LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu cho học sinh về hai đại lượng tỉ lệ thuận và cách giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
1.2. Kỹ năng
- HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ
- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán
1.3: Thái độ
- Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
Ngày soạn: 13/11/2010 Tiết 25 Ngày giảng: 16/11/2010 Luyện tập 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Củng cố, khắc sâu cho học sinh về hai đại lượng tỉ lệ thuận và cách giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận 1.2. Kỹ năng - HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ - Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán 1.3: Thái độ - Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế. 2. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng, bảng phụ. - Học sinh: Chuẩn bị bài như yêu cầu tiết trước, máy tính bỏ túi 3. Phương pháp - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, 4. Tiến trình dạy học 4.1. ổn định - Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số . 4.2. Kiểm tra bài cũ ?Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận? Làm bài tập 6 Tr 55 SGK Trả lời như SGK Bài 6: a) y = 25x b) Theo bài ta có y = 5,5, suy ra x = 5,5/25 = 0,22 4.3: Bài mới . Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đọc đề toán - GV: Số kg dâu và số kg đường là hai đại lượng như thế nào? - HS: Số kg dâu và số kg đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận. - GV: Nếu gọi x là số kg đường cần có để làm với 2,5 kg dâu thì ta có công thức liên hệ gì? HS: - GV: Tính x từ công thức trên? HS: - GV: Kết luận người nói đúng? HS: Một học sinh lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng GV: Nhận xét, kết luận Bài 7: SGK/56 Gọi khối lượng đường cần có là x(kg). Vì khối lượng đường và khối lượng dâu là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Ta có: Kết luận: Vậy số đường cần có là 3,75 kg. Vậy bạn Hạnh nói đúng Hoạt động 1: - GV: Gọi số cây trồng của các lớp lần lượt là x, y, z. Ta có điều gì ? - HS: Suy ra : x + y + z = 24 - GV: Số cây trồng và số HS có quan hệ như thế nào với nhau? - HS: Số cây trồng và số HS của mỗi lớp là hai đại lượng tỉ lệ thuận. - GV Từ đó ta suy ra công thức liên hệ gì? - HS: - GV áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có điều gì? - HS: GV Từ đó suy ra x, y, z. Gọi học sinh lên bảng trình bày HS: Một học sinh lên bảng các học sinh khác làm vào vở sau đó nhận xét bài của bạn GV: Kết luận và cho học sinh ghi bảng Bài 8 SGK/56 Gọi số cây trồng của các lớp 7A; 7B; 7C lần lượt là x, y, z. Theo bài ra ta có: x + y + z = 24 Kết luận: Vậy số cây mỗi lớp trống lần lượt là : 8; 7; và 9 cây. Hoạt động 3: -GV: Gọi ba cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z theo bài ra ta có diều gì ? HS : x + y + z = 45 và GV: Vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, em hãy hoàn thành bài toán trên HS: Hoạt động nhóm làm bài, sau đó cử đại diện nhóm trình bày bài, nhận xét bài của nhóm khác. GV: Nhận xét, kết luận bài đúng cho học sinh ghi vở Bài 10: SGK/56 Gọi ba cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z. Theo bài ra ta có : x + y + z = 45 Kết luận: Độ dài 3 cạnh của tam giác lần lượt là 10cm; 15cm; 20cm. 4.4: Củng cố Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận? Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k 4.5: Hướng dẫn về nhà - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm tiếp bài tập 11 trang 56 SGK. - Chuẩn bị bài: “Đại lượng tỉ lệ nghịch” 5. Rút kinh nghiệm ***************************
Tài liệu đính kèm: