Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan

- Em hãy nêu lại quy tắc nhân một số với một tổng?

- Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện theo các yêu cầu ?1 (theo nhóm)

- Cho học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau

- Từ các ví dụ trên hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?

- Em hãy so sánh quy tắc nhân một số với một tổng và quy tắc nhân đơn thức với đa thức? - Nêu lại quy tắc, lấy ví dụ minh hoạ.

- Viết một đơn thức và một đa thức tuỳ ý rồi thực hiện theo các bước mà ?1 yêu cầu.

- Kiểm tra, thống nhất kết quả và ghi vở

- Một vài học sinh phát biểu quy tắc.

- Học sinh so sánh và đi đến kết luận: Các quy tắc này giống nhau.

 

doc 30 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 01
Ngày soạn: 06/8/2012 Tiết : 01
CHƯƠNG I 
PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
§1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
 - Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
 2. Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
3. Thái độ: Trung thực khi tính toán và rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ: ?1, ?2, ?3, BT1a, 2a Sgk.
2. Học sinh: - Ôn tập quy tắc nhân một số với một tổng, nhân hai đơn thức.
 - Bảng nhóm, phấn viết.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện phép sau: a) A.(B – C + D)	 
 * Đáp án : 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Giới thiệu chương và chương trình Toán 8
- Giới thiệu chương trình đại số 8 (gồm 4 chương)
- Nêu các yêu cầu về dụng đồ dùng học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn toán.
- Mở mục lục để theo dõi
- Ghi lại các yêu cầu của giáo viên để thực hiện
* Hoạt động 1 : Quy tắc
- Em hãy nêu lại quy tắc nhân một số với một tổng?
- Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện theo các yêu cầu ?1 (theo nhóm)
- Cho học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau
- Từ các ví dụ trên hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
- Em hãy so sánh quy tắc nhân một số với một tổng và quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
- Nêu lại quy tắc, lấy ví dụ minh hoạ.
- Viết một đơn thức và một đa thức tuỳ ý rồi thực hiện theo các bước mà ?1 yêu cầu.
- Kiểm tra, thống nhất kết quả và ghi vở
- Một vài học sinh phát biểu quy tắc.
- Học sinh so sánh và đi đến kết luận: Các quy tắc này giống nhau.
1. Quy tắc
Ví dụ: 
a) 5x.(3x2 – 4x + 1)
=5x.3x2 – 5x.4x + 5x.1
= 15x3 – 20x2 + 5x
b) 
= 
= 
*) Quy tắc:(SGK)
* Hoạt động 2: Áp dụng
- Đưa ra ví dụ a) hướng dẫn cách làm rồi yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Cho HS làm việc cá nhân giải ?2/SGK
- Đưa ra yêu cầu ?3
- Diện tích hình thang được tính theo công thức nào?
- Hãy viết biểu thức tính diện tích theo x và y?
- Yêu cầu HS thu gọn biểu thức vừa viết.
- Với x = 3m, y = 2m hãy tính diện tích mảnh vườn hình thang?
- Trong hai cách trên, em nên áp dụng theo cách nào? Vì sao?
- Cho HS tính nhanh diện tích của hình thang với các kích thước đã cho
- Giải bài theo nhóm, hai HS đại diện lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Một HS lên bảng giải ?2, dưới lớp cùng làm, nhận xét.
- Nghiên cứu đề bài ?3
- Nêu công thức tính diện tích hình thang:
S = 
- Viết được biểu thức
- Tiến hành thu gọn biểu thức
- Nêu hai cách tính:
+ Thay giá trị x, y vào biểu thức rồi tính.
+ Tính riêng đáy lớn, đáy nhỏ, chiều cao rồi tính diện tích.
- Nên áp dụng theo cách 1.
- Tính được kết quả:
 S = 58m2
2. Áp dụng
Ví dụ:
a) 
=
= - 2x5 – 10x4 +x3
b) 
=
?3 
*) Biểu thức:
S = 
= (8x + y + 3).y
= 8xy + y2 + 3y
*) Với x = 3m, y = 2m ta có:
S = 8xy + y2 + 3y
= 8.3.2 + 22 + 3.2
= 58 (m2)
3. Củng cố: 
1) Lý thuyết:
	- Phát biểu cách nhân đơn thức với đa thức ?
	- Phát biểu cách nhân đa thức với đơn thức?
	- Cách nhân đơn thức với đa thức và cách nhân đa thức thức đơn có khác nhau không? Viết công thức tổng quát ?
2) Bài tập:
Bài 1/ SGK- T5: Thực hiện phép nhân. 
	a) .(5 - x ) = .5 -.x . = 5 - 
Bài 2/ SGK- T5: Thực hiện phép tính và tính giá trị của biểu thức.
	a) x(x-y)+y(x+y) tại x= - 6; y = 8
Giải: 
 	 x(x - y) + y(x + y) = - xy + yx + = + 
Với x = - 6; y = 8 ta có 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Lưu ý những sai lầm thường mắc phải khi tiến hành nhân đơn thức với đa thức: Khi nhân đơn thức với đa thức ta cần chú ý về dấu và tiến hành nhân theo thứ tự.
- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức
- Giải các bài tập: 3, 4, 5, 6/SGK- T5,6
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 01
Ngày soạn: 06/8/2012 Tiết : 02
§2. NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được quy tắc nhân đa thức với đa thức, thực hiện thành thạo phép nhân đa thức với đa thức, áp dụng giải được một số bài tập đơn giản.
 2. Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép nhân đa thức với đa thức.
3. Thái độ: Trung thực khi tính toán và rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ: Quy tắc, ?2, ?3, BT7a, 8b Sgk.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút viết, quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? Viết dạng tổng quát? BT1b?
- Chữa bài tập 3a?
* Đáp án :
- Quy tắc: Sgk/4
+ BT1b:
+BT3a: 
Tìm x, biết: 	3x(12x – 4) – 9x(4x – 3) = 30
3x(12x – 4) – 9x(4x – 3) = 30
36x2 – 12x – 36x2 + 27x = 30
	 15x = 30
	 x = 2
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Quy tắc
- Làm thế nào để nhân đa thức x – 2 với đa thức 6x2 - 5x +1?
- Gợi ý: 
+ Hãy nhân các hạng tử của đa thức x – 2 với đa thức 6x2- 5x +1.
+ Hãy cộng các kết quả vừa tìm được (chú ý dấu của các hạng tử)
- Cho học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau
 - Giới thiệu: Đa thức 
6x3 - 17x2 + 11x – 2 là tích của phép nhân hai đa thức trên.
- Từ ví dụ trên, hãy phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
- Em có nhận xét gì về tích của hai đa thức?
- Hãy nhân đa thức với đa thức 
- Đưa ra bảng phụ chứa nội dung chú ý/SGK –T7
- Để trình bày được theo cách này trước tiên ta cần làm gì? 
- Hướng dẫn HS các bước thực hiện như SGK
- Có nhu cầu tìm hiểu cách nhân đa thức với đa thức.
- Theo dõi gợi ý của giáo viên và tiến hành phép nhân
- Kiểm tra, thống nhất kết quả và ghi vở
- Một vài học sinh phát biểu quy tắc, viết công thức tổng quát – ghi nhớ.
- Tích của hai đa thức là một đa thức.
- Tiến hành nhân theo quy tắc được kết quả:
- Đọc và tìm hiểu nội dung chú ý. 
- Trước tiên ta cần sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc luỹ thừa tăng dần của biến.
- Nắm được các bước trình bày theo chú ý.
1. Quy tắc
Ví dụ: 
 (x – 2)(6x2 – 5x + 1)
= x.(6x2 – 5x + 1)
 – 2. (6x2 – 5x + 1)
= x.6x2 + x.(-5x) + x.1 
+(-2).6x2 +(-2).(-5x) +(-2).1
= 6x3–5x2+x –12x2 +10x- 2
= 6x3 – 17x2 + 11x - 2
*) Quy tắc:(SGK/T7)
(A + B)(C + D)
= AC + AD + BC + BD
 Nhận xét: Tích của hai đa thức là một đa thức.
*) Chú ý: Khi nhân các đa thức một biến ta có thể trình bày như sau:
* Hoạt động 2: Áp dụng
- Đưa ra ?2a/SGK rồi yêu cầu HS hoạt động nhóm trình bày bài giải theo hai cách.
- Cho HS nhận xét kết quả của bạn
- Cho HS làm việc cá nhân giải ?2b/SGK
-Chữa bài cho HS, nêu lưu ý về dấu khi thực hiện phép nhân
- Nêu ưu và nhược điểm của hai cách làm?
- Chú ý: Ta nên dùng cách 2 khi các đa thức trong phép tính là đa thức của cùng một biến.
- Đưa ra yêu cầu của ?3
- Diện tích hình chữ nhật được tính theo công thức nào?
- Hãy viết biểu thức tính diện tích theo x và y?
- Yêu cầu HS thu gọn biểu thức vừa viết.
- Với x = 2,5m, y = 1m hãy tính diện tích HCN?
- Giải bài theo nhóm, nửa lớp trình bày theo cách 1, nửa lớp trình bày theo cách thứ 2.
- Hai HS đại diện lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Một HS lên bảng giải ?2b, dưới lớp cùng làm, n.xét
- Chữa sai (nếu có)- Ghi vở.
- Ưu điểm: Cách 2 trình bày gần giống với cách trình bày của phép nhân số học nên giảm bớt nhầm lẫn, kết quả là đa thức đa thu gọn, đã được sắp xếp.
- Nhược điểm: Gặp khó khăn khi thực hiện trình bày theo cách 2, phải thu gọn, sắp xếp đa thức trước khi nhân.
- Đọc và tìm hiểu đề bài.
- Nêu công thức tính diện tích HCN: S = a.b
- Viết được biểu thức:
S = (2x + y)(2x – y)
- Tiến hành thu gọn biểu thức
-Tính được kết quả: S =24m2
2. Áp dụng
?2 
a) 
Cách khác:
b) (xy – 1)(xy + 5)
=xy(xy + 5) + (-1)(xy + 5)
=x2y2 +5xy – xy – 5 
=x2y2 + 4xy - 5
?3 *) Biểu thức:
S = (2x + y)(2x – y)
= 2x. (2x – y) + y(2x – y)
=2x.2x+2x(-y)+y.2x+y(-y)
=4x2 – 2xy + 2xy – y2
=4x2 – y2 
*) Với x = 2,5 m, y = 2m
ta có:
S = 4.(2,5)2 – 12 = 25 – 1 
 = 24 (m2)
3. Củng cố: 
a) Lý thuyết:
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ? Viết công thức tổng quát ?
- Chú ý: Khi nhân đa thức với đa thức ta cần chú ý về dấu của các hạng tử, để tránh nhầm lẫn ta nên thực hiện nhân theo thứ tự.
b) Bài tập:	
- Bài 7/SGK-T8: Làm tính nhân 	a) ( -2x+1) (x -1 ) b) ( -2 +x-1)(x-5)	Từ câu b) hãy suy ra kết quả của phép nhân: ( -2 +x-1)(5-x)
Gợi ý: So sánh (x - 5) với (5 - x) rồi suy ra kết quả của phép nhân 
- Bài 9/ SGK-T8.
Gợi ý: Trước hết ta nhân hai đa thức với nhau sau đó thu gọn đa thức lại và 	thay giá trị tương ứng của x,y
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc quy tắc nhân đa thức với đa thức
- Ôn lại hai quy tắc nhân để giờ sau luyện tập.
- Làm bài tập: 10, 12, 13 (SGK – Tr 8)
- Làm bài tập: 6a,b; 7c, 8a (SBT – Tr4)
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 02
Ngày soạn: 13/8/2012 Tiết : 03
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố quy tắc nhân đơn thức với đa thức, quy tắc nhân đa thức với đa thức.
 2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, phép nhân đa thức với đa thức, biết trình bày phép nhân đa thức theo hai cách khác nhau.
3. Thái độ: Trung thực khi tính toán và rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ: B10, 11, 12 Sgk.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút viết, quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa  ... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 05
Ngày soạn: 03/9/2012 Tiết : 09
 §6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào phân tích đa thức thành nhân tử.
- HS biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.
- Bước đầu thấy được tác dụng của việc đặt nhân tử chung.
 2. Kĩ năng: Có kỹ năng phát hiện nhân tử chung đặt nhân tử chung.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Bài tập về nhà, học thuộc các hằng đẳng thức đáng nhớ, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Tính nhanh giá trị của biểu thức:
	 + HS1: a) 85.12,7 + 15.12,7
	+ HS2: b) 52.143 - 52.39 - 8.26
* Đáp án :
	a) 85.12,7 + 15.12,7 = 12,7.(85+15) = 12,7.100 = 1270
	b) 52.143 - 52.39 - 8.26 = 52.143 - 52.39 - 4.2.26
	 = 52. 143 - 52.39 - 4.52 = 52.(143 - 39 - 4) = 52.100 = 5200
=> Đặt vấn đề: Để tính nhanh giá trị của các biểu thức trên ta đã dùng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để viết các tổng và hiệu thành tích, còn với đa thức thì sao? Ta nghiên cứu bài học hôm nay.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Ví dụ.
- Viết 2- 4x thành tích của những đa thức 
- Gợi ý: 2 = ?.? 
 4x = ?.? 
- Tương tự như phần bài tập kiểm tra bài cũ em hãy viết 2- 4x thành tích của những đa thức?
- Việc biến đổi 2- 4x thành 2x(x - 2) gọi là phân tích đa thức thành nhân tử. Vậy thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
- Giới thiệu cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung 
- Hãy cho biết nhân tử chung trong ví dụ trên là gì?
- Phân tích thành nhân tử 
- Nhân tử chung trong đa thức trên là bao nhiêu?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, dưới lớp cùng làm.
- Quan sát HS làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
 - Hãy nhận xét bài làm của bạn?
- Hệ số của nhân tử chung có quan hệ như thế nào với hệ số nguyên dương của các hạng tử?
- Lũy thừa bằng chữ của nhân tử chung có quan hệ như thế nào với các lũy thừa bằng chữ của các hạng tử?
- Đưa ra bảng phụ cách tìm nhân tử chung với các đa thức có hệ số nguyên (SGV-T25)
- Tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- Ta có: 2 = 2x.x
 4x = 2x.2
- Viết được: 
2 - 4x = 2x.x - 2x.2
 = 2x(x - 2)
- Phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Nắm được tên gọi của cách làm trên.
- Là 2x
- HS suy nghĩ cách làm bài. 
- Tìm được nhân tử chung là 5x.
- Giải được: 
- Nhận xét, ghi vở lời giải đúng.
 - Hệ số của nhân tử chung chính là ƯCLN của các hệ số nguyên dương của các hạng tử. 
- Là lũy thừa có mặt trong tất cả các hạng tử của đa thức, với số mũ là số mũ nhỏ nhất trong các hạng tử.
- Đọc và ghi nhớ cách tìm.
1. Ví dụ:
- Ví dụ 1:Viết 2- 4x thành tích của những đa thức 
Giải:
2 - 4x = 2x.x - 2x.2
 = 2x(x - 2)
- Ví dụ 2: 
Phân tích thành nhân tử 
Giải: 
* Hoạt động 2: Áp dụng.
- Yêu cầu HS làm ?1?SGK 
- Nhân tử chung của hạng tử x2 và x là gì?
- Tìm nhân tử chung của các hạng tử trong phần b)?
- Để có nhân tử chung của các hạng tử ở phần c) ta cần phải làm gì?
- Khi đó nhân tử chung là bao nhiêu?
- Cho một số HS giải các phần trên bảng.
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
- Hãy nêu cách giải bài toán ?2
- Hãy tìm x trong bài toán?
- Có thể định hướng cách trình bày cho HS.
- Lưu ý chung về dạng bài tập và cách giải.
- Đọc và nghiên cứu đề bài.
- Nhân tử chung là x, do vậy ta có: x2 - x = x.x - x
 = x(x-1)
- Nhân tử chung là 5x(x-2y)
- Ta có thể đổi dấu: 
3(x- y) - 5x(y - x)
= 3(x - y) + 5x(x - y)
- Nhân tử chung là: x- y
- Giải bài và so sánh kết quả, thống nhất ghi vở.
- Nhắc lại chú ý/SGK
- Đọc gợi ý, trả lời:
Phân tích đa thức 3x2 - 6x thành nhân tử , sau đó áp dụng công thức A.B = 0 A=0 hoặc B= 0
- Hoạt động nhóm giải bài tập, tìm được x = 0 và x = 2
- Thống nhất kết quả và ghi vở.
2. Áp dụng: 
?1 Phân tích đa thức thành nhân tử
Chú ý: Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung ta cần đổi dấu các hạng tử (Sử dụng tính chất A=- (-A))
?2
Tìm x sao cho 3 - 6x = 0
Giải :
3 -6x = 0
3x.x - 3x.2 = 0
3x(x-2)=0
3x = 0 hoặc x - 2 = 0
x = 0 hoặc x = 2.
3. Củng cố: 
+ GV: Hệ thống kiến thức trong bài, đưa ra các câu hỏi:
	- Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
	- Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta cần phải đạt yêu cầu gì?
	- Nêu cách tìm nhân tử chung?
	- Đôi khi muốn tìm được nhân tử chung ta phải làm gì?
+ HS: Giải bài tập 39; 40b; 41a/SGK-T19
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn lại các kiến thức trong bài.
	- Làm các bài tập: 40a; 41b; 42/SGK-T19 và các bài tập 22; 24; 25/SBT-T5,6
	- Ôn lại các hằng đẳng thức đáng nhớ.
	- Nghiên cứu trước bài: "Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức".
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Trường THCS Đông Thạnh 2	 Tuần: 05
Ngày soạn: 03/9/2012 Tiết : 10
 §7. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS hiểu cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. 
 - HS biết vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử.
 - Bước đầu thấy được tác dụng của việc đặt nhân tử chung.
 2. Kĩ năng: Có kỹ năng phát hiện nhân tử chung đặt nhân tử chung.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Bài tập về nhà, học thuộc các hằng đẳng thức đáng nhớ, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Viết và phát biểu bằng lời bảy hằng đẳng thức đáng nhớ?
- HS2: Phân tích đa thức thành nhân tử:
 ? 
* Đáp án :
- HS1: Các hằng đẳng thức đáng nhớ:
1) (A + B)2 = A2+2AB+B2
2) (A - B)2 = A2-2AB+B2
3) A2 - B2 = (A+B)(A-B)
4) (A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
5) (A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
6) A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
7) A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
- HS2: 	a) 2x2 - 2x = 2x(x-1)
	b) 5(x - y) - x2 + xy = 5(x - y) - x(x - y) = (x - y)(5 - x)
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Ví dụ.
- Đưa ra yêu cầu như SGK, cho HS hoạt động cá nhân.
 - Gợi ý: Hãy viết:
- Hãy áp dụng hằng đẳng thức đưa các đa thức đã cho về dạng tích.
- Ở mỗi phần a), b), c) ta áp dụng hằng đẳng thức nào?
- Cho 3 HS lên bảng giải.
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh yếu.
- Hãy nhận xét bài làm của bạn.
- Kết luận: phương pháp áp dụng các hằng đẳng thức như các ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
- Vận dụng phương pháp trên hãy phân tích đa thức thành nhân tử theo yêu cầu của ?1.
- Để phân tích đa thức x3+3x2+3x+1 thành nhân tử ta có thể áp dụng hằng đẳng thức nào?
 - Gợi ý phần b):
(x+y)2 - 9x2 = (x+y)2-(3x)2
Em áp dụng hằng đẳng thức nào để biến đổi tiếp?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, tính nhanh: 1052-25.
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn các nhóm học sinh yếu.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả, nhận xét.
- Qua bài toán ta có thể thấy rõ tác dụng của việc phân tích đa thức thành nhân tử.
- Suy nghĩ làm bài theo yêu cầu của SGK
- Phân tích được:
- Nghiên cứu áp dụng các hằng đẳng thức 
- Nêu tên các hằng đẳng thức áp dụng vào các phần. 
- HS dưới lớp cùng làm
- Một số HS nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)
 - Thống nhất ghi vở.
- Ghi nhớ về phương pháp, cách phân tích đa thức thành nhân tử.
- Nghiên cứu đề bài
- Ta áp dụng hằng đẳng thức lập phương của một tổng.
- Áp dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương, ta có:
(x+y)2 - 9x2 = (x+y)2-(3x)2 
= (x+y+3x)(x+y-3x)
= (4x + y)(-2x + y)
- Hoạt động nhóm giải bài theo bàn:
- Thống nhất toàn lớp, ghi vở.
1. Ví dụ: Phân tích đa thức thành nhân tử:
Giải 
?1 Phân tích đa thức thành nhân tử:
?2 Tính nhanh
* Hoạt động 2: Áp dụng.
- Đưa ra yêu cầu của bài tập: Chứng minh rằng:
 chia hết cho 4
- Làm thế nào để chứng minh được chia hết cho 4?
- Nêu lai cách giải của bài và gọi 1 HS giải bài toán trên bảng 
- Cho HS nhận xét bài, chữa sai nếu có.
- Qua bài toán này ta lại biết thêm tác dụng của việc phân tích đa thức thành nhân tử trong bài toán chứng minh tính chia hết
- HS suy nghĩ về cách giải bài tập. 
- Phân tích đa thức thành nhân tử tìm nhân tử chia hết cho 4
- HS giải bài: 
- HS nhận xét, ghi vở kết quả đúng.
2. Áp dụng:
Chứng minh rằng:
chia hết cho 4
Giải:
nên 
3. Củng cố: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- HS: Giải bài tập 43/SGK-T20
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài, học bài theo SGK và vở ghi.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- BTVN: 44, 45, 46/SGK-T20,21 và các bài tập: 29, 30/SBT-T6.
 5. Bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDai So 8 Tiet 0110.doc