Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Năm học 2012-2013

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Năm học 2012-2013

Hoạt động 2: Làm bài tập mới

Bài11:Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:

 (x -5) (2x +3) –- 2x.(x -3) + x + 7

GV: Muốn chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta làm như thế nào?

- HS: ta rút gọn biểu thức , sau khi rút gọn biểu thức, biểu thức không còn chứa biến ta nói: giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.

GV: thu gọn biểu thức đã cho.

M = ( x2– 5 )( x +3 )+ ( x + 4 )( x – x2)

GV: em hãy tính giá trị của biểu thức M trong các trường hợp sau x = 0 và x = 15

GV: trước khi tính giá trị của biểu thức ta nên làm gì?

HS: rút gọn biểu thức

GV: sau khi rút gọn rồi thì em làm gì?

HS: thay x=0, x=15 vào biểu thức rút gọn.

Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 3: Luyện tập - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiết: 3
Tuần dạy: 2
Ngày dạy:20.08.12
LUYỆN TẬP
1.MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: 
HS biết vận dụng kiến thức về các qui tắc nhân đơn thức với đa thứ nhân đa thức với đa thức.
HS hiểu các bước khi thực hiện các bài tốn
1.2 Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức , đa thức.
1.3 Thái độ: Cẩn thận về dấu khi nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.
2. TRỌNG TÂM
Một số bài tập liên quan đến nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức
3.CHUẨN BỊ:
GV: sgk, các bài tập
HS: ôn lại qui tắc nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 
8A1:
8A2: 	 
4.2. Kiểm tra miệng
	Kết hợp với luyện tập
4.3. Bài mới	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sửa bài tập cũ
Bài tập về nhà: Thực hiện phép tính
GV: gọi một số học sinh lên bảng trình bày bài làm của mình.
HS: Nhận xét -> sửa sai (nếu có)
GV: Nhận xét -> sửa sai (nếu có) ->phê điểm
Bài 8a: 
-Giáo viên gọi học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Hoạt động 2: Làm bài tập mới
Bài11:Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:
 (x -5) (2x +3) –- 2x.(x -3) + x + 7
GV: Muốn chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta làm như thế nào? 
- HS: ta rút gọn biểu thức , sau khi rút gọn biểu thức, biểu thức không còn chứa biến ta nói: giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.
GV: thu gọn biểu thức đã cho.
M = ( x2– 5 )( x +3 )+ ( x + 4 )( x – x2)
GV: em hãy tính giá trị của biểu thức M trong các trường hợp sau x = 0 và x = 15
GV: trước khi tính giá trị của biểu thức ta nên làm gì?
HS: rút gọn biểu thức
GV: sau khi rút gọn rồi thì em làm gì?
HS: thay x=0, x=15 vào biểu thức rút gọn.
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.
Hoạt động 3: Bài học kinh nghiệm
I/ Sửa bài tập cũ
Bài tập: Thực hiện phép tính
Bài tập 8:
a) (x2y2- xy + 2y)(x - 2y)
=(x2y2- xy + 2y)x - (x2y2- xy + 2y)2y
= x3y2 -x2y + 2xy - 2x2y3 + xy2- 4y2
II Làm bài tập mới
Bài tập 1:
 (x -5)(2x +3) – 2x.(x -3) + x + 7
= 2x 2 +3x – 10x -15 – 2x2 + 6x + x + 7
= - 8 
Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.
Bài tập 2:
M = ( x2 – 5 )( x +3 )+ ( x + 4 )( x – x2)
 = x3 + 3x2 –- 5x - 15 + x2 - x3 + 4x - 4x2
 = -x –- 15
a)khi x = 0 thì –x –- 5 = -0 -– 5 = -15 
b) khi x = 15 thì –x - 5 = -15 –- 15 = -30
3.Bài học kinh nghiệm:
- Một biểu thức không phụ thuộc vào biến là sau khi rút gọn, biểu thức không còn chứa biến. Trước khi tính giá trị của biểu thức hay biến, ta thường rút gọn biểu thức
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố
	Đã củng cố và luyện tập qua các bài tập
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học 
	* Đối với bài học ở tiết học này
Học thuộc qui tắc nhân đa thức với đa thức.
Xem kỹ 2 cách nhân đa thức với đa thức.
Xem lại các bài tập đã làm hôm nay và làm bài tập 14,15 SGK/9
Hướng dẫn bài tập 14: 
	+ Gọi số chẵn nhỏ nhất trong 3 số là x thì hai số chẵn tiếp theo là x+2 và x+4.
 + Ta thiết lập được bài toán tìm x là (x +2)(x + 4) - x(x + 2) =192 từ đó tìm được x.
	* Đối với bài học ở tiết tiếp theo
Đọc trước bài sau, xem kỹ 3 hằng đẳng thức đầu tiên. 
RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khuyết điểm 
Nội dung:	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	
* Khắc phục 	

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI SO 8 T3.doc