Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Đặng Văn Nhật

Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Đặng Văn Nhật

HĐ 1 : Nhân đơn thức với đa thức :

GV đưa ra ví dụ ?1 SGK

+ Hãy viết một đơn thức và một đa thức

+ Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết

+ Cộng các tích tìm được

GV lưu ý lấy ví dụ SGK

GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày. GV ghi bảng

GV giới thiệu :

8x3 + 12x2 4x là tích của đơn thức 4x và đa thức 2x2 + 4x 1

Hỏi : Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào ?

HS đọc bài ?1 SGK

Mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tùy ý vào bảng con và thực hiện

HS kiểm tra chéo lẫn nhau

 1HS đứng tại chỗ trình bày. Chẳng hạn

4x(2x2 + 3x 1)

 = 4x.2x2+ 4x.3x + 4x (1)

 = 8x3 + 12x2 4x

 1HS nêu quy tắc SGK

 Một vài HS nhắc lại

 

doc 246 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Đặng Văn Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : 	PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
Ngày soạn: ..../...../200....
Ngày dạy: ....../...../200....
Tuần : 1
Tiết : 1
§1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU :
- HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức
- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức
II. CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên : - Bài Soạn - SGK - Bảng phụ
-Học sinh : - Ôn lại các kiến thức : đơn thức ; đa thức ; nhân một số với một 
tổng. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - SGK - dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	5’ Nhắc lại kiến thức cũ
- Đơn thức là gì ? Đa thức là gì ?
- Quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số 
- Quy tắc một số nhân với một tổng
t Đặt vấn đề : (1’). Ta đã học một số nhân với một tổng :
A (B + C) = AB + AC. Nếu gọi A là đơn thức ; (B + C) là đa thức thì quy tắc nhân đơn thức với đa thức có khác gì với nhân một số với một tổng không ? ® GV vào bài mới
3. Bài mới :
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
8’
HĐ 1 : Nhân đơn thức với đa thức :
GV đưa ra ví dụ ?1 SGK
+ Hãy viết một đơn thức và một đa thức
+ Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết
+ Cộng các tích tìm được
GV lưu ý lấy ví dụ SGK
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày. GV ghi bảng
GV giới thiệu :
8x3 + 12x2 - 4x là tích của đơn thức 4x và đa thức 2x2 + 4x - 1
Hỏi : Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào ?
HS đọc bài ?1 SGK
Mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tùy ý vào bảng con và thực hiện
HS kiểm tra chéo lẫn nhau
- 1HS đứng tại chỗ trình bày. Chẳng hạn 
4x(2x2 + 3x - 1)
 = 4x.2x2+ 4x.3x + 4x (-1)
 = 8x3 + 12x2 - 4x
- 1HS nêu quy tắc SGK
- Một vài HS nhắc lại
1 Quy tắc :
a) Ví dụ :
4x . (2x2 + 3x - 1)
= 4x.2x2 + 4x.3x + 4x (-1)
= 8x3 + 12x2 - 4x
b) Quy tắc
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau
15’
HĐ 2 : Áp dụng quy tắc
GV đưa ra ví dụ SGK làm tính nhân :
(-2x3)(x2 + 5x - )
GV cho HS thực hiện ?2 
(3x3y - x2 + xy).6xy3
GV gọi 1 vài HS đứng tại chỗ nêu kết quả 
GV ghi bảng 
GV treo bảng phụ ghi đề bài ?3 
GV cho HS hoạt động nhóm
GV gọi đại diện của nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
GV nhận xét chung và sửa sai
- 1HS lên bảng thực hiện
- Cả lớp nhận xét và sửa sai
- Cả lớp làm vào bảng con
- Một vài HS nêu kết quả
- Cả lớp nhận xét và sửa sai
 HS : đọc đề bài ?3 
HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm HS trình bày kết quả
- Các HS khác nhận xét đánh giá kết quả của bạn
2. Áp dụng :
ví dụ : Làm tính nhân 
(-2x3)(x2 + 5x - )
= (-2x3).x2 + (-2x3).5x + (-2x3). (-)
= -2x3 - 10x4 + x3
t Bài ?2 : Làm tính nhân
(3x3y - x2 + xy).6xy3
= 3x3y.6xy3+(-x2).6xy3 +xy.6xy2
=18x4y4 - 3x3y3 + x2y4
t Bài ?3 : ta có :
+ S = 
 = (8x+3+y)y
 = 8xy+3y+y2
+ Với x = 3m ; y = 2m
Ta có :
S = 8 . 3 . 2 + 3 . 22
 = 48 + 6 + 4 = 58m2
13’
HĐ 3 : Củn g cố :
GV cho HS làm bài 1 tr 5
a/ x2(5x3 - x - )
c) (4x3 - 5xy + 2x)(- xy)
GV nhận xét và sửa sai
GV cho HS làm bài 2a tr 5
a/ x(x - y) + y (4 + y)
với x = - 6 ; y = 8
GV treo bảng phụ ghi đề bài 6 tr 5
- Gọi 1HS đứng tại chỗ trả lời
GV gọi HS nhắc lại quy tắc
HS cả lớp làm vào bảng con
- 2HS lên bảng :
HS1 : câu a
HS2 : câu c
HS cả lớp cùng làm
1HS lên bảng
Các HS khác nhận xét và sửa sai
HS : cả lớp quan sát 
Suy nghĩ ...
- 1HS đứng tại chỗ điền vào ô trống
- Các HS khác nhận xét
Một vài HS nhắc lại quy tắc
t Bài 1 tr 5 SGK :
a/ x2(5x3 - x - )
= 5x5 - x3 - x2
c/ (4x3 - 5xy + 2x)(- xy)
= -2x4 + x3y - x2y
t Bài 2a tr 5 SGK
a/ x(x - y) + y (4 + y)
= x2 - xy + xy + y2
= x2 + 4y2 với x = -6 ; y=8
Ta có : (-6)2 + 82 = 100
t Bài 6 tr 6 SGK :
- Giá trị :
 ax (x - y) + y3 (x + y)
Tại x = -1 ; y = 1 là :
Đánh dấu “´” vào ô 2a
2’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức
- Làm các bài tập : 2b ; 3 ; 4 ; 5 tr 5 - 6
- Ôn lại “đa thức một biến”
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày ..... tháng .... năm 200......
Tuần : 1
Tiết : 2
§1 NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU :
- HS nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức
- HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau
II. CHUẨN BỊ : 
˜Giáo viên : - Bài Soạn - SGK - Bảng phụ
˜Học sinh : - Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	8’ 
HS1 :	- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức
Áp dụng làm tính nhân : (3xy - x2 + y) . x2y
Đáp số : 2x3y2 - x4y + x2y2
HS2 : 	a) Thực hiện phép nhân, rút gọn, tính giá trị biểu thức :
	x(x2 - y) - x2 (x + y) + y(x2 - x) tại x = và y = - 100
Đáp số : -2xy = - 2. . (-100) = 100
b) Tìm x biết : 3x (12x - 4) - 9x (4x - 3) = 30. Đáp số : x = 2
t Đặt vấn đề :
Các em đã học quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Ta có thể áp dụng quy tắc này để nhân đa thức với đa thức được không ? ® GV vào bài mới 
3. Bài mới :
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
6’
HĐ 1 : Hình thành quy tắc nhân hai đa thức :
GV cho HS làm ví dụ :
(x - 2) (6x2 - 5x + 1)
GV gợi ý :
+ Giả sử coi 6x2 - 5x + 1 như là một đơn thức. Thì ta có phép nhân gì ?
+ Em nào thực hiện được phép nhân
GV : Như vậy theo cách làm trên muốn nhân đa thức với đa thức ta phải đưa về trường hợp nhân đơn thức với đa thức hay dựa vào ví dụ trên em nào có thể đưa ra quy tắc phát biểu cách khác.
Hỏi : Em có nhận xét gì về tích của hai đa thức ?
GV cho HS làm bài ?1 làm phép nhân
(xy - 1)(x3 - 2x - 6)
GV cho HS nhận xét và sửa sai
HS suy nghĩ làm ra nháp
Trả lời : ta có thể xem như đã có phép nhân đơn thức với đa thức
HS : thực hiện
(x - 2)(6x2 - 5x + 1)
=x(6x2-5x+1)-2(6x2-5x+1).
= x . 6x2 + x (-5x ) + x . 1+
+(-2).6x2+(-2)(-5x)+ (-2).1
= 6x3-5x2+x-12x2+10x -2
= 6x3 - 17x2 + 11x - 2
HS : Suy nghĩ nêu quy tắc như SGK
1 vài HS nhắc lại quy tắc
HS : Nêu nhận xét SGK
HS : Áp dụng quy tắc thực hiện phép nhân
(xy - 1)(x3 - 2x - 6)
= x4y - x2y - 3xy - x3 + 2x + 6
1 Quy tắc :
a) Ví dụ : Nhân đa thức 
x-2với đa thức (6x2-5x+1)
Giải 
	(x - 2) (6x2 - 5x + 1)
= x(6x2-5x+1)-2(6x2-5x +1).
= x . 6x2 + x (-5x ) + x . 1+
+(-2).6x2+(-2)(-5x)+(-2).1
= 6x3-5x2+x-12x2+10x -2
= 6x3 - 17x2 + 11x - 2
b) Quy tắc :
Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
t Nhận xét : Tích của hai đa thức là một đa thức
5’
HĐ 2 : Cách 2 của phép nhân hai đa thức
 GV giới thiệu cách nhân thứ hai của nhân hai đa thức
Hỏi : Qua ví dụ trên em nào có thể tóm tắt cách giải
HS : nghe giảng
HS : nêu cách giải như SGK
t Chú ý : 
´
	6x2- 5x +1
	x - 2
+
 	 - 12x2 + 10x - 2
	 6x3 - 5x3 + x
 	 6x3 - 17x2 + 11x - 2
- Tóm tắt cách trình bày
(xem SGK)
10’
HĐ 3 : Áp dụng quy tắc :
 GV cho HS làm bài ?2 làm tính nhân
a) (x + 3)(x2 + 3x - 5)
b)(xy - 1)(xy + 5)
GV gọi 2 HS lên bảng trình bày
GV gọi HS nhận xét và sửa sai
t GV chốt lại : Cách thứ hai chỉ thuận lợi đối với đa thức một biến vì khi xếp các đa thức nhiều biến theo lũy thừa tăng dần hoặc giảm dần ta phải chọn biến chính
GV treo bảng phụ ghi đề bài ?3 
GV cho HS hoạt động nhóm
GV gọi đại diện nhóm trình bày cách giải
HS : ghi đề bài vào vở
2 HS lên bảng giải
HS1 : Câu a
HS2 : Câu b
(yêu cầu HS làm 2 cách)
HS : nhận xét và sửa sai
- Cả lớp đọc đề bài
HS : hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày. HS khác nhận xét và sửa sai
2 Áp dụng : 
Bài ?2 :
a) (x + 3)(x2 + 3x - 5)
=x3+3x2-5x+3x2 + 9x - 15
= x3 + 6x2 + 4x - 15
b) (xy - 1)(xy + 5)
= x2y2 + 5xy - xy - 5
= x2y2 + 4xy - 5
Bài ?3 : (bảng nhóm)
Ta có (2x + y)(2x - y)
= 4x2- 2xy + 2xy - y2
Biểu thức tính diện tích hình chữ nhật là : 4x2 - y2
t Nếu x = 2,5m ; y = 1m thì diện tích hình chữ nhật : 4 ()2 - 12 = 24 (m2)
12’
HĐ 4 : Củn g cố :
GV cho HS làm bài tập 7 (8) SGK
GV gọi 1HS lên bảng
GV gọi HS nhận xét 
Hỏi : Từ câu b, hãy suy ra kết quả phép nhân
GV treo bảng phụ ghi đề bài 9 tr 8 SGK
GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc kết quả và điền vào bảng phụ
 HS : đọc đề bài 7 tr8
- 1HS lên bảng trình bày 
HS Nhận xét và sửa sai
Trả lời : vì (5 - x) và (x-5) là hai số đối nên :
5 - x = - (x - 5)
Nên chỉ cần đổi dấu các hạng tử của kết quả 
HS : quan sát đề bài trên bảng phụ và suy nghĩ cách tính nào cho đơn giản
- 1 HS lên bảng đọc kết quả và điền vào bảng phụ
HS khác nhận xét và sửa sai
t Bài 7 tr 8 SGK :
a) (x2 - 2x + 1)(x - 1)
= x3 - x2 - 2x2 + 2x + x -1
= x3 - 3x2+ 3x - 1
b) (x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
= 5x3- x4 - 10x2 + 2x3 + 5x - x2 - 5 + x
= -x4+ 7x3- 11x2 + 6x - 5
vì (5 - x) = - (x - 5)
Nên kết quả của phép nhân : 
(x3 - 2x2 + x - 1)(5 - x)
là:-x4+ 7x3- 11x2 + 6x - 5
t Bài 9 tr 8 SGK :
Điền kết quả tính được vào bảng
Giá trị x và y
Giá trị B/thức
(x-y)(x2+xy+y2)
x = -10 ;y = 2
- 1008
x = -1 ;y = 0
- 1
x = 2 ; y = -1
9
x=-0,5;y=1,25
- 
3’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững quy tắc - Xem lại các ví dụ
- Làm các bài tập : 10 ; 12 ; 13 ; 14 tr 8 - 9 SGK
Hướng dẫn bài 12 : Làm tính nhân ; thu gọn các hạng tử đồng dạng. Thay giá trị x
	14 : Viết 3 số tự nhiên liên tiếp chẵn : x ; x + 2 ; x + 4 và lập hiệu :
	 (x + 2) (x + 4) - (x + 2) x = 192
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày ...... tháng ..... năm 200....
Tuần : 2
Tiết : 3
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn , đa thức
II. CHUẨN BỊ : 
˜Giáo viên : - Bài Soạn - SGK - SBT
˜Học sinh : - Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	7’ 
HS1 : 	- Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức
Áp dụng : Rút gọn biểu thức : x(x - y) + y(x - y) . Đáp số : x ... trị tuyệt đối của một số
- Đọc trước bài “Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối”
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngay dạy : ...../.../200....
Tuần : 
Tiết : 64
PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
- HS biết bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng |ax| và dạng |x + a|
- HS biết giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |ax| = cx + d và dạng |x + a| = cx + d
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Giáo viên : - Bảng phụ ghi các câu hỏi, bài tập, 
 - Thước thẳng, phấn màu
 	2. Học sinh : - Thực hiện hướng dẫn tiết trước
Thước thẳng, bảng nhóm
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
1. Ổn định lớp : 	 	1 phút kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	5phút
HS1 :	- Phát biểu định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số a
a nếu a ³ 0
-a nếu a < 0
- Tìm : |12| ; ; |0|
Đáp án : |a| =	; 12| = 12 ; ; | 0| = 0
3. Bài mới :	
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
9’
HĐ 1 : Nhắc lại về giá trị tuyệt đối 
GV hỏi thêm : Cho biểu thức |x-3|. Hãy bỏ dấu giá trị tuyệt đối của biểu thức khi : a) x ³ 3 ; b) x < 3
GV nhận xét, cho điểm
Sau đó GV nói : Như vậy ta có thể bỏ dấu giá trị tuyệt đối tùy theo giá trị của biểu thức ở trong dấu giá trị tuyệt đối là âm hay không âm
GV đưa ra ví dụ 1 SGK
a) A = |x-3|+x-2 khi x ³ 3
b)B =4x+5+|-2x| khi x > 0
GV gọi 2HS lên bảng giải
GV gọi HS nhận xét và bổ sung chỗ sai 
1HS lên bảng làm tiếp : 
a) Nếu x ³ 3 Þ x - 3 ³ 0
Þ |x-3| = x - 3
b) Nếu x < 3 Þ x - 3 < 0
Þ |x-3| = 3 - x
HS : nghe GV trình bày
HS : Làm ví dụ 1
2HS lên bảng làm
HS1 : câu a
HS2 : câu b
1 vài HS nhận xét 
1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối
Giá trị tuyệt đối của số a, ký hiệu là |a|. Được định nghĩa như sau : 
|a| = a khi a ³ 0
 |a| = - a khi a < 0
Ví dụ 1 : (SGK)
Giải 
a) A = | x-3| + x - 2 
 Khi x ³ 3 Þ x - 3 ³ 0
nên | x-3| = x - 3
A = x-3 + x- 2 = 2x - 5
b)B = 4 x + 5 + | -2x | 
 Khi x > 0 Þ -2x < 0
nên | -2x| = 2x
B = 4 x +5 + 2x = 6x + 5
GV cho HS hoạt động nhóm Bài ?1 (bảng phụ)
GV gọi HS đọc to đề bài
a)C = |-3x|+7x-4 khi x £ 0
b)D=5-4x+|x-6| khi x < 6
 Sau 5 phút GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
GV gọi HS nhận xét
HS : quan sát bảng phụ
1HS đọc to đề bài
HS : thảo luận nhóm
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày bài giải
HS : lớp nhận xét, góp ý
Bài ?1 
a) Khi x £ 0 Þ -3x ³ 0
nên |-3x| = -3x
C = -3x + 7x - 4 = 4x - 4
b)Khi x < 6 Þ x - 6 < 0
nên | x- 6 | = 6 - x
D = 5- 4x+ 6 - x = 11- 5x
18’
HĐ 2 : Giải một số Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 
GV đưa ra Ví dụ2 : 
Giải phương trình 
	|3x| = x + 4
GV hướng dẫn cách giải : Để bỏ dấu giá trị tuyệt đối trong phương trình ta cần xét hai trường hợp : 
- Biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối không âm
- Biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối âm 
(GV trình bày như SGK)
HS : nghe GV hướng dẫn cách giải và ghi bà
2. Giải một số Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 
Ví dụ 2 : (SGK)
a) Nếu 3x ³ 0 Þ x ³ 0
thì | 3x | = 3x. Nên 
 3x = x + 4 Û 2x = 4
Û x = 2 (TMĐK)
b) Nếu 3x < 0 Þ x < 0 
thì | 3x | = -3x. Nên 
 -3x = x + 4 Û -4x = 4
Û x = -1 (TMĐK)
Vậy tập nghiệm của PT là 
S = {-1 ; 2}
GV đưa ra Ví dụ 3 :
Giải PT : |x -3| = 9 - 2x
Hỏi : Cần xét đến những trường hợp nào ?
GV hướng dẫn HS xét lần lượt hai khoảng giá trị như SGK
Hỏi : x = 4 có nhận được không ?
Hỏi : x = 6 có nhận được không ?
Hỏi : Hãy kết luận về tập nghiệm của PT ?
HS : đọc đề bài
HS :Cần xét hai trường hợp là : x - 3 ³ 0 và x - 3 < 0
HS : làm miệng, GV ghi lại
HS : x = 4 TMĐK x ³ 3 nên nghiệm này nhận được
HS : x = 6 không TMĐK x < 3. Nên nghiệm này không nhận được
HS : Tập nghiệm của PT là : S = {4}
Ví dụ 3 : (SGK)
Giải 
a) Nếu x - 3 ³ 0 Þ x ³ 3
thì | x-3 | = x - 3. 
Ta có : x - 3 = 9 - 2x 
Û x + 2x = 9 + 3
Û 3x = 12 Û x = 4
x = 4 (TMĐK) 
b) Nếu x - 3 < 0 Þ x < 3
thì | x -3| = 3 - x
Ta có : 3 - x = 9 - 2x
Û -x + 2x = 9 -3 Û x = 6
 x = 6 (không TMĐK) 
Vậy : S = {4}
GV yêu cầu làm ?2 
(đề bài đưa lên bảng phụ)
GV gọi 2HS lên bảng giải
a) | x + 5| = 3x + 1
b) | -5x| = 2x +21
GV kiểm tra bài làm của HS trên bảng và gọi HS nhận xét
HS : Đọc đề bài
2HS lên bảng giải
HS1 :câu a
HS2 : câu b
HS : cả lớp làm vào vở
HS : nhận xét bài làm của bạn 
Bài ? 2 
a) | x + 5| = 3x + 1
- Nếu x + 5 ³ 0 Þ x ³ -5
thì |x + 5| = x + 5 nên : x + 5 = 3x + 1 
Û -2x = -4 Û x = 2 (TMĐK)
- Nếu x + 5 < 0 Þ x < -5
thì | x + 5| = -x -5 Nên : -x-5 = 3x + 1
Û-4x= 6 Û x = -1,5 (Không TMĐK). Vậy tập nghiệm của PT là : S = {2}
 b) | -5x| = 2x +21
- Nếu -5x ³ 0 Þ x £ 0 
thì | -5x| = -5x. Nên : -5x = 2x + 21 
Û -7x = 21 Û x = -3 (TMĐK)
- Nếu -5x 0 thì | -5x| = 5x. 
Nên : 5x = 2x + 21 Û 3x = 21
Û x = 7 (TMĐK)
Tập nghiệm của PT là : S = { -3 , 7}
10’
HĐ 3 : Luyện tập
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Nửa lớp làm bài 36 (c) tr 51 SGK
Giải phương trình
|4x| = 2x + 12
- Nửa lớp làm bài 37 (a) tr 51 SGK
Giải PT : | x - 7| = 2x + 3
GV kiểm tra các nhóm hoạt động
Các nhóm hoạt động trong 5 phút 
HS : hoạt động nhóm
Bảng nhóm :
t Giải phương trình : | 4x| = 2x + 12
- Nếu 4x ³ 0 Þ x ³ 0 thì | 4x| = 4x. 
Nên 4x = 2x + 12 Û 2x = 12 Û x = 6 (TMĐK)
- Nếu 4x < 0 Þ x < 0 thì | 4x| = - 4x
Nên -4x=2x +12 Û -6x = 12Û x=-2 (TMĐK ).
 Tập nghiệm của phương trình là : S = {6 ; -2}
t Giải phương trình : | x - 7| = 2x + 3
- Nếu x - 7 ³ 0 Þ x ³ 7 thì | x-7| = x - 7
Nên : x - 7 = 2x + 3 Û x = -10 (Không TMĐK)
- Nếu x - 7 < 0 Þ x < 7 thì | x - 7| = 7 - x 
Nên 7 - x = 2x + 3 Û x = (TMĐK)
Sau đó GV gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày
GV gọi HS nhận xét lẫn nhau
Vậy tập nghiệm của PT là S = {}
Đại diện hai nhóm lần lượt trình bày bài
HS : nhận xét 
2’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- HS nắm vững cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
- Bài tập về nhà 35 ; 36 ; 37 tr 51 SGK
- Tiết sau ôn tập chương IV. 
+ Làm các câu hỏi ôn tập chương
+ Phát biểu thành lời các tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép tính (Phép cộng, phép nhân.
+Làm bài tập ôn tập chương IV : 38 ; 39 ; 40 ; 41 ; 44 tr 53 SGK
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày : ..../..../200....
Tuần : 
Tiết : 65
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
- HS biết bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng |ax| và dạng |x + a|
- HS biết giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng |ax| = cx + d và dạng |x + a| = cx + d
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Ngày soạn: 23/4/2010
Ngày dạy:Theo lịch của phòng
Tuần : 32
Tiết : 66
KIỂM TRA 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
- Kiểm tra việc thuộc bài và hiểu bài của học sinh
- HS biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập điền vào ô trống, chứng minh được bất đẳng thức
- Rèn luyện kỹ năng giải bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Rèn luyện kỹ năng giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Giáo viên : - Chuẩn bị cho mỗi HS một đề
Học sinh : - Thuộc bài, giấy nháp
III. NỘI DUNG KIỂM TRA : 
ĐỀ 1
Bài 1 : (2điểm)
Đúng hay sai ?
 (đánh dấu “´” vào ô thích hợp)
Cho a < b ta có :
Câu 
Đúng 
Sai 
a) a - < b - 
b) - 2a < - 2b
c) -3a + 1 > -3b + 1
d) 
Bài 2 : (4điểm). Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
a) 4x - 8 ³ 0	;	b) 
Bài 3 : (2điểm). 
Tìm x sao cho : Giá trị của biểu thức 2 - 5x nhỏ hơn giá trị của biểu thức 3(2-x)
Chứng minh bất đẳng thức : Nếu a ³ b thì -3a + 2 £ -3b + 2
Bài 4 : (2điểm). Giải phương trình
a) |2x| = 3x - 4	
ĐỀ 2
Bài 1 : (2điểm)
Đúng hay sai ?
 (đánh dấu “´” vào ô thích hợp)
Cho a > b ta có :
Câu 
Đúng 
Sai 
a) 
b) 4 - 2a < 4 - 2b
c) 3a - 5 < 3b - 5
d) a2 > b2
Bài 2 : (4điểm). Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
a) 3x - 9 £ 0	;	b) 
Bài 3 : (2điểm). 
Tìm x sao cho : Giá trị của biểu thức 3 + 2x lớn hơn giá trị của biểu thức 2(1-2x)
Chứng minh bất đẳng thức : Nếu a £ b thì -2a + 5 ³ -2b + 5
Bài 4 : (2điểm). Giải phương trình
a) |3x| = x + 8	
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
ĐỀ 1
ĐỀ 2
Bài 1 : (2điểm)
a) Đ ; b) S ; c) Đ ; d) S 
	Mỗi ý 	(0,5điểm)
Bài 2 : (4điểm)
a) 4x - 8 ³ 0 Û 4x ³ 8 Û x ³ 2
 Tập nghiệm : {x / x ³ 2} 	(1,5điểm)
Biểu diễn đúng trên trục số 	(0,5điểm)
b) 
Quy đồng mẫu và khử mẫu đúng :
3(2x + 1) - 5(2x - 2) < 15	(0,5điểm)
Biến đổi và thu gọn đúng :
	- 4x < 2 	(0,5điểm)
Tập nghiệm : {x / x > -} 	(0,5điểm)
Biểu diễn đúng trên trục số 	(0,5điểm)
Bài 3 : (2điểm)
a) Viết được bất phương trình :
2 - 5x < 3(2 - x)	 (0,25điểm) 
Tìm đúng kết quả : x > - 2 (0,75điểm)
b) Nếu a ³ b. 
Nhân 2 vế với -3. Ta có : 
	-3a £ -3b 	(0,5điểm)
Cộng hai vế với 2, ta có :
-3a + 2 £ -3b + 2	(0.5điểm)
Bài 4 : (2điểm)
Nếu 2x ³ 0 Û x ³ 0. 
Ta có PT : 2x = 3x - 4 Û -x = - 4 
Û x = 4 (thích hợp) 	 	 (0,75điểm) 
Nếu 2x < 0 Û x < 0
Ta có PT : -2x = 3x - 4 Û -5x = - 4
Û x = (không thích hợp) 	 (0,75điểm)
Tập nghiệm : S = {4}	(0,5điểm)
Bài 1 : (2điểm)
a) Đ ; b) Đ ; c) S ; d) S
 Mỗi ý (0,5điểm)
Bài 2 : (4điểm)
a) 3x - 9 £ 0 Û 3x £ 9 Û x £ 3
Tập nghiệm : {x / x £ 3}	(1,5điểm)
Biểu diễn đúng trên trục số 	(0,5điểm)
b) 
Quy đồng mẫu và khử mẫu đúng :
3 - 2 (1 + 2x) > 2x - 1	(0,5điểm)
Biến đổi và thu gọn đúng :
	- 6x > - 2	(0,5điểm)
Tập nghiệm : {x / x < }	(0,5điểm)
Biểu diễn đúng trên trục số 	(0,5điểm)
Bài 3 : (2điểm)
a) Viết được bất phương trình :
3 + 2x > 2(1- 2x)	(0,25điểm)
Tìm đúng kết quả : x > - 	(0,75điểm)
b) Nếu a £ b. 
Nhân 2 vế với -2. Ta có : 
	-2a ³ -2b 	(0,5điểm)
Cộng hai vế với 5, ta có :
-2a + 5 ³ - 2b + 5	(0.5điểm)
Bài 4 : (2điểm)
Nếu 3x ³ 0 Û x ³ 0
Ta có PT : 3x = x + 8 Û 2x = 8 
 Û x = 4 (thích hợp)	(0,75điểm)
Nếu 3x < 0 Û x < 0 
Ta có PT : -3x = x + 8 Û - 4x = 8 
Û x = - 2 (thích hợp)	 (0,75điểm)
Tập nghiệm S = {-2 ; 4}	(0,5điểm)
KẾT QUẢ 
Lớp 
Sĩ số 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém 
IV RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dai so 8ca namGA mau 2010.doc