Giáo án Công Nghệ 8 - Năm học 2014 - 2015

Giáo án Công Nghệ 8 - Năm học 2014 - 2015

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật

 Giúp học sinh biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.Có nhận thức đúng đắn đối với việc học môn vẽ kỹ thuật

-Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát,phân tích

-Thái độ: Giáo dục lòng say mê học tập.

 Làm việc theo quy trình. yêu thích vẽ kỹ thuật

II. CHUẨN BỊ :

+ Đối với giáo viên:

- Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK

+ Đối với học sinh:

- Đọc trước bài mới SGK. Thước thẳng

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp :

 2. Kiểm tra: SGK, vở ghi

3. Bài mới:

ĐVĐ: Em muốn diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt một thông tin thì có thể biểu diễn như thế nào?

 

doc 121 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1248Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công Nghệ 8 - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 17/08/2014 HỌC KÌ I
PHẦN MỘT : VẼ KĨ THUẬT
CHƯƠNG I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC 
 TIẾT 1 - BÀI 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT 
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG	
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
 Giúp học sinh biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.Có nhận thức đúng đắn đối với việc học môn vẽ kỹ thuật
-Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát,phân tích
-Thái độ: Giáo dục lòng say mê học tập.
 Làm việc theo quy trình. yêu thích vẽ kỹ thuật 
II. CHUẨN BỊ :	
+ Đối với giáo viên:
Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK
+ Đối với học sinh:
Đọc trước bài mới SGK. Thước thẳng
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp :
 2. Kiểm tra: SGK, vở ghi
3. Bài mới:
ĐVĐ: Em muốn diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt một thông tin thì có thể biểu diễn như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
 GV: Nhìn vào hình 1.1 hãy nói rõ ý nghĩa của từng hình vẽ
GV: Nhìn vào hình vẽ ta có thể biết được nội dung của hình vẽ do vậy hình vẽ là phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp
GV: Đưa mô hình ngôi nhà, lõi thép cho học sinh quan sát.
? Các sản phẩm và công trình trên muốn chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của nhà thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì ?
? Người công nhân khi chế tạo một sản phẩm hoặc xây dựng một công trình thì có thể căn cứ vào cái gì? ( căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật)
? Quan sát hình 1.2 SGK hãy nói mối liên quan đến bản vễ kĩ thuật?
HS: Quan sát và trả lời
 ? Nêu tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất?
GV: Đưa vật thật để học sinh quan sát kết hợp với việc quan sát hình 1.3
HS: Quan sát
? Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì ta cần phải làm gì?
HS: Quan sát và trả lời
GV cho HS xem sơ đồ hình 1.4 SGK 
? Bản vẽ được dùng trong lĩnh vực nào ? Hãy nêu một số lĩnh vực mà em biết ? các lĩnh vực kỹ thuật đó cần trang thiết bị gì ? Có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không ?
GV: Phát phiếu học tập
ND: Em hãy nêu một vài VD về các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kĩ thuật
Cơ khí: Máy công cụ, nhà xưởng
Xây dựng: Máy xây dựng, phương tiện vận chuyển
Giao thông: Phương tiện giao thông, đường giao thông, cầu cống
Nông nghiệp: máy nông nghiệp, công trình thủy lợi, cơ sở chế biến
? Phải sử dụng những dụng cụ gì để vẽ bản vẽ kỹ thuật
? Trình bày khái niệm của bản vẽ kĩ thuật?
Nhận xét và kết luận 
? Em hãy kể ra một số lĩnh vực kĩ thuật mà em biết?
Nhấn mạnh:
- Mỗi lĩnh vực đều phải có trang bị các loại máy, thiết bị và cần có cơ sở hạ tầng, nhà xưởng. Do đó bản vẽ kĩ thuật được chia làm 2 loại lớn:
I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp
Bản vẽ diễn tả chính xác hình dạng kết cấu của sản phẩm hoặc công trình 
Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
- Để sử dụng có hiệu quả và an toàn thì phải kèm theo bản chỉ dẫn bằng lời và bằng hình vẽ
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi và sử dụng
III. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật.
Các lĩnh vực kỹ thuật đều gắn liền với bản vẽ kỹ thuật và mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình. Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống
IV. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ
+ Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
4. Củng cố
? Tại sao bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống?
? Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kỹ thuật
5.HDVN: - Đọc trước bài 2 SGK
 - Mỗi tổ chuẩn bị mô hình một hình hộp chữ nhật, đèn pin.
Soạn: 24/08/2014 	TIẾT 2 - BÀI 2: HÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phép chiếu, hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu.
 Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
- Kỹ năng: Nhận biết hình chiếu của vật thể
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận,chính xác
 Làm việc theo quy trình. yêu thích vẽ kỹ thuật
 II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
- Mô hình hình hộp như hình 2.3, 2.4 SGK
- Nguồn sáng, bao diêm, vỏ bao thuốc lá.
- Bìa cat tông cứng gập làm mô hình mặt phẳng chiếu
+ Đối với học sinh:
- Một số hình hộp để quan sát	
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất. Cho ví dụ minh hoạ ?
3. Giảng bài mới:
ĐVĐ: Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài : “ Hình chiếu”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Nêu tình huống khi trời nắng hoặc tối có ánh điện ta nhìn thấy bóng của mình ở dưới mặt đất
HS: Kết hợp quan sát hình 2.1 SGK
? Em hãy chỉ ra đâu là mặt phẳng chiếu, tia chiếu, hình chiếu?
? Khái niệm về hình chiếu.
? Cách vẽ hình chiếu của một điểm của vật thể ntn.
 GV: Cho học sinh quan sát tranh hình 2.2 đặt câu hỏi:
? Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c SGK
HS: Thảo luận
GV: Kết luận: đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau
? Cho ví dụ về các phép chiếu này trong tự nhiên?
HS: Thảo luận và trả lời
HS: Quan sát hình 2.3 và mô hình ba mặt phẳng chiếu
? Nêu vị trí của các mặt chiếu đối với vật thể?
? Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát?
GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK và nghiên cứu trả lời.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
GV: Cho HS quan sát mô hình
? Vật thể được đặt ntn đối với các mặt phẳng chiếu
GV nói rõ vì sao phải mở các mặt phẳng chiếu( vì hình chiếu phải được vẽ trên cùng 1 bản vẽ)
? Hãy nêu vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh khi mở?
HS: Tìm hiểu mô hình và thảo luận theo nhóm
Các nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau
? Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể ? Nếu dùng một hình chiếu có được không ? 
I. Khái niệm về hình chiếu
Chiếu một vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu
II. Các phép chiếu
- Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu đồng quy
- Phép chiếu song song: các tia chiếu song2
- Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc với mpc
III. Các hình chiếu vuông góc
1. Các mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện (Mặt phẳng chiếu đứng)
- Mặt nằm ngang (Mặt phẳng chiếu bằng)
- Mặt cạnh bên phải ( Mặt phẳng chiếu cạnh) 
2. Các hình chiếu
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước đến
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang phải
IV. Vị trí các hình chiếu
- Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ 
- Hình chiếu bằng ở bên dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
4.Củng cố: ? Thế nào là hình chiếu
5.Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn làm BT số 3 SGK và đọc phần có thể em chưa biết. - Đọc trước bài 4 SGK
Ngày soạn: 31/08/2014
TIẾT 3- BÀI 3: BÀI TẬP THỰC HÀNH: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ 
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: - Biết được các hình chiếu trên bản vẽ.
 	- Biết biểu diễn hình chiếu trên mặt phẳng chiếu
- Kỹ năng: - Vận dụng vào bài tập thực hành để củng cố kiến thức về hình chiếu.
- Thái độ: - Phát huy trí tưởng tượng trong không gian
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác 
	- Cần giữ vệ sinh nơi làm việc góp phần bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
Mô hình vật thể Hình 3.1 a
Nội dung bài thực hành
+ Đối với học sinh:
Thước kẻ, bút chì , giấy A4.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1 Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị báo cáo thực hành của hs
3 Bài mới:
GV- Gọi một HS lên đọc nội dung bài thực hành
- Giải thích các bước tiến hành:
+ Đọc kĩ nội dung bài thực hành và kẻ bảng 3.1 vào bài làm, sau đó đánh dấu (x) vào ô thích hợp của bảng.
+ Vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của một trong các vật thể hình 3.1 a đúng vị trí của chúng ở trên bản vẽ.
 Cách làm báo cáo thực hành
Nêu cách trình bày bài làm trên khổ A4 và cách bố trí phần hình, chữ, khung tên lên bảng, hs qsát và làm theo.
 Tổ chức thực hành
 Hướng dẫn HS làm bài và kiểm tra cách tiến hành thực hành bài tập của HS
Tổng kết đánh giá bài thực hành:
- GV nhận xét, đánh giá giờ làm bài tập thực hành: 
- GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học.
- GV thu bài về chấm, có thể chấm một số bài trước lớp để nhận xét kết quả
I. Giai đoạn hướng dẫn ban đầu
- Đọc nội dung bài thực hành và tìm hiểu các bước tiến hành thực hành
- Ghi nội dung tiến hành thực hành vào vở
Làm bài trên khổ A4
II. Giai đoạn thực hành
Đáp án.
1. 
III. Giai đoạn kết thúc thực hành
Học sinh chuẩn bị chu đáo đồ dùng thực hành, làm việc nghiêm túc
Cách thực hiện
4.Củng cố
 GV nhận xét đánh giá chấm điểm một số bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn HS đọc trước bài 5 SGK. 
- Chuẩn bị thước kẻ , bút chì.
Soạn: 07/09/2014
TIẾT 4 - BÀI 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN 
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết được các khối đa diện thường gặp (Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều)
Hiểu rõ sự tương quan giữa hình chiếu trên bản vẽ và vật thể.
- Kỹ năng: Phân tích nhận biết được các khối đa diện, đọc được bản vẽ
-Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận,chính xác 
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
- Mẫu vật: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều , bìa cứng 3 mpc, bao diêm. 
+ Đối với học sinh:
Mỗi tổ chuẩn bị một mẫu vật : Hộp phấn, hộp bút.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ
3.Giảng bài mới:
ĐVĐ: Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài: “ Bản vẽ các khối đa diện “
GV: Cho HS quan sát hình 4.1 và mô hình
HS: Quan sát và nghiên cứu
? Các khối hình học được bao bởi các hình gì?
GV: Kết luận
GV: Cho HS quan sát hình 4.2 và kèm theo vật thật
? Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì? Các cạnh và các mặt của hình hộp có đặc điểm gì?
HS: Hoạt động theo nhóm trả lời
GV: Kết luận như SGK
GV: Yêu cầu H tham khảo nội dung câu hỏi SGK và trả lời
HS: Quan sát trả lời
GV: Kết luận 
GV: Gọi H lên bảng vẽ 3 hình chiếu
GV: Yêu cầu H xem tranh và mô hình
HS: Quan sát tranh
? Trả lời câu hỏi trong SGK
HS:  ... IẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
2 . Kiểm tra bài cũ: Trả bài
3. Bài mới: GV tại sao cần dùng sơ đồ điện để biểu diễn một mạch điện?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
HS: Quan sát hình 55.1
GV: Giới thiệu các phần tử mạch điện
- Đặt câu hỏi
? ở sơ đồ điện, mỗi phần tử đó được biểu diễn bằng kí hiệu nào
? Nhận xét việc vẽ mạch điện = kí hiệu với việc vẽ tả thực
? Nêu tác dụng của sơ đồ điện, khái niệm sơ đồ điện
HS:- Quan sát tranh 55.1
GV: Vẽ các kí hiệu lên bảng
HS: Căn cứ bảng 55.1, đọc tên các phần tử được biểu diễn bởi mỗi kí hiệu
GV: Giải thích: "Kí hiệu quy ước"
Hình vẽ quy định theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế
GV: Giới thiệu có 2 loại sơ đồ điện thường dùng: Sơ đồ nguyên lí - Sơ đồ lắp đặt
HS: Quan sát hình 55.2; 55.3
? So sánh 2 sơ đồ sự giống và khác nhau
? Thế nào là sơ đồ nguyên lí
? Thế nào là sơ đồ lắp đặt
? Công dụng của mỗi loại
GV: Cho HS quan sát hình 55.4ab và hình 55.4cd
HS: Thực hiện yêu cầu tìm hiểu
- Nhận xét
GV: Nhân xét điều chỉnh
1. Sơ đồ điện là gì?
Sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện
2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện
- Là những hình vẽ được tiêu chuẩn hóa
- Nhóm kí hiệu nguồn điện
- Nhóm kí hiệu dây dẫn điện
- Nhóm kí hiệu các thiết bị điện
- Nhóm kí hiệu đồ dùng điện
3. Phân loại sơ đồ điện
a. Sơ đồ nguyên lí
+ Đặc điểm: Chỉ nói lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện 
+ Công dụng: Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện
b. Sơ đồ lắp đặt
+ Đặc điểm:- Thể hiện vị trí, cách sắp xếp các phần tử trong mạch điện
+ Công dụng: Để nghiên cứu lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa mạch điện
- Sơ đồ 55.4ac là sơ đồ nguyên lí
- Sồ đồ 55.4 bd là sơ đồ lắp đặt
4. Củng cố:HS: - Đọc ghi nhớ
- Thực hiện bài tập 3/192 bằng bút chì vào SGK
5. HDVN: xem trước bài 58
Soạn: 24/04/2012
TIẾT 50 - BÀI 58: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
Ngày giảng
Lóp- Sĩ số
8A
8B
8C
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hiểu được các bước thiết kế mạch điện
- Kỹ năng : Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản
- Thái độ: Làm việc khoa học, ngăn nắp, an toàn và yêu thích kĩ thuật điện
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
Bảng phụ
+ Đối với học sinh:
Nghiên cứu bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Sơ đồ điện là gì? Nêu cấu tạo, công dụng của sơ đồ nguyên lý , sơ đồ lắp đặt mạch điện?
Bài mới. GV thiết kế mạch điện là gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
GV hướng dẫn HS tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện theo các bước
? Xác định mạch điện dùng để làm gì?
HS đưa ra một số phương án thiết kế nhằm mục đích của mình?
Vẽ sơ đồ nguyên lý thể hiện mục dích thiết kế
GV cho hs thảo luận nhóm về các phương án thiết kế của từng hs để lựa chọn một phương án thích hợp
- Chọn thiết bị và đồ dùng điện theo thiết kế.
- Em hãy chọn bóng đèn để phù hợp với điện áp và yêu cầu mạng điện của bạn Nam
? Lắp thử và kiểm tra mạch điện theo mục đích thiết kế
Cho HS thảo luận nhóm
Thiết kế mạch điện là gì?
- Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện
- Đưa ra các phương án mạch điện và lựa chọn những phương án thích hợp
- Xác định những phần tử cần thiết để lắp đặt mạch điện
- Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không.
2. Trình tự thiết kế
4. Củng cố:HS: - Đọc ghi nhớ
5. HDVN: Chuẩn bị ôn tập lại kiến thức để giờ sau ôn tập
Soạn: 30/04/2013
TIẾT 51: ÔN TẬP HỌC KỲ II.
Ngày giảng
Lóp- Sĩ số
8A
8B
8C
 I. MỤC TIÊU: Sau tiết ôn tập, HS: 
- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức của học kỳ II
- Kỹ năng: Vận dụng đựơc những kíến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập trong tiết ôn tập
- Thái độ: Học sinh nghiêm túc trong khi thảo luận nhóm.
II.CHUẨN BỊ .
 GV: Hệ thống kiến thức đã học.
- Hệ thống các câu hỏi, bài tập.
- Bảng phụ.
HS: Xem lại toàn bộ kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
Tóm tắt nội dung 
GV tóm tắt nội dung chương 8 bằng sơ đồ
GV yêu cầu học sinh tóm tắt sơ đồ nội dung vào vỏ
GV cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi SGK Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả
GV nhận xét KL
H1: Hãy điền tên các kí hiệu vào cột B
H2:Có nên lắp cầu chì vào dây trung tính hay không tại sao?
H3: Tại sao dây chảy của cầu chì mạch điện nhánh lại có đờng kính cỡ dây nhỏ hơn dây chảy cầu chì mạch điện chính
H4: Một mạch điện theo sơ đồ hình 1 SGK trang 204
H5: cho mạch điện nh hình vẽ SGK trang 204
I. Hệ thống hoá kiến thức
II/ Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK
1) Cột B
- Đèn sợi đốt
- Nguồn điện một chiều
- Cầu chì
- Công tắc ba cực
- Công tắc hai cực
2)- Không nên lắp cầu chì vào dây trung tính 
+ Không sửa chữa các thiết bị lắp sau cầu chì 
 + khi mạch điện bị sự cố cầu chì vẫn cắt
Nhưng đồ dùng điện vẫn nối với dây pha không an toàn
3) - Để cầu chì làm việc có tính chọn lọc
+ Khi mạch điện nhánh bị sự cố thì cầu chì mạch điện nhánh sẽ đứt mạch chính vẫn hoạt động bình thờng
4) Bóng 1,2 điện áp là 110V
- Bóng 3 điện áp là 220V
5) Khi nào đèn A sáng
- khi khoá K đóng tiếp điểm 1 tiếp xúc với tiếp điểm 2
+Khi nào đèn B sáng
- khi Kđóng tiếp điểm 1tiếp xúc với 3 và 4 tiếp xúc với 5
+ Khi nào đèn C sáng
- Khi K đóng tiếp điểm tiếp xúc với 3 và 4 tiếp xúc với 6
4. Củng cố 
 - GV gọi HS làm bài tập cuối bài
 - GV nhận xét giờ ôn tập 
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại kiến thức cơ bản Học Kì II giờ sau kiểm tra HK
Soạn : 30/04/2013
TIẾT 52: KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
Ngày giảng
Lóp- Sĩ số
8A
8B
8C
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức phần kỹ thuật điện. 
- Kỹ năng: Hoàn thiện kĩ năng làm bài kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm
- Thái độ: Bồi dưỡng tính tích cực, tự giác làm bài kiểm tra
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
Đề bài, đáp án, biểu điểm thống nhất theo nhóm công nghệ 
Ma trận đề kiểm tra
Cấp độ
Tờn
 chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
Đèn huỳnh quang
Nhận biết được đặc điểm của đèn ống huỳnh quang
Số câu
Số điểm
1
0.5đ
1
0.5đ
Chủ đề 2:
Đèn sợi đốt
Biết được vật liệu dây đốt nóng của bóng đèn sợi đốt 
Số câu
Số Điểm
1
0.5đ
1
0.5đ
Chủ đề 3:
Thiết bị điện cua mạng điện
Kể tên được các thiết bị lấy điện của mạng điện trong nhà
Số câu
Số Điểm
1
0.5đ
1
0.5đ
Chủ đề 4:
Sử dụng hợp lý điện năng
Biết được giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày
Biết công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
Biết cách tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
Tại sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu được các biện pháp tiết kiệm điện năng
Số câu
Số Điểm
1
0.5đ
1
0.5đ
1
0.5đ
1
2đ
4
3.5đ
Chủ đề 5
Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà
Nhận biết được điện áp của mạng điện trong nhà
Biết được đặc điểm của mạng điện trong nhà
Số câu
Số Điểm
1
0.5đ
1
2đ
2
2.5đ
Chủ đề 6:
Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
Biết được áp ô mát là thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
Số câu
Số Điểm
1
0.5đ
1
2đ
2
2.5đ
Tổng số
3
1.5đ
2
2.5đ
4
3.5đ
1
0.5đ
1
2đ
11
10đ
+ Đối với học sinh:
Ôn tập toàn bộ phần kỹ thuật điện
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 	1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
GV: Nhắc nội quy giờ kiểm tra
 Phát đề
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8
( Thời gian 45. )
A. ĐỀ BÀI
PHẦN I: Trắc nghiệm( 4 điểm) Haừy choùn caõu traỷ lụứi maứ em cho laứ ủuựng nhaỏt:
 Câu1(0.5 đ): Ngửụứi ta thửụứng duứng ủeứn huyứnh quang ủeồ chieỏu saựng vỡ:
Tieỏt kieọm ủieọn, aựnh saựng lieõn tuùc.
Tuoồi thoù cao
Tieỏt kieọm ủieọn, aựnh saựng khoõng lieõn tuùc.
Cả B và C
Câu 2 (0.5 đ): 1. Dây đốt nóng của bóng đèn sợi đốt được làm bằng vật liệu gỡ ?
A. Vonfram.	 B. Đồng.	
C. Thộp.	D. Niken-crom.
Câu 3 (0.5 đ):Thiết bị lấy điện của mạng điện trong nhà gồm:
Máy biến áp
Công tơ điện
Cầu dao và cầu chì
Phích cắm điện, ổ điện
Câu 4 (0.5 đ): Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày:
18 giờ đến 22 giờ
22 giờ đến 6 giờ
6 giờ đến 18 giờ
12 giờ đến 18 giờ
Câu 5 (0.5 đ): Tai nạn điện thường xảy ra khi:
Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.
Đến gần dây điện bị đứt chạm mặt đất
Vô ý chạm vào vật mang điện
Cả A, B, C đều đúng
Câu 6 (0.5 đ): Điện năng tiêu thụ trong 4 giờ của một bóng 40 W
10 Wh B.160 kWh
C.10 Wh D.160Wh
Câu 7 (0.5 đ): Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện được tính bởi công thức
 B. 
C . 
D. 
Câu 8 ( 0.5 đ): Đồ dùng điện nào sau đây không phù hợp với điện áp định mức của mạng điện trong nhà:
Bàn là điện 220V – 1000 W
Nồi cơm điện 110V – 600 W
Quạt điện 220 V – 30W
Bóng đèn 220V – 100W
PHẦN II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 9(2.0 đ) Hãy nêu đặc điểm, yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà?
Câu 10(2.0 đ) Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng?
Câu 11(2.0 đ) Mạng điện trong nhà, dùng aptomat thay cho cầu dao và cầu chỡ được không ? Tại sao?
ĐÁP ÁN
PHẦN I: Trắc nghiệm( 4 điểm) Mỗi câu trả lời đúngdược 0.5 đ
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
D
A
D
D
C
B
PHẦN II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 9(2.0đ)
* Đặc điểm:(0.5 đ)
	 	Có điện áp định mức là 220V
Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng
 Các thiết bị điện, đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp điện áp mạng điện
* Yêu cầu :(0.5 đ)
	Đảm bảo cung cấp đủ điện
Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà
Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp
Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa
* Cấu tạo(1.0đ)
Gồm các phần tử:
Công tơ điện
Dây dẫn điện
Các thiết bị điện: đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện.
Đồ dùng điện
Câu 10(2.0 đ)
* Vì sao phải tiết kiệm điện năng(1.0 đ)
- Tiết kiệm điện năng có lợi ích cho gia đình, xã hội và môi trường:
- Tiết kiệm tiền điện gia đình phải chi trả. Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện, giảm bớt điện năng phải nhập khẩu, có nhiều điện phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Giảm bớt khí thải gây ô nhiễm môi trường. Có tác dụng bảo vệ môi trường.
* Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng: (1đ)
- Giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
- Không sử dụng lãng phí điện năng
Câu 11(2 đ)
- Mạng điện trong nhà có thể thay cầu chỡ, cầu dao bằng aptomat cũng được. (1đ)
- Aptomat có thể thay được là vỡ:
	+ Tự động cắt mạch điện khi ngắn mạch hoặc quá tải (giống cầu chỡ). (0.5đ)
	+ Đóng cắt mạch điện (giống cầu dao). (0.5đ)
Thực hiện tiết kiểm tra
HS: Làm bài
GV: Theo dõi việc thực hiện nội quy làm bài kiểm tra
4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra: 
GV thu bài về nhà chấm
5. HDVN: OÂõn laùi kieỏn thửực cuỷa phaàn coõng ngheọ 8 ủeồ phuùc vuù taùi gia ủỡnh mỡnh

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 8 chuan.doc