ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích Trưởng giả học làm sang)
(Mô-li-e)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang.
- Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động
2. Kĩ năng:
- Đọc phân vai các lớp kịch.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần phê phán nhữn thói hư tật xấu trong cuộc sống.
B - Chuẩn bị
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
Ngày soạn: 25 . 3 . 2011 Tiết 117 Ngày giảng: 8A: 31 . 3 8B: 29 . 3 ông giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang) (Mô-li-e) A - Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang. - Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động 2. Kĩ năng: - Đọc phân vai các lớp kịch. - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần phê phán nhữn thói hư tật xấu trong cuộc sống. B - Chuẩn bị - GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. C. Kỹ năng sống được gd trong bài. - Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị. D. Tổ chức các hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp: 8A: ......................................... 8B : ........................................ 2 - Kiểm tra : (?) Theo Ru-Xô, đi bộ ngao du sẽ giúp ta điều gì. (?) Mục đích của Rô Xô qua văn bản này là gì. 3 - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài mới. ở chương trình lớp 6 các em đã được học văn bản nào của nhà văn Pháp: Buổi học cuối cùng của Đô-đê.... Và hôm nay cô giới thiệu với các em một văn bản, một thể loại mới trong chương trình ngữ văn 8. Các em sẽ thưởng thức một trích đoạn thuộc thể loại kịch, một lớp kịch trọn vẹn, lớp 5 hồi II vở hài kịch nổi tiếng "Trưởng giả học làm sang" của Môlie. HĐ2: Tìm hiểu chung. - Mục tiêu : + Hiểu sơ lược về TG - TP - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 10’ HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt - HD tìm hiểu chú thích GV: Nêu vài nét về tác giả Môlie.(Chiếu chân dung , Gv nhấn mạnh thêm) Môlie được coi là cha đẻ của hài kịch Pháp. Ông là người đã nâng hài kịch từ một loại hình văn học thấp kém bị khinh rẻ lên một loại hình văn hoá cao cấp giàu tính chiến đấu rất cao...Ngay từ nhỏ Môlie đã có tố chất nghệ sỹ sớm đ lập đoàn kịch sân khấu biểu diễn ngoại thành, ông cũng trở thành diễn viên xuất sắc của thời đại và là nhà soạn kịch nổi tiếng. Các vở kịch của ông để lại đến ngày nay là những kiệt tác hài kịch thế giới. GV: Nêu hiểu biết của em về đoạn trích. - Trích trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (1670) & là lớp kịch kết thúc hồi II. = > GV tóm tắt vở kịch BM. * Đọc phân vai - đúng lời thoại (Gồm 4 HS tham gia) Người dẫn chuyện; Ông Giuốc-Đanh; Bác phó May; Thợ Phụ. GV: Văn bản thuộc thể loại nào GV: Thế nào là hài kịch? Đối lập hài kịch là gì. - Hài kịch: Là loại kịch trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài. - Đối lập là bi kịch. GV: Nêu bố cục. - Cảnh 1: Từ đầu -> dàn nhạc: Trước khi ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (ông và phó may) - Cảnh 2: Còn lại: Sau khi ông Giuốc Đanh mặc lễ phục (ông Giuốc Đanh và tay thợ phụ). => Chiếu 2 bức tranh (2 cảnh) GV: Nêu cảm nhận chung nhất về nội dung của lớp kịch. - Hài hước, buồn cười vì đó là hiện tượng lố bịch, bất bình thường.=> Chế giễu Giuốc Đanh, 1 gã nhà giàu, ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quý tộc sang trọng. Đoạn trích ông Giuốc Đanh thử mặc lễ phục trong phòng khách nhà mình - sự việc mặc lễ phục của lão đã bị bọn thợ may lợi dụng. - Đọc chú thích. - Tìm hiểu TP - Đọc phân vai - Xđ kiểu vb - Tìm bố cục - Nhận xét - Nêu cảm nhận chung I. Tìm hiểu chung. 1.Tác giả. SGK 2. Tác phẩm. - Văn bản trích trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang” là cảnh cuối của hồi 2. - Thể loại: Hài kịch (kịch vui, kịch cười) - Bố cục: 2 phần (cảnh). HĐ3: Tìm hiểu văn bản. - Mục tiêu : Giúp hs hiểu + Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang. + Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 30’ HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt Giáo viên: Và nó hài hước, buồn cười và thấy lố bịch như thế nào? Tìm hiểu văn bản. GV: Theo dõi cảnh kịch và cho biết cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của những nhân vật nào? GV: Đối thoại về những vấn đề gì? - Trang phục của ông Guốc đanh. Cụ thể là: + Đôi bít tất và đôi giầy. + Về bộ lễ phục và vấn đề bị ăn bớt vải = > GV cho hs HĐN mỗi nhóm 1 vđ. (Phát phiếu học tập) Chỉ ra tình tiết đối thoại giữa 2 nhân vật. *) N1 Đôi bít tất và đôi giầy.Hs đọc lại GV: Chủ nhân trong việc này là ai? GV: Ông Guốc Đanh đã phát hiện ra điều gì về đôi giầy và bác phó may đã đối phó ntn?. = > GV hg dẫn hs nêu các chi tiết trên máy chiếu. GV: Em thấy chi tiết nào gây cười nhất. Vì sao đây là chi tiết gây cười. - Chi tiết ông Guốc Đanh cự lại bác phó may về việc đôi giày làm ông đau chân là 1 chi tiết gây cười (Tôi tưởng tg ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ !..) Trong thực tế cái ta đã thấy không phải do tg tg mà có. = > Chân to giầy nhỏ thì sẽ đau chân, dau chân là do cảm giác, không phân biệt được cảm giác với tưởng tượng – vì thế mà buồn cười. GV: Qua phần này em có nhận xét gì về ông Giuốc-đanh và bác phó may. - HS nhận xét, GV chốt (máy chiếu.) *) Về bộ lễ phục GV: Trong bộ lễ phục mới may ông Guốc đanh phát hiện ra điều gì? - Hoa may ngược. GV: Em hãy tìm lời đối thoại giữa 2 nhân vật về vđ này? = > GV hệ thống trên máy chiếu. Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông. - Ông vẫn còn tỉnh táo. GV: Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến. - Hoàn toàn tin tưởng rằng may hoa ngược mới là sang, là mốt. BM -> Tình thế lúc này bị đảo ngược ông GĐ từ chỗ nói đúng thành không đúng, chủ động sang bị động -> Còn bác phó may từ thế bị động sang chủ động. Nói sai thành đúng. GV: Đặc điểm nào trong con người Giuốc-đanh lộ ra qua chi tiết này? - Là một kẻ lắm tiền, quê kệch, nhg lại thích khoe mẽ, làm sg, học đòi và cuối cùng bị lừa. GV: Em có nhận xét gì về bác phó may trong phần này? - Bình: Phó may chẳng tử tế gì chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy. May hoa ngược vì ông vụng, dốt hay vơ vét, cố tình trêu đùa... đã nhanh chóng chuyển từ thế bị động, bị chê trách sang thế chủ động vừa không phải làm lại, không bị trách phạt mà làm ông chú lúng túng... Ông Guốc đanh từ chỗ khó tính, khe khắt, chủ động của ông chủ có tiền tự nhiên trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. *) Phó may ăn bớt vải. GV: Nhưng ông Guốc đanh còn phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục trước của mình. - Phó may ăn bớt vải. GV: Phó may đã đối phó bằng cách nào? - Chống chế và gỡ thế bí bằng cách chơi nước cờ lảng sang chuyện khác, hỏi ông Guốc đanh có muốn mặc thử lễ phục không. GV: Cách đối phó này có tác dụng gì? - Làm ông chủ quên đi chuyện thợ may ăn bớt của mình đ đánh trúng vào tâm lý ông Guốc đanh muốn học đòi làm sang. GV: Đặc điểm nào trong con người Guốc-đanh được bộc lộ tiếp qua chi tiết này. - Không có nhận thức về ăn mặc, kém hiểu biết bị lợi dụng. BM GV: Vì sao Guốc-đanh chấp nhận bộ lễ phục may không đúng qui cách sang trọng, vừa cộc lại vừa chẽn. - Làm cho chuyện kịch lại Pt sang sự kiện việc mới để lại có tình tiết gây cười khi tính cách học đòi làm sang của Guốc-đanh lại bộc lộ. GV: Trong cảnh thứ nhất kẻ trưởng giả học làm sang đã bị lợi dụng ntn. Vì sao lại bị lợi dụng như thế. - Bộ lễ phục bị may ẩu, bị ăn bớt vải nên quần cộc, áo chẽn, ngược hoa, bít tất chật, đôi giày chật. = > Lắm tiền, thích ăn diện, ngu dốt. GV: Qua đó ta thấy được t/c nào trong con người Guốc đanh. + Thích ăn diện nhưng K hề có k/nghiệm ăn diện. + Nông nổi, dễ bị lừa vì ngu dốt không có kiến thức về ăn mặc. GV: Kịch tính gây cười ở đoạn này được thể hiện ở chỗ nào? - Yếu tố hài được xây dựng trên cơ sở những cái trái tự nhiên, một gã t sản giàu có liên tiếp bị xỏ mũi . đ Hắn có tiền muốn sang trọng thực chất là 1 kẻ quê kệch, ngu dốt nhưng lại thích khoe mẽ không biết cách làm sang. GV: Thông thường người bị kẻ xấu lợi dụng đều đáng thương nhưng khi Giuốc Đanh bị lợi dụng lại là kẻ đáng cười, vì sao lại như thế. - Giàu có muốn học đòi làm sang nhưng do dốt nát kém hiểu biết k được sang trọng mà trở thành nhố nhăng. = > Tiếng cười tiếp tục được thể hiện ntn giờ sau tìm hiểu.... Đọc cảnh 1 - Nhận xét - Suy nghĩ trả lời - N1 trình bày, nhận xét - N2 trình bày, nhận xét - Ghi ý chính - Suy nghĩ, trả lời, nhận xét. - Ghi bài - Suy nghĩ, trả lời - Kq nội dung - Nêu nhận xét - Liên hệ II. Tìm hiểu văn bản. 1. Ông Guốc Đanh và bác phó máy. Giuốcđanh Phó may Nhận thức lẫn lộn, ngu dốt Ranh mãnh, khéo mồm, đưa đẩy. Giuốcđanh Phó may:. Thíchdanh giá sang trọng học đòi và dễ bị lừa. Lừa lọc láu lỉnh, lấp liếm việc làm sai. Giuốcđanh Phó may:. Kém hiểu biết nên bị lợi dụng Bịp bợm, tham lam HĐ 4 : Củng cố: - Giáo viên hệ thống bài học HĐ 5: Hướng dẫn tự học - Đọc nhiều lần văn bản, học & soạn tiếp bài. Ngày soạn: 25 . 3 . 2011 Tiết 118 Ngày giảng: 8A: 1 . 4 8B: 31 . 4 ông giuốc-đanh mặc lễ phục (Tiếp) (Trích Trưởng giả học làm sang) (Mô-li-e) A - Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang. - Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động 2. Kĩ năng: - Đọc phân vai các lớp kịch. - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần phê phán nhữn thói hư tật xấu trong cuộc sống. B - Chuẩn bị - GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. C. Kỹ năng sống được gd trong bài. - Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị. D. Tổ chức các hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp: 8A: ......................................... 8B : ........................................ 2 - Kiểm tra : (?) Nêu vài nét về tác giả? Tác phẩm “ông Giuốc Đanh”? (?) Em hiểu thế nào là hài kịch. 3 - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài mới. Giờ trước các em thấy được cảnh trước và sau khi ông Giuốc Đanh mặc lễ phục... Ông ta là kẻ lắm tiền. thích ăn diện nhưng ngu dốt. Học đòi làm sang nhưng không đáng được sang trọng ... HĐ2: Tìm hiểu văn bản. - Mục tiêu : + Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang. + Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 30 HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt GV : Kq lại mục 1. - Ông Guốc đanh từ chõ khó tính, khe khắt, chủ động của ông, chủ có tiền tự nhiên trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. đ Hắn có tiền muốn sang trọng nhg là 1 kẻ quê kệch, ngu dốt nhưng lại thích khoe mẽ không biết cách làm sang. * HS đọc lớp kịch 2. GV: Cuộc đối thoại diễn ra giữa những nhân vật nào? + Ông Giuốc Đanh và đám thợ phụ GV: Cuộc đối thoại này nói về sự việc gì? Tay thợ phụ goi ông Guốc đanh là gì? GV: Hắn thay đổi cách gọi này mấy lần?Có phải hắn thật lòng kính trọng ông Chú không. GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Vì sao.Vậy thực chất của cách xưng hô này là gì? + Phép tăng cấp - Nịnh hót để moi tiền, diễn luyện đúng thói học đòi làm sang của ông Guốc đanh. GV: Phản ứng và hành động của Giuốc Đanh khi được đám thợ phụ tâng bốc, phỉnh nịnh. + Về tâm lí: Cực kỳ sung sướng, hãnh diện + Về hành động: Liên tục thưởng tiền cho bọn thợ may GV: Qua việc PT em thấy Giuốc Đanh bộc lộ thêm nét tính cách nào nữa. GV: Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao nữa ông đi làm gì? - Nói riêng... GV:Qua câu nói đó em thấy Tc trưởng giả học dòi làm sang của ông như thế nào? GV: Hãy tóm tắt đặc điểm tính cách của nhân vật Giuốc Đanh? + Thích sang trọng + Háo danh + Dốt nát GV:Theo em lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào? - Cười ông Guốc đanh ngu dốt chẳng biết gì chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Nhưng ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. N ta cười khi thấy ông cứ moi móc tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão. - Cười khi được tên mắt nhìn thấy trên sân khấu ông Guốc đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra mặc bộ lễ phục lố lăng theo những điệu, mắc dớ dẩn lại may ngược hoa ấy thế mà vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái. GV: Em hiểu thêm gì về nhà hài kịch Môlie qua lớp kịch này? + Căm ghét lối sống trưởng giả, học đòi làm sang + Có tài phát hiện và trình bày những hiện tượng lố bịch của người đời - tạo tiếng cười sảng khoái cho người nghe, góp phần tẩy rửa, đả phá cái xấu. * HS đọc GN - Đọc - suy nghĩ trả lời - Suy nghĩ trả lời - Trả lời - Suy nghĩ trả lời - Nhận xét - Tự bộc lộ - Đọc ghi nhớ II. Tìm hiểu văn bản. 1. Ông Guốc Đanh và bác phó máy. 2. Ông Guốc đanh và tay thợ phụ * Thợ phụ. - Tâng bốc địa vị của Giuốc Đanh. * Giuốc Đanh. - Là kẻ háo danh ưa nịnh đ Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được "Làm sang" HĐ4: Luyện tập.. - Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học. - Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 10’ HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt GV: Phân tích vai trò của các n.v phụ - Phó may: Láu lỉnh, lấp liếm những việc làm sai trái của mình, liên tục đẩy ông Giuốc-Đanh từ thế chủ động (phê bình) sang thế bị động hoặc bị lôi cuốn sang việc khác. - Thợ phụ: Lợi dụng sự háo danh =>Đẩy n.v vào trạng thái K nhận ra sự thật. Danh hão phải mua bằng tiền. * GV đọc tham khảo truyện “Bộ quần áo của Hoàng đế” tác giả An Đéc Sen. III. Luyện tập HĐ 4 : Củng cố: - Giáo viên hệ thống bài học - HS đọc lại phần ghi nhớ HĐ 5: Hướng dẫn tự học - Học thuộc bài và soạn bài tiếp theo. Ngày soạn: 29 . 3 . 2011 Tiết 119 Ngày giảng: 8A: 2 . 4 8B: 1 . 4 Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập) A - Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Tác dụng diễn đạt của trật tự từ trong một số câu 2. Kĩ năng: - Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu - Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: - Có ý thức và khả năng sắp xếp trật tự từ nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. B - Chuẩn bị - GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. C. Kỹ năng sống được gd trong bài. - Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị. D. Tổ chức các hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp: 8A: ......................................... 8B : ........................................ 2 - Kiểm tra : (?) Nêu mục đích của sự lựa chọn trật tự từ trong câu. 3 - Bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã biết có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng và có 4 tác dụng cơ bản khi thay đổi trật tự từ trong câu: Giờ học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập.... HĐ2: Luyện tập.. - Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học. - Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 10’ HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt GV: Trật tự từ thể hiện mối quan hệ H động và trạng thái ntn. - Y.c hs thảo luận = > nx đánh giá. GV: Tai sao các cụm từ in đậm đặt ở đầu câu. GV: Phân tích hiệu quả diễn đạt. GV: So sánh sự khác nhau chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống GV: Liệt kê khả năng sắp xếp trật tự từ. - Cách sắp xếp trật của tác giả là hợp lí vì: + Xanh: Màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy. + Nhũn nhặn: Tính khiêm tốn phải có thời gian tìm hiểu mới biết được. + Ngay thẳng: Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được. + Thuỷ chung: Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được. + Can đảm: Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được. - HĐN - Nêu yc, nx - Phân tích cụ thể - HĐN - Nêu yc, nhận xét. 1. BT1 (122) a) Trật tự từ thể hiện thứ tự các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta. b) Thể hiện các việc chính, việc phụ hoặc việc thường xuyên hằng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính. 2. BT2 (122) a) Tạo sự liên kết b) Tạo sự liên kết c) Tạo sự liên kết d) Tạo sự liên kết 3. BT3 (123) a) Đảo trật tự thông thường (C-V) để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn của bà Huyện Thanh Quan. b) Nhấn mạnh hình ảnh đẹp của anh bộ đội. 4. BT4 (123) a) Câu miêu tả bình thường. b) Đảo trật tự ở cụm C-V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật bọ ngựa. đ Căn cứ vào văn cảnh chọn câu b là thích hợp. 5. BT5 (124) HĐ 3 : Củng cố: - Giáo viên hệ thống lại kiến thức về trật tự từ trong câu. HĐ 4: Hướng dẫn tự học - Xem lại các BT - Làm BT 6 Ngày soạn: 29 . 3 . 2011 Tiết 120 Ngày giảng: 8A: 2 . 4 8B: 3 . 4 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả Vào bài văn nghị luận A - Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em học trong tiết tập làm văn trước. - Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn NL. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn NL. - Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận. - Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn NL có độ dài 450 chữ. 3. Thái độ: - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.Thấy được tình yêu thiên và sức hấp dẫn nt trong bài thơ chỡ hán của HCM . B - Chuẩn bị - GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. C. Kỹ năng sống được gd trong bài. - Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị. D. Tổ chức các hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp: 8A: ......................................... 8B : ........................................ 2 - Kiểm tra : (kiểm tra trong giờ). 3 - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài mới. Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận có vai trò hỗ trợ lns trong bài văn NL. Làm thế nào để đưa các yếu tố này vào đoạn văn, bài văn nghị luận 1 cách có hiệu quả cao.... HĐ2: Tìm hiểu chung. - Mục tiêu : + - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 5’ HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt * Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Đọc đề bài. I. Chuẩn bị ở nhà. HĐ3: Luyện tập.. - Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học. - Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật: Động não - Thời gian: 35’ HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt GV: Em sẽ làm như thế nào khi gặp phải 1 đề bài như đề bài được nêu trong sgk? - Xác định đề, nội dung nghị luận (ăn mặc sao cho có văn hóa)... GV: Đây là kiểu bài gì. + Nghị luận GV: Giải thích vấn đề gì. * HS đọc hệ thống luận điểm (125) GV: Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào cho phù hợp. GV: Có luận điểm nào K phù hợp với đề bài? Vì sao. GV: Hãy nêu cách mở bài đã c/bị của em. - Nêu vấn đề cần giải thích. + C1: Nêu vai trò của trang phục và văn hoá, vai trò của mốt thời trang đối với tuổi trẻ học đường nói riêng. + C2: Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp mà đặt vấn đề trong hội thảo bàn bạc, làm rõ để tìm cách khắc phục, giải quyết. GV: Hãy sắp xếp hệ thống luận điểm một cách hợp lý. - Trang phục là 1trong những yếu tố quan trọng thể hiện VH của con người nói chung, của HS trong nhà trường nói riêng. - Mốt trang phục: Là những trang phục theo kiểu cách hình thức mới nhất, hiện đại nhất, tân tiến nhất, mốt thể hiện trình độ PT và đổi mới trong trang phục, trang phục theo mốt thời đại chứng tỏ một phần của con người hiểu biết, lịch sự, có văn hoá. - Nhưng chạy theo mốt trang phục nói chung và trong nhà trường nói riêng lại là 1 vấn đề cần xem xét lại, cần bàn bạc kỹ lưỡng. - Chạy theo mốt vì cho rằng: Như thế mới chính là người thông minh, sành điệu, có VH. - Chạy theo mốt rất tai hại - Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm ngoan mà trong trang phục cần phải giản dị mà đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với trang phục của dân tộc. - Bởi vậy bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng nhất quyết không nên và không thể đua đòi chạy theo mốt trang phục thời thượng. * Kết bài: kết thúc vấn đề. - Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu. - Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nên suy nghĩ lại. GV: Nhận xét việc đưa yếu tố MT & TS vào trong 2 đoạn văn. - Các yếu tố miêu tả, tự sự làm cho các luận chứng trở nên sinh động, rõ ràng, cụ thể, làm cho luận điểm chặt chẽ thêm tính thuyết phục, hấp dẫn người đọc. - Yếu tố tự sự + miêu tả + biểu cảm nổi bật luận điểm. * Sự khác nhau - Đoạn văn b: Tập trung kể, tả từ lớp hài kịch cổ điển của Môlie vừa đọc (rút ra từ tác phẩm văn chương) - Đoạn văn a: Nhiều sự việc, hình ảnh rút ra từ thực tế lớp học. * HS viết - Trình bày. - Học sinh trình bày những luận điểm của tổ đ nhận xét bổ sung - Nêu mở bài - Xd TB - XD KB - Nhận xét - Viết đoạn văn II. Luyện tập 1. Định hướng làm bài + Giải thích vấn đề: Trang phục HS và VH, chạy theo mốt không phải là HS có văn hoá. 2. Xác lập luận điểm - Luận điểm phù hợp: a,b,c,e. - Luận điểm K phù hợp: 3. Sắp xếp luận điểm. a) MB: Nêu vấn đề. b) TB: Giải quyết vấn đề. c) KB: Kết thúc vấn đề. 4. Vận dụng yếu tố tự sự + miêu tả. 5. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố miêu tả & tự sự. HĐ 4 : Củng cố: - Hệ thống bài học HĐ 5: Hướng dẫn tự học - Làm BT hoàn chỉnh - Xem lại lý thuyết
Tài liệu đính kèm: