Giáo án Đại số Lớp 18 - Tiết 4 đến 8

Giáo án Đại số Lớp 18 - Tiết 4 đến 8

I. Mục tiêu.

- Củng cố kiến thức về các hằng dẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

- Kỹ năng áp dụng các hằng đẳng thức để tính nhanh, chứng minh, tính giá trị.

* Trọng tâm: Vận dụng thành thạo các hằng đửng thức trên vào giải toán.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: SGk, SBT

2. Học sinh: SGK, nắm dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Phát biểu và viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học

=> Áp dụng tính: (x+y)2; ( 2x-y)2; x2- 9y2

 

doc 10 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 18 - Tiết 4 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 
Tiết 4: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được các hằng đẳng thức: bình phương một tổng, bình ơhương một hiệu, hiệu hai bình phương.
- Hs nắm được cách phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức trên.
- Hs biết vận dụng các hằng đẳng thức để tính nhẩm, tính hợp lý.
* Trọng tâm: Dạng tổng quát các hằng dẳng thức trên
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: SGK, quy tắc nhân đa thức với đa thức
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Làm tính nhân: (x+1)(x+1).
 GV giới thiệu bài: Để thuận tiện khi làm các phép tính người ta đã xây dựng thành các hằng đẳng thức.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hằng đẳng thức bình phương của một tổng
? Với a, b là hai số bất kỳ, thực hiện phép tính: (a+b)(a+b)
=> Gv gọi hs làm
? So sánh (a+b)2 và (a+b)(a+b); (a+b)2 và a2 + 2ab + b2
=> GV yêu cầu hs quan sát h1: SGK/9.
? Với A, B là hai biểu thức bất kỳ ta có công thức như thế nào.
?Phát biểu hằng đẳng thức bình phương một tổng bằng lời.
=> GV gọi hs trả lời.
? Áp dụng hằng đẳng thức trên hãy:
 - Tính: (a+1)2
 - Viết biểu thức x2+4x+4 dưới dạng bình phương một tổng
 - Tính nhanh: 512; 3012
1. Bình phương của một tổng.
*?1: SGK/9.
(a+b)(a+b) = a2 + ab + ab + b2
 = a2 + 2ab + b2
Tổng quát: (A+B)2 = A2 + 2AB + B2
* ?2: SGK/9
Áp dụng.
a) (a + 1)2 = a2 +2a + 1
b) x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 + 22
 = (x + 2)2
c) 512 = (50+1)2 = 502+2.50.1+1 = 2601
 3012 =(300+1)2 = 3002+2.300.1+1= 90601
Hoạt động 2: Tìm hiểu hằng đẳng thức bình phương của một tổng
? Với a, b bất kỳ hãy tính: [a+(-b)]2
=> GV gọi hs làm.
? So sánh (a-b)2 và [a+(-b)]2; (a-b)2 và 
a2 - 2ab + b2
? Với A, B là hai biểu thức tùy ý ta có 
công thức như thế nào. 
=> GV viết tổng quát.
? Phát biểu bằng lời hằng đẳng thức bình phương của một hiệu.
? Áp dụng hãy tính:
(x-)2; (2x-3y)2; 992
2. Bình phương của một hiệu.
*?3: SGK/10.
[a+(-b)]2 = a2 + 2a.(-b) + (-b)2
 = a2 - 2ab + b2
=> (a-b)2 = a2 - 2ab + b2
* Tổng quát: (A+ B)2 = A2 - 2AB + B2
*?4: SGK/10
(x-)2 = x2 - x + 
(2x-3y)2 = 4x2 - 12xy + 9y2
992 = (100-1)2 = 1002 - 2.100.1 + 1= 9801
Hoạt động 3: Tìm hiểu hằng đẳng thức hiệu hai bình phương
? Với a, b tuỳ ý hãy tính (a+b)(a-b)
=> GV gọi hs làm.
? So sánh a2 - b2 và (a+b)(a-b)
? Với A, B là hai biểu thức tuỳ ý ta có công thức tương ứng như thế nào.
=> GV viết tổng quát.
? Phát biểu hằng đẳng thức hiệu hai bình phương bằng lời.
=> GV gọi hs trả lời.
? Áp dụng hãy tính:
+) (x+1)(x-1); (x-2y)(x+2y)
+) Tính nhanh: 56.64
? GV gọi 1hs đọc ?7: SGK/11
? So sánh: x2 - 10x + 25 = (x-5)2 và x2 - 10x + 25 = (5-x)2
? Nêu mối quan hệ giữa hai hằng đẳng thức (a-b)2 và (b-a)2
3. Hiệu hai bình phương.
*?5: SGK/10.
(a+b)(a-b) = a2 - ab + ab - b2
 = a2 - b2
=> a2 - b2 = (a+b)(a-b)
* Tổng quát:
A2 - B2 = (A+B)(A-B)
*?6: SGK/10.
(x+1)(x-1) = x2 - 1
(x-2y)(x+2y) = x2 - 4y2
56.64 = (60-4)(60+4) = 602 - 16 
 = 3600 - 16 = 3584
*?7: SGK/11.
Ta có: x2 - 10x + 25 = 25 - 10x + x2 
=> (x-5)2 = (5-x)2
=> (a-b)2 = (b-a)2
4. Củng cố.
? Phát biểu và viết dạng tổng quát hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương
? Phân biệt hai hằng đẳng thức (A+B)2 và (A-B)2; (A-B)2 và A2 - B2
Bài tập 18: SGK/11
a) x2 + 6xy +  = ( + 3y)2 => x2 + 2.x.3y + (3y)2 = (x + 3y2
b)  - 10xy + 25y2 = ( - )2 => x2 - 2.x.5y +(5y)2 = (x + 5y)2
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm chắc dạng tổng quát ba hầng đẳng thức đã học
- BTVN: 
Bài 16, 17: SGK/11
Bài 11, 12 13:SBT/4
Hướng dẫn bài 16: SGK/11
 - Biến đổi biểu thức đã cho về dạng A2 + 2AB + B2 hoặc A2 - 2AB + B2 hoặc (A+B)(A-B)
 x2 + 2x + 1 = x2 + 2.x.1 + 12 = (x + 1)2
=> Các phần khác làm tương tự
Tuần
Ngày 
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức về các hằng dẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
- Kỹ năng áp dụng các hằng đẳng thức để tính nhanh, chứng minh, tính giá trị.
* Trọng tâm: Vận dụng thành thạo các hằng đửng thức trên vào giải toán.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGk, SBT
2. Học sinh: SGK, nắm dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Phát biểu và viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học
=> Áp dụng tính: (x+y)2; ( 2x-y)2; x2- 9y2
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập chữa
? GV gọi hs chữa bài 16: SGK/11
=> GV kiểm tra bài tập hs còn lại.
? GV gọi hs chữa bài 17: SGK/11.
? Nêu cách tính nhẩm bình phương số tận cùng bằng 5
I. Bài chữa.
1. Bài 16: SGK/11.
a) x2+2x+1= (x+1)2
b) 9x2+y2+6xy = (3x+y)2
c) 25a2 + 4b2 -20ab = (5a-2b)2
d) x2-x+= (x-)2
2. Bài 17: SGK/11
(10a + 5)2 = 100a2 + 100a + 25
 = 100a(a + 1) + 25
252 = 625; 352 = 1225; 652 = 4225
752 = 5625
Hoạt động 2: Bài tập luyện
? Nhận xét đúng, sai của kết quả sau:
x2 + 2xy +4y2 = (x + 2y)2
- GV gọi hs trả lời: Phân tích vế phải so sánh vế trái
? GV yêu cầu hs làm bài 21: SGK/12
=> Để viết các biểu thức cần xác định các yếu tố 
+ Bình phương biểu thức 1
+ Bình phương biểu thức 2
+ Lập 2 lần tích bt1, bt2.
? Hãy nêu một đề bài tương tự.
=> GV gọi hs trả lời
? GV yêu cầu hs làm bài 22: SGK/12
=> Viết các số 101, 199 dưới dạng một tổng hoặc một hiệu
- GV gọi hs làm trên bảng.
- GV nhận xét bài.
? Để chứng minh một biểu thức ta làm như thế nào.
=> Biến đổi một vế bằng vế kia hoặc hai vế cùng bằng một hạng tử.
=> Sử dụng hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu để chứng minh.
- GV gọi 1 hs làm trên bảng.
=> Đây chính là mối liên hệ giữa hai hằng đẳng thức ( a + b)2 và (a - b)2
? Tính (a - b)2 biết a+b = 7 và a.b = 12
=> Sử dụng kết quả trên để tính
- GV gọi hs làm trên bảng.
? Tính (a + b) biết a - b =20 và a.b = 3
=> Tính tương tự trên
II. Bài luyện
1. Bài 20: SGK/12.
Ta có: VP= (x+2y)2= x2+4xy+4y2
VT = x2+2xy+4y2
 => VP VT
Vậy kết quả: x2 + 2xy +4y2 = (x + 2y)2 là sai
2. Bài 21: SGK/12.
a) 9x2 - 6x + 1= (3x)2 - 2.3x.1 + 12
 = (3x + 1)2
b) (2x + 3y)2 + 2(2x + 3y) + 1
 = (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y).1 + 12
 = (2x + 3y + 1)2
Tương tự: 
x2 + 2x + 1= (x + 1)2
4x2 - 4x + 1 = (2x - 1)2
3. Bài 22: SGK/12.
a) 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100.1 + 12
 = 10000 + 200 +1 
 = 10201
b) 1992 = (200 - 1)2 = 2002 - 2.200.1 + 12
 = 40000 - 400 + 1
 = 39601
c) 47.53 = (50 - 3)(50 + 3)
 = 502 - 32
 = 2500 - 9 = 2491
4. Bài 23: SGK/12.
 (a+b)2 = a2 + 2ab +b2
 (a - b)2 + 4ab = a2 - 2ab +b2 + 4ab
 = a2 + 2ab + b2
Vậy (a+b)2 = (a - b)2 + 4ab
 (a - b)2 = a2 - 2ab + b2
 (a + b)2 - 4ab = a2 + 2ab +b2 - 4ab
 = a2 - 2ab +b2
Vậy (a - b)2 = (a + b)2 - 4ab
* Áp dụng
a) Ta có: (a - b)2 = (a + b)2 - 4ab
 = 72 - 4.12
 = 1
b) Ta có: (a + b)2 = (a - b)2 + 4ab
 = 202 + 4.3
 = 412
4. Củng cố.
? Viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, đọc trước bài những hằng đẳng thức đáng nhớ 
- BTVN 24; 25: SGK/12
 13; 14; 15: SBT/4, 5
- Hướng dẫn bài 25: SGK/12
Cách 1: Sử dụng hằng đẳng thức. 
(a + b + c)2 = [(a + b) + c]2 
Cách 2: Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.
(a + b + c)2 = (a + b + c)(a + b +c)
=> Các phần khác làm tương tự.
Tuần
Ngày 
Tiết 6: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Hs nắm được các hằng đẳng thứclập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
- Hs biết phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức trên
- Vận dụng các hằng đẳng thức trên vào bài tập.
* Trọng tâm: Dạng tổng quát hằng đẳng thức lập phương của một tổng, của một hiệu.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: SGK, các hằng đẳng thức dã học.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học.
? Tính (x+y)(x2+2xy+y2) và (x- y)(x2-2xy +y2)
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hằng đẳng thức lập phương của một tổng
? Tính (a+b)(a+b)2
=> GV gọi hs làm trên bảng.
? So sánh (a+b)(a+b)2 và (a+b)3; (a+b)3 và a3+3a2b+3ab2+b3 
? Với A, B là hai biểu thức tuỳ ý hãy viết biểu thức tương tự.
? Phát biểu bằng lời hằng đẳng thức lập phương của một tổng.
- GV gọi hs trả lời.
=> Lập phương của một tổng hai bt bằng lập phương bt1 cộng tích 3 lần bình phương bt1 với bt2 cộng tích 3 lần bt1 với bình phương bt2 cộng lập phương bt2
? Tính (x+1)3 và (2x + y)3
=> GV gọi hs làm: Sử dụng hằng đẳng thức trên.
1. Lập phương của một tổng.
*?1: SGK/13.
(a+b)(a+b)2 = (a+b)(a2 + 2ab+ b2)
 = a3 +2a2b+ab2+a2b+2ab2+b3
 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
=> (a+b)3 = a3+3a2b+3ab2+b3
* Tổng quát.
(A+B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 +B3
*?2: SGK/13.
* Áp dụng:
a) (x + 1)3 = x3 + 3x2.1 + 3x.12 + 13
 = x3 + 3x2 +3x + 1
b) (2x + y)3 = (2x)3+3.(2x)2.y+3.2x.y2+y3
 = 8x3+12x2y+6xy2+y3
Hoạt động 2: Tìm hiểu hằng đẳng thức lập phương của một hiệu
? Tính(a-b)(a-b)2
- GV hướng dẫn hs tính: khai triển (a-b)2
 Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.
? So sánh (a-b)(a-b)2 và (a-b)3; (a-b)3 và a3-3a2b+3ab2-b3.
? Với hai biểu thức tuỳ A, B hãy viết dạng tổng quát.
? Phát biểu bằng lời hằng đẳng thức trên.
=> Lập phương của một hiệu hai bt bằng lập phương bt1 trừ tích 3 lần bình phương bt1 với bt2 cộng tích 3 lần bt1 với bình phương bt2 trừ lập phương bt2.
? Áp dụng tính: (x - )3 v à (x - 2y)3
- GV gọi 2hs tính trên bảng.
? Trong các khẳng định sau: 
1) (2x - 1)2 = (1- 2x)2
2) (x - 1)3 = (1 - x)3
3) (x + 1)3 = (1 + x)3
4) x2 - 1 = 1 - x2
5) (x - 3)2 = x2 - 2x + 9
=> Khẳng định nào đúng?
? Em có nhận xét gì về quan hệ của (A-B)2 và (B-A)3; (A-B)3 và (B-A)3
2. Lập phương của một hiệu.
*?3: SGK/13.
(a-b)(a-b)2 = (a-b)(a2-2ab+b2)
 = a3-2a2b+ab2-a2b+2ab2-b3
 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3
=> (a-b)3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3
* Tổng quát:
(A-B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
*?2: SGK/13.
* Áp dụng.
a) (x - )3 = x3 - 3x2. + 3x.()2 - ()3
 = x3 - x2 + x - 
b) (x - 2y)3 = x3 - 3x2.2y + 3x.(2y)2 - (2y)3
 = x3 - 6x2y + 12xy2 - 8y3
c) Khẳng định đúng: 1); 3)
=> (A - B)2 = (B - A)2
 (A - B)3 = - (B - A)3
4. Củng cố.
? So sánh hai hằng đẳng thức vừa học: về số hạng tử, luỹ thừa các biểu thức, các dấu “ +”; dấu “-“
Bài tập 26: SGK/14.
a) (2x2 + 3y)3 = (2x2)3 + 3.(2x2)2.3y + 3.2x2.(3y)2 +(3y)3
 = 8x6 + 36x4y + 54x2y2 + 27y3
b) (x - 3)3 = (x)3 - 3(x).3 + 3. x.32 - 33
 = x3 - x2 + x - 27
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, dạng tổng quát hai hằng đẳng thưc trên.
- Đọc trước bài mới.
- BTVN : Bài 27; 28: SGK/14.
 Bài 16; 17:SBT/5.
*Hướng dẫn bài 28: SGK/14.
- Viết các biểu thức dã cho dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu
- Thay giá trị tương ứng vào biểu thức rồi tính.
Vd) x3 + 12x2 + 48x +64 = x3 + 3.x2.4 + 3.x.42 + 43
= (x+4)3
x = 6 => (6 + 4)3 = 103 = 1000
=> Các phần khác làm tương tự. 
Tuần
Ngày 
Tiết 7: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Hs nắm được các hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
- Hs nắm được cách phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức trên.
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức vào giải toán.
*Trọng tâm: Dạng tổng quát hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: SGK, các hằng đẳng thức đã học
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Phát biểu bằng lời và viết dạng tổng quát hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hằng đẳng thức tổng hai lập phương
? Tính (a + b)(a2 - ab + b2)
- Sử dụng nhân đa thức với đa thức.
- GV gọi hs làm trên bảng.
? So sánh a3+b3 và (a-b)(a2-ab+b2)
? Với hai biểu thức A, B tuỳ ý viết dạng tổng quát A3 + B3
? Quy ước: A2 - AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A - B.
? Phát biểu hằng đẳng thức bằng lời.
=>Tổng hai lập phương của hai biểu thức bằng tổng hai biểu thức nhân bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức.
? Áp dụng hằng đẳng thức 
- Viết x3 + 8 dưới dạng tích.
- Viết (x + 1)(x2 - x + 1) dưới dạng tổng
=> GV gọi hs làm trên bảng
1. Tổng hai lập phương.
*?1: SGK/14.
(a+b)(a2-ab+b2) = a3-a2b+ab2+a2b-ab2+b3
 = a3 + b3
=> a3 + b3 = (a + b)(a2 - ab + b2)
* Tổng quát:
A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)
*?2: SGK/15.
* Áp dụng:
a) Ta có: x3 + 8 = x3 + 23
 = (x + 2)(x2 - 2x + 22)
 = (x + 2)(x2 - 2x + 4)
b) Ta có: (x + 1)(x2 - x + 1) 
 = (x + 1)(x2 - x.1 + 12)
 = x3 + 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu hằng đẳng thức hiệu hai lập phương
? Tính (a-b)(a2+ab+b2) 
- Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.
- GV gọi hs làm trên bảng.
? Với hai biểu thức A, B tuỳ ý háy viết dạng tổng quát A3 - B3.
=>Quy ước A2 + AB + B2 là bình phương thiếu của tổng A + B.
? Phát biểu hằng đẳng trên bằng lời.
- Hiệu hai lập phương của hai biểu thức bằng hiệu hai biểu nhân với bình phương thiếu của tổng hai biểu thức.
? Áp dụng hằng đẳng thức.
 - Tính: (x-1)(x2+x+1)
 - Viết: 8x3- y3 dưới dạng tích.
 - Hãy đánh dấu x vào ô trống 
(x+2)(x2-2x+4) bằng:
x3 + 8
x3 - 8
(x+2)3
(x-2)3
2. Hiệu hai lập phương.
*?3: SGK/15.
(a-b)(a2+ab+b2) = a3+a2b+ab2-a2b-ab2-b3
 = a3 - b3
=> a3 - b3 = (a - b)(a2 + ab + b2)
* Tổng quát:
A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
*?4:SGK/15.
a)(x-1)(x2+x+1)=(x-1)(x2+x.1+12)
 = x3 - 1
b) 8x3- y3 = (2x)3- y3
 = (2x - y)(4x2 + 2xy + y2)
x3 + 8
x
x3 - 8
(x+2)3
(x-2)3
c)
4. Củng cố.
? Viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học.
Bài tập 37: SGK/17.
Nối các biểu thức sao cho chúng tạo thành hai vế của một hằng đẳng thức.
(x-y)(x2 + xy + y2)
x3 + y3
(x + y)(x - y)
x3 - y3
x2 - 2xy + y2
x2 + 2xy + y2
(x + y)2
x2 - y2
(x + y)(x2 - xy + y2)
(y - x)2
y3 + 3xy2 + 3x2y + x3
x3 - 3x2y + 3xy2 - y3
(x - y)3
(x + y)3
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm được 7 hằng đẳng thức đã học.
- BTVN 30, 31: SGK/16.
- Hướng dẫn bài 31: SGK/16.
Để chứng minh a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
 => Sử dụng hằng đẳng thức, quy tắc nhân đơn thức với đa thức biến đổi vế phải 
(a + b)3 - 3ab(a + b) = a3 + 3a2b +3ab2 + b3 - 3a2b - 3ab2
 = a3 + b3
=> Kết luận.
- Các phần khác làm tương tự.
Tuần
Ngày 
Tiết 8: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho hs kiến thức về hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Giúp hs vận dụng được các hằng đẳng thức vào giải toán.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi trình bày bài giải.
*Trọng tâm: Cách vận dụng hằng đẳng thức vào giải toán.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, SBT.
2. Học sinh: Dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập chữa
- GV gọi hs làm trên bảng.
? Phát biểu hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
=> GV nhận xét bài.
- GV gọi hs làm bài 31: SGK/16.
? Nêu cách làm bài.
=> Biến đổi vế phải bằng vế trái.
? Tính a3 + b3, biết a.b = 6 và a + b =-5
=> Hs làm trên bảng.
I. Bài chữa. 
1. Bài 30: SGK/16.
a) (x + 3)(x2 - 3x +9) - (54 + x3)
 = (x + 3)(x2 - 3x + 32) - (54 + x3)
 = x3 + 33 - 54 - x3
 = x3 + 27 - 54 - x3
 = -27
b)(2x+y)(4x2-2xy+y2) - (2x-y)(4x2+2xy+y2)
 = [(2x)3 + y3] - [(2x)3 - y3]
 = 8x3 + y3 - 8x3 + y3
 = 2y3
2. Bài 31: SGK/16.
a) Ta có: VP = (a + b)3 - 3ab(a + b)
 = a3+3a2b+3ab2+b3- 3a2b-3ab2
 = a3 + b3 
 = VT
 => a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
b) Ta có: VP = (a - b)3 + 3ab(a - b)
 = a3- 3a2b+3ab2- b3+3a2b- 3ab2
 = a3 - b3 
 = VT
=> a3 - b3 = (a - b)3 + 3ab(a - b)
* Áp dụng: 
Ta có: a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
 = (-5)3 - 3.6.(-5)
 = -125 + 90
 = -35
Hoạt động 2: Bài tập luyện.
? GV gọi hs làm trên bảng.
HS 1 làm a, b
Hs 2 làm c, d
Hs 3 làm e, f
=> Sử dụng hằng đẳng thức đã học.
- GV nhận xét bài.
? GV gọi hs làm trên bảng.
a) Có hai cách làm.
-Sử dụng hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu.
- Sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.
b) Có ba cách: 
- Sử dụng hằng đẳng thức lập phương một tổng, lập phương một hiệu.
- Sử dụng kết quả bài 31.
- Sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai lập phương.
c) Có hai cách
-Sử dụng hằng đẳng thức bình phương một hiệu. 
- Sử dụng hằng đẳng thức và quy tắc nhân đa thức.
II. Bài luyện.
1. Bài 33: SGK/16.
a) (2 + xy)2 = 4 + 4xy + x2y2
b) (5 - 3x)2 = 25 - 30x + 9x2
c) (5 - x2)(5 + x2) = 25 - x4
d) (5x - 1)3 = 125x3 - 75x2 + 15x - 1
e) (2x - y)(4x2 + 2xy +y2) = 8x3 - y3
f) (x + 3)(x2 - 3x + 9) = x3 - 27
2. Bài 34: SGK/17.
a) C1:
(a+b)2-(a-b)2 = [(a+b)+(a-b)].[(a+b)-(a-b)]
 = 2a. 2b 
 = 4ab
C2: (a+b)2 - (a-b)2 = a2+2ab+b2- a2+2ab- b2
 = 4ab
b) Cách 1:
(a + b)3 - (a - b)3 - 2b3
 = a3+3a2b+3ab2+b3-a3+3a2b-3ab2+b3 - 2b3
 = 6a2b
 Cách 2:
(a + b)3 - (a - b)3 - 2b3
=[(a+b)-(a-b)]3+3(a+b)(a-b)[(a+b)-(a-b)]-2b3
= 8b3 + 6b(a2 - b2) - 2b3
= 8b3 + 6a2b - 6b3 - 2b3
= 6a2b
c) (x + y + z)2 - 2(x + y + z)(x + y) +(x + y)2 
 = [(x + y + z) - (x + y)]2
 = z2
4. Củng cố.
? Viết dạng tổng quát các hằng đẳng thức đã học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Đọc trước bài: 
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
- BTVN: bài 35, 36, 38: SGK/17.
 Bài 16, 17: SBT/5.
* Hướng dẫn bài38: SGK/17
- Sử dụng quy tắc đổi dấu.
a - b = - (b - a)
- Sử dụng luỹ thừa với số mũ lẻ.
(-1)3 = -1
 Chẳng hạn: (a - b)3 = [-(b - a)]3 = (-1)3.(b - a)3
=> Kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_18_tiet_4_den_8.doc