Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I (Tiết 1) - Vũ Ngọc Chuyên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I (Tiết 1) - Vũ Ngọc Chuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - HS củng hệ thống kiến thức của chương I đại số.

 - Củng cố các kiến thức đã học để thực hiện các phép tính với đa thức, giải toán có liên quan đến phân tích đa thức thành nhân tử, tính giá trị của biểu thức, .

 2. Kĩ năng:

- Biết cách biến đổi một biểu thức, nhận dạng hằng đẳng thức, vận dụng các quy tắc đổi dấu một cách linh hoạt, có kĩ năng trình bày lời giải.

3. Thái độ:

- Rèn tính chính xác, tư duy lôgic, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ.

2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức chương I.

III. PHƯƠNG PHÁP

 - Nêu và giải quyết vấn đề

 - Phương pháp đàm thoại, thuyết trình

 - Phương pháp vấn đáp, gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định: 8A:.

2. Kiểm tra:

 (Kiểm tra trong quá trình ôn tập)

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập học kỳ I (Tiết 1) - Vũ Ngọc Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/12/2010
Ngày giảng: 8A: 17/12/2010
Tiết: 32
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- HS củng hệ thống kiến thức của chương I đại số.
	- Củng cố các kiến thức đã học để thực hiện các phép tính với đa thức, giải toán có liên quan đến phân tích đa thức thành nhân tử, tính giá trị của biểu thức, ....
 2. Kĩ năng:
- Biết cách biến đổi một biểu thức, nhận dạng hằng đẳng thức, vận dụng các quy tắc đổi dấu một cách linh hoạt, có kĩ năng trình bày lời giải.
3. Thái độ:
- Rèn tính chính xác, tư duy lôgic, trung thực.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức chương I.
III. PHƯƠNG PHÁP
	- Nêu và giải quyết vấn đề
	- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình
	- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định:	8A:....................... 
2. Kiểm tra:
	 (Kiểm tra trong quá trình ôn tập)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Lý thuyết
- Viết công thức thể hiện phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.
- Hãy viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Yêu cầu HS phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức.
- Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
- Cùng HS hệ thống lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
- Nêu quy tắc chia hai đơn thức?
- Nêu quy tắc chia đa thức cho đơn thức?
- Khi nào đa thức A chia hết cho đa thức B?
- Viết được: 
A(B+C)=AB+AC.
(A+B)(C+D)=AB+AD+BC+BD
- Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ ra giấy nháp. Một HS lên bảng viết.
- Phát biểu bằng lời theo yêu cầu của GV
- Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
- Ghi nhớ các phương pháp.
- HS nêu quy tắc.
- Lấy từng hạng tử của đa thức chia cho đơn thức rồi cộng các kết quả lại.
- Khi đa thức dư của phép chia bằng 0.
A. Lý thuyết.
+) Quy tắc nhân đơn thức với đa thức:
 A(B+C)=AB+AC.
+) Quy tắc nhân đa thức với đa thức:
(A+B)(C+D)=AB+AD+BC+BD
+) Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ:
1) (A + B)2 = A2+2AB+B2
2) (A - B)2 = A2-2AB+B2
3) A2 – B2 = (A+B)(A-B)
4) (A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
5)
(A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
6)A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
7)A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
- Các phân tích đa thức thành nhân tử:
+ Đặt nhân tử chung.
+ Dùng hằng đẳng thức .
+ Nhóm các hạng tử.
+ Phối hợp các p.pháp
+ Thêm bớt cùng 1 hạng tử
+ Tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử.
* Hoạt động 2: Bài tập
- Đưa ra bài tập 1, chia lớp thành ba nhóm giải các phần a, b, c
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu, củng cố cho HS còn chưa thành thạo.
- Yêu cầu các nhóm giải phần d.
- Cho các nhóm nhận xét chéo
- Các nhóm giải bài tập
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)
- Hoạt động nhóm, viết và treo bảng nhóm.
- Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng 
B. Bài tập.
Bài 1: Thực hiện phép tính.
d) 
3+x-3
-
-
 -3+5x-5
 -3 -3
 5x-2
- Đưa ra bài tập 2
- Nêu cách phân tích đa thức thành nhân tử ở phần a? 
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
- Làm thế nào để phân tích được đa thức ở phần b?
- Lưu ý cho HS cách dự đoán trong việc nhóm, tách các hạng tử sao cho hợp lý
- Nghiên cứu đề bài
- Có thể nhóm hạng tử thứ nhất với hạng tử thứ hai, hạng tử thứ ba với hạng tử thứ tư
- Cả lớp cùng làm, một HS trình bày bảng
- Ta có thể tách – 6x thành -2x và - 4x. 
- Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng.
- Bài 2. Phân tích đa thức thành nhân tử.
- Treo bảng phụ ghi bài 3.
- Làm thế nào để tìm được giá trị của x?
- Nêu cách làm bài câu a?
- Câu b có giải theo hướng đó được không? Nếu được nêu cách biến đổi?
- Gọi 1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b
- Nhận xét chung bài làm và nhận xét của HS. 
- Nghiên cứu đề bài.
- Phân tích đa thức vế trái thành nhân tử sau đó áp dụng: A.B = 0 khi A=0 hoặc B= 0
- Trước tiên ta phải chuyển vế cho các hạng tử ở vế phải về vế trái rồi làm như phần a
- Dưới lớp cùng làm và nhận xét bài của bạn
- Ghi vở lời giải đúng.
- Bài 3. Tìm x.
4. Củng cố: 
	- HS nêu lại các quy tắc nhân chia các đơn đa thức
	- HS viết và phát biểu bằng lời bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
	- HS nêu lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị giờ sau:
	- Ôn tập lại các kiến thức chương I
	- Ôn tập lại các kiến thức chương II đặc biệt về cộng, trừ, nhân, chia các phân thức 
	- Làm các bài tập ở phần ôn tập chương II
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_32_on_tap_hoc_ky_i_tiet_1_vu_ngoc.doc