Giáo án Đại số 8 kỳ II

Giáo án Đại số 8 kỳ II

CHƯƠNG III : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

TIẾT 41 Đ1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH

 I. MỤC TIÊU:

 1) Về kiến thức: Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.

- Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương: Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.

2) Về kỹ năng: Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

 3) Về thái độ: HS có ý thức học tập tốt, yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1) Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, SGK, phấn màu

 2) Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, SGK

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1) Kiểm tra bài cũ.(Không kiểm tra)

2) Dạy nội dung bài mới:

 

doc 127 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1036Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: //20... Ngày dạy: Tiết: ; //20... - Dạy lớp 8A
	 	 	 Tiết:; //20... - Dạy lớp 8B
	 Tiết:;//20... - Dạy lớp 8C
Chương III : 	Phương trình bậc nhất một ẩn
Tiết 41 Đ1. Mở đầu về phương trình
 I. Mục tiêu:
	1) Về kiến thức: Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
- Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương: Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
2) Về kỹ năng: Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.	
	3) Về thái độ: HS có ý thức học tập tốt, yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 	1) Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, SGK, phấn màu 
 	2) Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, SGK 
III.Tiến trình bài dạy:
 	1) Kiểm tra bài cũ.(Không kiểm tra)
2) Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
HS
GV
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III (5’)
 Một HS đọc to bài toán tr 4 SGK
– Sau đó GV giới thiệu nội dung chương III gồm
+ Khái niệm chung về phương trình.
+ Phương trình bậc nhất một ẩn và một số dạng phương trình khác.
+ Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
Hoạt động 2: (16’)
Giới thiệu: Hệ thức 2x + 5 = 3 (x – 1) + 2 là một phương trình với ẩn số x.
Phương trình gồm hai vế.
ở phương trình trên, vế trái là 2x + 5, vế phải là 3 (x – 1) + 2.
Hai vế của phương trình này chứa cùng một biến x, đó là một phương trình một ẩn
– Giới thiệu phương trình một ẩn x có dạng A(x) = B(x) với vế trái là A(x), vế phải làB(x)
– Hãy cho ví dụ khác về phương trình một ẩn. Chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình
– Yêu cầu HS làm .
Hãy cho ví dụ về :
a) Phương trình với ẩn y.
b) Phương trình với ẩn u.
Yêu cầu HS chỉ ra vế trái, vế phải của mỗi phương trình.
– GV cho phương trình : 3x + y = 5x – 3.
Phương trình này có phải là phương trình một ẩn không ?
– Yêu cầu HS làm 
Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình : 2x + 5 = 3 (x – 1) + 2
Nêu nhận xét.
GV nói : khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình đã cho bằng nhau, ta nói x = 6 thoả mãn phương trình hay x = 6 nghiệm đúng phương trình và gọi x = 6 là một nghiệm của phương trình đã cho.
– Yêu cầu HS làm tiếp .
Cho phương trình 
2 (x + 2) – 7 = 3 – x 
a) x = – 2 có thỏa mãn phương trình không ?
b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình không ?
Cho h/s làm bài tập
Vậy một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm ?
Yêu cầu HS đọc phần “Chú ý” tr 5, 6 SGK.
1. . Phương trình một ẩn
a) Bài toán
Tìm x biết : 2x + 5 = 3 (x – 1) + 2
* Phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x) trong đó VT là A(x); VP là B(x)
b) Ví dụ : 3x2 + x – 1 = 2x + 5
Vế trái là 3x2 + x – 1
Vế phải là 2x +5
c) ?1
3x + y = 5x – 3.
?2 
VT = 2x + 5 = 2 . 6 + 5 = 17.
VP = 3 (x – 1) + 2
= 3 (6 – 1) + 2 = 17.
Nhận xét : khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình bằng nhau.
?3 
a) Thay x = – 2 vào hai vế của phương trình.
VT = 2 (– 2 + 2) – 7 = – 7
VP = 3 – (– 2) = 5
ị x = – 2 không thoả mãn phương trình.
b)Thay x = 2 vào hai vế của phương trình.
VT = 2 (2 + 2) – 7 = 1
VP = 3 – 2 = 1.
ị x = 2 là một nghiệm của phương trình.
Bài tập
a) x = 
b) 2x = 1
c) x2 = –1
d) x2 – 9 = 0
e) 2x + 2 = 2 (x + 1)
Hãy tìm nghiệm của mỗi phương trình trên
* Chú ý: SGK.
GV
GV
GV
GV
Hoạt động 3: (8’)
Giới thiệu :Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu bởi S.
Yêu cầu HS làm 
Khi bài toán yêu cầu giải một phương trình, ta phải tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của phương trình đó.
HS làm bài tập :
Các cách viết sau đúng hay sai ?
a) Phương trình x2 = 1 có tập nghiệm S = {1}.
b) Phương trình x + 2 = 2 + x có tập nghiệm 
S = R.
2. Giải phương trình
a) Ví dụ : + phương trình x = có tập nghiệm S = {}.
+ phương trình x2 – 9 = 0 có tập nghiệm S = {– 3, 3}
?4 a) Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = {2}.
 b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = ặ.
b) Bài tập
a) Sai. Phương trình x2 = 1 có tập nghiệm S = {–1 ; 1}.
b) Đúng vì phương trình thoả mãn với mọi x ẻ R.
GV
GV
HS
Hoạt động 4: (8’)
Cho phương trình x = –1 và phương trình 
x + 1 = 0. Hãy tìm tập nghiệm của mỗi phương trình. Nêu nhận xét
Giới thiệu : Hai phương trình có cùng một tập nghiệm gọi là hai phương trình tương đương.
GV cho h/s làm AD 
HS lấy ví dụ về hai phương trình tương đương.
3. Phương trình tương đương
a) Ví dụ: Cho phương trình x = –1 và phương trình x + 1 = 0. Hãy tìm tập nghiệm của mỗi phương trình. Nêu nhận xét
– Phương trình x = –1 có tập nghiệm S = {–1}.
– Phương trình x + 1 = 0 có tập nghiệm S = {–1}.
– Nhận xét : Hai phương trình đó có cùng một tập nghiệm.
b) AD: Phương trình x – 2 = 0 và phương trình x = 2 có tương đương không ?
+ Phương trình x2 = 1 và phương trình x = 1 có tương đương hay không ? Vì sao
* K/n: SGK tr 6
 Kí hiệu tương đương “Û”.
Ví dụ : x – 2 = 0 Û x = 2
GV
GV
3) Củng cố:(6')
Lưu ý HS : Với mỗi phương trình tính kết quả từng vế rồi so sánh.
Hai phương trình x = 0 và x (x – 1) = 0 có tương đương hay không ? Vì sao ?
Bài 1 tr 6 SGK.
x = –1 là nghiệm của phương trình a) và c)
Bài 5 tr 7 SGK.
Phương trình x = 0 có S = {0}.
Phương trình x (x – 1) = 0 có S = {0 ; 1}.
Vậy hai phương trình không tương đương.
 4)Hướng dẫn hs tự học ở nhà:(2')
– Nắm vững khái niệm phương trình một ẩn, thế nào là nghiệm của 
phương trình, tập nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương.
– Bài tập về nhà số 2, 3, 4 tr 6, 7 SGK. số 1, 2, 6, 7 tr 3, 4 SBT.
– Đọc “Có thể em chưa biết” tr 7 SGK.
– Ôn quy tắc “Chuyển vế” Toán 7 tập một.
* Nhận xét đánh giá sau khi dạy
Ngày soạn //20... Ngày dạy: Tiết: ; //20... - Dạy lớp 8A
	Tiết:; //20... - Dạy lớp 8B
	 Tiết:;//20... - Dạy lớp 8C
Tiết42 Đ2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
 I. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: Hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất: ax + b = 0 (x là ẩn; a, b là các hằng số, a ạ 0).
 Nghiệm của phương trình bậc nhất.
2. Về kỹ năng: Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng thành thạo chúng để giải các phương trình bậc nhất.
	3. Về thái độ: HS có ý thức học tập tốt, yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 	1. Chuẩn bị của GV Thước thẳng, SGK, phấn màu 
	II. Chuẩn bị của HS Thước thẳng, SGK, Ôn tập quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân của đẳng thức số. 
III. Tiến trình bài dạy:
 	1. Kiểm tra bài cũ.(7’)
 a, A, Câu hỏi:
HS1: Chữa bài số 2 tr 6 SGK. 
Trong các giá trị t = –1 ; t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4
HS2 : – Thế nào là hai phương trình tương đương ? Cho ví dụ.
– Cho hai phương trình : x – 2 = 0 và x (x – 2) = 0
Hỏi hai phương trình đó có tương đương hay không ? Vì sao ?
 b, b, Đáp án.
HS1: Thay lần lượt các giá trị của t vào hai vế của phương trình
* Với t = –1
VT = (t + 2)2 = (–1 + 2)2 = 1
VP = 3t + 4 = 3 (–1) + 4 = 1
VT = VP ị t = –1 là một nghiệm của phương trình....
HS2: Hai phương trình x – 2 = 0 và x(x – 2) = 0 không tương đương với nhau vì x = 0 thoả mãn phương trình x( x – 2) = 0 nhưng không thoả mãn phương trình x – 2 = 0.
 */ Vào bài: (1' )Tiết trước các em đã nghiên cứu phương trình một ẩn, tiết này các em nghiên cứu pt bậc nhất một ẩn
2. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
GV
GV
HS
HS
HS
GV
GV
HS
HS
GV
Hoạt động 1: (7’)
Giới thiệu định nghĩa: 
Yêu cầu HS xác định các hệ số a và b của mỗi phương trình.
+ Phương trình 2x – 1 = 0 có 
a = 2 ; b = –1.
+ Phương trình 5 – x = 0 có 
a = – ; b = 5.
+ Phương trình –2 + y = 0 có a = 1 ; 
b = – 2.
Yêu cầu HS làm bài tập số 7 tr 10 SGK.
Hãy giải thích tại sao phương trình b) và e) không phải là phương trình bậc nhất một ẩn.
– Phương trình x + x2 = 0 không có dạng ax + b = 0.
– Phương trình 0x – 3 = 0 tuy có dạng 
ax + b = 0 nhưng a = 0, không thoả mãn điều kiện a ạ 0.
Để giải các phương trình này, ta thường dùng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
* Định nghĩa: Phương trình có dạng 
ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và 
a ạ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
* Ví dụ: Cho các PT sau, hãy xác định các hệ số a và b của mỗi phương trình?
a) 2x – 1 = 0
b) 5 – x = 0
c) –2 + y = 0
Bài 7 tr 10 SGK: Phương trình bậc nhất một ẩn là các phương trình.
a) 1 + x = 0
c) 1 – 2t = 0
d) 3y = 0
GV
GV
HS
GV
HS
GV
GV
GV
GV
GV
GV
Hoạt động 2: (10’)
Tìm x biết 2x – 6 = 0 yêu cầu HS làm.
Để tìm x ta làm như thế nào?
Chuyển các hạng tử không chứa x sang vế phải.
 Chúng ta vừa tìm x từ một đẳng thức số. Em hãy cho biết trong quá trình tìm x trên, ta đã thực hiện những quy tắc nào ?
Quy tắc chuyển vế, quy tắc chia.
– Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế.
Với phương trình ta cũng có thể làm tương tự.
GV cho HS làm .
– Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế khi biến đổi phương trình.
ở bài toán tìm x trên, từ đẳng thức 2x = 6, ta có x = 6 : 2 hay x = 6 . ị x = 3.
Vậy trong một đẳng thức số, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số, hoặc chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.
Đối với phương trình, ta cũng có thể làm tương tự. 
– Cho HS phát biểu quy tắc nhân với một số (bằng hai cách : nhân, chia hai vế của phương trình với cùng một số khác 0).
– GV yêu cầu HS làm .
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình
Ví dụ: Tìm x, biết 2x – 6 = 0
 2x = 6
 x = 6 : 2
 x = 3
a). Quy tắc chuyển vế: SGK tr 8
, 
a) x – 4 = 0 Û x = 4.
b) + x = 0 Û x = – .
c) 0,5 – x = 0 Û –x = – 0,5 Û x = 0,5
b). Quy tắc nhân với một số: SGK tr8
Ví dụ : Giải phương trình 
 = –1.
Ta nhân cả hai vế của phương trình với 2 ta được x = -2 
?2 
b) 0,1x = 1,5
 x = 1,5 : 0,1 hoặc x = 1,5 . 10
 x = 15
c) – 2,5x = 10
 x = 10 : (– 2,5)
 x = – 4
GV
GV
GV
GV
Hoạt động 3: (10’)
Cho HS đọc hai Ví dụ SGK.
Ta thừa nhận rằng: Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một PT mới tương đương với PT đã cho.
VD1 nhằm hướng dẫn HS cách làm, giải thích việc vận dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.
VD2 hướng dẫn HS cách trình bày một bài giải phương trình cụ thể.
Hướng dẫn HS giải phương trình bậc nhất một ẩn ở dạng tổng quát.
Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm ?
áp dụng làm ?3 
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Ví dụ1: Giải phương trình 3x – 9 = 0
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 3
*Tổng quát: Phương trình () 
*Nhận xét: Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất là x = –.
 Giải phương trình
– 0,5x + 2,4 = 0
Kết quả : S = {4,8}.
GV
GV
GV
GV
 3. Củng cố-luyện tập:(7')
Cho các nhóm thảo luận
Kiểm tra thêm bài làm của một số nhóm.
Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu ng ...  tính thể tích của hình chóp.
iii. đáp án – biểu điểm
Câu 1: (3 điểm)
Kết quả x = 1 	1 điểm
2) Đk : x ạ 0; x = 2.
Tìm được x(x + 1) = 0.
Û x = 0 (loại). Vậy S = {-1}	1 điểm
3) Nghiệm của phương trình là x = 2 	1 điểm
Câu 2: (2điểm)
Gọi số ngày tổ dự định sản xuất là x (ngày)
ĐK: x nguyên dương.	0,5 điểm
Vậy số ngày tổ thực hiện là (x - 1) (ngày)
Số SP làm theo kế hoạch là 50 x (SP)
Số SP thực hiện được 57(x - 1) (SP)	0,5 điểm
Theo đề bài ta có phương trình : 
57(x - 1) – 50x = 13	0,25 điểm
Û 57x – 57 – 50x = 70
Û x = 10 (TMĐK)	0,25 điểm
Trả lời : Số ngày tổ dự định sản xuất là 10 ngày.
Số SP tổ phải sản xuất theo kế hoạch là : 50 . 10 = 500 (SP)	0,5 điểm
Câu 3: (3 điểm)
Hình vẽ chính xác 0,25 điểm
a) DBDC và DHBC có
 chung.
ị DBDC DHBC (g-g) 0,75 điểm
b) DBDC DHBC
ị 
ị 0,75 điểm
HD = DC – HC = 25 – 9 = 16 (cm)	 0,25 điểm
c) Xét tam giác vuông BHC 
BH2 = BC2 – HC2 (đ/l Pytago)
BH2 = 152 - 92
BH2 = 144 ị BH = 12 (cm)	 0,25 điểm
Hạ AK DC (trường hợp cạnh huyền, góc nhọn).
ị DK = CH = 9 cm
ị KH = DH – DK
KH = 16 – 9 = 7 cm
ị AB = KH = 7 cm. 0,25 điểm
 = 192 (cm2)	 0,5 điểm
Câu 4: (2điểm)
Hình vẽ chính xác 0,5 điểm
a) Tam giác vuông ABC có :
AC2 = AB2 + BC2 = 102 + 102
ị 0,5 điểm
b) 
Tam giác vuông SAO có :
 ằ 9,7 (cm)	 0,5 điểm.
Thể tích hình chóp là :
	 0,5 điểm
IV. NHẬN XẫT, ĐÁNH GIÁ SAU KHI TRẢ BÀI
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày soạn //2012 Ngày dạy: Tiết: ; //2012 - Dạy lớp 8A
	 Tiết:; //2012 - Dạy lớp 8C
Tiết 70 trả bài kiểm tra cuối năm
 I. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: Hệ thống các kiến thức cơ bản củng cố và khắc sâu các nội dung khác.
	2. Về kỹnăng: Luyện cách giải phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình.
	3. Về thái độ: HS có ý thức học tập tốt, yêu thích môn học. 
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 	1. Chuẩn bị của giáo viên: Thước thẳng, SGK, phấn màu 
 	2. Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng, SGK 
III. Tiến trình bài dạy:
 	1. Kiểmtra bài cũ.(Không)
2. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
GV
Hoạt động 1: (5’) Nhận xét
Nhận xét:
Nhìn chung các em chưa thành thạo trong các bước giải phương trình, phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Chưa biết cách trình bày Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
điểm kém còn rất nhiều, các em chưa thực sự cố gắng.
HS
GV
GV
HS
GV
Hoạt động 2: (35’)
Lên bảng làm
Đầu bài yêu cầu ta tìm cái gì? và cho biết những gì?
Hãy trình bày bài giải.
Nhận xét bài của bạn
Chốt lại các nội dung cơ bản.
Câu 1: (3 điểm)
Kết quả x = 1 	
 2) Đk : x ạ 0; x = 2.
Tìm được x(x + 1) = 0.
Û x = 0 (loại). 
Vậy S = {-1}	
Nghiệm của phương trình là x = 2 
 Câu 2: (2điểm)
Gọi số ngày tổ dự định sản xuất là x(ngày)
ĐK: x nguyên dương.	
Vậy số ngày tổ thực hiện là (x - 1) (ngày)
Số SP làm theo kế hoạch là 50 x (SP)
Số SP thực hiện được 57(x - 1) (SP)
Theo đề bài ta có phương trình : 
57(x - 1) – 50x = 13	Û 57x – 57 – 50x = 70
Û x = 10 (TMĐK)	
Trả lời : Số ngày tổ dự định sản xuất là 10 ngày.
Số SP tổ phải sản xuất theo kế hoạch là : 
50 . 10 = 500 (SP)	
GV
HS
GV
3. Củng cố - luyện tập:(3')
Để giải bài toán bằng cách lập phương trình ta cần thực hiện theo những bước nào?
Có 4 bước:..
Nêu các bước giải phương trình có chứa ẩn ở mẫu?
 4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:(2')
Ôn lại các kiến thức trọng tâm của chương trình Toán 8: Giải phương trình, BPT, Giải bài toán bằng cách lập PT.
*/ Nhận xét đánh giá sau trả bài
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
-------------------------- Hết --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so.doc