A/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :
Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức,tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương. 2. Kỷ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp.
3. Thái độ:
Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác .
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề, nhóm.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy
Học sinh: Làm BTVN.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 10’
HS1: Viết các hằng đẳng thức đã học.
HS2: Tính (a + b)(a2 - ab + b2)
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Như vậy (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Đó là dạng tổng của hai lập phương, ta đi học bài học hôm nay.
2/ Triển khai bài.
Tiết 7 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ Ngày soạn: 11/9 Ngày giảng: 8A:12/9 8B:12/9 A/ MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức,tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương. 2. Kỷ năng: Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp. 3. Thái độ: Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác . B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề, nhóm. C/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy Học sinh: Làm BTVN. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: 10’ HS1: Viết các hằng đẳng thức đã học. HS2: Tính (a + b)(a2 - ab + b2) III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Như vậy (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Đó là dạng tổng của hai lập phương, ta đi học bài học hôm nay. 2/ Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: Tổng hai lập phương. 10' GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì ? HS: Nêu hằng đẳng thức trong Sgk. GV: Em nào có thể phát biểu thành lời hằng đẳng thức trên? GV: Chốt lại. GV: ÁP dụng hàng đẳng thức: a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích. b) Viết (x + 1)(x2 - x + 1) dưới dạng tổng HS: Lên bảng thực hiện. GV: Cùng HS cả lớp nhận xét, và chốt lại hằng đẳng thức . 2. Hoạt động 2: Hiệu hai lập phương. 15' GV: Tính (a + b)(a2 - ab + b2); với a, b là các số tuỳ ý. GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a - b)(a2 + ab + b2) = a3 - b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì ? HS: Nêu công thức tổng quát. HS: Phát biểu hằng đẳng thức bằng lời. GV: áp dụng công thức . a) Tính (x - 1)(x2+ x +1) b) Viết 8x3 - y3 dưới dạng tích. c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: (x + 2)(x2 - 2x + 4) x3+ 8 x3 - 8 (x + 2)2 (x - 2)2 GV: Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm 2 em. HS: Hoạt động theo nhóm và thực hiện. GV: Chốt lại hằng đẳng thức. 1. Tổng hai lập phương. Tổng quát: A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2) áp dụng: a) x3 + 8 = (x + 2)(x2 -2x + 4) b) (x + 1)(x2 - x + 1) = x3 + 1 2. Hiệu hai lập phương. [?2] Ta có: (a + b)(a2 - ab + b2) = = a3 - a2b + ab2 +a2b - ab2 + b3 = = a3- b3 Tổng quát: A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) áp dụng: a) (x - 1)(x2+ x +1) = x3 - 1 b) 8x3 - y3 = (2x - y)(4x2 + 2xy + y2) c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: (x + 2)(x2 - 2x + 4) x3+ 8 x x3 - 8 (x + 2)2 (x - 2)2 3. Củng cố: 10’ - Nhắc lại các hằng đẳng thức đã học. - Các phương pháp phân tích tổng hợp. * BT30. (Sgk) Rút gọn biểu thức sau: a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3) = = x3 + 27 - 54 - x3 = -27 * BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng: a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b) Ta có: (a + b)3 - 3ab(a + b) = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 - 3a2b - 3ab2 = a3 + b3 4. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc các hằng đẳng thức đã học. - Làm bài tập 30-37Sgk. E. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: