Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương III - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương III - Tiết 41: Mở đầu về phương trình

I/ MỤC TIỂU – YÊU CẦU

+Học sinh hiểu:

- Khái niệm về phương trình bậc nhất một ẩn

- Giải phương trình là gì?

- Thế nào là hai phương trình tương đương

+ HS biết:

- Nhận dạng phương trình bậc nhất một ẩn

- Tìm tập nghiệm của phương trình.

- Biết nhận ra hai phương trình tương đương.

II/ NỘI DUNG TIẾT HỌC

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương III - Tiết 41: Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIỂU – YÊU CẦU
+Học sinh hiểu:
Khái niệm về phương trình bậc nhất một ẩn
Giải phương trình là gì?
Thế nào là hai phương trình tương đương
+ HS biết:
Nhận dạng phương trình bậc nhất một ẩn
Tìm tập nghiệm của phương trình.
Biết nhận ra hai phương trình tương đương.
II/ NỘI DUNG TIẾT HỌC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HHĐ CỦA HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Nhận dạng phương trình bậc nhất một ẩn
Đặt vấn đề:
Ta đã biết loại toán tìm x như sau:
Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2
Trong bài toán đó, ta gọi hệ thức:
 2x + 5 = 3(x-1) + 2
Là một phương trình với ẩn số x ( hay ẩn x)
để hiểu rỏ về phương trình chúng ta cùng tìm hiểu bài mở đầu về phương trình.
+ Một phương trình ẩn x có dạng như thế nào?
?1 Hãy cho ví dụ về
a/ Phương trình với ẩn y
b/ Phương trình với ẩn u.
?2 Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình:
 2x + 5 = 3(x -1) + 2
Nhận xét:
 +Với x = 6 thì giá trị của vế trái bằng giá trị của vế phải ( = 17), ta nói:
 Số 6 thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình đã cho và gọi 6 ( hay x = 6 ) là một nghiệm của phương trình đó.
?3 Cho phương trình:
 2(x + 2) – 7 = 3 – x
a/ x = -2 có thỏa mãn phương trình không?
b/ x = 2 có là nghiệm của phương trình không?
+ Hs cho ví dụ về phương trình ẩn y và ẩn u.
+ 2 Hs tính giá trị mỗi vế của phương trình, lớp nêu nhận xét.
+ Hs thực hiện ?3
1/ Phương trình một ẩn
 Một phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
V í d ụ 1:
 2x+1 = x (1)
 2t – 5 =3(4 – t) -7 (2)
Phương trình (1) gọi là phương trình với ẩn x.
Phương trình (2) gọi là phương trình với ẩn t
+ Ta gọi x = a ( a là một số nào đó) thoả mãn phương trình (hay là một nghiệm của phương trình), nếu ứng với giá trị x = a thì giá trị của vế trái bằng giá trị của vế phải.
Ví dụ 2:
x = 6 thỏa mãn ( hay là nghiệm ) phương trình 
 2x + 5 = 3(x-1) + 2
Chú ý:
a/ Hệ htức x = m ( với m là một số nào đó) cúng là nghiệm của phương trình. Phương trình này chỉ rỏ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
b/ Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm...nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.
Ví dụ 3: 
+ Phương trình x2 = 1 có hai nghiệm x = 1 và x = -1
+ Phương trình x2 – 1 vônghiệm 
Giải phương trình
Vào bài: GV nhắc lại số nghiệm của một phương trình có thể có, từ đó vào bài.
?4: Hs thực hiện ?4
2/ Giải phương trình:
 Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình và thường được kí hiệu là S
Ví dụ 4: 
Tập nghiệm của phương trình x2 = 1 là:
 S = {1; -1}
Tập nghiệm của phương trình:
 x2 = -1
là S = Æ
Phương trình tương đương
+ Hãy tìm tập nghiệm của hai phương trình sau:
a/ x = -1
b/ x + 1 = 0
so sánh hai tập nghiệm vừa tìm được, nêu nhận xét
+ Hs tìm hai tập nghiệm vbà nêu nhận xét hai tập nghiệm đó bằng nhau.
3/ Phương trình tương đương
 Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
Kí hiệu: Û
Ví dụ 5:
x + 1 = 0 Û x = -1
Phần củng cố - Dặn dò
Yêu cầu:
Bài tập 1: Hs biết tính giá trị mỗi vế , so sánh để tìm x = -1 có phải là nghiệm của phương trình nào trong các phương trình a, b, c
Đáp số:
Bài tập 3: R
Bài 2: t = 1 và t = -1 là nghiệm của phương trình:
(t + 2) = 3t + 4
Bài 4: a ......>2
 b......> 3
 c ......> -1
Bài 5: hai phương trình:
 x = 0 và x(x-1) = 0 không tương đương vì phương trình x = 0 có một nghiệm x = 0 còn phương trình x(x-1) = 0 có hai nghiệm x = 0 và x = 1
Dặn dò: làm thêm các bài tập ở sách bài tập.
+ Hs thực hiện bài tập 1, 3 5
+ Bài tập 2 và 4 thực hiện theo nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_chuong_iii_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_tri.doc