Giáo án Đại số 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Hoàng Văn Long

Giáo án Đại số 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Hoàng Văn Long

I.MỤC TIÊU:

 HS biết nhóm các hạng tử một cách thích hợp để phân tích đa thức thành nhân tử.

II.CÁC BƯỚC\ LÊN LỚP:

 1.Kiểm tra:

 Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

 HS1: a) x2 – 3x HS2: a) xy -3y

 b) a2 – 6a + 9 b) x2 +4x + 4

 2.Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Hoàng Văn Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11:
BÀI 8:	PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ
I.MỤC TIÊU:
	HS biết nhóm các hạng tử một cách thích hợp để phân tích đa thức thành nhân tử.
II.CÁC BƯỚC\ LÊN LỚP:
	1.Kiểm tra:
	Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
	HS1:	a) x2 – 3x	HS2:	a) xy -3y
	b) a2 – 6a + 9 	b) x2 +4x + 4
	2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Phân tích đa thức bên thành nhân tử?
GV: Để phân tích đa thức này phải nhóm các hạng tử thích hợp lại với nhau.
GV:chia lớp thành 4 nhóm
 Sau ít phút,mỗi nhóm trình bày cách nhóm của mình.
GV: Nếu ta nhóm các hạng tử thích hợp thì sẽ tiếp tục phân tích được ,nếu nhóm các hạng tử không thích hợp thì sẽ không tiếp tục phân tích được .Ví dụ nhóm x2 với 3y ; -3x với xy.
? Hãy nhóm các hạng tử ở ví dụ 2 để có thể phân tích được?
?Phân tích các đa thức trong ngoặc thành nhân tử?
? Có thể phân tích đa thức ở ví dụ bằng cách nhóm các hạng tử khác?
GVKL:Ta phải nhóm các hạng tử sao cho:
 + Mỗi nhóm đều có thể tiếptục phân tích được
 +Sau khi phân tích thành nhân tử ở mỗi nhóm thì quá trình phân tích phải tiếp tục được.
GV:Mỗi bài có thể có nhiều cách nhóm thích hợp các hạng tử.
GV yêu cầu HS làm 
Gv yêu cầu HSđọc khoảng 2 phút.
? Hãy nêu cách làm của bạn Thái? 
 Làm như vậy là đúng hay sai?
?Hãy nêu cách làm của bạn Hà? Làm như vậy là đúng hay s
?Hãy nêu cách làm của bạn An? Làm như vậy là đúng hay sai?
? Kết quả của bạn Thái và bạn Hà có thể phân tích tiếp được không? HS:.
? Hãy phân tích tiếp bài của bạn Thái và bạn H
GV: Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta phải phân tích đến khi không còn phân tích tiếp được.
1.Ví dụ: 
a)Ví dụ 1:Phân tích đa thức
 x2 – 3x + xy -3y thành nhân tử
Cách 1: x2 – 3x + xy -3y 
 = (x2 – 3x) + (xy -3y)
 = x(x - 3) + y(x – 3)
 =(x – 3)(x +y)
Cách 2: x2 – 3x + xy -3y 
 = (x2 + xy) – (3x + 3y)
 = x(x + y )- 3 (x + y)
 = (x +y)(x – 3) 
b)Ví dụ 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử
 2xy + 3z + 6y +xz
 = (2xy+ 6y)+ (3z+xz)
 = 2y(x +3) + z (x + 3)
 = (x +3) (2y + z)
 2xy + 3z + 6y +xz
 = (2xy +xz) +( 3z + 6y )
 = x(2y + z) + 3( z + 2y)
 = (2y + z)(x +3) 
2.Áp dụng: 
Hs đứng tại chỗ trả lời.
 Tính nhanh:
 15.64 +25.100 + 36.15 + 60.100
= (15.64 + 36.15) +(25 .100 + 60.100)
= 15( 64 + 36) + 100 (25 +60)
= 15.100 + 100.85
=100(15 + 85) = 100 .100 = 10000
HS :Đúng
	3.Cũng cố:
	4.Hướng dẫn về nhà:
	+Xem lại vở ghi và sgk
	+BTVN: 47,48,49,50(sgk/22)
	+HD bài 50b : Lưu ý khi phân tích đa thức thành nhân tử phải chú ý dấu.
+Xem trước bài mới: phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.
III.RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_11_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu_ban.doc