Giáo án Đại số 8 - Tiết 14: Luyện tập (Bản chuẩn)

Giáo án Đại số 8 - Tiết 14: Luyện tập (Bản chuẩn)

1. MỤC TIÊU

- HS được rèn luyện các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (ba phương pháp cơ bản).

- HS biết thêm phương pháp “Tách hạng tử”, cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng một hạng tử vào biểu thức.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Bảng phụ, phấn màu.

HS: Bảng nhóm, bút dạ.

3. PHƯƠNG PHÁP

- Gợi mở

- Vấn đáp

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1. Ổn định lớp

8A Sĩ số: Vắng:

4.2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 14: Luyện tập (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2009
Ngày giảng: 
Tiết: 14
9. luyện tập
1. Mục tiêu
- HS được rèn luyện các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (ba phương pháp cơ bản).
- HS biết thêm phương pháp “Tách hạng tử”, cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng một hạng tử vào biểu thức.
2. chuẩn bị của gv và hs
gV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: Bảng nhóm, bút dạ.
3. Phương pháp
- Gợi mở
- Vấn đáp
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
8A 	Sĩ số: 	Vắng:
4.2. Kiểm tra bài cũ
Đề kiểm tra 15 phút
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: Viết tên và biểu thức của 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
Câu 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử
a) xy2 – 2xy + x
b) x2 – xy + x – y
Câu 1: Viết đúng tên và biểu thức 7 hằng đẳng thức đáng nhớ (4 điểm)
Câu 2 (6 điểm): Phân tích đa thức sau thành nhân tử 
a) xy2 – 2xy + x = x(y2 – 2y + 1) = x(y – 1)2
b) x2 – xy + x – y = (x2 – xy) + (x – y)
= x(x – y) + (x – y) = (x – y)(x + 1)
4.3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Ghi bảng
hoạt động 1
(luyện tập)
GV cho HS lên bảng trình bày bài 52
GV (chốt lại vấn đề): 
Muốn chứng minh một biểu thức chia hết cho một số nguyên a nào đó với mọi giá trị của biến, ta phải phân tích biểu thức đó thành nhân tử, trong có chứa nhân tử a.
GV cho HS làm bài tập 54 SGK
GV cho HS nhận xét bài làm của nhau và chốt lại bằng cách đưa ra bảng phụ ghi sẵn lời giải bài tập 54 
GV cho HS làm bài tập 55 SGK
GV cho HS nhận xét bài làm của bạn về kết quả và cách trình bày
GV chốt lại vấn đề bằng cách giải nhanh các bài 55
GV chốt lại vấn đề:
- Muốn tìm x khi biểu thức bằng 0, ta phải biến đổi biểu thức về dạng tích các nhân tử.
- Cho mỗi nhân tử bằng 0 rồi tìm giá trị của x tương ứng.
- Tất cả các giá trị củ x tìm được đều thoả mãn đẳng thức đã cho. Đó là các giá trị cần tìm của x.
HS (làm theo yêu cầu của giáo viên):
- HS1 lên bảng trình bày lời giải
- HS còn lại theo dõi cách làm của bạn và góp ý kiến bổ sung
HS (làm theo yêu cầu của giáo viên):
- HS làm bài tập theo nhóm
- Sau vài phút nhóm trưởng đưa bảng phụ lên treo
HS nghe và chữa lại những chỗ sai nếu có
HS (làm theo yêu cầu của giáo viên):
- HS1 lên bảng làm câu a
- HS2 lên bảng làm câu b
- HS3 lên bảng làm câu c
- HS còn lại làm tại chỗ
HS sửa lại những chỗ sai nếu có
Bài tập 52 (SGK – T24)
(5n + 2)2 – 4 = (5n + 2)2 - 22
= [(5n + 2) + 2][(5n + 2) – 2]
= (5n + 4)5n
Biểu thức (5n + 4)5n luôn luôn chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.
Bài tập 54 (SGK – T25)
a) x3 + 2x2y + xy2 – 9x
= x(x2 + 2xy + y2 – 9)
= x[(x2 + 2xy + y2) – 9]
= x[(x + y)2 – 32]
= x[(x + y) + 3][(x + y) – 3]
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2 
= (2x – 2y) – (x2 – 2xy + y2)
= 2(x – y) – (x – y)2
= (x – y)(2 – x + y)
c) x4 – 2x2 = x2(x2 – 1)
= x2(x + 1)(x – 1)
Bài tập 55 (SGK – T25)
a) - = 0
 = 0
Tích bằng 0 khi có một phân tử bằng 0. Do đó ta có:
Trả lời: hoặc hoặc 
b) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0
[(2x – 1) + (x – 3)][ 2x – 1) – (x + 3)] = 0
(3x + 2)(x – 4) = 0
Tích bằng 0 khi một nhân tử bằng 0. Do đó, ta có:
3x + 2 = 0 x = 
x – 4 = 0 x = 4
Trả lời: x = hoặc x = 4
c) x2(x – 3) + 12 – 4x = 0
x2(x – 3) – 4(x – 3) = 0
(x – 3)(x2 – 22) = 0
(x – 3)(x + 2)(x – 2) = 0
Tíhc bằng 0 khi một nhân tử bằng 0. Do đó ta có:
x – 3 = 0 x = 3
x + 2 = 0 x = -2
x – 2 = 0 x =2
Trả lời: x = 3 hoặc x = -2 hoặc x = 2
4.4. Củng cố
- Bài tập: Phân tích đa thức sau thành nhân tử x2 – 4x + 3
- Khi gặp trường hợp biểu thức không có dạng của hằng đẳng thức, không có nhân tử chung, việc nhóm hạng tử cũng chưa làm được, ta phải nghĩ ngay đến việc tách hạng tử hoặc cộng trừ thêm cùng một số (một hạng tử) thích hợp để có thể đưa về dạng các bài toán quen thuộc.
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại lời giải các bài toán đã làm.
- Làm tiếp các bài tập 56, 57, 58 (SGK – T25).
5. Rút kinh nghiệm
....
.....
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_14_luyen_tap_ban_chuan.doc