Giáo án Đại 8 kì 1

Giáo án Đại 8 kì 1

 CHƯƠNG I : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

Tiết 1 NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC

I/ Mục tiêu:

 Kiến thức: Học sinh phải nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức

 Kỹ năng :Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.

Thi độ: Tích cực, chủ động.

II/ Chuẩn bị:

GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy.

HS: Đủ SGK, đồ dng học tập v cc nội dung theo yu cầu bi học.

 

doc 71 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại 8 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngµy d¹y: 19 / 8 / 2014
 	CHƯƠNG I : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
Tiết 1 NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I/ Mục tiêu:
	Kiến thức: Học sinh phải nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức 
	Kỹ năng :Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
Thái độ: Tích cực, chủ động.
II/ Chuẩn bị:
GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy. 
HS: Đủ SGK, đồ dùng học tập và các nội dung theo yêu cầu bài học. 
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ: 
- Hs1 lên bảng : Hãy phát biểu quy tắc nhân một số với 1 tổng từ đó viết công thức tổng quát ?
 - HS2: hãy nhắc lại định nghĩa đơn thức và đa thức, cho ví dụ về một đơn thức, một đa thức
Giáo viên cho hs nhận xét, sau đó đánh giá điểm.
Gíao viên đặt vấn đề:ở lớp 7 các em đã được học đơn thức , đa thức là gì? Các phép tính cộng trừ các đa thức . lên lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu thêm một số phép toán nữa trên đa thức đó là phép nhân và phep chia các đa thức. Trước hết ta sẽ tìm hiểu về phép nhân đơn thức với đa thức, có gì khác so với nhân mợt số với một tổng ? 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1 :
Lớp chia thành 4 nhóm thực hiện ?1 trong 3/:
Hãy nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thứcở phần kiểm tra bài củ rồi cộng các tích vừa tìm được lại vối nhau 
-Giáo viên thu bài và cho học sinh nhận xét,đánh giá bái làm của từng nhóm
- giá viên chỉnh sửa và cho điểm
? hãy cho biết
 6x3 + 3x2 – 3x gọi là gì trong phépnhân
3x và (2x2 + x – 1)
Hoạt động 2: Hình thành quy tắc nhân đơn thức với đa thức
? Từ bài tập trên em nào có thể cho biết muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta lảm như thế nào
-Nếu hs1 phát biểu sai, gv uốn nắn và cho hs khác phát biểu lại
-Giáo viên khẳn g định đó chính là quy tắc nhân đơn thức với đa thức
? Vậy em nào có thể hình thành công thức tổng quát của phép nhân đơn thức với đa thức
Hoạt động 3: Aùp dụng :
Ví du: Làm tính nhân:
-Cho hs cả lớp cùng làm
-Gv chỉnh sửa và cho hs sửa vô vở
Cho cả lớp cùng làm ?2 Làm tính nhân:
-Gíao viên chỉnh sửa
* Giáo viên lưu ýcho hs:
Khi thực hiện nhân đơn thức với đa thức ta có thể nhân nhẩm đơn thức với từng hạng tử của đa thức(nếu có thể) mà viết ngay tích của phép nhân đó
 Hoạt động4 Cả lớp chia thành 4 nhóm cùng làm ?3 sgk trang 5 (trong 4 phút)
? Hãy nhắc lại công thức tính diện tích hình thang
* Sau đó giáo viên thu bài, lấy bài của 1 nhóm bất kỳ đưa lên cho cả lớp cùng nhận xét, góp ý 
* Gíao viên chỉnh sửa và đưa đáp án 
* Các nhóm còn lại học sinh tự nhận xét và cho điểm nhanh 
? Phiếu học tập: (bài tập 6 SGK trang 6)
hs làm trong 3 phút,giáo viên thu bài
* kết quả: 2a
lớp chia nhómvà làm
3x(2x2 + x – 1)= 3x.2x2 +3x.x + 3x(-1)
= 6x3 + 3x2 – 3x
học sinh nhận xét
6x3 + 3x2 – 3x gọi là tích của3x và 
(2x2 + x – 1)
1 / Quy Tắc:
học sinh suy nghĩ và trả lời:
muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích lại với nhau 
Hai hs khác nhắc lại
Với A là 1 đơn thức va(B + C) là 1 đa thức bất ky øta có:
 A(B + C) = AB + AC 
2/Aùp dụng :
Họcsinhlàm:
Học sinh cả lớp làm. Một hoc sinh lên bảng trình bày
Học sinh biết trả lời (lấy đáy lớn cộng đáy bé nhân với đường cao rồi chia 2)
lớp chia nhóm cùng làm:
-Viết biểu thức tính diên tích mảnh vườn nói trên theo x và y. Ta co:ù 
-Tính diện tích mảnh vườn nếu cho x =3 mét và y = 2 mét
Khi x =3 , y = 2 ta có :
Học sinh làm 
Hs kiểm tra kết quả
 IV. Hướng dẫn học ở nhà:
* Hướng dẫn bài tập SGK
Bài 1/ áp dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức vừa học 
Bài 2/ Sau khi thực hịên tương tự như bài 1 ta có kết quả:
 	a/ x2 + y2 tại x = -6, y = 8 giá trị tưiơng ứng là: (-6)2 + 82 = 100
	b/ Cách làm tương tự
Bài 3/ áp dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức vừa học đối với vế trái, rút gọn ta có :
	a/ x = 2,	b/ x = 5
Bài 4/ Nếu gọi x là số tuổi , theo các bước trong bài toán ta có:
	[2(x + 5) + 10]5-100 = 10x
Như vậy kết quả cuối cùng gấp 10 lần x, nên ta có thể đọc ngay số tuổi cần tìm
Bài 5/ kết quả: a/ x2 – y2	b/ xn - yn
	Ngµy d¹y: 19 / 8 / 2014
	Tiết 2 NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I/ Mục tiêu:
	Kiến thức: học sinh phải nắm được quy tắc nhân đathức với đa thức 
	Kỹ năng :Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đathức với đa thức
Thái độ: Tích cực, chủ động.
II/ Chuẩn bị:
	GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy. 
	HS: Đủ SGK, đồ dùng học tập và các nội dung theo yêu cầu bài học. 
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài củ: 
 Hs1 : Tính (5x2)(2x2 +3x -5). 	
HS2 : Tính 2(2x2 +3x -5). 
Gíao viên đặt vấn đề:Nếu cô cộng đơn thức của các phép nhân trên ta có đa thức (5x2 +2). Vậy tích của đa thức (5x2 +2) và đa thức (2x2 +3x -5) sẽ như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Lớp chia thành 4 nhóm làm bài tập sau:(trong 4/) 
Hãy nhân đa thức x-3 với đa thức 
5x2 -2x + 3 bằng các bước sau:
Bước 1: Nhân mỗi hạng tử của đa thức x-3với đa thức 5x2 -2x + 3
Bước 2:Hãy cộng các kết quả vừa tìm được lại (lưu ý dấu các hạng tử)
Thu bài và kiểm tra kết quả
? Qua bài tập trên em nào có thể cho biết muốn nhân đa thức với đa thứ cta làm như thế nào
* Gíao viên nhấn mạnh đó chính là quy tắc nhân đa thức với đa thức 
? Một cách tổng quát (A + B)(C + D) = ?
*Gíao viên cho học sinh nhận xét tích của 2 đa thức 
Cả lớp cùng làm ?1 Tính tích 
 5x2 - 2x + 3
 x - 3
 -15x2 + 6x – 9 
 5x3 -6x2 + 3x
5x3-21x2 + 9x - 9
cho hs nhận xét 2 kết quả
Lưu ý cho hs cách này phải sắp xếp đa thức trước
Qua bài tập hs có thể rút ra được chú ý
Hoạt động 2
Tổ chức cho lớp thành 4 nhóm :
(làm trong 3 phút)
Nhóm 1,2 làm ?2 câu a
Nhóm 3,4 làm ?2 câu b
Gíao viên thu bài và chỉnh sửa, chấm điểm 
Hoạt Động 3
Tổ chức làm toán nhanh ở ?3 lấy điểm cộng
Phiếu học tập: 
Bài tập 9 trang8
* Nhân 2 đa thức trước rồi thay số vào, kết quả lần lược là : -1008, -1, 9, 
Lớp chia nhóm cùng làm:
(x-3)( 5x2 -2x + 3) 
= x(5x2 -2x + 3) -3(5x2 -2x + 3)
= 5x3 -2x2 + 3x -15x2 + 6x -9
= 5x3 -17x2 + 9x - 9
Học sinh trả lời được 
2 hs khác nhắc lại
 (A + B)(C + D) 
= AC + AD + BC + BD
Tích của 2 đa thức là một đa thức 
Hs phát biểu được chú ý
Nhóm 1,2: a/ (x+3)(x2 + 3x – 5) 
= x.x2+x.3x–x.5 +3.x2+3.3x -3.5
= x3 +3x2 - 5x +3x2 +9x – 15
= x3 +6x2 - 5x + 9x – 15
Nhóm 3,4 : b/(xy-1)(xy+5) 
= xy.xy + xy.5 – 1.xy – 1.5 
= x2y2 + 5xy – xy - 5
học sinh nhận xét chéo bài làm của nhóm khác
?3 Biểu thức tính diện tích hình chữ nhật theo x và y: (2x + y)(2x – y) = 4x2 – y2
Khi x = 2,5m và y = 1m thì diện tích của hcn là 
4(2,5)2 = 4.6 = 24(m2) 
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 Bài 7 a/ áp dụng quy tắc . 
7b/ áp dụng quy tắc ta có –x4+7x3-11x2+6x-5 Þ (x3-2x2+x-1)(x-5) = x4-7x3+11x2-6x+5
*Làm các bài tập còn lại 7,8,.và phần luyện tập 10-15
	Ngµy d¹y: 19 / 8 / 2014
	Tiết 3 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
	Kiến thức : củng cố về các kiến thức nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thứvc với đa thức 
	Kỹ năng :Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức
Thái độ: Tích cực, chủ động.
II/ Chuẩn bị:
	GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy. 
	HS: Đủ SGK, đồ dùng học tập và các nội dung theo yêu cầu bài học. 
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ: 
 HS1 lên bảng : Hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? Làm bài tập 
Rút gọn biểu thức x(x – y) + y(x – y)
	HS2 lên bảng: hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? Làm bài tập
	Thực hiện phép tính : (x2 – xy + y2)(x + y)
Giáo viên cho hs nhận xét, sau đó cho điểm
Gíao viên đặt vấn đề:Ở các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về quy tắc của phép nhân 9ơn thức với đa thức , đa thứ với đa thức . Hôm nay chúng ta sẽ thực hành các bài tập về các quy tắc đã học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv: Chúng ta thấy rõ ràng muốn thực hiện thành thạo phép nhân đa thức với đa thức ta phải thực hiện nhuần nhuyễn phép nhân đơn thức với đa thức. 
Hoạt động1 Gv mời 2 bạn lên thực hiện bt 10/8
a/ (x2- 2x + 3)(
b/ (x2 – 2xy + y2)(x – y)
Hs nhận xét, đánh giá, chỉnhsửa
Gv kiểm tra lại 
Hoạt động 2
Gv : Đ ối với bt 11/8 gv hướng dẫn : sau khi thự c hiên rút gọn , kết quả cuối cùng nếu còn có biến thì biểu thức gọi là phụ thuộc vào biến , nếu không còn biến thì gọi là không hụ thuộc vào biến 
Một học sinh lên làm 
Cả lớp cùng làm 
Hoạt Động3
Gv : Tổ chức nhóm học tập làm bài tập 12/8.
Mỗi nhóm làm 1 truờng hợp
Lớp tiến hành làm trong 4 phút
Hết giờ gv thu bài, hs nhận xét và đánh giá điểm chéo nhau
Hoạt động 4: phiếu học tập: làm trong 3 phút 
bài tập : Tìm 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của 2 số saulớn hơn tích của 2 số đầu là 192?
Bài tâp 10/8 
a/
b/
(x2 – 2xy + y2)(x – y) 
= x(x2 – 2xy + y2) - y(x2 – 2xy + y2)
= x3-2x2y +xy2 –x2y + 2xy2 – y3
Bài tập 11/8
(x-5)(2x + 3)-2x(x – 3) + x + 7 
= 2x3 + 3x – 10x – 15 – 2x3 + 6x + x + 7
= 3x – 10x – 15 + 6x + x + 7 = -8
Vậy biểu thức trên không phụ thuộc vào biến
Bài tập 12/8
 Ta có(x2 – 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x2)
= x2(x + 3) -5(x + 3) + x(x – x2) + 4(x – x2)
= x3 + 3x2 – 5x – 15 + x2 – x3 + 4x – 4x2
= - x -15
a/ x = 0 ta có –x -15= 0 -15 = -15
b/ x = 15 tacó –x – 15 = 15 – 15 = 0
c/ x = - 15 ta có –x -15 = -15 – 15 = -30
d/ x = 0,15 tacó –x -15 = 0,15 -15 = 15,15
Bài tập 14/9
Gọi 3 số tự nhiên chẵn liên tiếp lần lược là ;
 n, n+2, n + 4. Ta có: 
(n + 2)(n + 4) – n(n + 2) = 192
n2 + 4n + 2n + 8 – n2 -2n = 192
 4n = 192 – 8
 4n = 184
 n = 184 : 4
 n = 46
Vậy các số tự nhiên chẵn liên tiếp là : 46, 48, 50
IV/ Hướng dẫn, dặn dò:
Bài tập:13/9 : tìm x 
Aùp dụng qy tắc nhân đa thức với đa thức , kết quả x = 1
Bài tập 15/9: Aùp dụng qy tắc nhân đa thức với đa thức , kết quả
a/ 
 ... ép toán 
nhưn gsau khi đổi dấu ở mẫu để thấy được MTC bài toán sẽ trở thành phép cộng hai phân thức cùng mẫu 
hai hs lên làm 
Bài 35/50
Day là bài toán kết hợp cộng , trừ các phân thức hoặc trừ nhiều phân thức , khi thực hiện chúng ta sẽ lần lược làm từ trái sang phải , trừ nhiều phân thức cùng tương tự như trừ hai phân thức 
Hai hs làm
Bài 36/51
hs đọc đề 
Cũng như bài toán 26/47 đây là một bài toán năng suất va 2 chúng ta đã biết mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán 
Ơû đây bài toán đã cho biết những gì?
số sản phẩm theo kế hoạch : 10000
Thời gian theo kế hoạch : x ngày 
Số sản phẩm sản xuất trng một ngày theo kế hoạch? 
 ? khi thực hiện công ty đã làm như thế nào 
số sản phẩm làm được thực tế đã làm được là bao nhiêu ?
 ? thời gian làm trong thực tề là bao nhiêu
số sản phẩm thực tế đã làm trong một ngày ?
 ? Có sô’sản phẩm làm trong thực tế, có số sản phẩm là,m theo kế hoạch => Số sản phẩm làm thêm trong một ngày ? 
Từ đó hãy tính số sản phẩm làm thêm trong một ngày với x = 25
Bài 30/ 50
Bài 33/ 50 
 a/ 
 b/
Bài 34/50
a/
Bài 35/50
a/
b/
Bài 36/51
a/
Số sản phẩm phải sản xuất trong một ngày theo kế hoạch là: 
Số sản phẩm thực tế đã làm trong một ngày:
Số sản phẩm làm thêm trong một ngàylà:
 -
b/ 
với x=25 biểu thức trên
 -=-= 420 – 400 = 20
Hướng dẫn học ở nhà: Xem lại các bài đã giải 
	Xem trước bài “ Phép nhân các phân thức đại số”
 	Ngµy d¹y: 11 / 12 / 2014.
	Tiết 34 BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỶ
I/ Mục tiêu:
Hs có khái niệm về biểu thức hữu tỉ , biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là những biểu thức hữu tỷ
Hs biết cách biểu diễn một biểu thức hữu tỉ dưới dạng một dãy các phép toán trên những phân thức và hiểu rằng biến đổi một biểu thức hữu tỉ là thực hiện các phép toán trong biểu thức để biến nó thành một phân thức đại số.
Hs có kỹ năng thực hiện thành thạo các phép toán trên các PTĐS, biết cách tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định 	 
Thái độ: Tích cực, chủ động.
II/ Chuẩn bị:
	GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy. 
	HS: Đủ SGK, đồ dùng học tập và các nội dung theo yêu cầu bài học. 
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Nhận biết vế biểu thức hữu tỉ:
? những biểu thức như thế nào được gọi là những Bthức hữu tỉ
? hãy cho một vài ví dụ về biểu thức hữu tỷ
* Biểu thức biểu thị phép chia 
 Bthức có là Pth không 
Vậy để một biểu thức như biểu thức trên trở thành một phân thức ta sẽ làm như thế nào các em sang phần 2 
Hoạt động 2
Ví dụ: Hãy biến đổi biểu thức 
 thành một phân thức 
? đây là phép chia của những biểu thức nào 
? Hãy thực hiện phép chia giữa hai biểu thức đó
? kết quả có phải là một phân thức không 
Làm như vậy nghĩa là ta đã biến một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức 
? Làm ?1 biến đổi biểu thức 
B = thành 1 phân thức
* Từ đầu chương đến giờ các em đã biết rút gọn phân thức, cộng , trừ, nhân chia các phân thức mà không quan tâm đến giá trị của biến.
Nhưng nếu làm bài tóán liên quan đến giá trị của phân thức thì sao? 
 Hoạt động 3: Giá trị của phân thức 
Ví dụ: cho phân thức 
a/ Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức được xác định ?
b/ Tính giá trị của phân thức tại x = 2004
Giáo viên hướng dẫn
? xác định khi nào
? x(x-3) khác 0 khi nào
trước khi tính giá trị của phân thức ta nên rút gọn phân thức 
Học sinh rút gọn rồi thế giá trị của x vào tính 
Học sinh lên tự làm ?2
Hoạt động 4 :Luyện tập 
Những biểu thức biểu thị các phép toán : cộng , trừ, nhân , chia các trên những phân thức gọi là những biểu thức hữu tỉ
Hs cho ví dụ
Biểu thức không là phân thức 
= 
= = =
kết quả là một phân thức 
Học sinh làm được 
B = 
= =
= 
Ví dụ: cho phân thức 
a/ Gía trị của phân thức xác định kkhi x(x – 3) ¹ 0 
 Hay x ¹ 0 và x ¹ 3
b/ =
thay x = 2004
=> 
Hs làm được 
Làm bài tập 48/58
1/ Biểu thức hữu tỉ
những biểu thức 
3xy2 ; x2 – x + 8 ; ; ; là những biểu thức hữu ti
2/ Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức 
ví dụ:
Hãy biến đổi biểu thức 
 thành một phân thức 
Giải: 
= 
= = =
3/ Gía trị của phân thức :
khi làm bài toán liên quan đến giá trị của phân thức trước hết ta phải tìm điều kiện để giá trị của phân thức được xác định
ví dụ:cho phân thức 
a/ Tìm điều kiện của x để giá trị của PT được xác định ?
b/ Tính giá trị của PT tại x = 2004
Giải :
a/ Gía trị của phân thức xác định khi x(x – 3) ¹ 0 
 Hay x ¹ 0 và x ¹ 3
b/ =
thay x = 2004
=> 
Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm bài tập 46, 47 và chuẩn bị phần luyện tập 
 	Ngµy d¹y: 12 / 12 / 2014.
	Tiết 35 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 H s vận dụng các quy tắc cộng, trừ , nhân chia các phân thức để giải một số bài tập
Hs biết phối hợp các quy tắc đã học để là một bài toán hoàn chỉnh
Thái độ: Tích cực, chủ động.
II/ Chuẩn bị:
	GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy. 
	HS: Đủ SGK, đồ dùng học tập và các nội dung theo yêu cầu bài học. 
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ: Phối hợp với luyện tập 
Dạy bài mới(luyện tập)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 50: thực hiện phép tính
a/ 
?Hãy nhắc lại quy tắc cộng, trừ các phân số không cùng mẫu
? hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính của bài toán trên 
hs làm bài 
Bài tập 51 : Làm các phép ptính sau:
a/
tương tự như vậy một hs lên làm bài
b/
? Em có nhận xét gì về các mẫu thức trong ngoặc thứ nhất và trong ngoặc htứ hai
lưu ý cho hs khi quy đồng mẫu thức các phân thức như trên 
Một hs lên làm 
Bài tập 55/ 59
Cho phân thức 
a/ với giá trị nào của x thì giá trị của phân thức được xác định 
b/ Chứng tỏ phân thức rút gọn của phân thức đã cho là 
c/ để tính giá trị của phân thức đã cho tại x = 2 và tại x = -1 bạn thắng đã làm như sau
Với x = 2 , phân thức đã cho có giá trị là =3
Với x = -1 , phan thức đã cho có giá trị là =0
Em có đồng ý không ? nếu không hãy chỉ rõ chỗsai
Theo em những giá trị nào của biến thì có thể tính được giá trị của phân thức đã chobằng cách tính giá trị của phân thức rút gọn?
HƯỚNG DẪN:
a/ Gía trị của phân thức xác định khi nào?
b/ Yêu cầu của câu này thực tế là đi rút gọn phân thức 
c/ Hs tự suy ngjhĩ, trả lời
gọi 3 hs lên làm 
Tương tự hs lên tự làm bài tập 56/59
Câu a, b
Bài tập 50: thực hiện phép tính
a/ 
 = 
Bài tập 51 : Làm các phép ptính sau:
a/=
b/
Bài tập 55/ 59
Cho phân thức 
a/ Giá trị của phân thức được xác định ĩ x2 -1 ¹ 0
 ĩ x ¹ 1và x ¹ -1
b/ Ta có : =
c/ Theo em bạn Thắng giải vời x = 2 thì đúng nhưng với 
x= -1 thì sai . Vì tại x = -1 thì giá trị cua 3phân thức không xác định được ( làm mẫu thức = 0 )
Bài tập 56 : cho phân thức 
a/ Gía trị của phân thức xác định khi( x3 – 8) ¹ 0
 ĩ x3 ¹ 8 ĩ x3 ¹ 23 
 ĩ x ¹ 2
b/ = 
Hướng dẫn học ở nhà: Xem lại các bài đã giải 
 Làm các bài tập còn lại của phần luyện tập 
 Trả lời các câu hỏi của phần ôn tập chương và làm bài tập ôn tập chương 
 	Ngµy d¹y: 15 / 12 / 2014.
	Tiết 36– 37 : ÔN TẬP CHƯƠNG II
I/Mục tiêu:
	 Hệ thống các kiến thức trong chương II 
	 Hs củng cố vững chắc các khái niệm:
	+ Phân thức đại số; Hai phân thức bằng nhau
	+ Phân thức đối ; Phân thức nhgịch đảo
	+ Biểu thức hữu tỉ ; Tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định
	 Hs nắm vững và có kĩ năng vận dụng tốt các quy tắc của bốn phép toán : cộng , từ nhân chia trên các phân thức 
Thái độ: Tích cực, chủ động.
II/ Chuẩn bị:
	GV : Nội dung, đồ dùng và phương tiện cho bài dạy. 
	HS: Đủ SGK, đồ dùng học tập và các nội dung theo yêu cầu bài học. 
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ: Phối hợp với ôn tập
Dạy bài mới ( ôn tập chương)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Lý thuyết:
Giáo viên yêu cầu hs trả lời các câu hỏi lý thuyết theo từng mục:
1 . Khái niên về phân thức đại số và tính chất của phân thức đại số 
2 . các phép toán trên tập hợp các ph©nthức đại số :
a/ Phép cộng ; b/ Phép trừ
c/ Phép nhân ; d/ Phép chia
*Hs trả lời các câu hỏi trong SGK/ 61
B/ Bài tập:
57/ Chứng tỏ các cặp Pthức sau bằng nhau
a/ 
? để chứng minh hai phân thức bằng nhau ta thường làm như thế nào
(Dùng định nghĩa hai Pthức bằng nhau)
Ngoài ra ta còn cách CM nào khác?
? Trong hai Pthức trên Pthức nào có thể rút gọn được. Hãy rút gọn phân thức đó
b/ Tương tự hs về nhà làm 
Bài tập 58/62: Thực hiện các phép tính sau
a/ 
b/ 
c/ 
Lưu ý cho hs thứ tự thực hiện phép tính trong câu c
Bài tập 59/62
a/Cho biểu thức vào biểu thức đã cho rồi rút gọn biểu thức 
Bài tập 62/62
Tìm giá trị của x để giá triï của phân thức bằng 0
?Phân thức bằng 0 khi nào 
Lưu ý cho hs khi giải xong phải kiểm tra lại điều kiện của x
Bài tập 64 /62
Tính giá trị của phân thức trong bài 62 
tại x = 1,12 và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba
A/ Lý Thuyết
B/ Bài tập
Bài tập 57/61
 Chứng tỏ các cặp phân thức sau bằng nhau
a/ 
Ta có : vì 3(2x2 + x – 6) = 6x2 +3x -18 
 = (2x -3)(3x+6)
Bài tập 58/62: Thực hiện các phép tính sau
a/ = 
b/ 
 =
c/ =
Bài tập 59/62
a/Cho biểu thức vào ta có: 
Bài tập 62/62
Tìm giá trị của x để giá trịï của phân thức = 0
 Khi x2 – 10x + 25 = 0 và x2 – 5x ¹ 0 
=> (x – 5)2 = 0 và x(x – 5) ¹ 0
=> x – 5 = 0 và x ¹ 0 ; x ¹ 5
=> x = 5 và x ¹ 0 ; x ¹ 5
Vậy không có giá trị nào của x để = 0 
Bài tập 64 /62
Tính giá trị của phân thức trong bài 62 tại x = 1,12 
Ta có 
 = = » - 3,464
Hướng dẫn , dặn dò: Xem lại các bài đã giải 
 Làm các bài tập còn lại
Tiết 38;39: KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tiết 40 :TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai 8 ki 1.doc