I/ Mục tiêu:
_ HS nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức.
_ HS biết vận dụng và trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
_ GV : Bảng phụ ghi sẵn quy tắc nhân đa thức với đa thức.
_ HS : Ôn tập quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
III/ Tiến trình dạy học:
Tuần : 01 _ Tiết : 02 _ Ngày soạn:....Ngày dạy: BÀI 2 . NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC I/ Mục tiêu: _ HS nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức. _ HS biết vận dụng và trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau. II/ Chuẩn bị của GV và HS: _ GV : Bảng phụ ghi sẵn quy tắc nhân đa thức với đa thức. _ HS : Ôn tập quy tắc nhân đơn thức với đa thức. III/ Tiến trình dạy học: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Trình bày bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và nêu vấn đề _ HS1: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.Làm BT 1c ( 4x3 – 5xy + 2x )( – xy) _ HS2: Muốn nhân đa thức với đơn thức ta làm sao? Làm BT 3a. Tìm x , biết : 3x(12x – 4) – 9x(4x – 3) = 30 _ Chúng ta đã tìm hiểu nhân đơn thức với đa thức . Như vậy nhân đa thức với đa thức thì như thế nào? HS lên bảng trả lời và làm bài tập _ HS1: –2x4y + x2y2 – x2y _HS2 : x = 2 Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức GV: “Cho hai đa thức : x – 2 và 6x2 – 5x +1” -Hãy nhân từng hạng tử của đa thức x – 2 với từng hạng tử của đa thức 6x2 – 5x +1 -Hãy cộng các kết quả tìm được . Ta nói đa thức : 6x3 – 17x2 +11x +2 là tích của đa thức x – 2 và đa thức 6x2 – 5x + 1 GV: Muốn nhân đa thức với đa thức ta phải làm như thế nào ? -Ghi bảng quy tắc -Cho HS thực hiện ?1 SGK GV: Hướng dẫn cho học sinh nhân hai đa thức đã sắp xếp -Em nào có thể phát biểu cách nhân đa thức đã sắp xếp ? -Cho học sinh cách trình bày đã ghi ở SGK ( chú ý SGK) -GV nhấn mạnh : các đơn thức đồng dạng phải sắp xếp một cột để dễ thu gọn. Học sinh thực hiện theo nhóm, đại diện nhóm trình bày . -HS ghi quy tắc . -Một HS lên bảng thực hiện ?1 6x2 – 5x + 1 x – 2 + – 12x2 + 10x – 2 6x3– 5x2 + x 6x3–17x2+ 11x – 2 1) Quy tắc : Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức nầy với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau. (A + B)(C + D) = A.C + A.D + B.C + B.D { Chú ý: Ta có nhân hai đa thức một biến theo cách sau: + Bước 1: Sắp xếp chúng cùng theo luỹ thừa giảm dần (hoặc cùng theo luỹ thừa tăng dần) của biến. + Bước 2: Viết đa thức này dưới đa thức kia sau cho các hạng tử đồng dạng thì nằm ở cùng một cột. + Bước 3: Nhân mỗi hạng tử của đa thức dưới với đa thức trên (mỗi kết quả viết riêng một dòng, cho các hạng tử đồng dạng thì nằm ở cùng một cột). + Bước 4: Cộng các hạng tử đồng dạng theo cột. Hoạt động 3 : Vận dụng quy tắc, rèn kỹ năng -Làm bài tập [?2]. Cho học sinh trình bày . + Nửa lớp làm câu a ( có thể yêu cầu HS trình bày theo 2 cách) + Nửa lớp làm câu b _ GV lưu ý : cách nhân đa thức theo cột nên dùng trong trường hợp hai đa thức chỉ chứa một biến. -Làm [?3]. + Cho biết công thức tính diện tích của hình chữ nhật ? + Chiều dài ? + Chiều rộng ? + Rút gọn rồi tính S -Học sinh thảo luận nhóm trong vòng 4 phút a) 2 HS lên bảng làm làm theo hai cách trình bày khác nhau. b) 1 HS lên bảng làm ?3. S = D x R = (2x + y) (2x – y) = 4x2 – y2 Với x = 2,5 mét ; y = 1 mét S = 4.(2,5)2 – .12 = 24 (m2) 2) Aùp dụng : ?2. a) (x +3)(x2 +3x –5) = x.x2 + x.3x + x.(-5) + 3x2 + 3.3x + 3.(-5). = x3 + 3x2 –5x +3x2 +9x – 15 =x3 +6x2 + 4x –15 Có thể trình bày : (nhân đa thức sắp xếp) x2 + 3x – 5 x + 3 + 3x2 + 9x – 15 x3+ 3x2 – 5 x x3+ 6x2+ 4x – 15 Hoạt động 4: Củng cố _ Dặn dò - Yêu cầu HS phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức. -Cho HS làm BT 7b và 8a SGK - Về nhà học thuộc quy tắc và làm các BT 7a, 8b, 9. Xem trước các BT của phần luyện tập.
Tài liệu đính kèm: