Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 26

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 26

HỊCH TƯỚNG SĨ.

(Trần Quốc Tuấn)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Sơ giản về thể hịch

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta qua lòng căm thù giặc.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể hịch

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xl lần 2.

- Pt được nt lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong vb nl trung đại.

3. Thái độ:

- Tư hào về lịch sử dân tộc qua áng văn nghị luận.

B - Chuẩn bị

- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết ( Tranh, ảnh, tượng Trần Quốc Tuấn ( nếu có). Kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược TK XIII

- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

C. Kỹ năng sống được gd trong bài.

- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12 . 2 . 2011 Tiết 93 
Ngày giảng: 8A: 14 . 2
 8B: 14 . 2
hịch tướng sĩ.
(Trần Quốc Tuấn)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Sơ giản về thể hịch
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta qua lòng căm thù giặc.
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể hịch
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xl lần 2.
- Pt được nt lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong vb nl trung đại.
3. Thái độ: 
- Tư hào về lịch sử dân tộc qua áng văn nghị luận.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết ( Tranh, ảnh, tượng Trần Quốc Tuấn ( nếu có). Kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược TK XIII
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
(?) Vì sao nói với “Thiên đô Chiếu” Lý Công Uẩn xứng đáng là 1 vị minh quân nhìn xa trông rộng.
(?) Vì sao thành Đại La lại được chọn làm kinh đô mới.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 TQTuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân đân Việt Nam & của thời gian trung đại .Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1285-1288) .Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Binh thư yếu lược. Tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu một thể loại mới Hịch tướng sĩ.
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : 
 + Hiểu sơ lược về TG - TP
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 10’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
 Giới thiệu về TG, TP. 
* HS đọc chú thích
GV: Nêu 1 vài nét tóm tắt về TG.
GV: Hãy nêu đặc điểm của thể hịch ở các phương diện: Mục đích, N D, & hìnhg thức.
- Hịch là thể văn nghị luận ngày xưa.
- Do vua chúa tướng lĩnh 1 phong trào (viết) dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Kích động tình cảm, tinh thần người nghe, có tính chiến đấu cao.
GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài Hịch.
- Tháng 9/1284 trong một cuộc duyệt binh nhằm khích lệ tinh thần yêu nước sẵn sàng cho cuộc k/chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 (1285)
* Đọc: Giọng điệu cần thay đổi cho phù hợp với từng đoạn nhưng cần hùng hồn đanh thép.
 - GV đọc từ đầu -> “còn lưu tiếng tốt”
 - HS đọc tiếp.
* Lưu ý từ khó.
GV: Bài hịch thuộc kiểu văn bản nào
GV: Nêu bố cục của bài 
+ P1: Từ đầu - “còn lưu tiếng tốt”: nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
+ P2: Tiếp - “cũng vui lòng”: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
+ P3: Tiếp - “phỏng có được không”: PT phải, trái làm rõ đúng, sai với tướng sĩ.
+ P4: Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
 - Tìm hiểu chú thích
- Nêu hc bài hịch
- Đọc
- Chú thích
- Nêu bố cục
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả. 
2. Tác phẩm. 
- Kiểu bài nghị luận.
- Bố cục
HĐ3: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : Giúp hs hiểu
 + Tinh thần yêu nước của TQT 
 + Tình thế đất nước và hành động mà các tướng sỹ phải làm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 30’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
* HS: Đọc & nhắc lại ND phần 1.
GV: Trong phần đầu, những n.v nào được nêu gương, họ có địa vị XH ntn.
- Có người là tướng: Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt đãi Ngột lang, Xích Tu Tư.
- Có người là gia thần: Dự Nhượng, Kính Đức.
- Có người là quan nhỏ coi giữ ao cá: Thân Khoái.
GV: Họ có điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo.
- Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, K sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc n.v được giao.
GV: Để nêu các gương sáng trong LS, T/giả đã dùng những BPNT gì? Tác dụng.
- Liệt kê, dẫn chứng, câu cảm thán.
- Thuyết phục người đọc tin tưởng vào những điều vừa nói là có thật.
- Bộc lộ t/c tôn vinh ngưỡng mộ của người viết đ/với những gương sáng đó
GV: Theo em T/G nêu gương sáng trong LS nhằm mục đích gì. 
+ Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ hy sinh vì chủ, vì nước - cách nêu từ xa đến gần, từ xưa - nay ngắn gọn và tập trung làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì đất nước.
* HS đọc đoạn “huống chi ta cũng vui lòng”
GV: Tình hình nước ta (Đại Việt) cuối 1284 được tác giả nêu lại ntn? Bằng BPNT gì?
+ Kẻ thù cậy nước lớn hống hách, ngang ngược vô lối tham lam, hạch sách, vơ vét
+ Bằng nghệ thuật ẩn dụ (lưỡi cú diều, thân dê chó...) đ Chỉ sứ nguyên, chỉ cho mọi người thấy khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm thì mọi người đều bị nhục nhã.
GV: Nỗi lòng của chủ tướng TQT như thế nào.
+ Quên ăn, quên ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.
GV: Đoạn văn bày tỏ tấm lòng của TQT ntn.
+ Tác giả đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát.
GV: Hãy nhận xét về nghệ thuật của đoạn văn.
- Dùng cách nói khoa trương, phóng đại (đây là cách nói phiếm của văn chương trung đại) đầy thuyết phục và gợi ra sự đồng cảm cho người nghe đ sự bày tỏ cảm xúc trực tiếp của mình chính là việc ông đã nêu 1 tấm gương yêu nước bất khuất để động viên đối với các tướng sĩ.
- Đọc
- Suy nghĩ trả lời
- Tự bộc lộ
- Đọc
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét
- Tự bộc lộ
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nêu gương sáng trong lịch sử.
- Mục đích: Khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí lập công danh, hy sinh vì nước của các trung thần nghĩa sĩ.
2. Tình hình đất nước và nỗi lòng tác giả.
- Đất nước mất chủ quyền, quân giặc ngang ngược tham lam tàn bạo
- Tác giả căm thù khi chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước.
 HĐ 5 : Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài học 
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
- Soạn tiếp bài
Ngày soạn: 12 . 2 . 2011 Tiết 94 
Ngày giảng: 8A: 16 . 2
 8B: 16 . 2
hịch tướng sĩ.
(Tiếp)
(Trần Quốc Tuấn)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Thông qua tiết dạy thấy được cách đối xử của TQT đầy ân tình khi phê phán thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ, chỉ ra thái độ và hành động đúng cho họ. Đồng thời nêu nhiệm vụ cấp bách của đất nước.
- Thấy được nghệ thuật so sánh tương phản, cách dùng điệp ngữ, điệp ý của tác giả.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xl lần 2.
- Pt được nt lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong vb nl trung đại.
3. Thái độ: 
- Tư hào về lịch sử dân tộc qua áng văn nghị luận .
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
(?) Phân tích tâm trạng, nỗi lòng của TQT qua đoạn trích “ta thường vui lòng”
3 - Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xl lần 2.
 + Pt được nt lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong vb nl trung đại.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 35’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
Phân tích tiếp.
* HS đọc phần 3 (“Các ngươi ở cùng taphỏng có được K”)
* Chú ý đoạn “các ngươi chẳng kém gì”.
GV: Đoạn văn trên nói về điều gì.
+ Cách đối xử của TQT với tướng sĩ => Đó là quan hệ chủ tướng cùng cảnh ngộ - là quan hệ đầy ân tình như ruột thịt, khích lệ nhân nghĩa thuỷ chung, ý thức, trách nhiệm của mỗi người đối với đạo vua tôi.
GV: Đoạn văn “nay các ngươi được không”? Có ý nghĩa gì.
- Tác giả chỉ ra những việc làm sai trái tưởng như nhỏ nhặt là:
+ Vui chơi chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn.
+ Thích rượu ngon, mê tiếng hát
đ sẽ dẫn đến hậu quả thật khôn lường.
+ Thái ấp, bổng lộc không còn.
+ Gia quyến, vợ con không cùng, tan nát 
+ Xã tắc tổ tông bị giày xéo 
+ Thanh danh bị ô nhục 
đ chủ và tướng, riêng và chung tất cả đều “đau xót biết chừng nào”.
GV: Hãy nhận xét về giọng văn.
+ Nói thẳng nhưng “phiếm chỉ” không vào 1 người nào cụ thể, giọng điệu nghiêm khắc như xỉ vả, trách mắng, lúc lại chế giễu mỉa mai.
GV: Mục đích của việc phê phán này để làm gì.
+ Dùng lối nói lặp lại và tăng cấp, mà không biết thẹn - tức - căm - là thủ pháp “khích tướng” quen thuộc trong phép ding tướng của người xưa đ Đánh mạnh vào lòng tự trọng của họ, làm cho họ phải xấu hổ, cảm thấy nhục nhã để thức tỉnh họ, thay đổi cách sống của họ đ Muốn họ tức khí muốn mau chóng chứng minh tài năng phẩm chất của mình.
GV: Đoạn văn “Nay ta bảo thật được không” có ý nghĩa gì. 
+ Phải nêu cao cảnh giác, chăm lo luyện tập quân sự để quyết chiến, q/thắng kẻ thù xâm lược.
GV: Tác giả dùng những thủ pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn này?
- So sánh: 2 viễn cảnh
+ Đầu hàng thất bại - Mất tất cả (phủ định những từ mang t/c phủ định): Không còn, cũng mất, cũng tan
+ Chiến đấu thắng lợi: Được cả chung và riêng (sử dụng những từ): Khẳng định: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ không bị mai một, sử sách lưu thơm.
- So sánh tương phản: Cách điệp ngữ, điệp ý- đưa người đọc hiểu rõ đúng, sai, phải trái.
* Học sinh đọc đoạn cuối
GV: Hãy nhận xét giọng văn ở đoạn cuối.
+ Đanh thép, dứt khoát nhưng tình cảm như lời tâm sự.
GV: Tác giả chỉ ra nhiệm vụ gì cho tướng sĩ.
+ Vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường: Chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ.
=> Tác giả bộc lộ thái độ dứt khoát hoặc là địch, hoặc là ta chứ K có chỗ đứng cho những kẻ bàng quan thờ ơ trước thời cuộc, ngại khó ngại khổ.
GV: Câu cuối cùng có gì đặc biệt.
+ Trở laị với giọng tâm tình, tâm sự của 1 vị chủ tướng hết lòng hết sức vì vua, vì nước, của người cha hiền hết lòng thương yêu sĩ tốt dưới quyền.
* Tổng kết:
GV: Những biện pháp nghệ thuật chính của bài. 
- Dẫn chứng dồn dập, liên tiếp (vừa trong sử sách thực tế, bản thân).
- So sánh đối lập.
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. 
- Tăng tiến. 
- Câu hỏi tu từ. 
- Hình ảnh ẩn dụ, khoa trương phóng đại
GV: TT chính của bài Hịch là gì. 
- Nội dung: Khích lệ lòng yêu nước, bất khuất quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
GV: Qua phân tích văn bản em thấy hịch tướng sĩ của TQT phản ánh điều gì
- Đọc
- Nêu nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Tự bộc lộ
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Kq n thuật
- Kq ndung
II. Tìm hiểu văn bản
3. Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc.
- Phê phán thái độ bàng quan, thờ ơ vô trách nhiệm với vận mệnh đất nước của một số tướng sĩ.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập quân sĩ, trau dồi binh thư, sẵn sàng chiến đấu và quyết thắng quân xâm lược.
4. Kêu gọi tướng sĩ. 
- Học tập binh thư, yếu lược, có thái độ dứt khoát, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước.
* Ghi nhớ (61)
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
* Hướng dẫn HS làm bài tập 1
III. Luyện tập
 HĐ 5 : Củng cố: 
- Tóm tắt lại nội dung văn bản. 
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
 - - Học & soạn “Nước Đại Việt”.
Ngày soạn: 12 . 2 . 2011 Tiết 95 
Ngày giảng: 8A: 16 . 2
 8B: 16 . 2
 Hành động nói 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Nắm được khái niệm “hành động nói” và phân biệt được với các hành động khác của con người.
2. Kĩ năng: 
- Xỏc định được hành động núi trong cỏc văn bản đó học
- Tạo lập được hành động nói phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng giao tiếp.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
(?) Nêu đặc điểm hình thức & chức năng của câu phủ định. 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Nói cũng là một thứ hành động. Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định, đó là kiểu nào ta tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : 
 + Nắm được khái niệm “hành động nói” và phân biệt được với các hành động khác của con người.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 30’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
Tìm hiểu khái niệm hành động nói.
* Đọc đoạn trích (62)
GV: Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy?
+ Lý Thông tìm cách đuổi Thạch Sanh đi để cướp công của Thạch Sanh.
+ Câu thể hiện rõ nhất ý đồ của Lý Thông là: “Thôi, bây giờ ngay đi”
GV: Lý Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó.
+ Có. Chi tiết ấy là: “Chàng vội vã nuôi thân.”
GV: Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì.
+ Bằng lời nói 
GV: Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm 1 mục đích nhất định” thì việc làm của Lý Thông có phải là 1 hành động không? Vì sao.
+ Việc làm (lời nói) của Lý Thông là 1 hành động vì nó có tính mục đích. => Đây là hành động nói.
* Đưa ra hành động khác.
- Cô mời em đứmg dậy.
- Cô mời em ngồi xuống.
GV: Cô đã dùng cách nói để điều khiển bạn đứng lên ngồi xuống hay dùng hành động bằng tay để điều khiển. (Dùng lời nói)
GV: Vậy em hiểu thế nào là hành động nói.
Tìm hiểu các kiểu hành động nói.
GV: Mục đích của từng câu (mục I)
+ Con trăn ấy đã lâu (trình bày)
+ Nay em bị tội chết (đe doạ)
+ Thôi, bây giờ. Ngay đi (đuổi khéo)
+ Có chuyện gì lo liệu (hứa hẹn)
GV: Chỉ ra h/động nói & mục đích nói (mục II)
* Lời của cái Tí
+ Vậy thì ở đâu (hỏi)
+ U đấy ư (hỏi)
+ U nữa ư (hỏi)
+ Khốn nạn này! (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
* Lời chị Dậu
+ Con sẽ ăn thôn Đoài (báo tin)
GV: Vậy có những kiểu hành động nói nào.
- Tìm hiểu vd
- Suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe
- Kq bai học
- Tìm hiểu p2
- Suy nghĩ trả lời
- Kq nd bai học
I. Hành động nói là gì?
1. Xét ví dụ (62)
2. Nhận xét
* Ghi nhớ (62) 
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp.
* Ghi nhớ (63)
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 10’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: TQT viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích gì.
GV: Chỉ ra hành động nói và mục đích?
- Bác trai rồi chứ? (hỏi)
- Cảm ơn như thường (cảm ơn)
- Nhưng xem mệt lắm (trình bày)
- Này, thì trốn (cầu khiến)
- Chứ thì khổ (cảm thán bộc ộ cảm xúc)
- Người ốm hoàn hồn (cảm thán bộc lộ cảm xúc)
- Vâng như cụ (tiếp nhận)
- Nhưng cái đã (tình bày)
- Nhịn suông cái gì (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
- Thế thì rồiđấy! (cầu khiến)
- Đây việc lớn (nhận định, khẳng định)
- Chúng tôi T quốc (hứa, thề)
- Cậu vàngạ! (báo tin)
- Cụ bán rồi! (hỏi)
- Bán rồi! (xác nhận, thừa nhận)
- Họ vừa bắt xong (báo tin)
- Thế nó cho bắt à? (hỏi)
- Khốn nạn (cảm thán)
- Ông Giáo ơi (cảm thán)
- Nó có biết gì đâu! (cảm thán)
- Nó thấy tôi mừng (tả)
- Tôi cho nó ăn cơm (kể)
- Nó đang ăn nó lên (kể)
GV: Xác định kiểu hành động nói?
- HĐN
III. Luyện tập
* BT1 (63)
- Mục đích.
+ Khích lệ tướng sĩ học tập “binh thư yếu lược” 
+ Khích lệ lòng tự tôn DT của họ
- Câu thể hiện mục đích nói.
“Nếu các ngươi nghịch thù”
* BT2 (63)
+ Đoạn trích a 
+ Đoạn trích b 
+ Đoạn trích c
* BT3 (64)
- Anh phải xa nhau (điều khiển, ra lệnh)
- Anh hứa đi (ra lệnh)
- Anh xin hứa (hứa hẹn)
 HĐ 5 : Củng cố: 
- (?) Thế nào là h/đ nói? Có những kiểu h/đ nói nào thường gặp. 
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
 - - Học & xem lại các BT. 
Ngày soạn: 12 . 2 . 2011 Tiết 96 
Ngày giảng: 8A: 17 . 2
 8B: 18 . 2
 Trả bài tập làm văn số 5 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày, qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn TM.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng hình thành dàn ý bài TM.
3. Thái độ: 
- Nhận thức được những ưu khuyết điiểm trong bài làm của mình.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các PTDH cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
3 - Bài mới:
HĐ1: chữa bài.
1. Đáp án và biểu điểm
Đề 1 : Hãy thuyết minh về 1 giống vật nuôi mà em thích (chó, mèo)
a) Mở bài (1,5 điểm)
 - Giới thiệu được tên, khái quát chung nhất về con vật sẽ thuyết minh.
 b) Thân bài (6 điểm) 
- Nguồn gốc xuất xứ. 
- Ngoại hình. => Phải có yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Cách chăm sóc, nuôi dưỡng. 
c) Kết bài (1,5 điểm)
 Giá trị kinh tế hay giá trị đời sống tinh thần của con vậy nuôi (Có yếu tố biểu cảm). 
* Trình bày sạch sẽ, đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, bố cục rõ ràng, dài 800 - 1000 từ: (1 điểm). 
2. Đề 2:
a) Mở bài: (1,5 đ)
- Bánh chưng xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với truyền thuyết Lang Liêu, người làm ra bánh chưng, bánh giầy.
- Bánh chưng được dùng để cúng trời đất, tổ tiên trong dịp tết nguyên đán cổ truyền dân tộc.
b) Thân bài: (6 đ)
* Hình thức:
- Bánh hình vuông (bánh hình trụ , "Bánh tày") nếu là bánh hình vuông mỗi bề độ 1 gang tay, dày chừng 5, sáu phân.
- Trông giản dị, mộc mạc vì được gói bằng lá dong và buộc bằng lạt, giang chẻ mỏng.
* Nguyên Liệu:
- Lá dong cắt cuống, rửa sạch, lau khô. Lạt giang nhúng nước cho mềm.
- Gạo nếp vo kĩ, ngâm nước môtj đêm, xả cho ráo.
- Đậu xanh đãi sạch vỏ.
- Thịt lơn thường là thịt lưng có cả nạc lẫn mỡ, thái miếng to bằng nửa bàn tay, ướp muối, tiêu, hành...
* Cách gói:
- Trải lá dong ra mâm ( hoặc nong múc 1 bát gạo nếp đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ xanh, xếp thịt vào giữa.....
- Xếp đứng bánh vào thùng nấu, đáy thùng lót cuống lá dong, đổ ngập nước, đun đều lửa từ 6 đến 8 tiếng...
- Vớt bánh ra cho nguội, xếp thành hàng trên ván hoặc chõng...
* Hương vị bánh:
- Gạo nếp dẻo, đõ xanh bùi, thịt béo, hành, hạt tiêu thơm... hoà quyện tạo nên hương vị đặc biệt không thứ bánh nào có được..
- Bánh tương trưng cho mặt đất, cây cối, muông thú... thể hiện tình yêu thương lẫn nhau.
- Bánh vừa là sáng tạo vật chất, vừa là sáng tạo tinh thần mang đậm dấu ấn của người Việt.
c) Kết bài. (1,5 đ)
* Cảm nghĩ:
- Cảnh gói bánh chưng ngày tết thậ viu vẻ, đầm ấm.
Trên bàn thờ tổ tiên phải coá bánh chưng mới gợi được không khí thiên liêng của ngày Tết Nguyên Đán.
II. Nhận xét:
*) Ưu điểm:
? Hãy so sánh bài làm của mình với dàn bài mẫu và bài của bạn bên cạnh xem mình đã làm tốt những gì?
- Nhìn chung bài viết đúng thể loại. - Đa số nắm được kiểu bài TM
- Về cấu trúc: Đầy đủ cấu trúc 3 phần 
- Về nội dung: Đa số bài viết đã giúp người đọc hiểu được về đối tượng TM 
- Cách diễn đạt: Một số em diễn đạt tương đối lưu loát, biết liên kết giữa các phần trong văn bản một cách chặt chẽ, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Một số bài đã lựa chọn được các sự việc tiêu biểu hấp dẫn .
*) Nhược điểm:
? Hãy so sánh bài làm của mình với dàn bài mẫu và bài của bạn bên cạnh xem bài của mình còn chưa làm tốt những gì?
- Có bài sắp xếp bố cục chưa thật mạch lạc, các chi tiết chưa hợp lí, trình bày ý còn lộn xộn, không tách ý, tách đoạn.
- Phương pháp thuyết minh chưa phù hợp, đặc biệt là pp thuyết minh một cách làm.
- Diễn đạt còn tối ý, lặp từ lặp ý ...
- Sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
- Có bài chưa làm nổi bật được trọng tâm của đề bài
3. Kết quả. 8A ; 8B 
- Điểm giỏi: 2 1
- Điểm khá: 	 5 5
- Điểm TB: 30 31
- Điểm yếu: 3 3
*) Đọc và bình những bài văn hay:
Lớp 8A : Hoàn, Tr Thư, Bùi Phương, Nga
Lớp 8B : Trà, Châu, Dung, Duyên...
III. Chữa lỗi trong bài: (Có thể làm ở nhà).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi: ( Cháo bài cho bạn sửa lỗi theo bảng mẫu)
- HS chữa lỗi theo bảng mẫu.
 Lỗi sai
 Sửa lại
Bánh trưng
Bánh chưng
Nàm lễ
Làm lễ
Xinh hoạt
Sinh hoạt
Có nỗi
Có lỗi
 HĐ 2 : Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài học 
HĐ 3: Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc lòng 2 BT. Nắm chắc ND + NT.
 - Soạn “Chiếu dời đô”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26..doc