Giáo án Đại số 8 - GV: Trần Trung Hiếu - Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Giáo án Đại số 8 - GV: Trần Trung Hiếu - Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

2 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT

MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI

A. Mục Tiêu :

- Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất (một ẩn) ; quy tắc chuyển vế , quy tắc nhân .

- Vận dụng thành thạo các quy tắc trên để giải các phương trình bậc nhất .

B. Chuẩn Bị :

- GV :Bảng phụ

- HS : Xem trước bài mới.

C. Tiến Trình Bài Dạy :

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 4759Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - GV: Trần Trung Hiếu - Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19, tiết : 42
Ngày soạn : 01/01/2009
§2 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT 
MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
A. Mục Tiêu :
- Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất (một ẩn) ; quy tắc chuyển vế , quy tắc nhân .
- Vận dụng thành thạo các quy tắc trên để giải các phương trình bậc nhất .
B. Chuẩn Bị :
- GV :Bảng phụ 
- HS : Xem trước bài mới.
C. Tiến Trình Bài Dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề 
- HS1: + Thế nào là một phương trình với ẩn x ? Cho ví dụ ? chỉ rõ đâu là ẩn , vế trái, vế phải của phương trình.
	 + Giải bài tập 3.
- HS2: + Thế nào là hai phương trình tương đương ?
	 + Hai phương trình x - 1 = 0 và x(x-1) = 0 có tương đương với nhau không ? Vì sao ?
- Cho HS nhận xét, GV cho điểm.
- GV giới thiệu bài mới.
- HS1: + Trả lời theo SGK.
	 + Giải bài tập 3 SGK
Tập nghiệm của phương trình x + 1 = 1 + x là R.
- HS2: + Trả lời theo SGK.
	 + Hai phương trình x - 1 = 0 và x(x-1) = 0 không tương đương nhau, vì : 
Phương trình x – 1 = 0 có tập nghiệm S = {1}.
Phương trình x(x – 1) = 0 có tập nghiệm S = {0,1}.
Hoạt động 2: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn :
- Phương trình bậc nhất 1 ẩn có dạng như thế nào?
- GV đưa định nghĩa lên bảng( dùng bảng phụ).
- GV nhấn mạnh dạng của phương trình , điều kiện để có phương trình .
- Trong định nghĩa này yêu cầu các em nhận dạng được phương trình bậc nhất một ẩn và xác định được hệ số a ,b .
- GV giới thiệu ví dụ SGK : 2x – 1= 0 và 3 – 5y = 0 là những phương trình bậc nhất một ẩn vì nó có dạng ax + b = 0 .
- Hãy chỉ ra hệ số a, b của từng phương trình trên ?
- Gọi HS cho ví dụ phương trình bậc nhất một ẩn .
- Cho HS làm BT7 trang 10
- Muốn giải phương trình bậc nhất một ẩn ta làm thế nào ? 
- HS nêu định nghĩa .
- HS quan sát bảng phụ. 
- HS ghi nhớ .
- HS nghe GV giới thiệu ví dụ 
2x – 1 = 0 (a = 2, b = -1)
3 – 5y = 0 (a = -5, b=3)
- HS cho ví dụ và xác định a,b
- 7/ a,c,d
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn .
 Phương trình có dạng ax + b = 0 , với a,b là hai số đã cho và a 0 , được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn .
Ví dụ : 2x-1=0 ,1-x=0, 3-5y=0 . . . là các phương trình bậc nhất một ẩn.
Hoạt động 2: Hai quy tắc biến đổi phương trình :
- Hãy nhắc lại quy tắc chuyển vế mà ta đã biết trên đẳng thức số ?
- Quy tắc đó vẫn đúng đối với hai vế của một phương trình .
- GV treo bảng phụ :
- Yêu cầu HS thực hiện ?1
- GV đưa tính chất : Nếu a=b thì ac=bc .Ngược lại , nếu ac=bc và c0 thì a=b.
Quy tắc trên gọi là quy tắc nhân 
- Gọi HS đọc quy tắc SGK .
- Ta đã biết phép chia cũng chỉ là phép nhân nghịch đảo do đó quy tắc nhân còn có thể phát biểu ( 1 HS đọc quy tắc SGK ).
- Yêu cầu HS thực hiện ?2
- HS nhắc lại .
x+y = z Þ x= z –y
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS đọc quy tắc.
- 1 HS đọc quy tắc.
- 3 HS lên bảng.
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình:
a. Quy tắc chuyển vế : SGK
 ?1 Giải các phương trình :
a. x – 4 = 0 Û x = 4
b. 
c. 0,5 – x = 0 Û x = - 0,5
b. Quy tắc nhân với một số : SGK
?2. Giải các phương trình :
a.
b. 0.1x = 1.5Û x = 1.5:0.1 Û x = 15 
c. -2,5x = 10Û x= -4
Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn :
- Ta thừa nhận tính chất sau : “Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân , ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho”
- Ta xét ví dụ sau :
GV đưa ví dụ 1 SGK lên bảng phụ và giải thích từng bước .
GV đưa tiếp ví dụ 2 .
Trong thực hành ta có thể bỏ qua các lời chú thích mà chỉ trình bày bài giải như ví dụ 2 .
- GV đưa ra các bước giải tổng quát để giải phương trình bậc nhất một ẩn .
Ta gọi x = - là công thức tìm nghiệm của phương trình .
 Aùp dụng công thức trên giải các phương trình .
a. -0,5x + 2,4 = 0; b.4x – 20 = 0
- HS lắng nghe. 
- HS nghe GV giải thích và ghi nhớ .
- HS ghi nhớ công thức tìm nghiệm của phương trình .
- Cả lớp thực hiện vào vở. 2 HS lên bảng.
3.Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn : 
Ví dụ : Giải phương trình sau :
2x + 1 = 0 Û 2x = -1 Û x = - 
*Tổng quát : Phương trình ax + b = 0 (a0) được giải như sau :
 ax +b = 0 Û ax = -b Û x= -
Aùp dụng : Giải các phương trình sau 
a. -0,5x + 2,4 = 0
 Û x = 
 Û x = 4,8
b. 4x – 20 = 0
 Û x = 
 Û x = 5
Hoạt động 4 : Củng cố
- Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn ? Cách giải ?
- Giải các phương trình sau :
a. 3x - 11 = 0	b. 12 + 7x = 0 	
c. 2x + x +12 = 0 	d. x - 5 = 3 - x
- 1 HS trả lời.
- Giải các phương trình sau :
a. 	b. 
c. 	d. 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo vở ghi và SGK .
- Xem và làm lại các ví dụ và bài tập đã giải .
	 - Làm BT 6,8d ,9 trang 10 SGK .
Tiểu cần, ngày 03 tháng 01 năm 2009
 Tổ trưởng	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42.doc