Giáo án Công nghệ Lớp 8 sách mới - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

Giáo án Công nghệ Lớp 8 sách mới - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.

• Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

2. Năng lực

 Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

 

docx 17 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 sách mới - Chương trình cả năm - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công nghệ 8 sách mới. Năm học 2023-2024
Ngày soạn: .../.../...	Ngày dạy: //
BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
Năng lực
 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản có dạng khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
Phẩm chất
Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với GV:
SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học.
GV có thể tạo các mô hình đa diện, khối tròn xoay... bằng vật liệu có giá cả hợp lí, dễ chế tác giúp cho HS dễ hiểu hơn.
Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu
c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi:
Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
HS đưa ra những nhận định ban đầu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Mô tả vật thể bằng các hình vẽ là một cách làm rất hiệu quả, thể hiện một cách đầy đủ hình dáng, cấu tạo và kích thước của vật thể. Sau khi học xong bài này, các em có thể biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ. Chúng ta cùng vào - Bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hình chiếu, các phép chiếu và đặc điểm tia chiếu tương ứng.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.
c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hình chiếu, câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng cách nào? (các phép chiếu)
+ Hình 2.1 có mấy phép chiếu? (3) Đó là những phép chiếu nào? (Phép chiếu xuyên tâm, vuông góc, song song)
+ Hình chiếu là gì?
+ Các điểm A’. B’, C’ trong hình 2.1 được gọi là gì? (Hình chiếu)
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Khám phá mục I SGK trang 8:
Quan sát Hình 2.1 và cho biết tia chiếu ở các phép chiếu khác nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập bằng cách kẻ bảng:
Loại phép chiếu
Đặc điểm của các tia chiếu
Tia chiếu đối với mặt chiếu
Phép chiếu xuyên tâm
Phép chiếu song song
Phép chiếu vuông góc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV, trình bày câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu, các phép chiếu.
I. Khái niệm hình chiếu
- Hình chiếu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng hình chiếu.
Trả lời Khám phá mục I SGK trang 8:
Loại phép chiếu
Đặc điểm của các tia chiếu
Tia chiếu đối với mặt chiếu
Phép chiếu xuyên tâm
Các tia chiếu đồng quy
Xiên góc
Phép chiếu song song
Các tia chiếu song song
Xiên góc
Phép chiếu vuông góc
Các tia chiếu song song
Vuông góc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc
a) Mục tiêu: Mô tả được một cách đơn giản các yếu tố của phép chiếu vuông góc: mặt phẳng hình chiếu, hướng chiếu tia chiếu, hình chiếu và mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 9 – 10, quan sát Hình 2.2 – 2.4 SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.
c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về hình chiếu vuông góc, câu trả lời các câu hỏi Khám phá mục II.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.1 SGK trang 9, quan sát Hình 2.2 và 2.3 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các mặt phẳng hình chiếu (H2.2).
+ Kể tên các hình chiếu (H2.3).
- GV giới thiệu: Phương pháp xây dựng hình chiếu này được gọi là phương pháp chiếu góc thứ nhất.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Khám phá mục II. 1 SGK trang 9:
Quan sát Hình 2.3 và cho biết: Làm thế nào để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể?
* Bố trí các hình chiếu
- GV hướng dẫn HS cách để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như hình 2.4a.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4, mô tả vị trí của các hình chiếu B và C trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A.
- GV lưu ý HS: Trên mặt phẳng giấy vẽ chỉ biểu diễn các hình chiếu như Hình 2.4b với lưu ý bố trí khoảng cách các hình chiếu không xa quá hoặc không gần nhau quá.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK trang 10:
1. Quan sát Hình 2.4 và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng
2. Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
3. Cho biết vị trí các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với hình chiếu đứng trên mặt phẳng giấy vẽ
4. Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh nào của vật thể?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, Khám phá mục II SGK trang 9 – 10.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS xung phong trình bày câu trả lời cho câu hỏi của GV, Khám phá II SGK trang 9 – 10.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu vuông góc.
II. Hình chiếu vuông góc
1. Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
- Có 3 mặt phẳng hình chiếu:
+ Mặt phẳng hình chiếu đứng (thẳng đứng, chính diện)
+ Mặt phẳng hình chiếu bằng (nằm ngang)
+ Mặt phẳng hình chiếu cạnh.
- Các hình chiếu:
+ Hình chiếu đứng (từ trước)
+ Hình chiếu bằng (từ trên)
+ Hình chiếu cạnh (từ trái)
Trả lời câu hỏi Khám phá:
Lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải lên các mặt phẳng hình chiếu, nhận được các hình chiếu:
+ Hình chiếu A: Hình chiếu đứng
+ Hình chiếu B: Hình chiếu bằng
+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái
2. Bố trí các hình chiếu
Vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A như sau:
- Hình chiếu B: được đặt bên dưới, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.
- Hình chiếu C: được đặt ở bên phải, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.
Trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK
1.
+ Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng)
+ Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng)
+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh)
2.
Vì khi lập bản vẽ, người ta thể hiện trên mặt phẳng giấy.
3.
+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ
+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng
+ Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng
4.
Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh khuất của vật thể.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của khối đa diện
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số khối đa diện (hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ tam giác đều, khối chóp tứ giác đều) và vẽ hình chiếu vuông góc của chúng.
b) Nội dung: HS đọc nội dung, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, các câu hỏi Khám phá mục III SGK trang 11 – 13.
c) Sản phẩm: HS nhận biết được 3 loại khối đa diện thường gặp, vẽ hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật, trả lời các câu hỏi Khám phá mục III SGK trang 11 – 13.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Khối đa diện
- GV có thể tạo mô hình các khối đa diện giúp HS quan sát và hiểu bài dễ dàng hơn.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1 SGK trang 11 kết hợp quan sát Hình 2.6 và trả lời các câu hỏi:
+ Khối đa diện là gì?
+ Kể tên một số khối đa diện thường gặp
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Khám phá mục III.1 trang 11:
Quan sát Hình 2.6 và cho biết:
1. Các mặt đáy, mặt bên của các khối đa diện là hình gì?
2. Mỗi khối đa diện có những kích thước nào được thể hiện trên hình?
* Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện qua ví dụ về hình chiếu của khối hộp chữ nhật:
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng
Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng
Bước 3: Vẽ hình chiếu cạnh
Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá mục III.2 SGK trang 13:
1. Từ hình chiếu đứng, xác định vị trí hình chiếu bằng như thế nào?
2. Các hình chiếu của khối hộp chữ nhật là các hình gì? Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối hộp?
3. Quan sát Hình 2.8 và cho biết:
- Các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều là các hình gì?
- Kích thước của hình chiếu cạnh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS xung phong trình bày kết quả thực hiện các câu hỏi Khám phá mục III.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức khi vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Hình chiếu vuông góc của khối đa diện
1. Khối đa diện
- Khối đa diện là khối hình không gian được bao bởi các mặt là các hình đa giác phẳng.
- Các khối đa diện thường gặp là:
+ Hình 2.6 a: Khối hộp chữ nhật
+ Hình 2.6 b: Khối lăng trụ tam giác đều
+ Hình 2.6 c: Khối chóp tứ giác đều
Trả lời Khám phá mục III.1:
1.
+ Khối hộp chữ nhật có hai mặt đáy và bốn mặt bên là hình chữ nhật.
+ Khối lăng trụ tam giác đều có hai mặt đáy là hai tam giác đều bằng nhau, các mặt bên là hình chữ nhật.
+ Khối chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh.
2.
Những kích thước được thể hiện trên khối đa diện là:
+ Khối hộp chữ nhật: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
+ Khối lăng trụ tam giác đều: chiều dài cạnh đáy, chiều cao lăng trụ.
+ Khối chóp tứ giác đều: chiều dài cạnh đáy, chiều cao khối chóp.
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng (Hình 2.7a)
+ Chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ
+ Dựa vào hình dạng, kích thước mặt trước vẽ hình chiếu đứng bằng nét mảnh
Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng (Hình 2.7b)
+ Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng
+ Căn cứ và hình dạng, kích thước mặt đáy để vẽ hình chiếu bằng
Bước 3: Vẽ hình chiếu cạnh (Hình 2.7 c)
- Kẻ đường phụ trợ nghiêng 45o so với phương ngang. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng và bằng để xác định vị trí hình chiếu cạnh.
+ Căn cứ vào hình dạng mặt bên trái vẽ hình chiếu cạnh
Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ (Hình 2.7d)
- Tẩy bỏ nét thừa, đường gióng, đường phụ trợ, tô đậm các nét theo quy định
- Ghi kích thước cho bản vẽ.
Trả lời các câu hỏi Khám phá mục III.2 SGK trang 13:
1.
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. Kẻ đường gióng từ hình chiếu đứng để vẽ vị trí hình chiếu bằng
2.
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Hình chữ nhật
Chiều cao h
Bằng
Hình chữ nhật
Chiều dài a, bề rộng b
Cạnh
Hình chữ nhật
3.
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Hình chữ nhật
Chiều cao h
Bằng
Tam giác đều
Chiều dài cạnh đáy và chiều cao đáy
Cạnh
Hình chữ nhật
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
a) Mục tiêu: Nhận biết được hình trụ, hình nón và hình cầu, từ đó có thể vẽ được các hình chiếu của hình trụ, hình nón và hình cầu.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục IV trang 13 – 15 SGK, quan sát các Hình 2. 9 và 2.10, trả lời câu hỏi Khám phá trong mục.
c) Sản phẩm: Vẽ vào vở hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay, các câu trả lời câu hỏi Khám phá mục IV trang 13 – 15 SGK
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Khối tròn xoay
- GV có thể tạo mô hình các khối tròn xoay làm dụng cụ trực quan giúp HS hiểu dễ dàng hơn.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV SGK trang 13 kết hợp quan sát Hình 2.9 và trả lời các câu hỏi:
+ Khối tròn xoay là gì?
+ Kể tên một số khối tròn xoay thường gặp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.1 SGK trang 14:
Quan sát Hình 2.9 và cho biết: Khi quay hình chữ nhật, hình tam giác vuông, nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được các khối tròn xoay nào?
* Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao các khối tròn xoay thường chỉ biểu diễn hai hình chiếu? Đó là những hình chiếu nào?
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu hình chiếu vuông góc của khối trụ
Đọc nội dung mục IV.2 SGK trang 14, quan sát Hình 2.10a và trả lời các câu hỏi: Các hình chiếu vuông góc của khối trụ là hình gì? Chúng thể hiện các kích thước nào của khối trụ?
+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu hình chiếu vuông góc của khối cầu
Đọc mục IV.2 SGK, trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.10b và nêu đặc điểm các hình chiếu của hình cầu.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.2 SGK trang 14:
Quan sát Hình 2.10 em hãy cho biết h và d thể hiện kích thước nào của vật thể?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS đọc thông tin mục IV SGK trang 13 – 14, quan sát hình ảnh 2.9, 2. 10 và trả lời câu hỏi Khám phá của mục.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS xung phong trình bày kết quả.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.
IV. Hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
1. Khối tròn xoay
- Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định.
- Một số khối tròn xoay thường gặp:
+ Khối trụ
+ Khối nón
+ Khối cầu
Trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.1 SGK trang 14:
+ Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ
+ Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối tròn
+ Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu.
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
- Do tính đối xứng, các khối tròn xoay thường chỉ biểu diễn hai hình chiếu:
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
+ Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh
Hình chiếu vuông góc của khối trụ
- Nếu hướng chiếu dọc theo đường trục của hình trụ thì hình chiếu thu được là hình tròn.
- Nếu hướng chiếu vuông góc với đường trục thì hình chiếu thu được là hình chữ nhật.
Các hình chiếu vuông góc của hình cầu
- Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là hình tròn, có đường kính bằng đường kính hình cầu.
Trả lời câu hỏi Khám phá mục IV.2 SGK trang 14:
+ h là chiều cao khối trụ
+ d là đường kính mặt đáy hình tròn của khối trụ và đường kính hình cầu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
a) Mục tiêu: HS luyện tập về hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản thông qua các bài tập
b) Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm và luyện tập SGK trang 10 – 15.
c) Sản phẩm học tập: Đáp án các câu trắc nghiệm, bài luyện tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS:
+ Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể
+ Trên mặt phẳng giấy vẽ, các hình chiếu phải đặt đúng vị trí theo quy định
+ Khối đa diện là hình không gian được bao bởi các mặt là các đa giác
+ Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
Hình chiếu B. Vật chiếu C. Mặt phẳng chiếu       D. Vật thể
Câu 2: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:
Một hướng B. Hai hướng C. Ba hướng                  D. Bốn hướng
Câu 3: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng:
Hình vuông B. Hình lăng trụ        C. Hình tam giác             D. Hình chữ nhật
Câu 4: Hình nón có hình chiếu đứng là tam giác cân, hình chiếu bằng là:
Tam giác B. Tam giác cân C. Hình tròn                   D. Đáp án khác
Câu 5: Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được:
Hình trụ B. Hình nón C. Hình cầu                    D. Hình chóp
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm các bài Luyện tập SGK trang 10 – 15:
Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C (Hình 2.5 a) và các hình chiếu 1, 2, 3 (Hình 2.5b). Hãy ghép cặp hình chiếu với hướng chiếu tương ứng
Vẽ các hình chiếu của khối chóp tứ giác đều. Hình 2.6c với kích thước a = 60 mm, h = 100 mm.
Cho các hình chiếu vuông góc (Hình 2.11a) và các khối tròn xoay (Hình 2.11b). Hãy ghép cặp khối tròn xoay với hình chiếu vuông góc tương ứng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV theo dõi, gợi ý, đánh giá bài thực hành của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.
- Mỗi bài tập GV mời 1 đến 2 HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài làm của các bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các nhóm tốt, nhanh và chính xác.
Kết quả:
Đáp án trắc nghiệm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
A
C
D
C
C
Đáp án luyện tập SGK:
+ Hướng chiếu A – Hình 1
+ Hướng chiếu B – Hình 3
+ Hướng chiếu C – Hình 2
+ Khối tròn xoay A – Hình chiếu vuông góc 2
+ Khối tròn xoay B – Hình chiếu vuông góc 1
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập vận dụng SGK trang 16.
c) Sản phẩm: Nêu được hình dạng của sản phẩm công nghệ có hình dạng là khối đa diện hoặc khối tròn xoay.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập vận dụng SGK trang 16: Sưu tầm một sản phẩm công nghệ có hình dạng là khối đa diện hoặc khối tròn xoay và trao đổi với các bạn trong lớp về hình dạng của sản phẩm đó.
- GV gợi ý một số đồ vật đơn giản như: quả tennis, lon coca, rubic, nón lá,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về nhà hoàn thành bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm và kết quả trao đổi vào tiết học tiếp theo
- HS khác quan sát, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tuyên dương.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài.
Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.
Chuẩn bị bài mới Bài 3 - Bản vẽ chi tiết.
Đây là demo giáo án Công nghệ 8 SGK Cánh diều
Nhóm có đủ giáo án cả 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, cánh diều, chân trời sáng tạo
Liên hệ: 0969136210 (có zalo) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_sach_moi_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.docx