I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức:HS nắm được các hằng đẳng thức: Tổng hai lập phương, Hiệu hai lập phương.
2. Về kĩ năng:Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải toán.
3. Về tư duy, thái độ: Thích tìm tòi kiến thức mới, có tinh thần hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi 7 hằng đẳng thức không theo thứ tự, bị khuyết .
2. HS: BT tiết trước, các hằng đẳng thức đáng nhớ
III. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
TUẦN 4 - TIẾT 7 Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu : Về kiến thức :HS nắm được các hằng đẳng thức : Tổng hai lập phương, Hiệu hai lập phương. Về kĩ năng :Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải toán. Về tư duy, thái độ : Thích tìm tòi kiến thức mới, có tinh thần hợp tác. II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ghi 7 hằng đẳng thức không theo thứ tự, bị khuyết . HS: BT tiết trước, các hằng đẳng thức đáng nhớ III. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Nội dung Đáp án 1) Điền vào chỗ trống( ..) (5đ) (A + B)2 = (A - B)2 = A2 - B2=. (A + B)3 = .. (A - B)3 = .. 2. Tính giá trị của biểu thức x2 – y2 tại x = 87 và y = 13 (5đ) 1) Điền vào chỗ trống( ..) (5đ) (A + B)2 = A2 +2AB +B2 (A - B)2 = A2 -2AB +B2 A2 - B2=(A-B)(A+B) (A + B)3 = A3 +3A2B +3AB2 +B3 (A - B)3 = A3 -3A2B +3AB2 -B3 2). x2 – y2 = (x + y)(x - y). (2đ) với x = 87 và y = 13 thì (x + y)(x - y) = (87 + 13)(87 - 13) = 100. 74 =7400. (2đ) Vậy giá trị của biểu thức x2 – y2 tại x = 87 và y = 13 là 7400. (1đ) IV. Tiến trình giảng bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động 1 : Tổng hai lập phương (10 phút) Thực hiện ?1 rồi rút ra hằng đẳng thức Tổng hai lập phương – Áp dụng : -Cho HS làm ?1 -Giới thiệu hằng đẳng thức Tổng hai lập phương. Hoạt động 2: Hiệu hai lập phương (10 phút) Thực hiện ?3 rồi rút ra hằng đẳng thức “Hiệu hai lập phương” – Áp dụng : -Yêu cầu HS làm ?3 - Giới thiệu hằng đẳng thức “Hiệu hai lập phương” - Cho HS làm áp dụng. -Cho các em nhận xét -GV nhận xét và sửa sai cho các em (nếu có) Hoạt động 3 : (15 phút) Bài tập -Cho HS làm BT 30, 31 +BT 30 cho HS thảo luận làm bài.Cho đại diện nhóm lên trình bày bài giải.Cho các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét và sửa hoàn chỉnh. -Tính (a +b)(a2 –ab +b2) = = a3 + b3 -Ghi nhận hằng đẳng thức. -Làm các áp dụng theo hằng đẳng thức -Tính (a -b)(a2 +ab +b2) = = a3 - b3 -Ghi nhận hằng đẳng thức. -làm áp dụng -Nêu nhận xét, sửa bàivở. -Suy nghĩ làm BT 30. 31 + Thảo luận làm bài,lên trình bày bài giải của nhóm, đóng góp ý kiến cho các nhóm khác. +Sửa bài vào vở. 6. Tổng hai lập phương : A3 + B3 = (A + B) (A2 –AB +B2) Áp dụng : a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích x3 + 8 = x3 + 23 = (x +2)(x2 –2x +4) b) Viết (x +1)(x2 –x +1) dưới dạng tổng: (x +1)(x2 –x +1) = x3 + 1 c) Viết (2x +y)(4x2 –2xy +y2) dưới dạng tổng: (2x +y)(4x2 –2xy +y2) =(2x)3 +y3 = 8x3 +y3 7. Hiệu hai lập phương : A3 – B3 = (A - B)(A2 +AB +B2) Áp dụng : a) Tính (x -1)(x2 +x +1) (x -1)(x2 +x +1) = x3 - 1 b) Viết 8x3 –y3 dưới dạng tích 8x3 –y3 = (2x)3 –y3 = (2x -y)(4x2 +2xy +y2) c) (x +2)(x2 –2x +4) = x3 + 23 =x3 + 8 BT30 : Rút gọn a) (x +3)(x2 –3x +9) – (54 +x3) = x3 + 27 – 54 – x3= -27 b) (2x +y)(4x2 –2xy +y2) – (2x -y)(4x2 +2xy +y2) = [(2x)3 +y3]- [(2x)3 –y3]= 2y3 BT 31: Chứng minh: a) a3 + b3 = (a+b)3-3ab(a+b) VP =a3+3a2b+3ab2+b3–3a2b –3ab2 = a3 + b3 = VT Áp dụng : Với a.b = 6 và a +b = -5 Thì a3 + b3 = (-5)3 –3.6.(-5) = -35 b) a3 - b3 = (a-b)3 + 3ab(a-b) VP = a3 -3a2b +3ab2 -b3 +3a2b –3ab2 = a3 - b3= VT V. Củng cố : (5phút) *Nhắc lại các hằng đẳng thức đáng nhớ *Phiếu học tập VI. Hướng dẫn học ở nhà :(2 phút) Học thuộc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. Làm BT 32 SGK ; BT 15, 16, 17 SBT Hướng dẫn BT 32: chú ý ta vận dụng hằng đẳng thức tổng 2 lập phương để thực hiện. Chuẩn bị tiết sau luyện tập. PHIẾU HỌC TẬP Tên HS:.. Rút gọn biểu thức P = (x + 1)3 + (2x -1)3, ta được: A. P = 9x3 – 9x2 +9x B. P = 6x3 + 9x2 +9x C.P = 9x3 – 6x2 + 6x D. P = 9x3 – 12x2 +9. Chọn A RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: