Giáo án Đại số lớp 7 tiết 64: Ôn tập học kì II (t2)

Giáo án Đại số lớp 7 tiết 64: Ôn tập học kì II (t2)

ÔN TẬP HỌC KÌ II (T2)

1. Mục tiêu

 1.1. Kiến thức

 - Ôn luyện kiến thức cơ bản về biểu thức đại số, giá trị của biểu thức đại số, đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng trừ đơn thức đồng dạng

 1.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, tính toán

 1.3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận chính xác trong trình bày bài và tính toán

2. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng

- Học sinh: Chuẩn bị câu hỏi ôn tập, SGK, dụng cụ học tập

3.- Phương pháp:

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, đàm thoại

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 3394Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 tiết 64: Ôn tập học kì II (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 64
Ngày giảng:
ôn tập học kì ii (t2)
1. Mục tiêu 
 1.1. Kiến thức 
 - Ôn luyện kiến thức cơ bản về biểu thức đại số, giá trị của biểu thức đại số, đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng trừ đơn thức đồng dạng
 1.2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, tính toán
 1.3. Thái độ 
- Rèn tính cẩn thận chính xác trong trình bày bài và tính toán
2. Chuẩn bị 
- Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng
- Học sinh: Chuẩn bị câu hỏi ôn tập, SGK, dụng cụ học tập
3.- Phương pháp:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, đàm thoại 
4. Tiến trình dạy học
 4.1. ổn định 
- Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số .
 4.2. Kiểm tra bài cũ
	- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị câu hỏi ôn tập của HS
 4.3./ Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Ôn tập về biểu thức đại số, đơn thức 
- GV : Để tính giá trị của một biểu thức khi biết giá trị của biến trong biểu thức đã cho , ta làm thế nào ?
HS: Để tính giá trị của một biểu thức đại số khi biết giá trị của biến ta thay giá trị của biến vào biểu thức đã cho và thực hiện phép tính 
- GV : Cho học sinh lên bảng làm bài tập 1
HS: Đọc, tìm hiểu bài toán sau đó hai học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm vào vở sau đó nhận xét
GV: Nhận xét và đánh giá
-GV : Đơn thức là gì? Lấy ví dụ về đơn thức?
-HS: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến
Ví dụ
? Bậc của đơn thức là gì?
HS: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
GV: Cho học sinh làm bài tập 2
HS: Một học sinh đọc bài, sau đó các nhóm bàn thảo luận, cử đại diện các nhóm cho đáp án
GV: Nhận xét, đánh giá
? Bậc của đơn thức là gì?
HS: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
GV: Cho học sinh làm bài tập 3
HS: Đứng tại chỗ trả lời
I. Biểu thức đại số, đơn thức
1.Để tính giá trị của một biểu thức đại số khi biết giá trị của biến ta thay giá trị của biến vào biểu thức đã cho và thực hiện phép tính 
Bài tập 1
Tính giá trị các biểu thức sau :
A= 5x3 + 4x2 – 3x -12 taị x = -2 ; x= 0
B= tại x = 3 ; y = -1
Giải
Thay x = -2 vào biểu thức A ta được
A = 5.(-2)3 + 4.(-2)2 – 3.(-2) – 12
 = 5.(-8) + 4.4 +6 -12
 = -30
Thay x = 0 vào biểu thức A ta được
A = 5.0 + 4.0 – 3.0 – 12
 = -12
Thay x= 3, y = -1, ta được 
2. Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến
Ví dụ 1 : 2xy ; xy3 ; -2; x; y
Bài tập 2:
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức:
a) x2y; 	b) 9x2yz;	
c) 15,5; 	d) 1 – x3
Giải
Các đơn thức là: b) 9x2yz
 c) 15,5
Bài tập 3: 
Tìm bậc và hệ số của các đơn thức :
5x2yz . 3xy3( -4x2y2)
-12xy3( 2y2z )3( 2x2y)2
Giải
a.Đơn thức 5x2yz . 3xy3( -4x2y2) có bậc là 12
b.Đơn thức -12xy3( 2y2z )3( 2x2y)2 có bậc là 19
Hoạt động 2 : Ôn tập về đơn thức đồng dạng. Cộng trừ đơn thức dạng
GV: ? Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ?
HS: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
GV; Cho học sinh tìm hiểu bài 4
HS: Đọc bài sau đó thảo luận nhóm theo bàn làm bài
GV: Cho ba nhóm bàn cử đại diện lên trình bày, sau đó nhận xét, đánh giá bài của học sinh
? Nêu quy tắc cộng, trừ đơn thức đồng dạng
HS: Nêu quy tắc ( Để cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng hay trừ các hệ số với nhạu và giữ nguyên phần biến)
GV; Cho học sinh làm bài tập 4
HS: 4 học sinh lên bảng
HS1: làm phần a
HS2: làm phần b
HS3: làm phần c
HS4: làm phần d,e
GV: Hướng dẫn học sinh dưới lớp làm bài, sau đó cùng học sinh nhận xét và đánh giá
II. Đơn thức đồng dạng
1. Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
Bài tập 4
 Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng:
x2y; xy2; x2y; –2xy2;	x2y; xy2;x2y; xy
Giải 
Nhóm 1: x2y; x2y; x2y; x2y;
Nhóm 2: xy2; –2xy2; xy2;
Nhóm 3: xy
2. Quy tắc cộng đơn thức đồng dạng: Để cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng hay trừ các hệ số với nhạu và giữ nguyên phần biến
Bài tập 4
Tính tổng:
a) x2 + 5 x2 +(–3 x2);	
b) 3x2y2z2 + x2y2z2	 c) x2– x2 – 2 x2
d) (x+y) + (x – y) e) (x+y) – (x – y)
Giải
a) x2 + 5 x2 +(–3 x2) = (1 + 5 -3).x2 =3x2
b) 3x2y2z2 + x2y2z2 = (3 + 1).x2y2z2 
= 4 x2y2z2
c) x2– x2 – 2 x2 = (1 - - 2) = 
d) (x+y) + (x – y) = (x + x) + ( y – y)
 = 2x
e) (x+y) – (x – y) = (x- x) + ( y + y)
 = 2y
 4.4/ Củng cố: 
- GV; Nhắc lại các dạng bài tập, các kiến thức đã ôn trong giờ cho học sinh
 4.5/ Hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập lại các kiến thức về đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng trừ các đơn thức đồng dạng
- Ôn tập lại đa thức, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức một biến
- Làm các bài tập ôn tập cuối năm từ bài 7 đến bài 13 SGK/89, 90, 91
5. Rút kinh nghiệm
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 64.doc