Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 15: Luyện tập - Đặng Thị Kim Chi

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 15: Luyện tập - Đặng Thị Kim Chi

I.MỤC TIÊU: Qua bài này, học sinh cần nắm:

- Kiến thức: Biết thêm phương pháp “tách hạng tử”, cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng một hạng tử vào biểu thức Học sinh .

- Kỹ năng: Được rèn luyện về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (ba phương pháp cơ bản).

- Thái độ: Rèn luyện tính cần cù, sáng tạo, có tinh thần tương trợ trong học tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: bảng phụ, thước, phấn màu

- Học sinh: Ôn các phương pháp phân tích đa thức thành nhân từ đã học; làm bài tập về nhà.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 15: Luyện tập - Đặng Thị Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 – Tiết: 15 
Ngày soạn: 28.09.2010
Ngày dạy: 05à 08.10.2010
LUYỆN TẬP §9
I.MỤC TIÊU: Qua bài này, học sinh cần nắm: 
- Kiến thức: Biết thêm phương pháp “tách hạng tử”, cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng một hạng tử vào biểu thức Học sinh .
- Kỹ năng: Được rèn luyện về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (ba phương pháp cơ bản). 
- Thái độ: Rèn luyện tính cần cù, sáng tạo, có tinh thần tương trợ trong học tập. 
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bảng phụ, thước, phấn màu  
- Học sinh: Ôn các phương pháp phân tích đa thức thành nhân từ đã học; làm bài tập về nhà. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Ổn định – Kiểm tra (7’)
* Ổn định 
* Kiểm tra bài cũ 
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
xy2 – 2xy + x (4đ)
x2 – xy + x – y (4đ)
x2 + 3x + 2 (2đ)
Đáp án: 
a) = x(y2 –2y +1) 
 = x(y-1)2
b) = x(x - y) + (x - y)
 = (x - y)(x + 1) 
c) = x2 + 2x + x + 2 
 = x(x + 2) + (x + 2)
 = (x + 2)(x +1) 
-Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra 
-Gọi HS lên bảng 
-Kiểm tra vở bài tập vài HS 
-Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng 
-Đánh giá cho điểm 
-Sau kiểm tra, GV nói thêm về pp tách số hạng thông qua bài c):
-Nếu giữ nguyên thì biểu thức không có nhân tử chung, không có dạng hđt, cũng không nhóm hạng tử được. 
-Nếu tách 3x = 2x + x , ta có thể dùng pp nhóm  Cách làm này còn gọi là pp tách hạng tử .
-Ngoài ra còn có pp thêm và bớt một số (một hạng tử). Chúng ta sẽ biết thêm 
-HS đọc yêu cầu đề kiểm tra 
-Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập 
-Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng (sau khi xong) 
-Tự sửa sai (nếu có) 
-HS nghe để biết cách làm ; tập trung hứng thú vào việc giải bài tập mới.
Hoạt động 2 : Luyện tập (35’) 
Bài tập 54 (trg 25 sgk) – 12’ 
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: 
a) x3+ 2x2y + xy2 –9x
b) 2x –2y –x2 +2xy –y2 
c) x4 – x2 
Giải 
(bảng phụ) 
-Ghi bảng đề bài 54, yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
-Gọi bất kỳ một thành viên của nhóm nêu cách làm từng bài. 
-Cho cả lớp có ý kiến nhận xét 
GV đánh giá cho điểm các nhóm
-Đưa ra bảng phụ lời giải mẫu các bài toán trên. 
-HS hợp tác làm bài theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày bài giải lên bảng phụ. Đứng tại chỗ nêu cách làm từng bài. 
-Cả lớp nhận xét góp ý bài giải của từng nhóm 
-HS sửa sai trong lời giải của mình nếu có 
-Yêu cầu trả lời: 
 = x(x+y+3)(x+y-3) 
 = (x-y)(2-x+y) 
 = x2(x+1)(x-1) 
Bài tập 55 (sgk trg25) – 10’
Tìm x biết: 
b) (2x –1)2 – (x +3)2 = 0
Giải 
b) (2x –1)2 – (x +3)2 = 0 
Û (2x-1+x+3)(2x-1-x-3) = 0
(3x +2)(x – 4) = 0 
Þ 3x+2 = 0 hoặc x - 4 = 0
Þ x = -; x = 4 
-Ghi bảng bài tập 55b sgk : giải như thế nào? 
-GV nói lại cách giải, ghi chú ở góc bảng,gọi 2HS cùng lên bảng 
-Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài 
-Thu, kiểm bài làm vài em
-Cho HS nhận xét ở bảng 
-GV chốt lại cách làm:
- Biến đổi bthức về dạng tích 
- Cho mỗi nhân tử bằng 0, tìm x tương ứng. 
- Tất cả gía trị của x tìm được đều là giá trị cần tìm
-Chép đề bài; nêu cách giải : phân tích vế trái thành nhân tử. -Cho mỗi nhân tử = 0 Þ x  
-2HS cùng giải ở bảng, cả lớp làm vào vở 
-HS nhận xét bài làm ở bảng 
-HS nghe để hiểu và ghi nhớ cách giải loại toán này 
Bài tập 57 (13’)
Phân tích đa thức thành nhân tử : x2 – 4x + 3
Giải
Cách 1: (tách hạng tử và nhóm hạng tử )
 = x2 – 3x – x + 3 
= (x2 – 3x) – (x – 3)
= x(x-3)-(x-3) = (x-3)(x-1)
Cách 2: (thêm, bớt cùng một số )
 = x2 – 4x + 3 +1 –1 
= (x2 – 4x +4) –1 
= (x – 2)2 – 1 
= (x – 2 +1)(x – 2 –1)
= (x – 1)(x –3) 
Cách 3: (tách hạng tử làm xuất hiện hđthức) 
 = x2 – 2x +1 – 2x + 2 
= (x2 – 2x +1) – 2(x –1) 
= (x –1)2 –2(x –1)
=(x –1)(x –1 – 2) 
= (x –1)(x –3)
-Ghi bảng đề bài 57a 
-Gọi HS nhận xét biểu thức: Có mấy hạng tử? Có nhân tử chung không? Có dạng hđt nào không? -Có thể nhóm ngay được không? 
Ta cần biến đổi biểu thức đã cho về dạng có thể nhóm các hạng tử để làm xuất hiện nhân tử chung bằng cách tách hạng tử hoặc thêm và bớt một số (một hạng tử) nào đó 
-Hãy biến đổi biểu thức theo như đã nêu? 
-GV chốt lại: đưa ra những cách biến đổi khác nhau 
-Kết luận: Khi gặp biểu thức đặc biệt không áp dụng ngay 3pp đã học, ta nghĩ ngay đến việc tách hạng tử hoặc thêm, bớt cùng một số (hạng tử) để đưa về dạng các bài toán quen thuộc 
-Ghi đề bài 57a vào vở 
-Nhận xét: Biểu thức có ba hạng tử. Giữa các hạng tử không có nhân tử chung. Không có dạng hđthức nào, chưa thể thực hiện nhóm ngay được 
-HS tìm cách biến đổi  
-HS nêu cách biến đổi của mình và trình bày bài giải : 
-HS1 trình bày 
-HS2 trình bày  
-Cả lớp nhận xét cách làm của bạn
-HS nghe và ghi các cách giải khác nhau để hiểu sâu hơn về phương pháp giải toán 
-HS nghe để hiểu cách giải bài toán có dạng đặc biệt 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (3’)
Học ôn các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử 
Xem lại lời giải các bài đã làm. 
Làm bài tập 55(a,c), 56(a,b) , 57(b,c,d) , 58 sgk 
Ôn phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số. 
-HS nghe dặn 
-Ghi chú vào vở bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_15_luyen_tap_dang_thi_kim_chi.doc