Giáo án Công nghệ 9 kỳ I

Giáo án Công nghệ 9 kỳ I

MÔN CÔNG NGHỆ 9

Tuần 1 Tiết 1

Ngày soạn Bài 1 Ngày dạy

GIỚI THIỆU NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

I/ Mục tiêu bài học :

-Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.

-Biết được các đặc điểm của nghề, yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.

-Liên hệ với cuộc sống và thực tế.

II/ Chuẩn bị :

Giáo viên : Bài soạn - SGK - TLTK.

Học sinh :Sách vở đọc bài cũ.

III/Tiến trình lên lớp.

A. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số học sinh .

B. Nhắc nhở ý thức và giới thiệu nội dung bài.

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn công nghệ 9
Tuần 1	Tiết 1
Ngày soạn	 Bài 1	Ngày dạy
Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
I/ Mục tiêu bài học :
-Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.
-Biết được các đặc điểm của nghề, yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
-Liên hệ với cuộc sống và thực tế.
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Bài soạn - SGK - TLTK.
Học sinh :Sách vở đọc bài cũ.
III/Tiến trình lên lớp.
A. ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số học sinh .
B. Nhắc nhở ý thức và giới thiệu nội dung bài.
C. Bài mới.
Giáo viên giới thiệu nội dung bài 
? nghề trồng cây ăn quả có vai trò, vị như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống ở nước ta.
? Kể tên những loại quả quý ở nước ta.
? Dựa vào hình 1 em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và kinh tế.
Nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì? 
Đối tượng của nghề?
Nghề trồng cây ăn quả bao gồm những công việc gì? 
Dùng những loai công cụ gì?
? Làm việc ở đâu? tx với những gì?
Sản phẩm cuối là gì ?
? Trồng cây ăn quả cần có những yêu cầu gì?
? Em hãy nêu triển vọng của nghề.
? Để đáp ứng yêu cầu trên thì nghề trồng cây ăn quả cần phải làm gì?
I/ Vai trò vị trí của nghề trồng cây ăn quả.
-Nghề trồng cây ăn quả có một vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nó đã góp phát triển kinh tế và nâng cao đời sống kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Là mặt hàng kinh tế cao góp phần làm tăng thu nhập cho nhân dân.
-Dùng làm đồ ăn nước uống, chế biến các sản phẩm khô lạnh và dùng để xuất khẩu như: cam, quýt, nhãn bưởi, thanh long..
II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
1 - Đặc điểm.
a) Đối tượng lao động: là các loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
b) Nội dung lao động 
- Nhân giống -làm đất -gieo trồng -chăm bón -thu hoạch -bảo quản -chế biến.
c) Dụng cụ lao động .
cuốc xẻng, quang gánh, .
d) Điều kiện lao động:
- Chủ yếu ở ngoài trời 
-Luôn tiếp xúc với các hoá chất.
e) Sản phẩm: là những loại quả.
2 - Yêu cầu 
a) Về trí thức:
- Phải có trí thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn.
b) Lòng yêu nghề:
- Yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù chịu khó, năng động, sáng tạo.
c) Phải có sức khoẻ tốt dẻo dai có đôi mắt tinh tường bàn tay khéo.
III/ Triển vọng của nghề.
- Trong tương lai nghề trồng cây ăn quả phát triển cả chiều sâu lẫn bề rộng nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, cho công nghiệp chế biến và suất khẩu.
1- Xây dựng và cải tạo vườn xây dựng vùng chuyên canh.
2 - áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và công nghiệp chế biến.
3 - Xây dựng các chính sách phù hợp đẩy mạnh đào tạo cán bộ kỹ thuật.
IV/ Củng cố:
? Nêu vai trò và triển vọng của nghề.
V) Rút kinh nghiệm.
Tiết 2: 	Bài 2: Tiết 2; 3; 4.
SN: 4/9	Một số vấn đề chung về ăn quả.
I/ Mục tiêu bài học :
- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thu, yêu cầu ngoại cảnh.
- Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
- ứng dụng và thực tiễn sản xuất.
II/ Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bài soạn, câu hỏi kiểm tra.
- Học sinh : Học bài, tìm hiểu bài mới.
III/ Tiến trình lên lớp :
A/ ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số học sinh.
B/ Kiểm tra bài cũ :
? Nêu vị trí, vai trò của nghề trồng cây ăn quả?
? Nêu triển vọng của nghề ?
C/ Bài mới :
? Cây ăn quả có những giá trị dinh dưỡng gì ?
? Ngoài giá trị dinh dưỡng ra chúng còn có những giá trị nào ?
? Theo em giá trị nào của cây ăn quả là quan trọng nhất ?
? Cây ăn quả có những đặc điểm gì ?
? Rễ gồm mấy loại ? kể tên những cây có rễ cọc và rễ chùm ?
? Rễ để làm gì ?
? Thân, cành có nhiệm vụ gì ?
? Cây ăn quả có mấy loại hoa ?
? Quả và hạt giúp ta nhận biết điều gì ?
? Ngoại cảnh nào tác động đến cây ?
? nêu các yêu cầu ngoại cảnh như : Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tác động như thế nào đến cây ?
? Để có 1 cây ăn quả như ý ta phải làm như thế nào ?
? ở nước ta có những nhóm cây ăn quả nào ? lấy ví dụ ?
? Điền vào bảng 2 các loại cây ăn quả mà em cho là đúng.
? Để có nhiều giống cây ăn quả chất lượng cao ta phải làm gì ?
? Theo có những phương pháp nhân giống nào ?
? Lấy ví dụ về một số loài cây dùng để nhân giống theo phương pháp trên mà em biết ?
? Tại sao các loại cây ăn quả lại phải trồng đúng thời vụ ?
? Nêu một số khoảng cách trồng cây mà em biết ?
? Nêu quy trình trồng một cây con ?
? Khi trồng cây cần phải chú ý điều gì ?
? Nêu các bước chăm sóc cây ?
? Thu hoạch khi nào là thích hợp ? vì sao ? thu hoạch như thế nào ?
? Nêu cách bảo quản quả sau khi thu ?
I- Giá trị của việc trồng cây ăn quả :
1. Giá trị dinh dưỡng :
- Quả dùng để ăn chứa nhiều axit hữu cơ, Prôtêin, chất béo, Vitamin, khoáng chất.
2. Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh.
3. Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến là mặt hàng xuất khẩu có kinh tế cao.
4. Bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, bảo vệ đất.
II- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh :
1. Đặc điểm thực vật :
a) Rễ : Gồm hai loại 	Rễ cọc
	Rễ chùm
- Rễ dùng để hút nước và chất dinh dưỡng cho cây.
b) Thân :
- Dùng để đỡ cây và phát triển cành.
- Cành dùng để mang quả.
c) Hoa :
- Hoa đực : Nhị phát triển nhuỵ không phát triển.
- Hoa cái : Nhuỵ phát triển, nhị không phát triển.
- Hoa lưỡng tính : Cả nhị và nhuỵ cùng phát triển, tự thụ phấn.
d) Quả và hạt :
- Quả có vỏ cứng bao ngoài, bên trong có chưa bột quả và hạt.
- Số lượng, hình dáng, màu sắc của hạt tuỳ thuộc vào từng loại quả.
2. Yêu cầu ngoại cảnh : Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, chất dinh dưỡng.
a) Nhiệt độ : ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
b) Độ ẩm : đa số cây trồng đều ưa độ ẩm từ 80 90%, nhưng lại không chịu được ngập úng.
c) ánh sáng : Giúp cây quang hợp tốt.
d) Chất dinh dưỡng : Giúp câu sinh trưởng và phát triển.
e) Đất : Dùng để giữ cây và là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho bộ rễ để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
III- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả :
1. Giống cây : Gồm ba nhóm :
Cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
Bảng 2 : (SGK - Tr11)
2. Nhân giống :
- Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo hạt.
- Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành.
2. Trồng cây ăn quả :
a) Thời vụ : Ta phải dựa vào sự thích ứng giữa cây trồng với yếu tố ngoại cảnh .
b) Khoảng cách trồng : 
Tuỳ theo từng loại đất và các loại cây mà có khoảng cách nhất định.
c) Đào hố, bón phân lót :
Trước khi trồng phải đào hố và để riêng lớp đất mặt để trộn với phân bón lót.
d) Trồng cây :
+ Quy trình : Đào hố à bóc vỏ bầng à đặt cây vào hố à lấp đất à tưới nước.
4. Chăm sóc :
B1 : Làm cỏ, vun sới.
B2 : Bón thúc phân.
B3 : Tưới nước.
B4 : tạo hình, sửa cành.
B5 : Phòng trừ sâu bệnh.
B6 : Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng.
IV - Thu hoạch, bảo quản, chế biến :
1. Thu hoạch :
Thu hoạch phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ chín. Nên thu hoạch lúc trời râm mát.
Sau khi thu hoạch phải làm sạch quả và phân loại.
2. Bảo quản :
- Xử lý bằng hoá chất hoặc đóng gói cẩn thận, không chất đống.
3. Chế biến :
Tuỳ theo từng đặc điểm của từng loại quả mà có cách chế biến phù hợp.
D/ củng cố : Nhắc lại giá trị và cách trồng và chăm sóc cây ăn quả.
E/ Rút kinh nghiệm.
Tuần	Bài 3	Ngày soạn :	
Đ5, 6 Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
I - Mục tiêu bài học :
- Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm, cây ăn quả.
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, độc lập suy nghĩ.
II - Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bài soạn, tài liệu tham khảo, SGK.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc tài liệu SGK.
III - Tiến trình lên lớp :
A/ ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả.
Câu 2 : Nêu cách thu hoạch, chế biến và bảo quản cây ăn quả.
C/ Bài mới :
Giáo viên giới thiệu bài
? Để xây dựng vườn ươm ta cần chú ý đến điều gì ? (2 điều)
? Nêu cách chọn địa điểm ?
? Theo em loại đất nào thích hợp với vương ươm nhất ?
? Nhìn vào h14 em hãy cho biết vườn ươm được thiết kế thành mấy phần ?
? Khu luân canh để làm gì?
? Theo em có mấy phương pháp nhân giống( hữu tình, vô tính)?
? Thế nào là phương pháp nhân giống hữu tính? Khi nhân giống hữu tính ta cần chú ý điểm gì?
? Thế nào là phương pháp nhân giống vô tính?
? Thế nào là chiết cành?
? Khi chiết cành cần chú ý gì?
? Thế nào là giâm cành?
? Để giâm cành đạt kết quả tốt ta cần làm gì?
? Thế nào gọi là ghép?
? Cần chú ý gì khi ghép?
? Thời gian tiến hành ghép vào thời điểm nào là tốt nhất.
? Có mấy cánh ghép?
? Học sinh 
Để có 1 cây ăn quả vừa ý, chất lượng cao thì ta phải có vườn ươm và biết cách nhân giống cây.
I- Xây dựng vườn ươm.
1 - Chọn địa điểm:
a) Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ, thuận tiện khi vận chuyển.
b) Gần nguồn nước tưới.
c) Đất vườn phải thoát nước, bằng phẳng, độ mầu mỡ cao.
2 - Thiết kế vườn ươm.
a) Khu nhân giống.
- Khu gieo hạt để lấy cây giống đem trồng và làm giống ghép.
- Khu ra ngôi cây, gốc ghép, ra ngôi cành ghép, cành giâm.
b) Khu cây giống.
Trồng các loại cây mẹ để hạt, lấy mắt, gốc ghép và cành giâm.
c) Khu luân canh.
Để lấy 1 số cây trồng khác nhau nhằm mục đích cải tạo đất để khi 2 khu trên đất bạc màu thì ta lại đổi chỗ.
II- Các phương pháp nhân giống:
1 - Phương pháp nhân giống hữu tính
- Là phương pháp tạo cây con bằng hạt.
Chú ý:
+ Phải biết được đặc điểm tính chất của hạt để có biện pháp sử lí phù hợp.
+ Phải tưới nước khi gieo phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên.
2 - Phương pháp nhân giống vô tính là phương pháp tạo ra cây mới bằng cành chiết giâm và giâm cành.
a) Chiết cành: là phương pháp tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.
- Khi chiết cành cần chú ý: Cành chiết và thời vụ chiết
b) Giâm cành: là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành khi cắt rời khỏi cây mẹ.
c) Ghép:(SGK/18).
- Chọn cành, chon gốc ghép, thời vụ giữ sạch vết thương.
- Có 2 cánh ghép: ghép cành và ghép mắt.
+ ghép cành: Ghép áp.
 Ghép chẻ bên.
 Ghép nêm.
+ Ghép mắt: Ghép cửa sổ.
 Ghép chữ T.
IV - Củng cố: Nêu lại 1 số cách ghép và phương pháp ghép.
V - Rút kinh nghiệm:
kỹ thuật điện
Đ1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
I/ Mục đích yêu cầu:
	- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện đối với đời sống sản xuất và đời sống.
- 1 số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Biết được 1 số biện phương pháp an toàn lao động.
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo, SGK.
Học sinh: Chuẩn bị bài vở ghi chép.
III/ Tiến trình lên lớp :
A/ ổn định tổ chức :
B/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
C/ Bài mới :
P2
Nội dung
? Nghề điện có vai trò gì trong sản xu ... ch điện 1 công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
	- Đảm bảo kỹ, mỹ thuật, an toàn điện.
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : bài soạn, 1 số sơ đồ, mô hình điện.
Học sinh : Các dụng cụ, vật liệu cần thiết.
III/ Bài mới :
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu vào bài
Đây là mạch điện dùng 1 CT đèn 3 cực điều khiển 2 đèn luân phiên nhau
? Gọi học sinh lên vẽ sơ đồ
? Học sinh nhận xét
? Giáo viên nhận xét à kết luận.
? Phân tích sơ đồ nguyên lý
? Gọi một số học sinh đứng lên phân tích nguyên lý hoạt động, cách bố trí sắp xếp các thiết bị
? Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét à kết luận.
Nếu muốn tắt cả 2 đèn ta phải làm gì ?
- Dựa vào sơ đồ nguyên lý đi vẽ sơ đồ lắp đặt.
- Gọi học sinh lên bảng vẽ sơ đồ.
- Học sinh cùng làm
? 1 số em lên nhận xét.
Giáo viên nhận xét à kết luận.
Từ sơ đồ lắp đặt ta đi dự trù nguyên vật liệu và thiết bị của mạch điện và kẻ bảng dự trù
Gọi học sinh lên bảng trình bày quy trình.
Vẽ quy trình lắp đặt lên bảng.
Giáo viên nhận xét qui trình.
Giáo viên cho học sinh thực hiện qui trình.
Từng bước theo qui định
Giáo viên quan sát học sinh làm.
Uốn nắn sửa sai các qui trình.
So sánh với sơ đồ mô hình.
Học sinh tự đánh giá.
Giáo viên nhận xét đánh giá
A - Hướng dẫn ban đầu :
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý
a) Vẽ sơ đồ nguyên lý :
- Là mạch điện dừng 1 CT 3 cực điều khiển 2 đèn song song
Nếu ở vị trí (1) đèn Đ1 sáng, ở vị trí (2) đèn Đ2 sáng
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt
3. Lập bảng dụ trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
TT Tên DC,VL,TB S/lượng Y/c KT
B) Hướng dẫn thường xuyên.
1. Quy trình lắp đặt.
2. Thực hiện qui trình
3. Đánh giá:
chất lượng sản phẩm
Thực hiện quy trình
ý thức học tập đảm bảo an toàn 
IV/ Củng cố: Nhắc lại cách lắp dặt mạch điện.
V/ Dặn dò: Về chuẩn bị bài mới.
VI/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 29	Bài 11 
sn: 17.12.05 lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
i/ Mục tiêu:
	- giúp học sinh biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà.
- Nắm rõ được 1 số yêu cầu trong lắp đặt để vận dụng.
- Đảm bảo kĩ mỹ thuật, an toàn trong lắp đặt.
II/ Chuẩn bị:
	GV: Mô hình mạng điện trong nhà + giáo án.
	HS: Nguyên cứu bài cũ.
III/ Tính trình lên lớp:
A) ổn định lớp :
B) Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
C) Bài mới
Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
Kể tên các vật cách điện.
Cách lắp đặt này có đảm bảo được yêu cầu kỹ mĩ thuật không.
Mạng điện trong lớp em được lắp đặt nổi hay ngầm?
Hãy mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ của mạng điện.
? Nêu các phụ kiện kèm theo.
Các phụ kiện này được lắp ở đâu.
? Học sinh quan sát mạch điện trong phòng.
Hãy nêu các yêu cầu lắp đặt về dây dẫn, bảng điện về cách đi dây.
Thế nào là lắp đặt mạng điện kiểu ngầm ?
Cách lắp đặt này có đảm bảo về kỹ mỹ thuật không ?
? So sánh ưu nhược điểm của mạch điện kiểu nổi và kiểu chìm.
Học sinh tự so sánh được điểm giống nhau và khác nhau dựa vào phần ghi nhớ
Học sinh đọc phần ghi nhớ
1. Mạng điện lắp đặt kiểu mới:
a) Các vật cách điện.
- Như pulisư, ống sứ, ống gen, ống luồn dây.
- ống luồn dây PVC.
- Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật và tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn.
+ Các phụ kiện kèm theo.
ống nối T
ống nối L
ống nối đỡ
Kẹp ống đỡ.
b) Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
Đường dây phải song song với vật liệu kiến trúc
STT < 40 % S ống
Bảng điện cách mặt đất 1,3m à 1,5m
Không luồn dây khác cấp điện áp vào chung 1 ống.
Đường dây xuyên tường qua ống luồn dây.
2. Lắp đặt mạng điện điều khiển ngầm.
- Là cách lắp mà dây dẫn được lắp trong các rãnh các kết cấu xây dựng.
Đảm bảo được vẻ đẹp mỹ thuật và kĩ thuật.
- Khó sửa chữa và thay thế.
+ Giống nhau: Đảm bảo mỹ kỹ thuật, an toàn.
+ Khác nhau:	Một mạch nổi .
	Một mạch chìm.
- Dễ sửa chữa đv mạch nổi.
- Khó sửa chữa đv mạch chìm
D) Củng cố : Nêu lại phần ghi nhớ
E) Rút kinh nghiệm
Tiết 31 + 32	Bài 12
NS : 18/12/05
kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
I/ Mục tiêu :
- Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
- Kiểm tra được 1 số yêu cầu về an toàn điện.
II/ Chuẩn bị :
- Giáo viên : 1 số dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện.
Học sinh : Bút thử điện, tô vít, băng dính 
III/ Tiến trình lên lớp :
A - ổn định 
B - Kiểm tra bài cũ :
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 cách lắp đặt mạng điện (nổi , chìm)
2. Kể tên các thiết bị và dụng cụ trong mạng điện
C- Bài mới : Giáo viên giới thiệu như SGK
? Ta cần kiểm tra những gì ? nhằm mục đích gì ?
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét - ghi bảng
? Kiểm tra dây dẫn ta kiểm tra như thế nào ?
? Dây dẫn trong nhà có nên dùng dây trần không tại sao ?
TLN ?
? Kiểm tra cách điện của mạng ta cần phải kiểm tra những gì ?
? Nêu biện pháp khắc phục.
? Khi kiểm tra cầu dao, công tắc ta kiểm tra các bộ phận nào
- Đưa ra cách xử lý, khắc phục
? Dựa vào bảng cột A và B hãy tìm cách khắc phục
?Khi kiểm tra cầu chì ta cần kiểm tra những điểm nào?
? Tại sao không thể dùng dây đồng cùng loại để thay thế dây chì?
? Khi kiểm tra ổ và phích cắm ta cần chú ý gì?
? Cần chú ý ở những điểm nào? 
? Về nhà tập kiểm tra ổ cắm và phích cắm của gia đình.
? Nếu xảy ra hiện tượng thiếu an toàn ở 1 trong những điểm vừa kiểm tra ta cần làm gì
? Nêu biện pháp khắc phục
? Kể tên 1 số đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại của gia đình em mà em biết
? Ta cần kiểm tra những điểm nào ? 
? Nêu biện pháp khắc phục các sự cố
? về nhà tập kiểm tra các đồ dùng gia đình 
1. Kiểm tra dây dẫn :
- Kiểm tra dây dẫn có cũ không 
- Có những vết nứt, hở không
- Nếu có, phải sửa chữa hoặc thay thế.
2. Kiểm tra cách điện của mạng.
- Kiểm tra các ống luồn dây xem có bị dập, vỡ hay không, xem có chắc chắn hay không
3. Kiểm tra các thiết bị điện
a) Cầu dao, công tắc :
- Vỏ
- Mối nối.
- ốc vít
- Vị trí tiếp xúc
b) Cầu chì :
+ Dây đồng dẫn điện tốt có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt.
c) ổ điện và phích cắm.
-Ta cần kiểm tra các điểm:
-Kiểm tra về vỏ
-Các đầu nối dây.
Kiểm tra các số liệu ghi trên đường áp.
-Kiểm tra chỗ gặp, nối vặn soắn.
-Kiểm tra nơi đặt ổ cắm.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện :
- Kiểm tra bộ phận cách điện
- Kiểm tra dây dẫn, các mặt tiếp xúc của vở
- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ
D - Củng cố : Nhắc lại các công việc cần kiểm tra
E - Rút kinh nghiệm
Tiết 33 + 34
Tổng kết và ôn tập
I/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức kỳ I
- Nhằm tăng cường củng những ý chính, quan trọng tập trung cho kiểm tra học kỳ I
- Tạo cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, tạo sự ghi nhớ, sáng tạo cho học sinh.
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Câu hỏi, tài liệu ôn tập
Học sinh : Nghiên cứu hệ thống câu hỏi + chuẩn bị kiến thức.
III/ Tiến hành lên lớp :
A -ổn định tổ chức :
B -Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên + học sinh.
C -Bài mới :
Giáo viên : Gợi ý lập quy trình lắp mạch điện để học sinh liên tưởng
Học sinh : Nêu quy trình lắp một mạch điện có bảng
TLN : Nếu ta bỏ 1 trong các bước của quy trình đó có được không ? Vì sao ?
Học sinh trả lời 
Đại diện nhóm trả lời
Giáo viên :Gợi ý
Nhận xét nội dung
Giáo viên : Gợi ý 
- Dây cáp gồm 3 phần
- Dây điện gồm 2 phần
Học sinh nghiên cứu trả lời
Giáo viên nhận xét à kết luận.
GV: Gợi ý mở.
HS: Trả lời.
Giáo viên đưa ra đáp án đúng.
Học sinh nguyên cứu quan sát.
Trả lời.
Giáo viên đọc câu hỏi.
Học sinh nguyên cứu trả lời.
Giáo viên nhận xét à kết luận.
Gọi 1 số em lên vẽ sơ đồ
Học sinh nhận xét
- Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ nguyên lý
- 1 - 3 em tự thiết kế các phương án khác nhau.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm
I/ Lý thuyết
Câu1 : Quy trình lắp đặt mạch điện.
b1 - Vẽ sơ đồ lắp đặt
b2 - Vạch dấu vị trí lắp đặt
b3 -Khoan lỗ
b4 -Lắp đặt
b5 - Kiểm tra
b6 - Vận hành thử
Câu 2 : Dây dẫn và dây cáp có cấu tạo khác nhau như thế nào ?
Câu 3 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái dứng trước câu trả lời mà em cho là đúng :
Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là :
A) Am pe kế	B)Ôm kế
C) Oát kế	d)Vôn kế
Câu 4 : Tại sao trên vỏ MBA cần phải có V và A.
- Để biết được tính trạng làm việc của MBA, Uđm, Iđm. 
Xem có quá tải hay sụt áp hay không.
Câu 5: Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mối nối cần hàn và được các điện.
Câu 6: Hãy trình bày quy trình lắp bảng điện. Có thể bỏ qua công đoạn vạch dấu trong quy trình đó được không? tại sao?
Câu 7: Phân biệt sự khác của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Câu 8: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện.
II/ Bài tập.
Câu 1: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện gồm 1cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 đèn tròn.
Câu 2: Mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển đèn huỳnh quang.
Câu 3: Mạch điện gồm 3 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc điều khiển 2 đèn khác loại.
Câu 4: Mạch cầu thang.
4. Củng cố
5. Dặn dò : Về ôn ký lại bài tiết sau kiểm tra học kỳ
IV/ Rút kinh nghiệm
Tiết 35 + 36
NS : 26/12/2005	
Kiểm tra học kỳ I
I/ Mục tiêu :
-Nhằm đánh giá lại chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Củng cố lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện tính tự giác, nghiêm túc trong kĩ thuật
II/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Giáo án, đề bài, đáp án
Học sinh : Ôn tập kỹ kiến thức
III/ Tiến trình lên lớp :
A - ổn định
B - Kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
C - Đề bài
I/ Lý thuyết :
Câu 1 : So sánh cấu tạo của dây dẫn và dây cáp
Câu 2 : Em hãy điền những đại lượng đo tương ứng với đồng hồ đo điện vào chỗ chấm và gạch chân ở mỗi từ vừa điền.
A -Ampe kế dùng để đo  ký hiệu ..
B -Vôn kế dùng để đo  ký hiệu .
C - Oát kế dùng để đo  ký hiệu .
D - Công tơ dùng để đo . ký hiệu 
E - ÔM kế dùng để đo ký hiệu 
F - Đồng hồ vạn năng dùng để đo  ký hiệu 
Câu 3 : Nêu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
II/ Bài tập :
Câu 1 : Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 đèn trần, 1 hộp số điều khiển quạt trần.
Câu 2 :Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện cầu thang.
Câu 3 : Nêu tác dụng của cầu chì ở 2 mạch điện trên.
Đáp án + Biểu điểm
I/ Lý thuyết : (4 điểm):
Câu 1 : (2 điểm)
Câu 2 : (2 điểm)
A - Đo cường độ dòng điện (A)	C - Oát kế đo công suất (W)
B - Hiệu điện thế	 (V)	D - Đo điện năng 	(Kwh)
E - Điện trở 	 ()	F - Đo các đại lương I, U, V, 
Cau 3 1 điểm
Vạch dấu à Khoan lỗ à Nối dây thiết bị điện à lắp thiết bị điện vào bảng điện à Kiểm tra
II/ Bài tập (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm
Câu 2 : (2 điểm)
Câu 3 : (2 điểm)
- Bảo vệ các thiết bị và đồ dùng điện khi có sự cố 
- Ngắt điện nhanh khi có sự cố xảy ra.
D - Củng cố và thu bài
- Nhắc nhở ý thức học sinh, rút kinh nghiệm sau giờ kiểm tra.
E - Dặn dò : Ôn tập kỹ kiến thức để ứng dụng nghề.
IV/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 9.doc