I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Vai trò của gia đình: Gia đình là nền tảng của XH, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống
- Kinh tế gia đình: là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm cho cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn
II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- Phân môn KTGĐ
1. Mục tiêu của chương trình
Từ phân môn KTGĐ có
nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền để cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai
2. Cấu trúc chương trình
Toàn chương trình có 4 chương với 66 tiết
Chương I: May mặc trong gia đình (18t)
Chương II: Trang trí nhà ở (15t)
Chương III: Nấu ăn trong gia đình (26t)
- Chương IV. Thu, chi trong gia đình
III. Phương pháp học tập:
Học sinh phải chuyển từ
việc thụ động tiếp thu kiến thức sang chủ động hoạt động -> tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức hơn
- Phải tìm hiểu kỹ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, bài thử nghiệm, thực hành
- Phải tích cực thảo luận các vấn đề nêu ra -> lĩnh hội và vận dụng vào cuộc sống
Tuần: 1 Ngày soạn: . . ./. . ./. . . . Tiết: 1 Ngày dạy: . . ./. . ./. . . . BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh - Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình - Mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6 (phân môn KTGĐ), những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập - Hứng thú học tập môn học II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về kiến thức gia đình và KTGD + Nghiên cứu kỹ nội dung III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: A. Ổn định:(1’) B. Giới thiệu bài: C. Bài mới : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG * HĐ1: Khởi động:(2’) Đây là bài mở đầu rất quan trọng, GV cần phân tích cho HS thấy rõ sự cần thiết và lợi ích của việc vận dụng kiến thức về ăn, mặc, ở, thu, chi trong gia đình vào cuộc sống của bản thân và gia đình. Từ đó , HS có hứng thú học tập môn học, tạo thói quen học tập tích cực và vận dụng phù hợp với điều kiện KT của gia đình Nghe * HĐ2: Tìm hiểu vai trò của gia đình và KT gia đình (13’) I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình - H: Em hiểu thế nào là gia đình HS dựa vào SGK và ý kiến riêng của cá nhân trả lời : GV: Các em hãy trình bày theo cách hiểu của các em về gia đình Gia đình là nền tảng XH, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên , được môi trường giáo dục và chuẩn bị nhiều mặc cho tương lai - H: Em hiểu thế nào về vai trò của gia đình đối với mỗi con người ? HS suy nghĩ trả lời- SGK - Vai trò của gia đình: Gia đình là nền tảng của XH, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống - H: Mỗi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm như thế nào với gia đình mình ? HS trả lời dựa vào SGK/3. Trách nhiệm mỗi thành viên trong gia đình: tạo ra nguồn thu nhập, sử dụng nguồn thu nhập, chi tiêu hợp lý, làm các công việc nội trợ gia đình - Hỏi: Từ khái niệm về gia đình và vai trò của gia đình em hiểu KT gia đình là như thế nào? HS trả lời: KTGĐ là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý - Làm công việc nội trợ – KTGĐ - Kinh tế gia đình: là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm cho cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn * HĐ3: Tìm hiểu mục tiêu của chương trình CN6- phân môn KTGĐ (18’) II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- Phân môn KTGĐ - Hỏi: Mục tiêu của chương trình CN6 là gì ? HS trả lời dựa SGK/3 - Về kiến thức 1. Mục tiêu của chương trình Từ phân môn KTGĐ có - GV yêu cầu HS đọc mục 1, 2, 3 ở SGK/3,4 - Về kỹ năng - về thái độ nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền để cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai - GV giới thiệu sơ lược cấu trúc chương trình CN6 Nghe Ghi rõ 2. Cấu trúc chương trình Toàn chương trình có 4 chương với 66 tiết - GV lưu ý: Ngoài 4 chương còn 1 tiết đầu: bài mở đầu, trong mỗi chương có 1 tiết KT, 1 tiết ôn, số tiết còn lại là thực hành và lý thuyết Chương I: May mặc trong gia đình (18t) Chương II: Trang trí nhà ở (15t) Chương III: Nấu ăn trong gia đình (26t) - Chương IV. Thu, chi trong gia đình * HĐ4: Tìm hiểu pp học tập(6’) III. Phương pháp học tập: - GV yêu cầu HS đọc mục II HS đọc mục III SGK Học sinh phải chuyển từ - H: Em học môn CN6 đạt kết quả cao, pp học của HS như thế nào ? - Học theo hướng chủ động - Xem hình vẽ, câu hỏi, thực hành, thử nghiệm việc thụ động tiếp thu kiến thức sang chủ động hoạt động -> tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức hơn - Phải tìm hiểu kỹ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, bài thử nghiệm, thực hành - Phải tích cực thảo luận các vấn đề nêu ra -> lĩnh hội và vận dụng vào cuộc sống D. Củng cố – dặn dò : (5’) + Củng cố : - Nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình . - Nêu mục tiêu, nội dung chương trình SGK công nghệ 6 . + Dặn dò : - Đọc trước bài 1 : “Các loại vải thường dùng trong may mặc” - Sưu tầm một số mẫu vải . **RÚT KINH NGHIỆM : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- KẾ HOẠCH CHƯƠNG I MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học xong chương I HS phải : - Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải, phân biệt được các loại vải. - Vận dụng để lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân. - Biết sử dụng trang phục hợp lí, bảo quản trang phục đúng kỉ thuật. - Vận dụng kiến thức vào thực tế, cắt khâu một số sản phẩm đơn giản. II. CHUẨN BỊ : - Một số mẫu vải có nguồn gốc từ thiên nhiên : vải bông, vải tơ tằm, lanh, len - Một số mẫu vải hoá học : sợi tổng hợp, sợi nhân tạo. - Một số mẫu vải pha. - Bộ dụng cụ thiêu. TRANH : + Qui trình sản xuất các loại vải. + Tranh về các loại trang phục. + Tranh về sự phối hợp hài hoà giữa màu sắc, hoa văn của trang phục. + Bảng kí hiệu bảo quản trang phục. + Mẫu thực hành các mũi may cơ bản. + Mẫu bìa và vải để thực hành cắt may vỏ gối hình chữ nhật. + Mẫu vỏ gối hình chữ nhật. + Mẫu bìa và vải cắt may bao tay trẻ sơ sinh. + Bao tay trẻ sơ sinh đã hoàn thành. + Kim, chỉ, kéo, phấn may, thước DỤNG CỤ : Bát chứa nước, diêm hoặc bật lửa để thử nghiệm đốt. CỤ THỂ : Bài dạy : 7 tiết Thực hành : 8 tiết Ôn tập : 2 tiết Kiểm tra : 1 tiết Tuần : 1 Ngày soạn : . . ./. . ./. . . . Tiết : 2 Ngày dạy : . . ./. . ./. . . . Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học . - Phân biệt được một số loại vải thông dụng II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Đọc kỹ SGK, SGV, tài liệu tham khảo + Tranh: Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên và sợi hóa học + Bộ mẫu các loại vải (để quan sát và nhận biết), vải vụn các loại (dùng để thí nghiệm), một số băng vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt dính trên áo, quần + Dụng cụ: Bát chứa nước để thử nghiệm chứng minh về độ thấm nước của vải, diêm hoặc bật lửa để thử nghiệm đốt vải sợi . - Học sinh: Đọc trước nội dung bài và chuẩn bị 1 số mẫu vải III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A .Ổn định : ( 1’ ) B .KTBC : ( 6’ ) 1 . Nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình . 2 . Chương trình công nghệ 6 cung cấp cho em những kiến thức gì ? C.Bài mới : Mở bài :Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng, phong phú về chất liệu, độ dày mỏng, màu sắc hoa văn trang trí. Dựa theo nguồn gốc sợi dệt, vải được phân thành 3 loại vải chính: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha. Vậy làm thế nào để các em biết được nguồn gốc, tính chất ba loại vải này -> chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay “Các loại vải thường dùng trong may mặc”- 2 tiết HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG * HĐ1: Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của các loại vải ( 31’ ) I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải: - GV treo tranh: Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên HS quan sát tranh- chú ý theo dõi chiều mũi tên 1. Vải sợi thiên nhiên a. Nguồn gốc - GV hướng dẫn HS quan sát - H: Qua quan sát 2 sơ đồ, em thấy vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu (2 nguồn) - Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên: là từ cây bông và từ con tằm - GV cung cấp thêm: Ngoài cây bông còn có cây lanh, đay, gai (thực vật), lông cừu, lông dê, lông lạc đà, vịt (động vật) Nghe - H: Nguồn gốc để có sợi vải thiên nhiên là từ đâu ? HS trả lời dựa vào sơ đồ và giải thích thêm - Nguồn gốc thực vật: cây bông, lanh, đay, gai - GV: sợi tơ tằm- lấy từ kén tằm, sợi len = lông cừu, dê, lạc đà, vịt - Nguồn gốc động vật: con tằm, cừu, dê, lạc đà vịt - H: Nhìn vào sơ đồ (hình 1.1) hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm Cây bông -> quả bông -> xơ bông-> kéo sợi-> sợi dệt-> vải sợi bông Con tằm-> kén tằm-> sợi tơ tằm-> sợi dệt-> vải tơ tằm * Qui trình sản xuất: -Vải sợi bông: Cây bông -> quả bông -> xơ bông-> sợi dệt-> vải sợi bông. - Vải tơ tằm : Con tằm -> kén tằm -> sợi tơ tằm -> sợi dệt -> vải tơ tằm - GV: Quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, lại bỏ chất bẩn và đánh tơ để kéo thành sợi dệt + Ươm tơ: kén tằm-> sợi tơ tằm . Kén tằm nấu trong nước sôi làm cho keo tơ tan ra, keo trở nên mềm và dễ rút thành sợi. Sợi tơ rút ra từ kén còn đang ướt được nhập lại với nhau-> sợi tơ (dệt thoi và dệt kim) - H: Em có nhận xét gì về thời gian tạo thành nguyên liệu? PP dệt ntn ? - Thời gian thành phẩm lâu vì cần có thời gian (tầng-> thu hoạch) - GV đưa bộ mẫu vải để HS quan sát và nhận biết - PP dệt: thủ công, bằng máy HS quan sát và nêu nhận biết của mình Làm thí nghiệm đốt vải sợi, nhúng vải, vào nước trước lớp -> nhận xét HS quan sát b. Tính chất - Vải sợi thiên nhiên: độ hút ẩm cao, mặt thoáng mát, dễ bị nhàu - H: Hãy nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên HS dựa vào SGK trả lời - Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan - GV treo tranh: Qui trình sx vải sợi hóa học -> HS quan sát HS quan sát tranh 2. Vải sợi hóa học: a. Nguồn gốc: - H: Hãy nêu nguồn gốc tạo thành vải sợi hóa học - Nguồn gốc: gỗ, tre, nứa (chất xenlulo), than đá, d ... vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sức khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. - Có kĩ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Lựa chọn những vấn đề trọng tâm của chương. - Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu SGK. III. TỔ CHƯC ÔN TẬP : A. Giới thiệu bài: (2’) Ở chương:” Nấu ăn trong gia đình” cung cấp cho chúng ta vốn kiến thức cơ bản về thực phẩm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, cho chúng ta biết cách bảo quản nguồn dinh dưỡng đó như thế nào cho hợp lý. Hôm nay, cô và các em hệ thống lại toàn bộ nội dung cơ bản của chương để giúp các em nắm chắc kiến thức về ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm .. để nâng cao sức khỏe con người, nâng cao hiệu quả lao động. B. Nội dung ôn tập : (40’) HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG - H: Hãy nhắc lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người ? Trả lời: Chất đạm, đường bột, béo, sinh tố, khoáng, nước 1. Vai trò của các chất dinh dưỡng (10’) - Chất đạm: Giúp cơ thể phát triển tốt, tăng đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. - H: Nêu vai trò chất đường bột ? -HS trả lời - Chất đường bột: Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, chuyển hóa chất dinh dưỡng khác -Nêu vai trò của chất béo ? -HS trả lời - Chất béo: Cung cấp năng lượng tích trữ dưới da 1 lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể, chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể. -Sinh tố có vai trò như thế nào ? -HS trả lời - Sinh tố: Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển tốt, khỏe mạnh . -Vai trò của chất khoáng là gì ? -HS trả lời - Chất khoáng: giúp sự phát triển của xương ,hoạt động của cơ bắp tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể. -Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? -HS trả lời - Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là thành phần chủ yếu của cơ the, là môi trường cho mọi chuyển hóa của cơ thểå điều hoà nhiệt độ -Vai trò của chất xơ ? -HS trả lời - Chất xơ: ngăn ngừa bệnh táo bón, làm mềm chất thải. -H: Thế nào là an toàn thực phẩm ? HS trả lời . HS khác bổ sung nhận xét 2. An toàn thực phẩm:(10’) - Giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất -Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, cần lưu ý những yếu tố nào ? - GV nhắc lại kĩ nội dung này -> vì nó là khâu quan trọng, cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. HS trả lời . HS khác bổ sung nhận xét - Muốn an toàn thực phẩm cần lưu ý: + An toàn thực phẩm khi mua + An toàn thực phẩm khi chế biến, bảo quản. - H: Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm thường làm ? -H : Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào. Cụ thể từng giai đoạn ? -Khi sơ chế với thịt cá ta phải chú ý điều gì ? +Chọn thực phẩm tươi ngon + Sử dụng nước sạch + Chế biến làm chín thực phẩm + Cất giữ cẩn thận + Rửa sạch dụng cụ + Rửa thực phẩm ăn sống, không dùng đồ hộp quá hạn - Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị và khi chế biến HS trả lời - Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm +Chọn thực phẩm tươi ngon + Sử dụng nước sạch + Chế biến làm chín thực phẩm + Cất giữ cẩn thận + Rửa sạch dụng cụ + Rửa thực phẩm ăn sống, không dùng đồ hộp quá hạn - Bảo quản chất dinh dưỡng: chuẩn bị chế biến và khi chế biến. + Khi sơ chế: . Với thịt cá: Không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái, không để ruồi nhặng bu vào. -Đối với rau, củ, quả ta phải làm gì khi sơ chế ? HS trả lời . Với rau, củ quả, hạt tươi: chỉ cắt sau khi rửa sạch, không để rau khô héo, gọt vỏ trước khi ăn -Với hạt đậu khô ta phải làm sao ? -Trong khi chế biến ta cần chú ý vấn đề gì ? HS trả lời . Với đậu, hạt khô :Phơi khô cất kĩ trong lọ, không ăn hạt đã mốc. + Khi chế biến . Không đun nấu thực phẩm lâu, tránh khuấy nhiều khi nấu, không hâm lại thức ăn nhiều lần. . Không xát kĩ gạo khi vo, không chắt bỏ nước cơm khi nấu. - H: Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm được dùng hằng ngày ? 5 phương pháp 3. Các phương pháp chế biến thực phẩm (15’) - GV yêu cầu học sinh nêu cách chế biến một số món ăn cụ thể Trả lời a. Chế biến thực phẩm có dùng nhiệt - Phương pháp làm chín trong nước: Luộc, nấu - H: Hãy kể phương pháp chế biến thức ăn có dùng nhiệt ? nêu cụ thể từng phương pháp chế biến ? - Phương pháp làm chín bằng hơi nước: Hấp - Phương pháp làm chín bằng sức nóng trực tiếp của lửa: Nướng - Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo: Rán, xào, rang - H: Hãy kể phương pháp chế biến thức ăn không dùng nhiệt ? nêu cụ thể từng phương pháp chế biến ? - H: Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lí ? 3 phương pháp -HS trả lời. b. Chế biến thực phẩm không dùng nhiệt: - Trộn dầu giấm - Trộn hỗn hợp - Muối chua: xổi, nén 4. Tổ chức bữa ăn hợp lí: (5’) - Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng. - Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khỏe. - Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, phù hợp điều kiện tài chính, phải ngon, bổ và không tốn kém, lãng phí. C. Tổng kết bài : (2’) - GV gọi HS nhắc lại trọng tâm của từng bài. - HS về nhà học kĩ nội dung từng bài và xem thêm những nội dung chưa được ôn ở trên lớp . D.Dặn dò : (1’) -Học kĩ nội dung bài ôn tập. -Chuẩn bị bài :”Thu nhập của gia đình” **Rút kinh nghiệm : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tiết : 68 Ngày soạn: . . ./. . ./. . . . Tuần : 34 Ngày dạy: . . ./. . ./. . . . ÔN TẬP (Tiếp theo ) Chương IV : THU CHI TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU : Thông qua tiết ôn tập giúp học sinh : -Nắm vững kiến thức và kĩ năng về thu chi trong gia đình. -Vận dụng một số kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ : Chọn những tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến nội dung ôn tập. III.TIẾN HÀNH ÔN TẬP : A.Ổn định lớp : (1’) B.KTBC : Không kiểm tra. C.Bài ôn tập : (35’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1 : Tổ chức ôn tập (tt)(12’) -GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. -Chia lớp thành 4 nhóm theo tổ. -Phân công nội dung ôn tập cho các nhóm. -GV yêu cầu HS nhóm 1.2 thảo luận theo nội dung câu hỏi sau: 1.Thu nhập của gia đình là gì ? Và có những loại thu nhập nào ? 2.Thu nhập của gia đình ở nông thôn và thành phố có khác nhau không ? 3.Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình ? -GV yêu cầu HS nhóm 3,4 thảo luận theo nội dung câu hỏi sau: 1.Chi tiêu trong gia đình là gì ? 2.Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình ? 3a.Gia đình em ở nông thôn mỗi năm thu được 4.5 tấn thóc, để ăn 1.5 tấn số còn lại đem bán 2000đ/Kg và tiền bán các sản phẩm khác là 800.000đ. Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình em trong 1 năm. 3b.Với mức thu nhập đã tính ở trên hãy ước tính mức chi tiêu từng khoản của gia đình em trong 1 tháng hoặc 1 năm. +Chi cho ăn mặc. +Chi cho học tập. +Chi cho việc đi lại. +Chi khác. +Tiết kiệm. HĐ2: Học sinh thảo luận theo nội dung câu hỏi (23’) -GV ghi câu hỏi và bài tập lên bảng. -Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung phân công. -Yêu cầu đại diện nhóm 1 HS trình bày. -Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét. -GV theo dõi, bổ sung hoàn chỉnh. -HS tiến hành chia nhóm. -HS lắng nghe và ghi nhận. -HS tiến hành thảo luận theo nội dung đã phân công. -1 HS trình bày ý kiến. -HS nhận xét. -HS ghi bài. 1.Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. Có những loại thu nhập bằng tiền và thu nhập bằng hiện vật. 2.Khác nhau vì thu nhập của người nông dân là trực tiếp sản xuất ra sản phẩm họ tiêu dùng, ở thành phố thu nhập của họ bằng tiền. 3.Em có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc tăng thu nhập gia đình như phụ giúp bán hàng hoặc làm một số công việc nội trợ. 1.Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. 2.Để cân đối thu chi phải : -Cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu. -Chỉ chi tiêu khi thật sự cần thiết. -Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập. 3.Bài tập D.Tổng kết bài : (8’) GV nhận xét tiết ôn tập của HS mặt nào đạt được mặt nào chưa, từ đó GV bổ sung cho hoàn chỉnh. E.Dặn dò : (1’) Về nhà xem kĩ nội dung chương III và chương IV. **Rút kinh nghiệm : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: