Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17: Chia đa thức một biến đã sắp xếp - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17: Chia đa thức một biến đã sắp xếp - Trường THCS Hòa Thạnh

1 Mục tiêu:

a) Kiến thức:

 Học sinh hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư.

b) Kỹ năng:

 Học sinh nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.

c)Thái độ:

Giáo dục cho HS tính chuẩn mực, chính xác

2. Trọng tâm

Nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.

3. Chuẩn bị:

 GV: Bảng phụ, thước thẳng

HS: Bảng nhóm.Ôn lại phép trừ hai đa thức phép nhân hai đa thức đã sắp xếp.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định:

 Kiểm diện học sinh

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

4.2 Kiểm tra miệng:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 17: Chia đa thức một biến đã sắp xếp - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP
Bài 12
Tiết:17
Tuần 9
Ngày dạy:20/10/2010
1 Mục tiêu:
a) Kiến thức:
 Học sinh hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư.
b) Kỹ năng:
 Học sinh nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
c)Thái độ:
Giáo dục cho HS tính chuẩn mực, chính xác
2. Trọng tâm
Nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
3. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ, thước thẳng
HS: Bảng nhóm.Ôn lại phép trừ hai đa thức phép nhân hai đa thức đã sắp xếp.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định:
 Kiểm diện học sinh
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
4.2 Kiểm tra miệng:
HS1: Nêu quy tắc chia đa thức cho đơn thức .(3 điểm)
 Sửa bài tập 65/ SGK/29 ( 7 điểm )
HS1: Quy tắc SGK/27
Bài tập 65/SGK/29 
Kết quả :3(x-y)2 + 2(x-y) - 5
HS2: Nêu quy tắc chia đa thức cho đơn thức . .(3 điểm)
Làm BT 66/SGK/29 (7 điểm )
GV:Gọi HS lên bảng trình bày
HS:Lên bảng trình bày
GV:Chốt lại và ghi điểm
HS2: Quy tắc SGK/27
BT 66/SGK/29 
* Quang trả lời đúng
* Hà trả lời sai
4.3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: 
GV: Phép chia đa thức đã sắp xếp tương tự như phép chia các số tự nhiên. 
GV:Đa thức bị chia và đa thức chia có hạng tử có bậc cao nhất là bậc mấy
1. Phép chia hết:
Ví dụ: 
(2x4–13x3+ 5x2 + 11x– 3) : (x2– 4x – 3)
Ta đặt phép chia
2x4–13x3+ 5x2 + 11x– 3 x2- 4x – 3
HS: Đa thức bị chia và đa thức chia 
GV: Chia hạng tử bậc cao nhất của đa thức bị chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia: 2x4 : x2 = 2x2 
HS:Nhân 2x2 với đa thức chiax2- 4x– 3
rồi lấy đa thức bị chia trừ đi tích nhận được. 
GV:Hiệu vừa tìm được gọi là thương thứ nhất. 
Chia hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia, cụ thể là: – 5x3: x2 = ?
HS: – 5x3: x2 = – 5x
GV:Lấy dư thứ nhất trừ đi tích của –5x với đa thức chia ta được dư thứ hai:
HS:theo dõi
GV:Thực hiện tương tự như trên ta được:Dư cuối cùng bằng 0, ta được thương là:
 2x2– 5x + 1, Khi đó ta có:
(2x4–13x3+ 5x2 + 11x– 3):(x2- 4x – 3)
= 2x2- 5x + 1
Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết.
 2x4– 13x3 + 5x2 + 11x –3 x2- 4x – 3
– (2x4– 8x3 – 6x2)	 2x2
 – 5x3+ 21x2+ 11x – 3
 2x4–13x3+ 5x2 + 11x–3 x2- 4x – 3
–(2x4– 8x3 – 6x2)	 2x2- 5x 
 – 5x3+ 21x2+ 11x – 3 
 – (– 5x3+ 20x2+ 15x)
 x2 – 4x – 3 
 2x4–13x3+ 5x2 + 11x–3 x2- 4x – 3
– (2x4– 8x3 – 6x2)	 2x2- 5x + 1
 – 5x3+ 21x2+ 11x – 3 
 – ( – 5x3+ 20x2+15x)
 x2 – 4x – 3 
 – ( x2 – 4x – 3)
	 0
GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1 
 Kiểm tra lại tích : 
HS: Kết quả của phép nhân đúng bằng đa thức bị chia.
?1 x2– 4x – 3
	 2x2 – 5x +1
 x2 – 4x – 3
 – 5x3+ 20x2+ 15x 
 –2x4– 8x3 – 6x2
 2x4-13x3+ 15x2+11x - 3
Hoạt động 2: 
GV: Ghi bảng
Thực hiện phép chia:
(5x3 – 3x2 + 7) :( x2 + 1)
GV: Em có nhận xét gì về đa thức bị chia? 
 HS:Thiếu hạng tử bậc nhất
GV: Vì đa thức bị chia thiếu hạng tử bậc nhất nên khi đặt phép tính ta cần để trống ô đó.
2. Phép chia có dư:
Thực hiện phép chia:
(5x3 – 3x2 + 7) :( x2 + 1)
HS:Tự làm phép chia tương tự như trên.
GV: Đa thức – 5x +10 gọi là đa thức dư.
Vì đa thức dư có bậc1 còn đa thức chia có bậc hai nên phép chia dừng lại,
GV:Trong phép chia có dư đa thức bị chia bằng ?
HS: Trong phép chia có dư đa thức bị chia bằng đa thức chia nhân với thương, cộng với đa thức dư.
GV:Đưa chú ý SGK/31
Giải:
 5x3 – 3x2 + 7 x2 + 1
 – (5x3 + 5x) 5x – 3
 – 3x2 – 5x + 7
 –(3x2 – 3)
 – 5x +10
– 5x + 10: đa thức dư
Ta ghi:
(5x3 – 3x2 + 7) =( x2 + 1)( 5x – 3)+(– 5x + 10)
HS:Đọc to chú ý.
Chú ý:SGK/31
4.4 Cũng cố luyện tập:
GV: Cho hs làm bài 67/SGK/31 ( trước khi nhắc lại trình tự các bước làm)
GV: Cho HS làm theo nhóm 3 phút .
N1 , N3: BT67a/SGK/31
 Bài 67/SGK/31 
a)
 x3 – x2 – 7x + 3 x – 3
 – (x3 –3x2 ) x2 – 2x – 1
 2x2 – 7x + 3
N2 , N4: BT67b/SGK/31 
HS: nhận xét
 2x2 – 7x + 3 
 –2x2 + 6x 
 x + 3
 – x + 3
 0
HS:Thực hiện tương tự
GV: Đánh giá khen và phê bình .
 b) 2x4 – 3x3– 3x2 + 6x – 2 x2 – 2 
 2x4 – 4x2 ) 2x2– 3x +1
 –3x3 + x2 + 6x – 2
 –3x3 + 6x 
 x2 – 2
 x2 – 2 
 0
4.5 Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đối với bài học ở tiết này
+ Nắm vững “thuật toán” chia đa thức một biến đã sắp xếp. Biết viết đa thức bị chia dưới dạng A = B.Q + R
+ Làm bài tập: 68, 69, 70/ SGK/31 và bài : 48 , 49 , 50/ SBT
+ Hướng dẫn
Bài 68:(Chia hai luỹ thừa cùng cơ số)
Bài 69: Trong phép chia có dư đa thức bị chia bằng đa thức chia nhân với thương, cộng với đa thức dư.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo
+ Làm các bài tập cho về nhà 
+ Ôn lại 7 hằng đẳng thức đáng nhớ và chia đơn thức cho đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_17_chia_da_thuc_mot_bien_da_sap_xe.doc