Giáo án Công nghê Lớp 8 - Tuần 10

Giáo án Công nghê Lớp 8 - Tuần 10

I. Mục tiêu

 1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.

 Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí

 2.Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình

 3.Thái độ: Yêu thích môn học

II. Chuẩn bị

 - Gv: Tranh H 17.1; Bảng phụ Hình 17.2

 - Hs: Chuẩn bị nội dung bài học

III. Phương pháp: Đặt vấn đề, thực hành, quan sát, .

IV. Hoạt động dạy – Học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghê Lớp 8 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	TIẾT 17
PHẦN II: CƠ KHÍ.
CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ.
VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
 Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí
 2.Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình
 3.Thái độ: Yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị
 - Gv: Tranh H 17.1; Bảng phụ Hình 17.2
 - Hs: Chuẩn bị nội dung bài học
III. Phương pháp: Đặt vấn đề, thực hành, quan sát, ...
IV. Hoạt động dạy – Học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động1:( Phút) Tìm hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
GV: Cho học sinh quan sát hình 17.1 ( a,b,c) SGK.
Các hình 17.1 a,b,c SGK mô tả người ta đang làm gì?
GV: Sự khác nhau giữa cách nâng một vật nặng trên hình 17.1 SGK như thế nào?
- Cơ khí có vai trò ntn trong đời sống và sản xuất ?
- Liên hệ các sản phẩm cơ khí có ở gia đình và địa phương em ?
GV: Tổng hợp ý kiến rút ra kết luận.
HS: Nghiên cứu trả lời
KL: Cơ khí tạo ra các máy móc và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng xuất cao.
- Cơ khí giúp cho con người lao đ ộng trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
Hs lieân heä thöïc teá
Hoạt động2:( Phút) Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí quanh ta
GV: Treo bảng phụ h 17.2 và cho học sinh quan sát, đọc nội dung hình 17.2 SGK rồi đặt câu hỏi.
- Em hãy kể tên các sản phẩm cơ khí có trên sơ đồ?
GV: Với mỗi nhóm sản phẩm trên hãy tìm một số sản phẩm cụ thể mà em biết.
Ngoài ra em còn biết thêm những sản phẩm nào khác
HS: Trả lời.......
Hs lieân heä thöïc teá
Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, máy và công cụ cho mọi ngành trong nền KTQD, tạo điều kiện để các ngành khác phát triển tốt hơn.
Hoạt động3:( Phút) Tìm hiểu quá trình gia công sản phẩm cơ khí.
GV: Dựa trên sơ đồ SGK hãy điền vào chỗ trống (  ) những cụm từ thích hợp.
Thép
Phôi kìm
2 má kìm
chiếc kìm
chiếc kìm hoàn chỉnh
GV: Quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí gồm những công đoạn chính nào?
GV: Em hãy tìm các dạng gia công cơ khí nữa mà em biết.
Gv nhận xét và chốt kết luận
HS: Nghiên cứu trả lời
- Rèn, dập àDũa, khoanàTán đinh à nhiệt luyện. 
HS: Nghiên cứu trả lời
- Vật liệu cơ khí ( Kim loại, phi kim ) àGia công cơ khí ( Đúc, hàn, rèn, cắt gọt, Nhiệt luyện).
à Chi tiết à Lắp ráp àsản phẩm cơ khí
Hoạt động4:( Phút) Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời toàn bộ câu 	hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài vật liệu cơ khí Chuẩn bị một số thanh kim loại đen và kim loại màu.
-HS theo dõi
TUẦN 10	TIẾT 18
 VẬT LIỆU CƠ KHÍ 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS biết cách phân loại vật liệu cơ khí phổ biến. 
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Biết lưa chọn và sư dụng vật liệu hợp lý
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm
3. Thái độ :Tạo cho HS niềm say mê học tập bộ môn 
II. Chuẩn bị
-GV: - Các mẫu vật liệu cơ khí . 1 số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí
-HS: Sưu tầm mẫu vật liệu cơ khí
III. Phương pháp: Đặt vấn đề, thực hành, quan sát, ...
IV. Hoạt động dạy – Học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
HOẠT ĐỘNG 1( phút): Tìm hiểu vật liệu cơ khí phổ biến
- GV treo sơ đồ hình 18.1 sgk; YCHS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vật liệu cơ khí được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ? 
+ Nhóm kim loại đen gồm những vật liệu điển hình nào ? Tính chất của chúng?
+ Nhóm kim loại màu gồm những vật liệu điển hình nào ?
- GV nói rõ thành phần của các vật liệu.
- YCHS nêu các ứng dụng các vật liệu kim loại ?
+ Nhóm vật liệu phi kim loại gồm những phi kim điển hình nào ?
+ Nêu tính chất của các vật liệu đó ?
- YCHS quan sát mẫu vật mô tả màu sắc, tính chất của vật liệu. 
- YCHS hoàn thành bảng 2 sgk.
Gv nhaän xeùt vaø choát keát luaän.
- Quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi:
+ Vật liệu cơ khí chia làm 2 nhóm: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
1. Vật liệu kim loại 
a. kim loại đen: Thành phần chủ yếu là Fe và C: 
Nếu tỉ lệ C< 2,14% gọi là thép. 
Nếu tỉ lệ C> 2,14% gọi là gang.
- Tỉ lệ C càng cao thì vật liệu này càng cứng và dòn.
- Gang gồm 3 loại: gang trắng, gang xám, gang dẻo 
- Thép gồm 2 loại: thép cacbon, thép hợp kim 
b. kim loại màu: 
- Ngoài kim loại đen còn kim loại màu tính chất: dễ keo dài, dát mỏng, tính chống mài mòn cao, dẫn điện, nhiệt tốt 
+ Kim loại đen gồm: Gang: có tính bền và tính cứng cao, chịu được mài mòn, chịu được nén và chống rung động tốt, nhưng khó gia công cắt gọt. Thép: Có tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn...
+ Kim loại màu gồm: Đồng: dễ gia công cắt gọt, dễ đúc, cứng bền... Nhôm: Nhẹ, tính cứng và tính bền cao.
2. Vật liệu phi kim loại 
- Tính chất: dễ gia công, không bị oxi hóa, ít mài mòn 
a. chất dẻo: Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ gồm chất dẻo nhiệt và chất dẻo rắn. 
b. cao su: Là vật liệu dẻo, đàn hồi, cách điện, cách âm tốt. Ggồm: cao su tổng hợp và cao su tự nhiên
+ Chất dẻo, cao su...
HOẠT ĐỘNG 2( phút): Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
- YCHS trả lời câu hỏi:
+ Gỗ và sắt vật liệu nào chịu lực tốt hơn ?
- YCHS so sánh các vật liệu khác thường gặp:
+ So sánh nhiệt độ nóng chảy của đồng và nhựa?
+ Tại sao lõi dây dẫn điện lại làm bằng kim loại màu ?(đồng).
Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu ?
 Tổ chức cho hs thảo luận
Gv nhaän xeùt vaø choát keát luaän.
- Trả lời câu hỏi
+ Sắt chịu lực tốt hơn gỗ.
+ Nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn của nhựa.
+ Lõi dây điện làm bằng kim loại đồng vì đồng dẫn điện tốt, bền, cứng, dẻo...
Hs thảo luận => rút ra kết luận
- Tính chất cơ học: Khả năng chịu lực của vật liệu.
- Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy , tính dẫn điện ,nhiệt.
- Tính chất hóa học: Khả năng chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường
 - Tính công nghệ: Khả năng gia công ,đúc , hàn 
HOẠT ĐỘNG 3( phút): Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 19.
- Chuẩn bị theo nhóm: 1 đoạn dây đồng, nhôm, thép và một thanh nhựa.
-HS theo dõi
Duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_10.doc