Giáo án Đại số khối 8 - Trần Đức Minh - Tiết 60: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giáo án Đại số khối 8 - Trần Đức Minh - Tiết 60: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng

Giúp học sinh:

-Nắm được dạng của bất phương trình bậc nhất một ẩn

-Nắm được hai quy tắc biến đổi bất phương trình

 Giúp học sinh có kỷ năng:

-Nhận dạng bất phương trình bấc nhất một ẩn

-Dùng hai cách biến đổi bất phương trình để giải bất phương trình

Thái độ

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá

 *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:

-Tính linh hoạt; Tính độc lập

 

doc 2 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 8 - Trần Đức Minh - Tiết 60: Bất phương trình bậc nhất một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 3/4/05
Tiết
60
§4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh:
-Nắm được dạng của bất phương trình bậc nhất một ẩn
-Nắm được hai quy tắc biến đổi bất phương trình
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Nhận dạng bất phương trình bấc nhất một ẩn
-Dùng hai cách biến đổi bất phương trình để giải bất phương trình
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập	
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Các ví dụ, thước 
Sgk, dụng cụ học tập
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Viết và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình x > 11 ?
{x / x > 11}
III.Bài mới: (30')
Giáo viên
Học sinh
Bất phương trình bấc nhất một ẩn có dạng như thế nào ? Cách giải như thế nào ?
Lắng nghe, suy nghĩ
HĐ1: Định nghĩa (10')
GV: Giới thiệu định nghĩa
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về bất phuơng trình bậc nhất một ẩn
HS: 3x + 1 > 0; 2x + 5 < 0
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1
HS: a) và c)
GV: Nhận xét, điều chỉnh
1) Định nghĩa: (sgk)
Ví dụ:
1) 3x + 1 > 0
2) 2x + 5 < 0
HĐ2: Hai quy tắc biến đổi bất phương trình (23')
GV: x + 1 > 0 Û x > -1 đúng hay sai ?
HS: x + 1 > 0 Û x > -1
GV: Chỉ ra cách biến đổi tương đương trong ví dụ này ? HS: Chuyển hạng tử 1 của bất phương trình đầu từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành -1
GV: Đây là một quy tắc biến đổi tương đương bất phương trình "quy tắc chuyển vế". Trong trường hợp tổng quát hãy phát biểu quy tắc đó ?
HS: Phát biểu quy tắc sgk
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 HS: Thực hiện
GV: Kiểm tra, nhận xét, điều chỉnh
GV: 3x < 3 Û x < 1 đúng hay sai ?
HS: 3x < 3 Û x < 1
GV: Chỉ ra cách biến đổi tương đương trong ví dụ này ? HS: Chia cả hai vế của bất phương trình đầu cho 3
GV: -5x > 5 Û x < -1 đúng hay sai ?
HS: -5x > 5 Û x < -1 
GV: Chỉ ra cách biến đổi tương đương trong ví dụ này ? HS: Chia cả hai vế của bất phương trình đầu cho -5
GV: Đây là một quy tắc biến đổi tương đương bất phương trình "quy tắc nhân". Trong trường hợp tổng quát hãy phát biểu quy tắc đó ?
HS: Phát biểu quy tắc sgk
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?3, ?4
HS: Thực hiện
GV: Kiểm tra, nhận xét, điều chỉnh
2) Hai quy tắc biến đổi bất phương trình
a) Quy tắc chuyển vế: 
 ax + b > 0 Û ax > -b 
b) Quy tắc nhân với một số
 ax > -b Û x > -b/a (a > 0)
 ax > -b Û x < -b/a (a < 0)
	IV. Củng cố: (5')
Giáo viên
Học sinh
Phương trình bậc nhất một ẩn là bất phương trình có dạng như thế nào ?
Nêu các quy tắc biến đổi tương đương bất phương trình ?
Định nghĩa (sgk)
Quy tắc (sgk)
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
Về nhà thực hiện bài tập: 19, 20 sgk/47

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET60~1.doc