Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Biết được vật liệu dẫn điện, vật liẹu cách điện, vật liệu biến từ.

- Nhận biết được đặc tính, công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện.

- Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi đồ dùng điện.

- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.

- Quan sát tìm hiểu các VLKT điện qua thực tế.

- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất:

- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.

- Có ý thức giữ vệ sinh cho lớp học và môi trường xung quanh.

 

doc 70 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Bài 36 : VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Biết được vật liệu dẫn điện, vật liẹu cách điện, vật liệu biến từ.
- Nhận biết được đặc tính, công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện.
- Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi đồ dùng điện.
- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
- Quan sát tìm hiểu các VLKT điện qua thực tế.
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
3- Về phẩm chất:
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.
- Có ý thức giữ vệ sinh cho lớp học và môi trường xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên:
- Tranh vẽ đồ dùng điện trong gia đình, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Các mẫu vật liệu dây dẫn, đồ dùng, thiết bị điện.
2- Học sinh:
- Chuẩn bị SGK và vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 3’
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới, rèn khả năng tư duy cá nhân cho HS.
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra mẫu vật cho HS quan sát: 1 chiếc phích cắm điện.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
? Em hãy cho biết chốt phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì? Vỏ phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì. Tại sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.
- GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trả lời câu hỏi của GV.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài.=>Giới thiệu bài
.B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện: 15’
1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu dẫn điện, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng.
 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV cho HS quan sát mẫu vật một số vật liệu dẫn điện (đồng, nhôm,...), yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập:
? Vật liệu dẫn điện là gì. Lấy VD?
? Hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện.
- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.
- GV quan sát các nhóm làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
*Đánh giá kết quả:
- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức, ghi bảng.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS quan sát H36.1 – SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Quan sát H36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện.
- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm ra câu trả lời.
- GV quan sát HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2:Tìm hiểu vật liệu cách điện: 10’
1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu cách điện, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng.
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV cho HS quan sát mẫu vật vật liệu cách điện, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Vật liệu cách điện là gì. Lấy VD?
? Hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện.
- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. 
- GV theo dõi HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức, ghi bảng.
HĐ3:Tìm hiểu vật liệu dẫn từ: 7’
1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu dẫn từ, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng.
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Vật liệu dẫn từ là gì. Lấy VD?
? Nêu công dụng của vật liệu dẫn từ.
- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm ra câu trả lời.
- GV quan sát HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập:
? Hãy điền vào chỗ trống(...) trong bảng 36.1 đặc tính và tên các phần tử của thiết bị điện được chế tạo từ các vật liệu kĩ thuật điện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.
- GV quan sát các nhóm làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
*Đánh giá kết quả:
- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức, ghi bảng.
I/Vật liệu dẫn điện.
- Là vật liệu mà dòng điện chạy qua được.
- Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ, có đặc tính dẫn điện tốt:
 VD: đồng, nhôm, than chì,...
=>Vật liệu dẫn điện được dùng để chế tạo các phần tử (bộ phận) dẫn điện của các thiết bị điện.
II/Vật liệu cách điện.
- Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- Vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn, có đặc tính cách điện tốt: giấy cách điện, thủy tinh, sứ, mica,....gỗ khô, không khí có đặc tính cách điện.
=>Vật liệu cách điện được dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện.
III/Vật liệu dẫn từ.
- Là vật liệu mà đường sức của từ trường chạy qua được: thép kĩ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi.
 + Thép kĩ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp, máy phát điện,.......
 + Anico dùng làm nam châm vĩnh cửu.
 + Ferit dùng làm anten, lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện.
 + Pecmaloi dùng làm lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao trong kĩ thuật vô tuyến và quốc phòng.
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’
1. Mục tiêu: củng cố kiến thức của HS về các vật liệu kĩ thuật điện.
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Cho VD?
? Vì sao thép kĩ thuật điện được dùng để chế tạo các lõi dẫn từ của các thiết bị điện? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV quan sát các cặp đôi làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ Đại diện cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
*Đánh giá kết quả:
- Đại diện các cặp HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV nhận xét, đánh giá.
 D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’
1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức về các vật liệu kĩ thuật điện từ đó có thể vận dụng vào thực tế; Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về VL kĩ thuật điện.
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm: Trình bày miệng; Phiếu học tập cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
 ? Phân biệt sự khác nhau giữa vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV quan sát HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV nhận xét, đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.
? Kể tên các bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện trong các đồ dùng điện ở gia đình em?
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.
* Báo cáo kết quả: Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả: (Thực hiện ở tiết học sau)
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung .GV nhận xét, đánh giá.
*Dặn dò:GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo
Tiết 38,39 - Bài 38,39
ĐỒ DÙNG ĐIỆN QUANG - ĐÈN SỢI ĐỐT – ĐÈN HUỲNH QUANG
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
 - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý và các đặc điểm làm việc của đèn sợi đốt.
 - Biết được ưu nhược điểm của đèn, lựa chọn đèn trong nhà
 - Quan sát nhận biết cấu tạo và hoạt động của đèn sợi đốt.
2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
3- Về phẩm chất:
 - Có ý thức tìm hiểu các đồ dùng điện.	
 - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, không vứt rác bừa bãi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên:
- Tranh vẽ đèn sợi đốt.
- Đèn sợi đốt duôi xoáy, đuôi ngạch còn tốt và đã hỏng.
2- Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 3’
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới, rèn khả năng tư duy cá nhân, thảo luận nhóm cho HS.
2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Đèn sợi đốt có cấu tạo như thế nào và có đặc điểm gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.
- GV có thể gợi ý, hướng dẫn các nhóm HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ Đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi của GV.
*Đánh giá kết quả:
- Đại diện các nhóm HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
Giới thiệu: - Năm 1879 nhà bác học Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên, 60 năm sau (1939) đèn huỳnh quang xuất hiện đẻ khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy nhược điểm đó là gì ? Ta tìm hiểu qua bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
SẢn phẩm dự kiến
HĐ1:Tìm hiểu về cách phân loại đèn điện: 7’
1. Mục tiêu: Kể tên được các loại đèn điện và lấy được VD về từng loại.
 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm: Trình bày.
4. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV cho HS quan sát H38.1 – SGK. Yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Năng lượng đầu vào và đầu ra của các loại đèn điện là gì.
? Qua tranh vẽ, em hãy kể tên các loại đèn điện mà em biết.
- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm ... ác bước thiết kế mạch điện.
- Hãy đọc VD tình huống trong SGK đã nêu và xác định giúp bạn Nam các đồ dùng, thiết bị và mạch điện phù hợp.
- Đặc điểm của mạch điện ?
- Dùng 2 bóng đèn sợi đốt đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
- Trong 4 mạch điện đã cho, mạch nào phù hợp với yêu cầu thiết kế?
- Mạch (3) đúng với yêu cầu thiết kế.
II. Trình tự thiết kế mạch điện : 
Trình tự thiết kế mạch điện theo các bước sau :
Bước 1: Xác định mạch điện dùng để là gì?
Bước 2: Đưa ra các phương án thiết kế (Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện) và lựa chọn phương án thích hợp.
Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
Bước 4: Lắp thử và và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không?
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 8’
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học trả lời câu hỏi
2. Nội dung: Hoạt động ca nhân, nhóm
3. Sản phẩm: Phiếu học tập
4. Tổ chức thực hiện:
- Tự thiết kế mạch điện đơn giản? 
- Nhấn mạch cách vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt.
- Nêu điểm giống và khác nhau của hai loại sơ đồ.
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1’
- Xem và nghiên cứu sơ đồ lắp đặt, nguyên lí của mạng điện nhà mình.
Tuần 34 – Tiết 52 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức đã học ở chương III
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập.
2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
3- Về phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, sống có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên: Soạn hệ thống CH và dự kiến trả lời.
2- Học sinh: Đọc và tự giác ôn tập theo nội dung HD ôn tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’
Phần Điện các em đã học những nội dung nào?
 B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
HĐ1: Giới thiệu mục tiêu bài học. (6 phút)
MẠNG ĐIỆN
TRONG NHÀ
Đặc điểm
Thiết bị 
Của 
Mạng điện
Sơ đồ
điện
Quy trình
Thiết kế
Mạch điện
Có điện áp định mức là 220V
Đa dạng về thể loại và công suất của đồ dùng 
dùng điện
Phù hợp cấp điện áp của các thiết bị ,đồ dùng
điện với điện áp định mức mạng điện
Thiết bị đóng – cắt (cầu dao , công tắc)
Thiết bị lấy điện (phích cắm,rắc cắm)
Thiết bị bảo vệ( aptomat,cầu chì)
Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ lắp đặt
Mục đích thiết kế (mạch điện dùng để làm gì?)
Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn 
phương án thích hợp
Chọn thiết bị và đồ dùng điện cho mạch điện
(lập bảng dự trù)
Lắp thử và kiểm tra mạch điện theo yêu cầu
 thiết kế
HĐ2 : HD ôn phần đặc điểm và cấu tạo MĐ (10ph)
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời CH về MĐT sau đó thảo luận trước cả lớp ND:
- MĐTN có những đặc điểm nào? Điện áp của MĐTN là bao nhiêu? Cấu tạo(MĐTN có những phần tử nào) ?
- Trình bày những yêu cầu của MĐTN?
- Đồ dùng điện trong MĐTN là những loại nào? Tại sao ta lại nói đồ dùng điện MĐTN rất đa dạng?
- Khi chọn TB và đồ dùng cho MĐTN ta chú ý những gì?
- Kể tên một số thiết bị đồ dùng điện dùng trong mạch điện sinh hoạt gia đình?
- Cá nhân tìm câu trả lời sau đố phối hợp nhóm chọn đáp án đúng và thảo luận với cả lớp.
- HS ôn và thảo luận kq:
- Đặc điểm (cột 1 sơ đồ ghi nhớ SGK trang 175)
- Cấu tạo MĐTN bao gồm các phần tử: SGK cột 3 trang 175
- Yêu cầu của MĐTN cột 2 SGK trang175
Chú ý cách chọn TBĐ thường có điện áp định mức (điện áp TB làm việc bt) lớn hơn điện áp định mức của MĐTN.Còn đồ dùng điện lại có điện áp định mức khi SX đúng bằng điện áp định mức của MĐTN
HĐ3: Ôn tập nội dung sơ đồ MĐ. (10ph)
- Cho HĐ cả nhân trả lời CH và làm BT 5 SGK phần tổng kết ôn tập.
- Thế nào là sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt?
- Làm bt 4và 5 sgk trang 203+ 204
A
O
1
2
3
Hình 1: MĐ chiếu sáng
A
O
A
B
C
K
1
2
3
4
5
6
Hình2 MĐ chiếu sáng xâu chuỗi.
Đáp án: Sơ đồ nguyên lí. H55.2 là sơ đồ chỉ nêu lên mlh giữa các phần tử trong MĐ , mà không thể hiện vị trí ,cách lắp đặt sắp xếp các phần tử đó.
A
O
Hình 55.2
A
O
Hình 55.3
- Sơ đồ lắp đặt:H55.3
là sơ đồ biểu thị rõ vị trí , cách lắp đặt của các phần tử trong MĐ
HĐ4: Ôn tập nội dung thiết kế MĐ. (10ph)
- Các nhóm thảo luận về trình tự thiết kế MĐ
- Lấy một số VD chứng minh tầm quan trọng của các bước thiết kế MĐ tạo sản phẩm mới .
- Câu 3 : để cầu chì làm việc có tính chọn lọc.
- Câu4: Bóng 1 và 2 là 110V; bóng 3 là 220V
- Câu 5: K- 1-2. K-1-3-4-5. K-1-3-4-6
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 8’
- Tự thiết kế mạch điện dơn giản? 
- GV nhận xét đánh giá bài ôn tập:
“Từ yêu cầu sử dụng điện đến việc vẽ SĐNL và SĐLĐ mạch điện (ở mọi phương án) , chọn phương án phù hợp với yêu cầu sử dụng điện và đạt được hiệu quả kinh tế nhất , tiết kiệm được điện, lập bảng dự trù :tính toán VL,TB,đồ dùng,dụng cụ cần thiết để lắp MĐ và cả để kiểm tra”
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1’
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn tập kiến thức chương V,VI,VII.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II.	
---------------------
Tuần 35 – Tiết 53
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Tuần 35
Soạn ngày 25/ 04 /2018
Dạy ngày 8A: /05/2018; 8B: / 05/ 2018
Tiết 52: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đánh giá kiến thức của H
- Có ý thức khi làm bài 
II. Chuẩn bị:
+ Đối với giáo viên:
Đề kiểm tra
+ Đối với học sinh:
Ôn tập
III. Các hoạt động dạy cụ thể:
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Giáo viên: 
- Phát đề
- HS: Làm bài nghiêm túc
Thiết lập bảng ma trận:
Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Gia công cơ khí
1.Nhận biết các loại vật liệu kim loại hay phi kim loại.
2.Nhận biết các loại dụng cụ cơ khí.
1.Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn về mối ghép dùng đinh tán và mối ghép hàn.
Số câu hỏi
2
C1-1,C1-2
 1
C1-13 
3
Số điểm
0,5đ
1đ
1,5đ
2.
Truyền và biến đổi chuyển động
3.Biết được cách phân loại chi tiết máy.
4.Nhận biết các loại mối ghép.
5.Nhận Biết được nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động
6.Hiểu được cơ cấu truyền chuyển động:Tay quay-thanh trượt,tay quay-thanh lắc.
10.Hiểu được cơ cấu truyền chuyển động đai.
2..Biết vận dụng công thức về truyền động bánh răng để giải bài tập.
Số câu hỏi
4
C3-3,C4-4
,C6-7,C6-8
1
C5-6
1
C10-5
1
C2-16
7
Số điểm
1đ
0,25đ
0,25đ
2đ
 3,5đ
3.Điện năng-An toàn điện
7.Nhận biết được nhà máy điện. 
11.Vận dụng các biện pháp an toàn điện trong thực tế
Số câu hỏi
 1
 C7-9
1
C11-10
2
Số điểm
 0,25đ
0,25đ
0,5đ
 4. Đồ dùng điện trong gia đình
8.Biết được các loại dây đốt nóng dùng trong các loại đồ dùng điện.
9.Biết được các loại vật liệu dùng dẫn từ.
3..Mô tả được cấu tạo của đèn huỳnh quang .
4..Nhận biết được ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.
.
Số câu hỏi
2
C8-11,C9-12
1
C3-14
1
C4-15
4
Số điểm
0,5đ
2đ
2đ
4,5đ
TS điểm
2,5đ
0,5đ
7đ
10đ
TS câu
8
2
4
16
Đề bài
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn ý đúng nhất trong mỗi câu và khoanh tròn:
Câu 1: Chất dẻo, cao su thuộc nhóm vật liệu cơ khí nào:
A. Vật liệu kim loại
C. Vật liệu phi kim loại
B. Vật liệu đa kim
D. Vật liệu tổng hợp
Câu 2: Cưa, đục, dũa, búa thuộc nhóm dụng cụ cơ khí nào:
A. Dụng cụ đo và kiểm tra
C. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
B. Dụng cụ gia công cơ khí
D. Nhóm dụng cụ khác
Câu 3: Dựa vào công dụng thì chi tiết máy được chia thành mấy nhóm:
A. Hai nhóm
C. Bốn nhóm
B. Ba nhóm
D. Năm nhóm
Câu 4: Mối ghép bằng đinh tán và hàn thuộc loại mối ghép:
A. Mối ghép tháo được
C. Mối ghép động
B. Mối ghép không tháo được
D. Mối ghép đặc biệt khác
Câu 5: Ưu điểm của truyền động đai ( thuộc loại truyền động ma sát)
A. Cấu tạo đơn giản
C. Cấu tạo đơn giản; làm việc êm; có thể truyền chuyển động giữa các trục ở xa nhau
B. Cấu tạo đơn giản; làm việc êm
D. Tạo ra sự trượt giữa dây đai với các bánh
Câu 6: Bộ truyền động bánh răng dùng để:
A. Truyền chuyển động quay giữa các trục song song,có tỉ số truyền xác định.
B. Truyền chuyển động quay giữa các trục vuông góc,có tỉ số truyền xác định.
C. Truyền chuyển động quay giữa các trục song song và vuông góc,có tỉ số truyền xác định. 
D. Truyền chuyển động quay giữa các trục đặt xa nhau,có tỉ số truyền xác định.
Câu 7: Cơ cấu tay quay- con trượt thuộc loại biến đổi chuyển động:
A. Chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
C. Chuyển động tịnh tiến thành chuyển động lắc
B. Chuyển động quay thành chuyển động lắc
D. Chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
Câu 8:Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc là:
A. Cơ cấu bốn khâu bản lề. B. Cơ cấu tay quay - thanh lắc. 
C. Cơ cấu tay quay – thanh trượt. D. Tất cả các cơ cấu trên.
Câu 9:Điện năng được sản xuất tại:
A. Nhà máy B. Nhà máy điện C. Nhà máy cơ khí điện D. Nhà máy điện cơ.
Câu 10: Để đề phòng tai nạn điện ta phải:
A. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.
B. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sữa chữa điện.
C. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim gì?
A.Niken-Crôm B. Phero-Crôm C. Câu a,b đúng D. phe-rít
Câu 12: Trong các vật liệu sau đây vật liệu nào là vật liệu dẫn từ?
A.Crôm 	B.Nhựa ebonit,	C. Than chì ,	 D.Anico
II/ TỰ LUẬN:(7 điểm)
Câu 1: Tại sao chiếc quai nồi nhôm thường tán bằng đinh tán mà không hàn ? (1đ)
Câu 2: Trình bày cấu tạo của đèn huỳnh quang ? (2đ)
Câu 3: So sánh ưu điểm và nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang ?(2đ)
Câu 4: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng,đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? (2đ)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
I/TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)
Chọn đúng mỗi câu 0,25 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
A
B
C
C
D
B
B
 D
 C
 D
II/TỰ LUẬN:(7 Điểm)
Câu 1: Nêu được các ý: -Vì khó hàn 0,25 đ
 -Nếu tán đinh thì đơn giản, chịu lực lớn,dễ thay đổi: 0,75đ 
Câu 2: Cấu tạo của đèn ống huỳnh quang
- Ống huỳnh quang: Có nhiều loại chiều dài, mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang, 0,5 đ
 bên trong chứa hơi thủy ngân và chứ khí Acgon, Kripton. 0,5 đ
-Hai điện cực: Làm bằng Vonfram, được tráng lớp Bari-oxít. 0,5đ 
 -Có hai điện cực ở đầu ống,mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài 0,5 đ
 ( chân đèn)
Câu 15: mỗi ý đúng 0,25 điểm
ĐÈN SỢI ĐỐT
 ƯU ĐIỂM
-Không cần chấn lưu
-Ánh sáng liên tục
 NHƯỢC ĐIỂM
-Không tiết kiệm điện
-Tuổi thọ thấp
ĐÈN HUỲNH QUANG
-Tiết kiệm điện
-Tuổi thọ cao
-Cần chấn lưu
-Ánh sáng không liên tục
Câu 16:Viết được tỉ số truyền: . i = (0,5 đ)
 = (0,5 đ) 
 =2,5 (0,5đ)
 Như vậy trục của líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa 2,5 lần. (0,5 đ)
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
* RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_36_vat_lieu_ky_thuat_dien.doc