Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa D, Đ Viết tên riêng “Kim Đồng” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.

b) Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.

c) Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.

II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa D, Đ.

 Các chữ Kim Đồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ:

- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.

- Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.

- Gv nhận xét bài cũ.

3. Giới thiệu và nê vấn đề.

 Giới thiệu bài + ghi tựa.

4. Phát triển các hoạt động:

 

doc 40 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập viết
Ôn chữ hoa D, Đ - Kim Đồng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa D, Đ Viết tên riêng “Kim Đồng” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa D, Đ.
	 Các chữ Kim Đồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ D, Đ hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Đ.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ Đ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: 
 K, D, Đ. 
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “K, D, Đ” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Kim Đồng.
 - Gv giới thiệu: Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của đội TNTP HCM. Kim Đồng tên thật là Nông Văn dền quê ở bản Nà Mạ huyện Hà Nam tỉnh Cao Bằng .
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
- Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
PP: Trực quan, vấn đáp.
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Kim Đồng..
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ D: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Đ vàø K: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Kim Đồng: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Đ. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Dao.
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ê - Đê.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2005 
Chính tả
Nghe – viết : Bài tập làm văn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt truyện “ Bài tập làm văn” .
- Biết viết tên riêng người nước ngoài. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/oeo. Phân biệt một số tiếng có âm đầu dễ lẫn.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng lớp viết BT2.
	 Bảng phụ kẻ bảng chữ BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Mùa thu của em.
- GV mời 3 Hs lên viết bảng :cái kẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn .
- Gv mời 2 Hs đọc thuộc bảng chữ.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc thong thả, rõ ràng nội dung tóm tắt truyện Bài tập làm văn.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Tìm tên riêng trong bài chính tả?
 + Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: làm văn, Cô – li – a, lúng túng, ngạc nhiên.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs điền đúng chữ vào ô trống chữ s/x vào các câu trong bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV mời 3 Hs lên bảng làm.
- 
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Câu a): khoeo chân.
 Câu b): người lẻo khoẻo.
 Câu c): ngoéo tay.
+ Bài tập 3 :
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs lên bảng điền từ.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
Câu a: 
Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm.
Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời.
Câu b:
Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ.
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển.
Xanh trời, xanh của những ước mơ.
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1- 2 Hs đọc đoạn viết.
Cô – li – a..
Viết hoa..
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
 Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Ba Hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài vào nháp.
Hs nhận xét.
Cả lớp làm vào vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lên bảng điền.
Cả lớp sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Ngày khai trường.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
Thể dục
Ôn Đi vượt chướng ngại vật thấp
 Tập đọc
Ngày khai trường
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Niềm vui sướng của Hs trong ngày khai trường.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : tay bắt mặt mừng, gióng giả.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thích ngày khai trường.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bài tập làm văn.
	- GV kiểm tra 4 Hs kể 4 đoạn trong câu chuyện Bài tập làm văn.
	+ Cô giáo ra cho lớp đề văn thế naò?
 + Vì sao Cô – li –a thấy khó viết bài tập làm văn?
 + Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a làm cách gì để viết bài dài ra? 
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng, khổ thơ.
Gv đọc bài thơ.
Giọng hồn nhiên, vui tươi, diễn tả niềm vui hớn hở của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ.
- Gv yêu cầu lần lược từng em đọc tiếp nối đến hết bài thơ.
- Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ trước lớp
- Gv yêu cầu Hs giải nghĩ các từ mới: tay bắt mặt mừng, gióng giả.
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng 2 khổ thơ đầu và trả lời các câu hỏi:
 + Ngày khai trường có gì vui?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng 3, 4 khổ thơ cuối: 
+ Ngày khai trường có gì mới lạ?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luậm câu hỏi:
+ Tiếng trống khai trường muốn nói điều gì với em?
- Gv nhận xét, chốt lại chốt lại: 
. Tiếng trống giục em vào lớp.
. Tiếng trống nói với em năm học đã đến..
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp.
- Gv xoá dần từ dòng , từng khổ thơ.
- Gv mời 5 Hs đại diện 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs đọc từng dòng thơ.
Hs đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ.
Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
Hs giải thích và đặt câu với những từ.
Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Một Hs đọc khổ 1:
Hs được gặp nhau, mặc quần áo mới, gặp thầy cô 
Hs đọc khổ 3, 4.
Trong ngày khai trường bạn nào cũng lớn lên, các thầy cô như trẻ lại, sân trường vàng nắng mới, lá cờ bay như reo.
Hs thảo luận.
Đại diện hai nhóm phát biểu.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
5 Hs đọc 5 khổ thơ.
Hs nhận xét.
Hs đại diện 3 Hs đọc thuộc cả bài thơ.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài:Nhớ lại buổi đầu đi học.
Nhận xét bài cũ.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2005 
 Luyện từ và câu
Từ ngữ về trường học, dấu phẩy
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
- Ôn tập về dấu phẩy.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1.
	 Bảng phụ viết BT2.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv đọc 2 Hs làm BT2 và BT3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	G ... o mình.
Tùng nhờ chị rửa hộ bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao.
Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được bạn Hà bèn cho Nam giải nhưng Nam từ chối.
Vì muốn được của Toàn quyển truyện Tuấn đã trực hộ Toàn
Nhớ lời mẹ đặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
=> Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện nội dung bài học qua các vai.
- Gv chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu các em thảo luận và đóng vai xử lý tình huống.
* Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam khi Nam bị điểm kém. Thương bạn , ở trên lớp Việt tìm cách nhắc Nam học bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế Nam ít bị đánh đoàn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt , em sẽ làm gì?
=> Gv cho chốt lại: Việt thương bạn nhưng làm thế cũng là hại bạn, hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai chăm chỉ hơn”
- Mục tiêu: Củng cố bài học qua trò chơi.
- Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 Hs.
- Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một hành động.
+ Đội còn lại xem hành động mà đoán việc làm.
- Nhận xét đội thắng cuộc.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs thảo luận nhóm theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên gắng kết quả lên bảng
Cả lớp quan sát, theo dõi.
Các nhóm khác bổ sung thêm.
Hs nhắc lại.
PP: Đóng vai.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận .
Hs đóng vai, giải quyết tình huống.
Cả lớp nhận xét các nhóm.
PP: Trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức.
Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em .
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
 Tự nhiên xã hội
Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kỹ năng: 
Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
c) Thái độ: 
Giáo dục Hs biết giữ vệ sinh chung .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK. Hình cơ quan bài tiết nhước tiểu phóng to
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
 - Gv 2 Hs lên nhìn hình và kể tên cơ quan bài tiết nước tiểu, chức năng của chúng?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- Mục tiêu: nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
. Cách tiến hành.
Bước 1: 
- Gv Hs thảo luận câu hỏi:
- Gv hỏi : Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
=> giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không bị nhiễm trùng.
Bước 2
- Gv gọi 1 số cặp Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs và chốt lại 
=> Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
 * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp
-Gv cho Hs xem hình 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK :
- Gv hỏi :
+ Các bạn trong hình đang làm gì? 
+ Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên hỏi, đáp trước lớp.
- Gv yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cùa cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Chúng ta phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo đặc biệt là quần áo lót. Chúng ta cần uống nước đầy đủ để bù cho quá trình mất nước và để tránh bệnh sỏi thận.
PP: Thảo luận, thực hành.
Hs thảo luận câu hỏi.
Hs trình bày kết quả thảo luận.
Hs khác nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận.
Hs trả lời.
Hs khác nhận xét.
Hs thảo luận
Đại diện vài em đứng lên trả lời.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cơ quan thần kinh.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
 
 Tự nhiên xã hội
Cơ quan thần kinh
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
 Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Kỹ năng: 
- Biết được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
c) Thái độ: 
Giá dục biết giữ gìn cơ quan thần kinh .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 26, 27.
 Hình cơ quan thần kinh phóng to
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1, 2 trang 26, 27.
- Gv hỏi:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ?
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi họp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?
- Sau đó nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí của bộ nảo, tủy sống trên cơ thể bạn.
Bước 2: làm việc cả lớp.
- Gv treo hình sơ đồ phóng to lên bảng. Yêu cầu Hs chỉ các bộ phận của cơ quan thần kinh như não, tủy sống, dây thần kinh.
- Gv chỉ vào hình và giảng: Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong và các cơ quan bên ngoài của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não.
=> Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Trò chơi.
- Gv cho cả lớp cùng chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Ví dụ trò chơi : “ Con thỏ , ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
- Kết thúc trò chơi Gv hỏi Hs: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?
 Bước 2: Thảo luận nhóm.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Não và tủy sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần ki hay một trong các giác quan bị hỏng?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời các nhóm đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 => Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Một số ây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể vầ não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan 
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
Hs đứng lên chỉ và nói tên các cơ quan đó.
Hs trả lời.
Hs nhận xét.
Hs thực hành chỉ vị trí bộ não, tủy sống
Hs nhìn hình và chỉ rõ.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
Hs chơi trò chơi
Hs trả lời.
Hs nhận xét.
Hs thảo luận theo nhóm.
Cá nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO 5 CÁNH 
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết cách gấp ,cắt, dán ngôi sao 5 cánh
2. Kĩ năng: HS gấp nhanh, , dẹp , đúng quy trình
3. Thái độ: Tạo hứng thú ,yêu thích sản phẩm
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu lá cờ dỏ sao vàng kích thước lớn, giấy màu, kéo, thước , bút,hồ dán
- Bảng quy trình gấp , cắt lá cờ đỏ sao vàng
III. CÁC HỌAT ĐỘNG:
1. Khỡi động: (1’)
1. Bài cũ: Gấp cắt ngôi sao 5 cánh (4’)
- Nêu các bước gấp ngôi sao 5 cánh?
 - Nhận xét bài cũ
 3. Các họat động:
 Gv giới thiệu và ghi tựa bài; 
* HĐ1 Ôn lại quy trình gấp cắt(10’)
- Mục tiêu : Nắm được thành thạo các bước gấplá cờ đỏ sao vàng
- Phương pháp: Trực quan,vấn đáp ,thảo luận,đàm thọai
- Cách tiến hành:
. Hỏi lại các bước gấp và cắt ngôi sao 5 cánh ?
-Hs nêu cách dán ngôi sao đễ được lá cờ ?
-G v treo bảng quy trình và nhắc lại
* HĐ2 Hướng dẫn thực hành(20’)
- Mục tiêu Nắm được quy trình gấp và cắt
- Phương pháp: trực quan, thực hành ,.động não
- Cách tiến hành :
- Gv kiểm tra dụng cụ của hs- 
.Theo dõi và giúp đỡ hs còn lúng túng
-Yêu cầu thực hành theo nhóm 5
-Gơi ý cách trang trí lá cờ
-G V tổ chức trưng bày và nhận xét sản phẩm
4. Củng cố:(4’)
Trò chơi khéo tay hay làm 
- GV yêu cầu đại diện mỗi tổ 6 bạn gấp tiếp sức 
- GV phát mỗi nhóm 2tờ giấy thực hiện xong lên dán bảng
- Nhận xét và tuyên dương
5 Dặn dò(1’)
- Về chuẩn bị Gấp cắt dán bông hoa 
- Nhận xét:
- Hđ lớp. Cá nhân
- Gồm 3 bước
- H Đ cá nhân
-Chuẩn bị giấy ,kéo ,bút 
: 
.
- H S làm trong nhóm
- H S thực hiện và hòan tất
-HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc