Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tiết 1: Bài mở đầu

I/ MỤC TIÊU:

 Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6 cần tạo hứng thú cho học sinh

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A) Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

+ Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa

H1: Gia đình có vai trò như thé nào đối với con người và xã hội?

 * Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục để chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai

 * Trong gia đình các nhu cầu về vật chất và tinh thần được đáp ứng tuỳ thuộc vào mức thu nhập của gia đình

H2: Các công việc phải làm trong gia đình là gì?

 * Tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình bằng tiền, bằng hiện vật

 * Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu hợp lý

 * Làm các công việc nội trợ trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ, quét dọn, trông em

H3: Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ gia đình?

GV: Các công việc trên đều thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình

H4: Vậy kinh tế gia đình là gì?

KL: Kinh tế gia đình là tạo ra nguồn thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả để đảm bảo cuộc sống gia đình

B/ Mục tiêu của chương trình công nghệ 6. Phân môn kinh tế gia đình

+ Gọi học sinh đọc sách giáo khoa

 Phân môn kinh tế gia đình có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

1) Về kiến thức:

- Biết được một số kiến thức cơ bản thuộc một số lĩnh vực liên quan đến đời sống con người như ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở và thu chi trong gia đình

- Biết được qui trình công nghệ tạo nên một số sản phẩm đơn giản.

2) Về kỹ năng:

 - Lựa chọn được trang phục phù hợp có tính thẩm mỹ

 - Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và biết trang trí nhà ở

 - Biết ăn uống hợp lý, chế biến được một số món ăn đơn giản

 - Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm

3) Về thái độ

+ Say mê, hứng thú học tập và biết vận dụng vào cuộc sống

+ Có thói quen lao động theo kế hoạch, an toàn lao động

+ Có ý thức tham gia các hoạt động

C/ Phương pháp học tập:

 Tự nghiên cứu, phát hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hình vẽ trong sgk.

 

doc 50 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1139Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 6 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: Bài mở đầu
I/ Mục tiêu:
 Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6 cần tạo hứng thú cho học sinh
II/ Các hoạt động dạy học:
A) Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
+ Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa
H1: Gia đình có vai trò như thé nào đối với con người và xã hội?
 * Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục để chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai
 * Trong gia đình các nhu cầu về vật chất và tinh thần được đáp ứng tuỳ thuộc vào mức thu nhập của gia đình
H2: Các công việc phải làm trong gia đình là gì?
 * Tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình bằng tiền, bằng hiện vật
 * Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu hợp lý
 * Làm các công việc nội trợ trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ, quét dọn, trông em
H3: Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ gia đình?
GV: Các công việc trên đều thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình
H4: Vậy kinh tế gia đình là gì?
KL: Kinh tế gia đình là tạo ra nguồn thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả để đảm bảo cuộc sống gia đình
B/ Mục tiêu của chương trình công nghệ 6. Phân môn kinh tế gia đình
+ Gọi học sinh đọc sách giáo khoa
 Phân môn kinh tế gia đình có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
1) Về kiến thức:
- Biết được một số kiến thức cơ bản thuộc một số lĩnh vực liên quan đến đời sống con người như ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở và thu chi trong gia đình
- Biết được qui trình công nghệ tạo nên một số sản phẩm đơn giản.
2) Về kỹ năng:
 - Lựa chọn được trang phục phù hợp có tính thẩm mỹ
 - Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và biết trang trí nhà ở
 - Biết ăn uống hợp lý, chế biến được một số món ăn đơn giản
 - Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm
3) Về thái độ
+ Say mê, hứng thú học tập và biết vận dụng vào cuộc sống
+ Có thói quen lao động theo kế hoạch, an toàn lao động
+ Có ý thức tham gia các hoạt động
C/ Phương pháp học tập:
 Tự nghiên cứu, phát hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hình vẽ trong sgk.
 Ngày 9 tháng 9 năm 2007
Tiết 2
 Các loại vải thường dùng trong may mặc
I/ Mục tiêu:
 Học sinh cần nắm được tính đa dạng của các loại vải. Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học
II/ Các hoạt động dạy học:
A) Bài cũ:
 Kinh tế gia đình là gì? Vai trò của kinh tế gia đình trong xã hội?
B) Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
?1/ Nhìn vào trang phục của các bạn hãy cho biết có mấy loại vải?
Gọi học sinh đọc sgk
GV treo tranh, học sinh nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải
Dựa vào tranh hình 1-1 hoàn thành qui trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm
? Thời gian tạo thành nguyên liệu?
GV làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước để học sinh quan sát và nêu tính chất
 Học sinh quan sát H 1-2 sgk
Hãy cho biết qui trình sản xuất vải sợi hoá học bằng cách điền vào khoảng trống
GV nêu thêm: 
+ sản xuất vải sợi hoá học nhờ có máy móc hiện đại nên rất mau chóng
+ Nguyên liệu là gỗ, tre, nứa, than đá dầu mỏ ở nước ta dồi dào, giá rẻ vì cậy vải sợi hoá học được sử dụng nhiều
Gọi học sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi: Tính chất của vải sợi hoá học
 Làm thí nhgiệm kiểm chứng
Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dang và phong phú. Dựa vào nguồn gốc sợi dệt người ta chia thành ba loại chính
I/ Nguồn gốc, tính chất của các loại vải
1) Vải sợi thiên nhiên
a) Nguồn gốc
- Được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên
- Nguồn gốc thực vật: Bông, đay, lanh, gai
- Nguồn gốc động vật: Tằm, cừu, dê 
Qui trình sản xuất
Cây bông
b) Tính chất:
 Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dẽ bị nhàu, vải bông giặt lâu khô
- Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan
2) Vải sợi hoá học
a) Nguồn gốc
Vải sợi hoá học có nguồn gốc từ chất xenlulô của gỗ, tre, nứa hoặc từ một số chất hoá học lấy từ than đá dầu mỏ
Hình1-2 sgk
+Vải sợi hoá học có thể chia làm hai loại là vải sợi nhân tạo và vải sơi tổng hợp
+Dạng sợi nhân tạo được sử dụng nhiều là: sợi vi sứ, sợi axetát được tạo thành từ chất xen lulô của gỗ, tre, nứa
+Dạng sợi tổng hợp được sử dụng nhiều là: sợi nilon, sợi polyeste được tổng hợp từ dầu mỏ, than đá
b) tính chất:
 + Vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao, mặc thoáng nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại trong nước
 + Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan
 + Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp, giặt mau khô và không bị nhàu
 + Khi đốt sợi vải tro vón cục bóp không tan
C) củng cố:
 + Nhắc lại nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
 + Đọc phần “có thể em chưa biết”
------------------------œ&------------------------
 Ngày 13 tháng 9 năm 2007
Tiết 3 
 Các loại vải thường dùng trong may mặc (tiếp)
I/ Mục tiêu:
 Học sinh cần nắm được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. Phân biệt được một số loại vải thông dụng
II/ đồ dùng dạy học:
 Một ít mẫu vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học và vải sợi pha
III/ Các hoạt động dạy học
A) Bài cũ:
 -Nêu tính chất, nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên và hoá học?
 Vì sao người ta thường mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng vải ni lông, vải pôlyeste vải mùa hè.
B) Bài mới.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
H :Hãy nhắc lại tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
Dự đoán tính chất của vải sợi pha.
Do vậy vải sợi pha được dùng rộng rãi.
GV cho HS đọc trên các băng vải nhỏ mà các em sưu tầm được 
HS đọc phần ghi nhớ
GV lưu ý: Người ta thường ghi thành phần sợi dệt bằng tiếng Anh
 Phần ghi bảng
a) Nguồn gốc:
 Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha, sợi pha được sản xuất bằng cách kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau
b) Tính chất:
 Vải sợi pha thường có những ưu điểm của các loại sợi thành phần
II/ Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
1) Điền tính chất một số loại vải
 ( Học sinh tự điền vào vở của mình )
 2) Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
HS dùng thao tác vò vải và đốt sợi vải
3) Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đóng trên áo quần
Lưu ý: 
Nilon ( Pôlyamid); Polyeste: sơi tổng hợp
Wool: Len; Cotton: sợi bông; acetate: sợi nhân tạo; Silk: tơ tằm; line: Lanh
 C/ Hướng dẫn học ở nhà:
 + Học theo sách giáo khoa
 + Trả lời các câu hỏi ở sgk
------------------------œ&------------------------
 Ngày 16 tháng 9 năm 2007
Tiết 4
 Lựa chọn trang phục
I/ Mục tiêu: 
Học sinh cần nắm được khái niệm trang phục, các loại trang phục và chức năng của trang phục. Biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sồng
II/ Các đồ dùng dạy học:
 Tranh vẽ: - Các loại trang phục
 - Các vóc dáng cơ thể
 - Hoa văn trên vải, kiểu may
III/ tiến trình bài dạy:
 Hoạt động của GV và HS
Cho học sinh đọc mục 1 và trả lời câu hỏi
Trang phục là gì?
Cho học sinh quan sát hình 1-4 và trả lời các câu hỏi
?
Hãy nêu tên và công dụng của từng loại trang phục ở các hình 1-4 và mô tả những trang phục khác mà em biết?
 Có mấy cách phân loại trang phục? Đó là những cách nào?
?
 Mô tả màu sắc của trang phục lao động ngành y, nấu ăn 
Trang phục có những chực năng gì?
?
GV: Thời nguyên thuỷ trang phục đơn giản. Ngày nay trang phục đa dang và đẹp hơn nhiều
Hãy nêu những ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể của trang phục?
?
 Theo em thế nào là mặc đẹp?
Hãy lựa chọn câu trả lời trong các nội dung sau đây hoặc có thể bổ sung thêm nội dung khác và giải thích ý kiến của mình:
Mặc quần áo mốt mới hoặc đắt tiền.
Mặc quần áo phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống.
?
Mặc quần áo giản dị, màu sắc trang nhã, may vừa vặn và biết ứng xử khéo kéo.
Trang phục có thể hiện tính cách không?
Củng cố bài học :
 HS nhắc lại các kiến thức đã học :
Trang phục là gì?
Các loại trang phục.
Chức năng của trang phục.
 Phần ghi bảng
I/ Trang phục và chức năng của trang phục
1) Trang phục là gì?
+ Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, dày, tất khăn quàng  trong đó áo quần là quan trọng nhất
2) Các loại trang phục:
+ Hình 1.4 a) Trang phục trẻ em, màu sắc tươi sáng, sặc sỡ
+ Hình 1.4b) Trang phục thể thao
+ Hình 1.4c) Trang phục lao động, màu tối
Các cách phân loại trang phục
 - Theo thời tiết
 - Theo công dụng
 - Theo lứa tuổi
 - Theo giới tính
Tuỳ đặc điểm, tính chất công việc mà lựa chọn màu phù hợp
3) Chức năng của trang phục:
a/ Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường
 - Mùa đông trang phục giúp cơ thể ta ấm lên
 - Mùa hè trang phục giúp bảo vệ da, tránh bụi bẩn 
b/ Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động
HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời:
Mặc quần áo phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, nghề nghiệp bản thân phù hợp với công việc, hoàn cảnh sống, đồng thời phải biết cách ứng xử khéo léo, thông minh.
 Trang phục thể hiện tính cách cẩn thận hay không cẩn thận, thể hiện con người nghiêm túc đứng đắn hay không đứng đắn, có thể thể hiện tính hài hước...
Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc các nội dung kiến thức trong bài học 
Liên hệ trong gia đình xem người thân của mình đã ăn mặc đẹp chưa?
Đọc và chuẩn bị trước mục II của bài: “Lựa chọn trang phục”.
------------------------œ&------------------------
Ngày 20 tháng 9 năm 2006
Tiết 5
Lựa chọn trang phục
I/ Mục tiêu: 
Học sinh biết lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng của cơ thể. Vận dụng được các kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - sgk, tranh vẽ hình 1-5,1- 6, 1- 7
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ
HS1: Trang phục là gì? Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao?
HS2 : Nêu chức năng của trang phục?
2) Bài mới: Lựa chọn trang phục
 Hoạt đông của giáo viên và học sinh
?
Hãy mô tả các dáng người?
?
Hãy mô tả vóc dáng của mình?
?
Biết vóc dáng của mình để làm gì?
?
Hãy hoàn thành bảng ở sgk
HS quan sát hình 1-5 để thấy được việc ảnh hưởng đến vóc dáng của vải
 Phần ghi bảng
II/ Lựa chon trang phục
1) Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể
Mỗi người có một kiểu dáng khác nhau
+ Dáng cân đối
+ Dáng cao gầy
+ Dáng thấp bé
+ Dáng béo lùn
* Biết vóc dáng để lựa chọn vải, kiểu may, loai áo quần phù hợp
a) Lựa chọ vải
- Màu sắc, hoa văn, chất liệu có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên
ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc
Tạo cảm giác gầy đi, cao lên
- Màu tối, màu sẫm, hạt dẻ, đen, xanh nước biển
- Mặt vải trơn, phẳng, mờ đục
- Kẻ sọc dọc, hoa nhỏ
Tạo cảm giác béo ra, thấp xuống
- Màu sáng: Màu trắng, vàng nhạt, xanh nhạt
- Mặt vải thô, xốp
- Kẻ sọc ngang, hoa văn to
b) Lựa chọn kiểu may
Quan sát hình 1-6 hãy nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặ ... ọc sinh trả lời giáo viên chốt lại và ghi lên bảng
Không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố sẽ bị mất đi
Không để ruồi bọ bâu vào
Giữ thịt cá ở nhiệt đọ thích hợp để sử dụng lâu dài
2.Rau , củ , quả, đậu hạt tươi
Hướng dẫn học sinh xem hình 3-18(sgk)
Hỏi: Kể tên các loại rau củ quả thường dùng?
Hỏi: Rau củ quả trước khi chế biến hoặc sử dụng phải qua thao tác gì?
Hỏi: Rửa, gọt, cắt ,thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng?
Sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu huỷ nếu thực hiện không đúng cách
Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt , gọt
Không ngâm lâu thực phẩm trong nước, không để khô héo
3. Đậu hạt khô, gạo
xem hình 3-19 hãy kể tên các loại đậu hạt ngũ cốc
+ Đậu hạt khô: Bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt
+ Gạo tẻ, gạo nếp không vò quá kỹ
Tiết2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
II/ Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến
Hỏi: Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng tronh khi chế biến món ăn?
Đem nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, B, PP
Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố nhất là các sinh tố tan trong chất béo như A, D, E, K
2> ảnh hưởng cảu nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng
GV: Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịa nhiều biến đổi, vì vậy chúng ta cần quan tâm sử dụng nhiệt một cách hợp lý trong quá trình chế biến
Chất đạm: Khi nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng bị giảm
Chất béo: Đun nóng nhiều sinh tố A sẽ bị phân huỷ và biến chất
Chất đưỡng bột:
Chất khoáng: Khi đun nấu một phần chất khoáng bị hoà tan trong nước
Sinh tố: Trong khi chế biến một số sinh tố dễ bị mất đi
Củng cố: 
Học sinh đọc phần ghi nhớ
Trả lời câu hỏi sgk, đọc phần có thể em chưa biết
	------------------------œ&------------------------
Ngày tháng năm 2007
Tiết:44,45,46
Bài: Các phương pháp chế biến thực phẩm
I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bái này hoạc sinh hiểu tại sao cần phải chế biến thực phẩm, nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt để tạo nên món ăn. Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng , hợp vệ sinh
II/ Phân bố bài giảng:
Tiết1: Phần I /1,2
Tiết2:Tiếp phần I/ 3,4
Tiết3: Phần II
III/ Chuẩn bị: 
Nghiên cứu kĩ sgk
Hình vẽ phóng to từ hình 3-20 đến hình 3-23
IV/ Tiến trình bài giảng:
Tiết 44: Các phương pháp chế biến thực phẩm
A.Bài cũ: Sau đây là những thực phẩm được mua sắm để chế biến món ăn: Thịt bó, tôm tươi, rau cải,cà chua, giá đỗ, khoai tây,cà rốt, trái cây tráng miệng. Em háy cho biết biện pháp bảo quản các thực phẩm trên để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến và sử dụng
B.Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hỏi : Tại sao phải chế biến thực phẩm?
GV: Để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị 
Thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn
Để dự trỡ thức ăn dùng lâu
Hỏi: Bỡa cơm hằng ngày của gia đình em thường dùng những loại thức ăn gì?
I/ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
Hỏi: Nhiệt có công dụng gì trong chế biến thức ăn?
 Hãy kể những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
H: Em hãy kể tên những thực phẩm được làm chín trong nước mà em thường dùng trong các bữa ăn của gia đình?
Luộc: Hãy kể tên một vài món luộc thường dùng? Quan sát hình 3-20 và nêu qui trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
Luộc chín thực phẩm
Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị
*Yêu cầu kỹ thuật: Nước trong, thịt động vật chín mềm, không dai, thợc phẩm thực vật chín tới, không nhừ, có màu xanh
Nấu : 
Hỏi: Nấu là gì? Trong các bữa ăn hằng ngày món nào được gọi là nấu?
+Quy trình thực hiện: sgk
+ Yêu cầu kỹ thuật:
Thực phẩm chín mềm , không dai, không nát
Hương vị thơm ngon, đậm đà
Màu sắc hấp dẫn
Kho
Hỏi: Kho là gì?Hãy kể tên một vài món kho mà em biết
Hỏi: Kho và nấu có gì khác nhau?
Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
Hỏi: Hấp là gì?
Hỏi : Kể tên và mô tả một số món hấp thường dùng?
Hấp là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước
Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
Học sinh quan sát hình 3-22 sgk
Hỏi: Nướng là gì?
Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa( Thường bằng than củi)
Quy trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
Để nguyên hoặc cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn
Nướng vàng đều
Trình bày đẹp theo đặc trưng của món
Yêu cầu kỹ thuật
Thực phẩm chín đều, không dai
Thơm ngon đậm đà, màu vàng nâu
Hãy kể tên một vài món nướng mà em thường ăn và cho nhận xét
Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
Rán( chiên)
Học sinh quan sát H 3-23 và trả lời câu hỏi
H: Khi rán ta dùng nhiều hay ít chất béo?
+Rán là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa trong khoảng thời gian đủu làm chín thực phẩm
Hỏi: Gia đình em thường rán những thực phẩm gì?
Hỏi: Cho biết quy trình thực hiện món rán?
Quy trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị
Cho nguyên liệu vào chất béo đang sôi, rán vàng đều
Trình bày theo đặc trưng của món
Yêu cầu kỹ thuật
Dòn, xốp, ráo mỡ, chín kỹ, không cháy
Hương vị thơm ngon, vừa miệng
Rang:
Hỏi: Hãy kể một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật được dùng để rang?
Rang là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng ít chất béo hoặc không có chất béo
 -Quy trình thực hiện
Yêu cầu kỹ thuật
Hỏi: Rang và rán khác nhau chỗ nào?
Xào:
Hãy kể tên một số món xào mà em thường dùng trong bữa cơm gia đình
Hỏi: Xào và rán khác nhau chỗ nào?
Củng cố: Nhắc lại các nội dung chính trong bài
II/ Các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến không sử dụng nhiệt?
Trộn dầu dấm:
Học sinh nghiên cứu sgk
Trộn dầu dấm là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính( Thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác tạo nên cảm giác ngon miệng
Hỏi: Thực phẩm nào được sử dụng để trộn dầu dấm?
*Quy trình thực hiện:
Sử dụng các thực phẩm thực vật thích hợp làm sạch
Trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ă, giấm, đường, muối và tiêu
Trộn trước khi ăn khoảng 5 đến 10 phút
Trình bày đẹp , sáng tạo
* Yêu cầu kỹ thuật
Rau lá giữ độ tươi, không nát, vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo, thơm mùi gia vị
Trôn hỗn hợp
Pha trộn thực phẩm đã được làm chín kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Muối chua
Muối xổi
Hỏi: Gia đình em thường muối xổi những thực phẩm nào?quy trình thực hiện ra sao?
Muối nén:
Hỏi: Muối xổi và muối nén khác nhau chỗ nào?
E.Tổng kết bài học:
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
Trả lời câu hỏi sgk
Dặn dò tiết sau thực hành
Ngày tháng năm 2007
Tiết: 47,48
Thực hành: Trộn dầu dấm rau xà lách
I/ Mục tiêu:
Thông qua bài thực hành giúp học sinh:
Biết được cách làm món rau xà lách trộn dầu dấm
Nắm vững quy trình thực hiện món này
Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự
II/ Phân bố bài dạy:
Tiết1: Thực hành thao tác và luyện kỹ năng thực hành
Tiết2: Nhận xét, rút kinh nghiệm, lưu ý kỹ năng vận dụng và chuẩ bị cho bài thực hành sau
III/ Chuẩn bị:
Chia tổ thực hành
Học sinh nghiên cứu trước bài thực hành
Chuẩn bị sơ chế trước nguyên liệu
Dụng cụ:
Mỗi tổ: 1 khay to, một số đĩa, dao, thớt, bát tô, bếp dầu hoặc bếp ga, kéo
IV/ Tiến trình thực hành:
ổn định tổ chức lớp, giới thiệu bài
Kiểm tra sỹ số
Nêu nội qui an toàn lao động
Yêu cầu thực hành: Giữ trật tự, kỷ luật
Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm, nêu yêu cầu kỹ thuật trộn dầu dấm?
2. Tổ chức thực hành
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Phân công giao trách nhiệm cho các thành viên trong tổ
Sắp xếp vị trí thực hành
Giai đoạn1: Sơ chế
Giai đoạn2: Chế biến
Giai đoạn3: Trình bày
3.Đánh giá: 
Các tổ tự trình bày sản phẩm, tự đánh giá sản phẩm
Dọn vệ sinh
Giáo viên nhận xét và cho điểm
Tiết48: Rút kinh nghiệm giờ thực hành
Ngày tháng năm 2007
Tiết: 49,50
Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống
I/ Mục tiêu:
Thông qua bài thực hành này học sinh
Hiểu được cách làm món nộm rau muống
Nắm vững quy trình thực hiện món này
Có kỹ năng vận dụng để tạo nên những món ăn đạt yêu cầu kỹ thuật tương tự
 II/ Chuẩn bị đồ dùng thực hành
Học sinh nghiên cứu trước nội dung bài học
Chuẩn bị nguyên liệu sơ chế
Dụng cụ: Bếp, chảo, đũa, đĩa, dao, kéo
III/ Tiến trình bài thực hành:
ổn định lớp, giới thịệu bài
Kiểm tra sỹ số
Nêu nội quy an toàn lao động
Kiểm tra kiến thức về phương pháp trộn hỗn hợp
Tổ chức thực hành
Chuẩn bị của học sinh(gv kiểm tra)
Nguyên liệu: Rau muống, chanh, dấm, đường, tôm, thịt nạc, hành khô, nước mắm, tỏi, ớt, lạc rang
Kiểm tra dụng cụ
Phân công vị trí và giao trách nhiệm
Nhắc lại cách thực hiện món ăn
Thực hiện chế biến món ăn
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Giai đoạn 2: Chế biến
Giai đoạn 3: Trình bày
Dánh giá
Các tổ trình bày, tự đánh giá
Giáo viên kiểm tra thành phẩm, nhận xét
Học sinh thu dọn vệ sinh 
Ngày tháng năm 2007
Tiết: 51,52
Bài: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
I/ Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần hiểu được
Thế nào là bữa ăn hợp lý
Nguyên tắc tổ chưc bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiệu quả cảu việc tổ chức bữa ăn hợp lý
II/ Phân bố tiết dạy:
Tiết1: Phần I, phần II
Tiết2: Phần III
III/ Tiến trình bài giảng:
Bài mới: 
Thế nào là bữa ăn hợp lý
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
GV: Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại pthực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thíc hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng
Phân chia số bữa ăn trong ngày:
Hỏi: Phân chia số bữa ăn trong ngày có cần thiết không? Vì sao?
Hỏi: Nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày, bữa ăn nào là bữa ăn chính?
Dựa vào nhu cầu sinh lý cơ thể và trong điều kiện cho phép nên ăn 3 đến 4 bữa trong ngày, lưu ý không nên bỏ ăn sáng
Hỏi : Việc xây dựng bữa ăn có cần thiết phải chú ý đến các đối tượng trong gia đình không?
Hỏi: Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
Nhu cầu các thành viên trong gia đình
Tuỳ vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
Điều kiện kinh tế:
Cần cân nhắc về số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm một cách hợp lý
Hỏi : Có phải để có một bữa ăn hợp lý cần phải có nhiều tiền không?
Sự cân bằng dinh dưỡng
Hỏi: Thế nào là cân bằng dinh dưỡng
Cần chọn đủ 4 nhóm thức ăn
Thay đổi món ăn
Hỏi Vì sao phải thay đổi món ăn? Thay đổi món ăn bằng cách nào?Thay đổi món ăn cần đảm bảo những điều kiện gì?
Tổng kết bài học:
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
Trả lời các câu hỏi sgk
Dặn dò chuẩn bị tiết sau kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 6.doc