Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ II

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ II

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ

 thể người

 - Biết được một số an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

 - Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện

 - Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1. Giới thiệu bài :

 Điện năng rất có ích trong cuộc sống. Nhưng trong khi sử dụng và sửa chữa điện,

 cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Vậy,

 những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng

 tránh những tai nạn điện đó.?

 

doc 61 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 18
TIẾT 34
VAI TRÒ CUẢ ĐIỆN NĂNG
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng - Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh vẽ các nhà máy điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp, tải tiêu thụ điện 
 năng . . . 
 - Mẫu vật về máy phát điện, dây dẫn, sứ, tải tiêu thụ điện . . . 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Từ thế kỷ 18, sau khi chế tạo được pin, ăcquy, máy phát điện, loài người đã biết 
 sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống và hiện nay điện là nguồn năng lượng 
 rất quan trọng trong đời sống con người. Vậy, Điện năng là gì ? Được sản xuất ở đâu 
 và có vai trò gì trong sản xuất và đời sống ?
 2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. ĐIỆN NĂNG
Trong các nhà máy điện, các dạng năng lượng như nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử. . . được biến đổi thành điện năng.
Do các nhà máy điện thường đặt xa nơi tiêu thụ vì vậy phải dùng đường dây tải điện 
 - Có 2 loại đường dây :
 + Đường dây cao áp : đưa điện đến các khu công nghiệp
 + Đường dây hạ áp : Đưa điện đến các khu dân cư, lớp học, . . .
II. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG :
Là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống 
1. Từ những ví dụ thực tế về hoạt động của các đồ dùng điện gợi ý cho Hs trả lời câu hỏi : Điện năng là gì ? Được sản xuất tại đâu ?
2. Kể tên các nhà máy điện mà em biết và giải thích tại sao có sự khác nhau về tên gọi (Nhiệt , Thuỷ, . . . )
3. Quan sát tranh sơ đồ nhà máy nhiệt điện , Em hãy nêu chức năng của từng thiết bị và biểu diễn sơ đồ tóm tắt qui trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện ?
4. Quan sát tranh sơ đồ nhà máy thuỷ điện , Em hãy nêu chức năng của từng thiết bị và biểu diễn sơ đồ tóm tắt qui trình sản xuất điện năng ở nhà máy thuỷ điện ?
5. Qua 2 sơ đồ trên Em cho biết chức năng của nhà máy điện là gì và các nhà máy máy này sử dụng nguồn năng lượng năng lượng gì ?
 Ngoài ra còn có các nguồn năng lượng nào ?
6. So với nơi tiêu thụ thì các nhà máy điện thường ở gần hay xa? Vậy, để đưa điện năng đến nơi tiêu thụ người ta phải làm gì ?
7. Quan sát sơ đồ truyền tải điện năng em hãy cho biết chức năng các bộ phận. Từ đó em cho biết khi truyền tải ta có mấy loại đường dây?
 1. Từ những ví dụ thực tế Em hãy nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
2. Tại sao phải tiết kiệm điện ? 
3. Em làm gì để tiết kiệm điện ?
1. - Lấy ví dụ và xác định : Năng lượng của đòng điện được gọi là điện năng.
 - Tại các nhà máy điện
2. Nhiệt điện Thủ đức, Thuỷ điện Trị An. Dựa vào nguồn năng lượng sử dụng của nhà máy.
3. Nhiệt năng đun nóng nước Hơi nước quay tuabin quay Máy phát điện phát Điện năng
4. Thuỷ năng quay tuabin quay Máy phát điện phát Điện năng
5.- Chức năng nhà máy điện : Biến đổi các dạng năng lượng thành điện năng.
 - Nhiệt năng, thuỷ năng
 - Ngoài ra còn có các nguồn năng lượng như : mặt trời, sức gió, năng lượng nguyên tử.
6. - Thường ở xa nơi tiêu thụ
 - Dùng đường dây tải điện
7. - Giải thích chức năng
 - Có 2 loại :
 + Đường dây cao áp : đưa điện đến các khu công nghiệp
 + Đường dây hạ áp : Đưa điện đến các khu dân cư, lớp học, . . .
1- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị . . . trong sản xuất và đời sống xã hội.
- Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
2. Vì điện năng là loại hàng hoá quí
3. Không dùng vào chỗ vô ích, dùng các thiết bị dây dẫn hợp lí, xử lí các sự cố kịp thời 
3. Tổng kết bài học :
 Đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài
4. Công việc về nhà : Học bài và đọc trước bài 33. 
TUẦN 19 	 CHƯƠNG VI 
	TIẾT 35 	BÀI 33 AN TOÀN ĐIỆN	 
	AN TOÀN ĐIỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ 
 thể người
 - Biết được một số an toàn điện trong sản xuất và đời sống. 
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
 - Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện
 - Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Điện năng rất có ích trong cuộc sống. Nhưng trong khi sử dụng và sửa chữa điện, 
 cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Vậy, 
 những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng
 tránh những tai nạn điện đó.?
 2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN ĐIỆN :
 1. Chạm điện
 2. Phóng điện
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN : 
1. Dùng các dụng cụ an toàn điện :
2. Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện
I. Quan sát các hình 33.1 ; 33.2 ; 33.3 Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện ? Từ đó em hãy xây dựng sơ đồ sau :
 Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Mỗi nguyên nhân lấy ví dụ minh hoạ 
II. Quan sát các hình 33.4 ; 33.5 ; Em hãy cho biết các biện pháp an toàn điện ? Từ đó em hãy xây dựng sơ đồ sau :
 Các biện pháp an toàn điện
Mỗi biện pháp lấy ví dụ minh hoạ
I. Quan sát tranh vẽ , trả lời câu hỏi và làm vào vở :
 Có 2 nguyên nhân gây ra tai nạn điện :
Chạm điện
a. Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần : h33.1c
b. Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ : h 33.1b
c. Không cắt nguồn khi sửa điện
 2. Phóng điện
 a. Đến gần dây dẫn bị đứt 
 chạm đất : H33.3
 b. Vi phạm khoảng cách
 an toàn đối với lưới
 điện cao áp và trạm
 biến áp h33.2 
II. Quan sát tranh vẽ, trả lời các câu hỏi và hoàn chỉnh sơ đồ :
1. Dùng các dụng cụ an toàn điện :
Dụng cụ lót :h33.5a,b,c,d,e
Dụng cụ lao động :h33.5c
Dụng cụ kiểm tra : Bút thử điện, . . . 
2. Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện :
Cách điện tốt dây dẫn : h33.4a
Kiểm tra cách điện đồ dùng điện : h33.4c
Nối đất thiết bị, đồ dùng điện : h33.4b
Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện và trạm biến áp : h33.4d
3. Tổng kết bài học :
 Đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài 
4. Công việc về nhà :
 Học bài và đọc trước bài 34. Chuẩn bị các dụng cụ thực hành 
TUẦN 19 BÀI 34
TIẾT 36 THỰC HÀNH
 DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
 - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
 - Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Vật liệu, dụng cụ theo sách giáo khoa
 - Chuẩn bị đồ dùng điện bị rò và không bị rò điện
 - Mẫu báo cáo thực hành.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Trong kĩ thuật điện : Các đồ dùng, thiết bị đều được bọc cách điện nhằm đảm 
 bảo an toàn cho người sử dụng điện. Vậy, những phần nào của đồ dùng, thiết bị được
 cách điện và cách kiểm tra độ an toàn của nó ra sao ? Bài thực hành hôm nay sẽ giải
 quyết cho chúng ta những vấn đề đó.
 2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU
II. TỔ CHỨC THỰC HÀNH
1. Giới thiệu cấu tạo của một số đồ dùng điện
2. Cách tháo lắp, sử dụng bút thử điện
3,. Dùng bút thử điện kiểm tra sự rò điện của thiết bị
4. Gọi học sinh thực hiện lại
5. Nhận xét và sửa chữa các sai sót.
1. Chia nhóm và phân vị trí từng nhóm
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của từng thành viên trong nhóm
3. Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện
4. Tìm hiểu bút thử điện 
5. Dùng bút thử điện kiểm tra sự cách điện của thiết bị 
 Chú ý an toàn điện khi thực hiện
6. Thu sản phẩm và hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả 
7. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh
1. Quan sát hướng dẫn của GV
2. Chú ý cách tháo lắp, sử dụng
3. Quan sát cách thử
4. Thực hiện công việc theo chỉ định của GV
5. Nhận xét thao tác của bạn
1. Ngồi theo vị trí từng nhóm
2. nhóm trưởng kiểm tra , báo cáo
3. Quan sát dụng cụ, tìm hiểu số liệu kĩ thuật (hoặc đặc điểm cấu tạo) ; Bộ phận cách điện của các dụng cụ :
 - Kìm điện
 - Tuavit
 - Găng tay
 Điền kết quả vào bảng báo cáo
4. Thực hiện tháo rời các chi tiết bút thử điện. Quan sát và ghi vào bảng báo cáo.
5. Thực hiện công việc dưới sự giám sát của GV
6. Nộp sản phẩm và đánh giá chéo dưới sự hướng dẫn của Gv
7. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh
3. Tổng kết bài học :
 Nhận xét và đánh giá kết quả thực hành
4. Công việc về nhà :
 Đọc trước bài 35. Chuẩn bị các dụng cụ thực hành 
TUẦN 19 BÀI 35
TIẾT 36 THỰC HÀNH
 CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn.
 - Sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp.
 - Có ý thức nghiêm túc trong khi học tập.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh vẽ các trường hợp tai nạn điện ; Cách giải thoát nạn nhân ; Phương pháp hô
 hấp nhân tạo.
 - Qui trình cứu người bị tai nạn điện.
 - Mẫu báo cáo thực hành.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hoả hoạn,
 làm bị thương hoặc chết người. Như vậy làm thế nào để cấp cứu kịp thời nạn nhân khi 
 bị tai nạn điện. Bài thực hành hôm nay sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản
 về cách sơ cứu người bị tai nạn điện.
 2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU
II. TỔ CHƯ ...  Bài 58 
TIẾT 66 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
 A . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.
 -Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản.
 B. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC :
 - Tranh vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện h58.1
 - Phiếu học tập về các bước thiết kế mạch điện .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Giới thiệu bài :
 Trong đời sống hàng ngày, khi muốn trang bị điện cho một phòng ở, một căn nhà hay đơn giản hơn là cho bàn học thì chúng ta phải lập ra một kế hoạch cần có những thiết bị điện gì ? Cách đi dây ra sao, . . . Cách làm đó ta gọi là thiết kế mạch điện. Vậy thiết kế mạch điện là gì và được thực hiện ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em những vấn đề cơ bản về thiết kế mạch điện.
 2. Bài mới : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Thiết kế mạch điện là gì ?
Thiết kế là những công việc cần làm trước khi lắp dặt mạch điện.
2. Trình tự thiết kế mạch điện
3. Bài tập
1. Dựa vào SGK Em hãy cho biết thiết kế mạch điện là gì ?
2. Trình tự thiết kế mạch điện gồm mấy bước ? Kể ra
Bạn Nam cần lắp đặt một mạch điện dùng 2 bóng đèn sợi đốt điều khiển đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng. Em hãy giúp bạn Nam thiết kế mạch điện trên ?
1. Xác định mạch điện dùng để làm gì ?
2. Mạch điện bạn Nam cần lắp đặt có những đặc điểm gì ? Từ đó chọn sơ đồ thích hợp
3. Chọn thiết bị và đồ dùng thích hợp cho mạch điện.
4. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
Dùng mô hình cho học sinh lắp thử và kiểm tra mạch điện.
1.Thiết kế là những công việc cần làm trước khi lắp dặt mạch điện.
2. Gồm 4 bước sau :
 a. Xác định mạch điện dùng để làm gì ? 
 b. Đưa ra các phương án mạch điện (Vẽ sơ đồ nguyên lí) và lựa chọn phương án thích hợp
 c. Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
 d. Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng theo yêu cầu thiết kế không.
1.Mạch điện dùng 2 bóng đèn sợi đốt điều khiển đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng
2. Có 3 đặc điểm :
 - Dùng 2 bóng đèn sợi đốt
 - Đóng cắt riêng biệt
 - Chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
 Chọn sơ đồ 3
3. Chọn :
 - Bóng 220V -25W : cho bàn học
 - Bóng 220V – 60W hoặc 100W cho chiếu sáng giữa phòng.
 - 2 Công tăc 2 cực và 1 cầu chì.
4. Vẽ sơ đồ lắp đặt 
Thực hiện lắp mạch trên mô hình
3. Tổng kết bài học :
 Đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài
 4. Công việc về nhà :
 Học bài và Đọc trước bài 59. 
TUẦN 34 BÀI 56 : THỰC HÀNH
TIẾT 67 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 - Thiết kế mạch điện chiếu sáng đơn giản. 
 - Làm việc nghiêm túc, kiên trì, chính xác và khoa học.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Thước kẻ, bút chì, giấy vẽ. 
 - Dây dẫn, bóng đèn, cầu chì, côngtăc,bảng điện, băng cách điện, tuavit, kìm điện, . . .
 - Mẫu báo cáo thực hành.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Giới thiệu bài :
 Nhằm củng cố lại các kiến thức đã học như : Cấu tạo mạch điện, các kí hiệu điện và vị trí các thiết bị điện trong mạch. Bài hôm nay sẽ hình thành cho các em cách thiết kế mạch điện đơn giản. 
2. Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Hướng dẫn ban đầu :
II. Tổ chức thực hành :
1. Chia nhóm, ổn định trật tự
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
3. Nhắc lại nội qui an toàn và hướng dẫn nội dung, trình tự thực hành.
1. Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện
2. Lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện
3. - Vẽ sơ đồ lắp đặt
 - Lắp mạch điện
 - Kiểm tra vận hành mạch điện
4. Thu sản phẩm và hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm.
5. Thu dọn và vệ sinh
1. Ngồi theo vị trí được phân công và ổn định trật tự
2. Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo
3. Chú ý và ghi chép nội dung
1. Vẽ sơ đồ ; Phân tích sơ dồ
2. Lập bảng dự trù thiết bị, đồ dùng , vật liệu cần thiết.
3. - Vẽ sơ đồ lên giấy vẽ(thể hiện rõ điểm nối dây, vị trí thiết bị)
 - Lắp mạch theo sơ đồ
 - Kiểm tra mạch điện
 - Vận hành mạch điện
4. Nộp sản phẩm và đánh giá theo hướng dẫn của GV
5. Thu dọn và vệ sinh
3. Tổng kết bài học : 
 Thu bài - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và đánh giá kết quả thực hành 
4. Công việc về nhà :
 Ôn tập chương VIII.
TUẦN 34 : TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP
TIẾT 68 CHƯƠNG VIII
 A . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Hiểu rõ đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà
Hiểu trình tự thiết kế mạch điện.
Vận dụng được những kiến thức đã học để làm một số bài tập trong bài tổng kết.
 B. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC :
 Sơ đồ tóm tắt nội dung chương VIII
 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
 1. Giới thiệu bài :
 Sau 10 tiết học với 5 bài lý thuyết và 5 bài thực hành, càc em đã có những kiến thức cơ bản về mạng điện trong nhà. Nhằm hệ thống hoá lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài kiểm tra thực hành 1 tiết. Các em bước vào tiết ôn tập với nội dung sau :
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Tổng kết chương VIII
 Dùng sơ đồ hệ thống hoá lại kiến thức từng phần
II. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ôn tập
1. iền tên vào cột B của bảng
2. Có nên lắp đặt cầu chì vào dây trung tính không ? Tại sao ?
3. Tại sao dây chảy của cầu chì mạch điện nhánh lại có đường kính dây (cỡ dây) nhỏ hơn dây chảy của cầu chì mạch điện chính ?
4.Hãy chọn số liệu điện áp định mức cho các bóng đèn 1 ; 2 ; 3 phù hợp với mạch điện.
5. Mô tả bằng tiếp xúc của các tiếp điểm để biểu thị : 
 a. Khi nào đèn A sáng
 b. Khi nào đèn B sáng
 c. Khi nào đèn C sáng
6. Trình tự thết kế mạch điện gồm mấy bước ? Kể ra.
 Quan sát sơ đồ và chú ý sự hướng dẫn của GV
 Lên bảng trình bày câu hỏi theo chỉ định của GV
1. Đèn sợi đốt
 Nguồn điện
 Cầu chì
 Công tăc ba cực
 Công tăc hai cực
2. Không nên lắp cầu chì vào dây trung tính vì :
- Khi cần thiết sửa chữa điện có thể rút cầu chì ngắt mạch điện đảm bảo an toàn cho người sửa chữa.
- Khi mạch điện có sự cố, tuy cầu chì vẫn cắt mạch điện nhưng đồ dùng điện vẫn được nối với dây pha, vì vậy không đảm bảo an toàn điện.
3. Để cầu chì làm việc có tính chọn lọc.
4. Bóng 1 và 2 : 110V
 Bóng 3 : 220 V
5. 
a. Đèn A sáng khi tiếp điểm đóng tại vị trí 1 và 2
b. Đèn B sáng khi tiếp điểm đóng tại vị trí 1 ; 3 và 4
c. Đèn C sáng khi tiếp điểm đóng tại vị trí 1 ; 3 và 5
6. . Gồm 4 bước sau :
 a. Xác định mạch điện dùng để làm gì ? 
 b. Đưa ra các phương án mạch điện (Vẽ sơ đồ nguyên lí) và lựa chọn phương án thích hợp
 c. Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
 d. Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng theo yêu cầu thiết kế không.
 3. Tổng kết bài học :
 Hệ thống hoá lại kiến thức cần nhớ
4. Công việc về nhà :
 Học bài – Tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết
TUẦN 35 KIỂM TRA THỰC HÀNH
 Tiết 69 THỜI GIAN : 45 ph
Câu 1 : Hoàn chỉnh sơ đồ sau (2đ) :
Câu 2 : Lập bảng dự trù thiết bị, vật liệu cho mạch điện trên ? (2đ)
Câu 3 : Vẽ sơ dồ nguyên lý của mạch điện trên ? (2đ)
Câu 4 : Cho mạch điện.
Tìm Uđm của các bóng đèn trong mạch (1đ)
 Mạch điện có các thiết bị, đồ dùng điện nào ? (1đ)
Nêu hoạt động của mạch ? (2đ)
 A
 B C 
 D 
 1 2 
 3 
 KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 HỌ TÊN .. MƠN CƠNG NGHỆ 
 LỚP .. 
 ĐIỂM
 LỜI PHÊ
 ĐỀ 1 
 CÂU 1 (1,5đ) Chọn những đồ điện dưới đây mà em cho là phù hợp với điện áp của mạng điện (220v)
Quạt điện (220v-20w ) 
Nồi cơm điện (110v-800w)
Cơng tắc diện (300v-5 A ) 
Phích cắm điện (250v-3A)
Bĩng đèn điện (100v- 30w)
Máy nghe nhạc (12v-3w) 
CÂU 2 : (1,5đ) Điện năng là gì? Vai trị của điện năng là gì?
CÂU 3 : (2đ) Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện là gì? Nêu các biện pháp khắc phục.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CÂU 4( 2đ ) Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà là gì ?
.
CÂU 5:(1,5đ) Một máy biến áp cĩ U1=220V; N1=400 vịng: U2=110V, N2=200 vịng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1=200V,để giữ U2 khơng đổi nếu số vịng N1 =300 vịng thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu vịng?
CÂU 6: (1,5đ) .Tính tiền điện của một hộ gia đình phải trả trong một tháng(30 ngày). Biết gia đình đã sử dụng những đồ dùng điện sau
-Một ti vi(220V-80W). Mỗi ngày sử dụng 5 giờ
-Hai quạt điện(220V-30W). Mỗi ngày sử dụng 8 giờ cho mỗi quạt
( Biết rằng mỗi KW điện cĩ giá 1200 đồng)
 KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 HỌ TÊN .. MƠN CƠNG NGHỆ 
 LỚP .. 
 ĐIỂM
 LỜI PHÊ
 ĐỀ 2
 CÂU 1(1,5)Chọn những đồ điện dưới đây mà em cho là phù hợp với điện áp của mạng điện (220v)
Quạt điện (110v-20w ) 
Nồi cơm điện (220v-800w)
Cơng tắc diện (250v-5 A ) 
Phích cắm điện (150v-3A)
Bĩng đèn điện (220v- 100w)
Máy nghe nhạc (12v-3w) 
- CÂU 2( 2đ ) Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà là gì ?
.
CÂU 3 : ( 2đ ) Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện là gì? Nêu các biện pháp khắc phục.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CÂU 4 ( 1,5đ) Điện năng là gì? Vai trị của điện năng là gì?
.
CÂU 5: ( 1,5đ) Một máy biến áp cĩ U1=220V; N1=400 vịng: U2=110V: N2=200 vịng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1=200V,để giữ U2 khơng đổi nếu số vịng N1 =300 vịng thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu vịng?
CÂU 6: ( 1,5đ) Tính tiền điện của một hộ gia đình phải trả trong một tháng(30 ngày). Biết gia đình đã sử dụng những đồ dùng điện sau
-Một ti vi(220V-60W). Mỗi ngày sử dụng 5 giờ
-Hai quạt điện(220V-40W). Mỗi ngày sử dụng 4 giờ cho mỗi quạt 
( Biết rằng mỗi KW điện cĩ giá 1200 đồng)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_hoc_ky_ii.doc