Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 34, Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỏ. Giá trị của phân thức

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 34, Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỏ. Giá trị của phân thức

A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:

1. Kiến thức: Hiểu thực chất biểu thức hữu tỉ là biểu thức chứa các phép tóan cộng trừ, nhân chia các phân thức đại số.

2. Kỹ năng: Hiểu rằng điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác đinh là điều kiện để giá trị của mẫu thức khác không (gọi tắt là điều kiện của biến)

- Biết rằng mỗi khi cần tính giá trị của phân thức thì trước hết phải tìm điều kiện của biến.

- Biết tìm điều kiện của biến đối với những phân thức mà mẫu thức là một đa thức bậc nhất hoặc phân tích được thành hai nhân tử bậc nhất (hoặc tích của một phân thức bậc nhất với một nhân tử luôn dương hay âm)

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở

C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Giáo án, sgk

* Học sinh: Ôn quy tắc cộng trừ, nhân chia phân thức.

D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)

 Lớp 8A: Tổng số: Vắng:

 Lớp 8B: Tổng số: Vắng:

2. Kiểm tra bài củ: ( 0’) Không

3. Nội dung bài mới:

 a. Đặt vấn đề: (1’) Khi nào giá trị của phân thức được xác định ?

 b. Triển khai bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 34, Bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỏ. Giá trị của phân thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/12/2010
Tiết 34:	§9. BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ.
 GIÁ TRỊ CỦA PHÂN THỨC.
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: Hiểu thực chất biểu thức hữu tỉ là biểu thức chứa các phép tóan cộng trừ, nhân chia các phân thức đại số.
2. Kỹ năng: Hiểu rằng điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác đinh là điều kiện để giá trị của mẫu thức khác không (gọi tắt là điều kiện của biến)
- Biết rằng mỗi khi cần tính giá trị của phân thức thì trước hết phải tìm điều kiện của biến.
- Biết tìm điều kiện của biến đối với những phân thức mà mẫu thức là một đa thức bậc nhất hoặc phân tích được thành hai nhân tử bậc nhất (hoặc tích của một phân thức bậc nhất với một nhân tử luôn dương hay âm)
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Giáo án, sgk 
* Học sinh: Ôn quy tắc cộng trừ, nhân chia phân thức.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
 Lớp 8A: Tổng số: Vắng:
 Lớp 8B: Tổng số: Vắng:
2. Kiểm tra bài củ: ( 0’) Không
3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (1’) Khi nào giá trị của phân thức được xác định ?
 b. Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
GV: Đưa ra các biểu thức ở sgk
HS: Theo dõi.
GV: Giới thiệu đó là các biểu thức hứu tỉ như sgk.
HS: Hiểu được về BTHT.
GV: Em hãy lấy một số ví dụ khác về BTHT.
HS: Lấy ví dụ
Hoạt động 2
GV: Nhờ các phép toán +, -, x, : các phân thức ta có thể biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.
HS: Theo dõi
GV: Đưa ví dụ ở sgk
HS: Quan sát
GV: Biểu thức A biểu thị phép toán nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS viết dưới dạng phép chia.
HS: thực hiện ?1 sgk
Hoạt động 3
GV: Tính giá trị của B ở ?1 tại x=1
HS: Tại x=1 thì B không xác định vì mẫu bằng 0
GV: Vậy, giá trị của phân thức được xác định khi nào? 
HS: Trả lời (mẫu khác 0)
GV: Khi làm những bài toán liên quan đến giá trị của phân thức, trước hết phải tìm điều kiện của biến để giá trị tương ứng của mẫu thức khác 0. Đó chính là điều kiện để gái trị của phân thức xác định (ĐKXĐ)
HS: Nắm được điều kiện xác định của phân thức
GV: Đưa ra ví dụ ở sgk
Gợi mở hs thực hiện
HS: Nắm cách làm
GV: Yêu cầu HS làm ?2
HS: Làm tương tự thực hiện ?2
1.Biểu thức hữu tỉ:
Cho các biểu thức: 0; ; ; 2x2 - 2x; (6x - 1)(x-2); ....
 Mỗi biểu thức trên là một phân thức hoặc biểu thị một dãy các phép toán cộng trừ, nhân chia trên những phân thức. Ta gọi các biểu thức trên là các biểu thức hữu tỉ.
2.Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức:
Ví dụ: biến đổi A thành một phân thức.
Ta có: A
B = = ?
3.Giá trị của phân thức:
* Điều kiện xác định của phân thức là những giá trị của biểu thức làm cho mẫu thức khác 0.
* Với những giá trị của biểu thức mà giá trị của phân thức xác định thì phân thức đó và phân thức rút gọn của nó có cùng giá trị.
Ví dụ: Cho phân thức 
a) Giá trị của phân thức trên xác định khi: 
 và 
 và 
b)Tính giá trị của phân thức tại 
Ta có: 
Và thoả ĐKXĐ.
Vậy với , giá trị của phân thức đã cho bằng: 	
	4.Củng cố:
GV: Hệ thống lại nội dung bài học
Yêu cầu hs làm bài tập: cho phân thức 
a) Rút gọn phân thức.	
b) Tính giá trị của phân thức tại x=1?
Một HS làm như sau:
	Tại x=1, giá trị của phân thức trên là: . Đúng hay sai?
Để tính giá trị của phân thức, trước hết ta cần làm gì?
	5. Dặn dò:
-Khi giải các bài toán có liên quan đến gái trị của phân thức thì phải lưu ý đến ĐKXĐ của phân thức.
-BTVN: 46b, 47, 48 (sgk); 60 (sbt).
- Xem trước các bài tập phần luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_34_bai_9_bien_doi_cac_bieu_thuc_hu.doc