
Ngày soạn: 24.08.2013	
Ngày dạy: 27.08.2013
Giảng ở lớp: 8B
HS vắng mặt:
Điểm KT miệng:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương
2. Kĩ năng:
	- Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính nhanh
3. Thái độ:
	- Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS.
II. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập.
III. Đồ dùng dạy học:
- Tài liệu, phấn màu...
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thực hiện phép nhân: (a + b)(a + b)
HS: Thực hiện: (a + b)(a + b) = a2 + 2ab + b2
GV+HS: Nhận xét và cho điểm.
3. Nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: (a + b)(a + b) = (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 đây là một hằng đẳng thức.
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
12’
1. Bình phương của một tổng
Từ việc kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu HĐT bình phương của một tổng và đó cũng là kết quả của ?1
GV lưu ý cho HS HĐT này đúng cho hai số cũng như hai biểu thức.
GV yêu cầu HS phát biểu bằng lời HĐT (A+B)2 =A2 + 2AB + B2 (1)
GV cho HS làm các bài tập mẫu trong SGK.
GV cho HS vận dụng HĐT trên với A = a và B = 1.
Phân tích 4x = 2.x.2 để tìm được 
A = x và B = 2.
Phân tích 51 = (50 + 1)
	 301 = (300 + 1). 
GV+HS: Thảo luận.
GV: Chốt lại
HS: Nghe và theo dõi
HS: Phát biểu ?2
HS: Áp dung:
1) 	(a + 1)2 = a2 + 2.a.1 + 12
	 = a2 + 2a + 1
2)	x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 + 22
	 = (x + 2)2
3) 	Tính nhanh:
	512=(50 + 1)2 =502 +2.50.1 + 12
	 = 2500 + 100 + 1 = 2601
12’
2. Bình phương của một hiệu
GV yêu cầu HS tính 
Từ bài tập trên, GV giới thiệu HĐT bình phương của một hiệu.
GV lưu ý cho HS HĐT này đúng cho hai số cũng như hai biểu thức.
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
GV yêu cầu HS phát biểu bằng lời HĐT trên.
GV cho HS làm các bài tập mẫu trong SGK.
HS: Thực hiện ?3
 = a2 + 2a.(-b) + b2 
= a2 - 2a.b + b2 
HS: Phát biểu ?4
HS: Thực hiện
Áp dụng:
1) 	 
	= 
2)	(2x – 3y)2 
3) 	Tính nhanh:
992 = (100 – 1)2 = 1002 – 2.100.1 + 12
 = 10000 – 200 + 1 = 9801
3. Hiệu hai bình phương
GV yêu cầu HS lên bảng tính 
(a + b)(a – b)
A2 – B2 = (A + B)(A – B)
GV giới thiệu HĐT hiệu hai bình phương.
GV yêu cầu HS phát biểu bằng lời.
GV hướng dẫn cho HS thực hiện 3 bài tập mẫu như trong SGK.
GV+HS: Nhận xét và kết luận
GV: Y/c HS thực hiện ?7
GV: Chốt lại
HS: Thực hiện ?5
(a + b)(a – b) = a2 - b2
HS: Phát biểu trả lời ?6
HS: Thực hiện
Áp dụng: 
1) 	(x + 1)(x – 1) = x2 – 12 = x2 – 1
2)	(x – 2y)(x + 2y) = x2 – 4y2 
3)	Tính nhanh:
	56.64 = (60 + 4)(60 – 4)
 = 602 – 42 = 3584
HS: Thực hiện
Ai đúng? Ai sai?
* Cả hai bạn đều đúng
HĐT: (A - B)2 = (B - A)2
4. Củng cố bài giảng: Theo từng phần
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà xem lại các bài tập đã giải. Làm các bài tập 16, 17, 18 SGK/ 11.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_4_bai_3_nhung_hang_dang_thuc_dang.doc