Giáo án Công nghệ 8 cả năm

Giáo án Công nghệ 8 cả năm

Bài 1:

Tiết 1:

VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT

TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I.MỤC TIÊU:

-Biết được vị trí, vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống

-Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật.

II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

a.Chuẩn bị của thầy :

*Nội dung

-Nghiên cứu nội dung bài

-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

*Đồ dùng dạy học :

-Tranh vẽ hình 1.1 ; 1.2 ; 1.3 SGK

-Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc , xây dựng.

 

doc 114 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 4967Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy
Bài 1:
Tiết 1:
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật 
trong sản xuất và đời sống
I.Mục tiêu:
-Biết được vị trí, vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống
-Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Tranh vẽ hình 1.1 ; 1.2 ; 1.3 SGK
-Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc , xây dựng.
b.Chuẩn bị của HS :
-Sưu tầm các bản vẽ , các mô hình liên quan đến bản vẽ kỹ thuật.
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : (học bài mới)
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1:
í nghĩa của bản vẽ kỹ thuật:
Nêu mục tiêu của bài học 
-Cho học sinh quan sát hình 1.1 sách giáo khoa.
-Trong giao tiếp hằng ngày con người thường dùng các phương tiện gì ?
-KL: 
-Cho HS quan sát tranh ảnh, các sản phẩm cơ khí.
-Muôn cho công nhân thi công đúng với ý tưởng thì người thiết kế phảI thể hiện nó bằng gì ?
(bằng bản vẽ)
-Người công nhân phảI căn cứ vào cáI gì để chế tạo.(bản vẽ)
-KL;
Hoạt động 2:
Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất
-Giới thiệu một số sản phẩm cơ khí hoặc xây dựng , điện tử và đặt câu hỏi.
-Các sản phẩm đó được làm ra như thế nào ?
-HS: Bàn luận và giơ tay phát biểu.
-KL: 
-Quan sát hình 1.2 hãy cho biết các hình a, b, c có liên quan như thế nào đến bản vẽ kỹ thuật?
-GV: đưa ra kết luận.
Hoạt động 3
Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống
-Khi mua một thiết bị điện, để hướng dẫn cách mắc cho người sử dụng , nhà sản xuất thường phải làm gì ? (sơ đồ lắp ráp)
-Khi giới thiệu về sơ đồ mặt bằng sử dụng của ngôi nhà cho khách người chủ nhà cần phải có cái gì? (Sơ đồ mặt bằng)
-GV: đưa ra kết luận: những sơ đồ đó là bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.
-Những sơ đồ này có đặc điểm chung gì : (đơn giản , dễ hiểu)
-Gọi HS đọc, giải thích ý nghĩa của sơ đồ mạch điện và sơ đồ mặt bằng ngôi nhà trong SGK.
Hoạt động 4:
Bản vẽ trong các lĩnh vực kỹ thuật.
-Quan sát hình 1.4 em hãy cho biết bản vẽ kỹ thuật được dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật nào ?
-GV: đưa ra kết luận 
Hoạt động 5
Củng cố nội dung và bài tập
-Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong bài.
-Khen thưởng các nhóm tích cực tham gia xây dựng bài.
-Dặn các em đọc trước nội dung bài sau .
Trả lời các câu hỏi trong sách GK
í nghĩa của bản vẽ kỹ thuật (BVKT)
-Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp.
-Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật.
II Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất.
-Là tiếng nói chung giữa người thiết kế và người thi công.
-Người thiết kế phảI diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm , phảI nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kích thước , yêu cầu kỹ thuật , vật liệu , các nồi dung này được trình bày theo các quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kỹ thuật , sau đú người công nhân căn cứ vào bản vẽ để thi công.
III. Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.
Là những sơ đồ hướng dẫn cách lắp , cách sử dụng , bảo dưỡng một thiết bị gia dụng nào đó , hoặc sơ đồ giới thiệu mặt bằng ngôi nhà . 
Những sơ đồ này thường đơn giản , dễ hiểu và phổ biến.
IV. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.
Mỗi lĩnh vực kỹ thuật đề có loại bản vẽ của ngành mình.
Bản vẽ được vẽ bằng tay, hoặc bằng máy vi tính.
Tranh hình 1.1
Các loại bản vẽ , mô hình liên quan đến bvkt
Hình vẽ 1.2 
Hình 1.3
-Sơ đồ mạch điện
-Mặt bằng nhà ở
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: 
Ngày dạy
Bài 2:
Tiết 2: 
Hình chiếu
I.Mục tiêu:
-Hiểu được thế nào là hình chiế
-Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Tranh vẽ hình 2.1; 2.2 , mô hình 2.3 , 2.4 , 2.5
-Hình chiếu và mô hình của một số vật thể trên thực tế.
b.Chuẩn bị của HS :
-Vở, SGK, giấy A4 bút chì và các loại compa , thước kẻ.
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Vì sao nói bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật.?
-Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống ?
-Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kỹ thuật?
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1:
Khái niệm về hình chiếu:
Nêu mục tiêu của bài học 
-Cho học sinh quan sát hình 2.1 sách giáo khoa.
-GV: Giới thiệu các khái niệm của hình chiếu thông qua ví dụ hình 2.1
-Hãy lấy các ví dụ trên thực tế về hình chiếu của các vật thể.
Chỉ ra đâu là vật thể , nguồn sáng, hình chiếu và mặt phẳng chiếu?
Hoạt động 2:
Các phép chiếu
-Quan sát hình 2.2 và cho nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b, c ?
-Học sinh quan sát và trả lời .
- Giáo viên gợi ý : Phương và vị trí tương đối giữa các tia chiếu.
-Giáo viên kết luận: giựa vào đặc điểm các tia chiếu mà người ta phân ra các loại phép chiếu.
-Hãy lấy ví dụ thực tế về các phép chiếu?
-Trong các phép chiếu trên phép chiếu nào cho ta kích thước hình chiếu bằng kích thước của vật thể.
Hoạt động 3
Các hình chiếu vuông góc
-Một vật thể thường có các kích thước dài , rộng , cao. Hình dạng các mặt khác nhau .
-Vậy một hình chiếu có đủ thể hiện đầy đủ thông tin của vật thể không ? tai sao?
-Ta có thể dùng tối thiểu là bao nhiêu hình chiếu?
-Khi dùng phép chiếu vuông góc chiếu vật thể lên cả 3 mặt phẳng chiếu ta sẽ nhận được 3 hình chiếu của vật thể :
-Các hình chiếu có giống nhau không tại sao ?
Hoạt động 4:
Vị trí các hình chiếu.
-Trên thực tế người ta không thể để 3 mpc vuông góc với nhau từng đôi một. 
-Vậy sau khi chiếu song người ta làm như thế nào để 3 hình chiếu cùng nằm trên 1 mặt phẳng ?
-Vị trí của các hình chiếu như thế nào trên bản vẽ kỹ thuật?
-Mỗi hình chiếu thể hiện những kích thước nào của vật thể ?
Chúng liên hệ với nhau như thế nào ?
Hoạt động 5
Củng cố nội dung và bài tập
-Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong bài.
-Khen thưởng các nhóm tích cực tham gia xây dựng bài.
-Dặn các em đọc trước nội dung bài sau .
Trả lời các câu hỏi trong sách GK
I.Khái niệm về hình chiếu
-Hình chiếu của vật thể: là hình nhận được của vật thể trên mặt phẳng chiếu.
-Tia chiếu : là tia nối giữa nguồn sáng , một điểm trên vật và và hình chiếu của điểm đó trên mặt phẳng chiếu.
-Mặt phẳng chiếu: chứa hình chiếu.
II.Các phép chiếu 
Đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau:
-Phép chiếu xuyên tâm
-Phép chiếu song song
-Phép chiếu vuông góc
Vì hình chiếu vuông góc có kích thước bằng với vật thể nên nó được dùng trong bản vẽ kỹ thuật.
Các phép chiếu khác dùng để bổ trợ.
III. Các hình chiếu vuông góc
1.Các mặt phẳng chiếu
-Mặt phẳng chiếu đứng : là mặt chính diện
-Mặt phẳng chiếu cạnh : là mặt phảng bên phải
-Mặt phẳng chiếu bằng : là mặt phẳng nằm ngang.
Ba mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một.
2.Các hình chiếu :
-Hình chiếu đứng:
-Hình chiếu bằng
-Hình chiếu cạnh:
IV. Vị trí các hình chiếu
-Xoay mặt phẳng chiếu bằng xuống dưới 90 độ cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng 
-Xoay mặt phẳng chiếu cạnh sang phải 90 độ cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng.
-Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng , hình chiếu bằng nằm phía dưới hình chiếu đứng.
-Hình chiếu đứng thể hiện chiều cao và chiều dài
-Hình chiếu bằng thể hiện chiều rộng và chiều dài 
-Hình chiếu cạnh thể hiện chiều cao và chiều rộng.
*Có thể dùng các đường dóng để thể hiện mối liên hệ về kích thước giữa các hình chiếu.
Tranh hình 2.1
Hình vẽ 2.2 
Hình 1.3
Mô hình 3 mặt phẳng vuông góc
Mô hình 2.4
Mô hình 2.5
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: 
 Ngày dạy
Tiết 4: 
Bản vẽ các khối đa diện
I.Mục tiêu:
-Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp , hình hộp chữ nhật , hình lăng trụ đều , hình chóp đều.
-Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật , hình lăng trụ đều , hình chóp đều.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Tranh vẽ hình 4.1, 4.3, 4.5 , 4.7
-Mô hình trong suốt hình hộp chữ nhật , hình lăng trụ đều , hình chóp đều
-Hình chiếu và mô hình của một số vật thể trên thực tế.
b.Chuẩn bị của HS :
-Vở, SGK, giấy A4 bút chì và các loại compa , thước kẻ.
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Thế nào là hình chiếu của một vật thể .?
-Có các phép chiếu nào ? mỗi phép chiếu có đặc điểm gì ?
-Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1:
Khối đa diện
Nêu mục tiêu của bài học 
Các vật thể phức tạp đều được cấu thành từ các khối đa diện đơn giản .
-Cho học sinh quan sát hình 4.1 sách giáo khoa.
-Hãy kể tên các khối đa diện này?
-Các khối đa diện này được cấu tạo như thế nào ?
-Hãy kể tên một số vật thể có các hình dạng là một trong các khối đa diện trên.
Hoạt động 2:
Hình hộp chữ nhật
-Cho học sinh quan sát hình 4.2 sách GK.
-Quan sát mô hinh hình hộp chữ nhật.
-Hình hộp chữ nhật được giới hạn bằng những hình gì?
-Các cạnh và các mặt của hình có đặc điểm gì ?
-GV : đưa ra kết luận – ghi bảng
-Đặt mô hình hình hộp chữ nhật vào không gian các mặt phẳng chiếu và đặt câu hỏi:
-Hình chiếu bằng , chiếu đứng , chiếu cạnh có hình gì ?
-Mỗi hình chiếu thể hiện các kích thước nào ?
-Vị trí của chúng như thế nào trên bản vẽ
-GV : đưa ra kết luận – vẽ lên bảng 
-Điền các thông tin vào bảng 4.1
Hoạt động 3
Hình lăng trụ đều , hình chóp đều 
-Cho học sinh quan sát hình vẽ và mô hình hình lăng trụ đều và hình chóp đều 
-Hình lăng trụ đều và hình chóp đều được bao bởi những hình gì?
-Đặc điểm các mặt và các cạnh của chúng như thế nào ?
--Đặt mô hình hình lăng trụ và hình chóp đều vào không gian các mặt phẳng chiếu và đặt câu hỏi:
-Hình chiếu bằng , chiếu đứng , chiếu cạnh có hình gì ?
-Mỗi hình chiếu thể hiện các kích thước nào ?
-Vị trí của chúng như thế nào trên bản vẽ
-GV : đưa ra kết luận – vẽ lên bảng 
-Điền các thông tin vào bảng 4.2 và 4.3
Hoạt động 5
Củng cố nội dung và bài tập
-Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong bài.
-Khen thưởng các nhóm tích cực tham gia xây dựng bài.
-Dặn các em đọc trước nội dung bài sau .
Trả lời các câu hỏi trong sách GK
I.Khối đa diện
-Khối đa diện được cấu tạo gồm các mặt là các hình đa giác phẳng .
II.Hình hộp chữ nhật
1.Thế nào là hình hộp chữ nhật?
-được bao bởi sáu hình chữ nhật 
-Các cạnh và các mặt đối diện song song với nhau .
2.Hình chiếu của hình hộp chữ nhật: 
-Các hình chiếu đều là hình chữ nhật
-Hình chiếu đứng : chiều c ...  và viết kết quả bản báo cáo thực hành 
1.Các số liệu kĩ thuật 
2.Tên và chức năng các bộ phận chính 
3.So sánh cấu tạo 
4.Kết quả kiểm tra trước khi sử dụng 
5.Nhận xét 
 Quạt điện
kìm, tua vít , bút thử điện 
Quạt điện 220V
kìm, tua vít , bút thử điện 
Quạt điện 
Kìm , tua vít , bút thử điện
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: 
Ngày dạy
Bài :46
Tiết :42 
Máy biến áp một pha
I.Mục tiêu:
-Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha.
-Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Dụng cụ : kìm, tua vít , bút thử điện 
-Thiết bị : mô hình máy biến áp, máy biến áp 1 pha, sơ đồ cấu tạo. 
b.Chuẩn bị của HS :
-Vở, SGK 
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu cấu tạo chính và các thông số cơ bản của quạt điện ?
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài 
-Giới thiệu công dụng của MBA
-Tầm quan trọng của nó trong cuộc sống.
Hoạt động 2
Cấu tạo :
 -mba được cấu tạo gồm mấy phần chính ?
-Lõi thép được cấu tạo như thế nào ?
-có mấy dạng lõi thép 
-Lõi thép làm nhiệm vụ gì ?
-Có mấy cuộn dây? được làm bằng vật liệu gì ?
-Hai cuộn giây có cách điện với lõi thép không , có nối với nhau không ?
-Số vòng giây có bằng nhau không?
-để là máy tăng áp thì hệ số k phải như thế nào với số 1
-trường hợp n1=n2 thì máy có tác dụng gì không , vì sao?
-n1>n2 máy có tác dụng gì và n1<n2 thì máy có tác dụng gì ?
Các số liệu kĩ thuật của mba mà người sử dụng quan tâm là gì ?
-nơi bạn sống rất yếu điện bạn phải chọn loại máy biến áp nào trong 2 mba sau:
-5000VA input (60V-240V)
-2000VA input (90V-230V)
Những chú ý cần thiết khi sử dụng máy biến áp là gì ?
Hoạt động 3:
Tổng kết - đánh giá 
-Tóm tắt nội dung chính đã học 
-Nhận xét đánh giá buổi học 
-Hướng dẫn học ở nhà
-Thu dọn thiết bị
I.Cấu tạo : 
 -Lõi thép 
+Được gép bằng các lá thép kỹ thuật mỏng 
+Có loại lõi bọc và lõi trụ
+Nhiệm vụ dẫn từ
-Cuộn dây:
+làm bằng đồng 
+dẫn điện
+quấn cách điện với lõi thép
+Có 2 cuộn dây
 *Cuộn sơ cấp
 *Cuộn thứ cấp 
Có số vòng dây khác nhau
2.Nguyên lí làm việc :
Khi có dòng điện chạy trong sơ cấp làm cho lõi thép biến thành nam châm điện , từ trường móc vòng qua cuộn thứ cấp làm phát sinh ra trong thứ cấp một dòng cảm ứng .
K là hệ số biến áp 
-Công thức suy ra để tính U2
Ví dụ :
3.Các số liệu kĩ thuật :
-Công suất định mức
-Điện áp định mức
-Dòng điện định mức
4.Sử dụng .
-điện áp sử dụng
-công suất sử dụng
-môi trường sử dụng
-kiểm tra – bảo dưỡng 
Mô hình máy biến áp 
Tranh vẽ cấu tạo 
Mô hình máy biến áp , tranh vẽ cấu tạo 
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: 
Ngày dạy
Bài :47
Tiết :43 
Thực hành
Máy biến áp một pha
I.Mục tiêu:
-Biết được cấu tạo của máy biến áp
-Hiểu được các số liệu kĩ thuật
-Sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
-Ham mê tìm hiểu học hỏi khoa học kĩ thuật điện.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Dụng cụ : kìm, tua vít , bút thử điện 
-Thiết bị : mô hình máy biến áp, máy biến áp 1 pha,máy biến áp 1 pha 6-12 vôn , dây dẫn , bóng đèn 6V; 12V, công tắc. 
b.Chuẩn bị của HS :
-Vở, SGK 
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu cấu tạo , nhiệm vụ của từng bộ phận máy biến áp 1 pha ?
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1
1.Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu bài thực hành
-Những công việc chính cần phải làm
-Nội dung chuẩn bị .
2.Chuẩn bị
-Giới thiệu các đồ dùng , thiết bị cho buổi thực hành
-Hướng dẫn kẻ và gi bản báo cáo thực hành
-Chia nhóm theo tổ
-Các tổ cử nhóm trưởng và thư ký.
Hoạt động 2.
Nội dung thực hành
1.Hướng dẫn ban đầu
-Hướng dẫn HS cách tháo lắp máy biến áp.
-Hướng dẫn cách đọc các số liệu kĩ thuật – ghi bản báo cáo
-Hướng dẫn quan sát và tìm hiểu cấu tạo – tên và chức năng các bộ phận.
-Hướng dẫn kiểm tra thông mạch.
-Kiểm tra cách điện 
-Hướng dẫn điền kết quả vào bản báo cáo 
-Hướn dẫn vận hành và đấu các thiết bị vào máy biến áp 
-Hướng dẫn quan sát và ghi kết luận vào bản báo cáo 
2.Thực hành
-Các nhóm về vị trí và chuẩn bị thực hành
-Giáo viên quan sát nhắc nhở , uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình thao tác .
-Nhắc nhở nguyên tắc an toàn điện.
-Tiến hành những gi chép cần thiết cho nhận xét.
Hoạt động 3
Tổng kết 
-Cho các tổ nhận xét chéo thông qua những tiêu chí đánh giá mà GV cung cấp
-Chấm điểm
-Nhận xét buổi thực hành và thu dọn vệ sinh
-Nhắc nhở chuẩn bị cho bài sau
I.Chuẩn bị 
1.dụng cụ:
+Kìm, tu vít
2.Thiết bị 
+Mô hình máy biến áp
+Máy biến áp 1 pha 220V_6-12V.
+Bóng đèn sợi đốt 6V-15W
+Công tắc , đồng hồ vạn năng
dây dẫn 
II.Nội dung và trình tự thực hành
1.Đọc số các thông số kĩ thuật – Giải thích ý nghĩa –Ghi báo cáo
2.Quan sát và tìm hiểu cấu tạo – Ghi tên , chức năng của các bộ phận vào bảng báo cáo.
3.Kiểm tra máy bến áp 
4.Vận hành máy biến áp 
5.Ghi báo cáo thực hành
6.Nhận xét chung
+Kìm, tu vít
Máy biến áp
Bóng đèn
Công tắc
đồng hồ vạn năng
+Kìm, tu vít
Máy biến áp
Bóng đèn
Công tắc
đồng hồ vạn năng
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: 
Ngày dạy
Bài :49
Tiết :44 
Thực hành
tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
I.Mục tiêu:
-Tính toán được tiêu thụ điện năng trong gia đình
-Dự trù được kính phí sử dụng điện và có tinh thần tiết kiệm điện
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Máy tính cá nhân
b.Chuẩn bị của HS :
-Vở, SGK 
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Học bài mới
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1
1.Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu bài thực hành
-Những công việc chính cần phải làm
-Nội dung chuẩn bị .
2.Chuẩn bị
-Giới thiệu các đồ dùng , thiết bị cho buổi thực hành
-Hướng dẫn kẻ và gi bản báo cáo thực hành
-Chia nhóm theo tổ
-Các tổ cử nhóm trưởng và thư ký.
Hoạt động 2.
Nội dung thực hành
1.Hướng dẫn ban đầu:
-Giới thiệu công thức tính điện năng tiêu thụ
-Thực hiện ví dụ mẫu : áp dụng công thức trên.
-Chú ý cách đổi phút- giờ , kw. W
2.Các công việc cần thực hiện
-Hướng dẫn Tính tiêu thụ điện năng của các đồ dùng điện trong ngày .
-Hướng dẫn cách tính tiêu thụ điện năng theo tháng
-Tính thành tiền , căn cứ vào đơn giá
-Dự trù công suất của máy ổn áp dùng trong gia đình.
-Nhận xét đánh giá bài làm
2.Thực hành
-Các nhóm về vị trí và chuẩn bị thực hành
-Giáo viên quan sát nhắc nhở , uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình thực hành .
-Tiến hành những gi chép cần thiết cho nhận xét.
Hoạt động 3
Tổng kết 
-Cho các tổ nhận xét chéo thông qua những tiêu chí đánh giá mà GV cung cấp
-Chấm điểm
-Nhận xét buổi thực hành 
-Nhắc nhở chuẩn bị cho bài sau
I.Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện :
Trong đó :
t : là thời gian làm việc của đồ dùng
P: là công suất của đồ dùng điện
A: điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t
1kWh=1000Wh
Thực hiện ví dụ :
Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V-40W trong một tháng, mỗi ngày đèn sáng 4 giờ.
-Điện năng tiêu thụ trong ngày bằng tổng điện năng của tất cả đồ dùng điện trong ngày
-Điện năng tiêu thụ trong tháng bằng tổng điện năng tiêu thụ trọng ngày nhân với 30
-Tiền điện = điện năng nhân với đơn giá.
-Công suất của máy ổn áp bằng 
Po=Pt+10%
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy: 
Ngày dạy
Tiết :45 
Kiểm tra 1 tiết 
I.Mục tiêu:
-Tổng kết đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung chương
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học :
-Đề kiểm tra 
b.Chuẩn bị của HS :
-Giấy bút 
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Đề kiểm tra :
 Bài 1:
Một máy biến áp có điện áp đầu vào là 220V , số vòng dây cuộn sơ cấp là 450 vòng, số vòng dây cuộn thứ cấp là 200 vòng .
a.Đây là loại máy biến áp gì ?
b.Điện áp đầu ra sẽ là bao nhiêu ?
c.So sánh hệ số k với 1?
Bài 2:
Một ngôi nhà có những thiết bị sau 
-1 bóng đèn sợi đốt 60W sử dụng 4 tiếng /ngày
-1 ti vi 120W sử dụng 6 tiếng /ngày
-1Quạt 80 W sử dụng 7 tiếng ngày 
-nồi cơm điện 800W 2tiếng /ngày
-bơm nước 250W /15 phút /ngày 
+tiền điện 800 đ/kw
a. Tính điện năng tiêu thụ trong 1 ngày
b.Tính tiền điện sử dụng trong 1 tháng
c.Tính công suất của máy ổn áp sử dụng trong gia đình này (Po=Pt+10%) 
2.Đáp án :
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm đề kiểm tra: 
Ngày dạy
Bài :50
Tiết :46 
đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
I.Mục tiêu:
-Hiểu được đặc điểm của mạng điện trọng nhà
-Hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
a.Chuẩn bị của thầy :
*Nội dung
-Nghiên cứu nội dung bài
-Tham khảo các tài liệu liên quan: sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
*Đồ dùng dạy học : 
-Thiết bị : hình vẽ H50.1; H50.2. 
b.Chuẩn bị của HS :
-Vở, SGK 
III.Tiến trình bàI dạy :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Học bài mới 
2.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Nội dung bài
Thiết bị , tài liệu
Hoạt động 1:
-Giới thiệu bài
-Giới thiệu mô hình mạng điện trọng nhà 
-Vị trí tầm quan trọng của mạng điện trong gia đình
Hoạt động 2
Đặc điểm , yêu cầu của mạng điện trong nhà.
*Điện áp của mạng điện trọng nhà thường dùng hiện nay là bao nhiêu ?
*Em hãy kể tên các loại đồ dùng điện ?
*Cho biết sự chênh lệch về công suất giữa các đồ dùng điện.
*Tại sao phải chọn thiết bị điện phù hợp với mức điện áp sử dụng trong gia đình.
* Hoàn thành bài tập SGK
*Mạng điện trong nhà có những yêu cầu gì ?
Cấu tạo mạng điện trong nhà như thế nào ?
*mạch chính gồm ?
*Mạch nhánh gồm ?
Chức năng ?
*Hoàn thành bài tập SGK
Hoạt động 3:
Tổng kết bài 
-Củng cố :
+Nhắc lại nội dung chính
+Đọc phần ghi nhớ 
Hoàn thành các câu hỏi trong sách giáo khoa.
+Đọc nội dung bài mới
I.Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà .
1.Điện áp của mạng điện trong nhà.
2.Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
a.Đồ dùng điện rất đa dạng
b.Công suất điện của các đồ dùng điện rất khác nhau
3.Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị , đồ dùng điện với điện áp của mạng điện
(Hoàn thành bài tập )
4.Yêu cầu của mạng điện trong nhà .
II.Cấu tạo của mạng điện trong nhà .
-Mạch chính , mạch phân phối
-Mạch nhánh 
Công dụng 
Hình vẽ
H50.1; H50.2. 
IV. Đánh giá rút kinh nghiệm đề kiểm tra: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 8.doc