Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Trần Văn Diễm

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Trần Văn Diễm

A.MỤC TIÊU:

- HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức, HS nắm được qui tắc nhân đa thức với đa thức.

- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Rèn luyện các kỹ năng nhân đơn thức, nhân đa thức.

- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, tính gọn gàng ngăn nắp.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.

HS: Vở, SGK, ôn tập về các tính chất của phép toán, học thuộc qui tắc nhân đơn thức với đa thức, chuẩn bị bài mới.

C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’

-HS1 : Nêu qui tắc nhân đơn thức với đa thức? cho VD rồi tính?

 -HS2 : Nêu qui tắc nhân đa thức với đa thức? cho VD rồi tính?

III. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Trần Văn Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 26/08/2011	Tiết CT: 03
MÔN ĐẠI SỐ LỚP 8
LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU:
HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức, HS nắm được qui tắc nhân đa thức với đa thức.
HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. Rèn luyện các kỹ năng nhân đơn thức, nhân đa thức.
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, tính gọn gàng ngăn nắp...
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
HS: Vở, SGK, ôn tập về các tính chất của phép toán, học thuộc qui tắc nhân đơn thức với đa thức, chuẩn bị bài mới.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: 	5’
-HS1 : Nêu qui tắc nhân đơn thức với đa thức? cho VD rồi tính?
 -HS2 : Nêu qui tắc nhân đa thức với đa thức? cho VD rồi tính?
III. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
BT 10a: GV: Yêu cầu HS số 1 lên bảng.
BT 10b: GV: Yêu cầu HS số 2 lên bảng.
BT 11: GV: Yêu cầu HS khá lên bảng (GV có thể hướng dẫn thực chất là thực hiện phép tính rồi rút gọn).
Các HS khác làm ra vở nháp sau đó đối chiếu và nhận xét.
BT 12: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận – Hình thức thi giữa các nhóm với nhau, nhóm nào xong trước thì thắng cuộc.
GV bao quát, có thể hướng dẫn để các nhóm tìm đúng cách làm.
BT 13: GV yêu cầu nhóm 1 thực hiện.
GV: Hướng dẫn rút gọn Vế trái, sau đó tìm x.
BT 14: GV yêu cầu nhóm 2 thực hiện.
GV gợi ý: Gọi 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp đó là x, x + 2, x + 4. Lập hiệu tích của 2 số sau và tích của hai số trước ta được 192, tìm x.
BT 15a: GV yêu cầu nhóm 3 thực hiện.
BT 15b. GV yêu cầu nhóm 4 thực hiện.
BT 10a: HS số 1 lên bảng.
BT 10b: HS số 2 lên bảng.
(x2 – 2xy + y2) (x – y) = x3 – x2y – 2x2y + 2xy2 + xy2 –y3 = x3 –3x2y +3xy2 – y3
BT 11: HS khá lên bảng:
(x-5)(2x+3) – 2x(x-3) + x+7 = 2x2 + 3x - 10x – 15 - 2x2 + 6x + x +7 = -8
Vậy giá trị của biểu thức khơng phụ thuộc vào biến số x
Các HS khác làm ra vở nháp sau đó đối chiếu và nhận xét.
BT 12: 4 nhóm thảo luận – Hình thức thi giữa các nhóm với nhau, nhóm nào xong trước thì thắng cuộc.
BT 13: Nhóm 1 thực hiện.
Tìm x biết:
(12x-5)(4x-3)+(3x-7)(1-16x) = 81
48x2-36x-20x+15 - 48x2 - 7+ 112 = 81
 x = 1 
Vậy x=1 
BT 14: Nhóm 2 thực hiện.
Gọi 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp đó là x, x + 2, x + 4. Lập hiệu tích của 2 số sau và tích của hai số trước ta được 192, tìm x.
(x + 4)( x + 2) – x(x + 2) = 192 ® x2 + 2x + 4x + 8 – x2 – 2x = 192 ® 4x = 192 – 8
® 4x = 184 ® x = 46.
Vậy 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp đó là 46, 48, 50.
BT 15a: GV yêu cầu nhóm 3 thực hiện.
BT 15b. GV yêu cầu nhóm 4 thực hiện.
35’
IV. CỦNG CỐ: GV yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc nhân đa thức với đa thức, viết biểu thức tổng quát.
GV: Treo bảng phụ hai biểu thức liên quan để khắc sâu.	5’
V. NHẮC NHỞ VỀ NHÀ: Học thuộc qui tắc, làm các bài tập chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_3_luyen_tap_tran_van_diem.doc