Giáo án cả năm môn Ngữ văn khối lớp 8

Giáo án cả năm môn Ngữ văn khối lớp 8

Tiết 1 :

 VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC

 - Thanh Tịnh -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: nắm chắc nội dung tự sự của văn bản “tôi đi học”, tích hợp văn bản “Cổng trường mở ra” (VB nhật dụng ngữ văn 7 tập I), tích hợp văn bản tự sự + miêu tả + biểu cảm.

 Câu hỏi: đọc – hiểu văn bản

 Nhờ có văn bản: tự sự, miêu tả và biểu cảm đã học; nhớ lại 1 bài thơ hoặc 1 bài hát về ngày đầu tiên đi học.

 - HS:Sọan bài theo hướng dẫn

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.On định lớp:

 2. KTBC: - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

 3.Bài mới:

 - Giới thiệu bài: Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7, em đã đuợc học bài “Cổng trường mở ra” của Lí Lan. Bài văn đã thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con mình. Chương trình ngữ văn 8 truyện ngắn “tôi đi học” đã diễn ra những kĩ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.

 

doc 249 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm môn Ngữ văn khối lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Tiết 1 : 	
 VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC 	Ngày soạn: 04/ 08/2008
 ›&š - Thanh Tịnh - Ngày dạy:18/ 08/2008
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
	- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
	- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: nắm chắc nội dung tự sự của văn bản “tôi đi học”, tích hợp văn bản “Cổng trường mở ra” (VB nhật dụng ngữ văn 7 tập I), tích hợp văn bản tự sự + miêu tả + biểu cảm.
	Câu hỏi: đọc – hiểu văn bản
	Nhờ có văn bản: tự sự, miêu tả và biểu cảm đã học; nhớ lại 1 bài thơ hoặc 1 bài hát về ngày đầu tiên đi học.
 - HS:Sọan bài theo hướng dẫn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Oån định lớp :
 2. KTBC : - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 3.Bài mới :
	- Giới thiệu bài: Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7, em đã đuợc học bài “Cổng trường mở ra” của Lí Lan. Bài văn đã thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con mình. Chương trình ngữ văn 8 truyện ngắn “tôi đi học” đã diễn ra những kĩ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:HDHS tìm hiểu chung về văn bản.
- GV hướng dẫn HS đọc thầm chú thích (*) và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
- GV nhấn mạnh ý cơ bản.
- GV yêu cầu HS đọc các chú thích còn lại chú ý chú thích 2,6,7 và hỏi thêm.
+ Ông đốc là DT chung hay DT riêng.
+ Lớp 5 trong truyện có phải là lớp 5 mà em đã học cách đây 3 năm.
- GV cho HS tiếp xúc với VB “tôi đi học” hướng dẫn HS đọc: giọng châm, dịu, hơi buồn, sâu lắng. Chú ý những câu nói của nhân vật “tôi”, “người mẹ”, “ông đốc” cần đọc với giọng phù hợp.
- GV và HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
* Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản.
- Xét về thể loại có thể xếp vào kiểu loại VB nào? Vì sao?.
- Mạch truyện được kể như thế nào?
GV: chốt ý
- Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn.
GV: Bổ sung, nhận xét có thể gộp 2 đoạn: 1,2 (1 đoạn)
 Gộp đoạn 3,4,5 (1 đoạn)
GV: gọi HS đọc đoạn
1. (từ đầu. . . ngọn núi)
- Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
 (gợi ý: thời điểm gợi nhớ, cảnh vật)
- Lý do gợi nhớ tâm trạng nhân vật “tôi” như thế nào? 
- Những kĩ niệm ấy diễn tả theo trình tự như thế nào?
GV chốt: Lần đầu tiên được đi học nên nhân vật tôi đã có sự thay đổi: cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn, thèm được như những học trò cũ cho nên cần 2 quyển vở “tôi” thấy nặng, băm, ghì xóc lên nắm lại cho cẩn thận.
- Đó là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của 1 đứa bé lần đầu đi học.
- HS đọc chú thích (*)
- Hs lắng nghe+ ghi.
- HS đọc tiếp chú thích và trả lời.
- HS đọc văn bản
- HS: VB tự sự.
- HS: Theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian của 1 buổi tựu trường.
- HS chia đoạn – bổ sung – nhận xét.
- chia 5 đoạn:
1. Từ đầu. . .rộn rã
2. Tiếp . . ngọn núi “tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ tới trường.
3. Tiếp . . trong lớp. Tâm trạng đứng giữa sân trường
4. Ông đốc. . .hết. Tâm trạng khi nghe thầy gọi vào lớp.
5. Còn lại: Tâm trạng khi ngồi vào lớp.
- HS đọc.
- Hs phát biểu - bổ sung – nhận xét.
I. Tác giả – tác phẩm:
 1.Tác giả:
 Thanh Tịnh (1911 – 1988) quê ở Huế, dạy học viết báo, làm thơ thành công ở truyện ngắn và thơ.
 2.Tác phẩm chính:
 Quê mẹ (truyện ngắn), Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ)
3.Xuất xứ: 
“Tôi đi học” được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
II. Tìm hiểu và phân tích văn bản:
1. Cấu trúc của văn bản:
- Bố cục theo dòng hồi tưởng của một nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian của 1 buổi tựu trường.
2. Phân tích:
a. Trình tự diễn tả kĩ của nhà văn:
- Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
- Thay đổi tâm trạng cảm giác của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường lần đầu tiên.
 * Củng cố:
Văn bản “tôi đi học” viết theo thể lọai nào? Vì sao em biết.
Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
A.Người mẹ.	C. Người thầy giáo.
B.Oâng đốc.	D.nhân vật “Tôi”
Tiết 2 :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV đọc đoạn văn nêu vấn đề: Tâm trạng của “tôi” khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi nhìn cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn cảnh học trò cũ vào lớp. . . là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa lúng túng cách kể – tả thật tinh tế và hay – ý kiến của em?
- GV chốt lại nội dung:
 Tâm trạng “tôi” thay đổi mà nguyên nhân chính là ngôi trường Mĩ Lí xinh xắn, oai nghiêm, khi nghe thầy đọc tên vào lớp tâm trạng tôi như thế nào?
- Khi ngồi vào bàn học tâm trạng tôi như thế nào?
- Hình ảnh “một con chim con. . . bay cao” có ý nghĩa gì?.
- Dòng chữ “tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì?
- Qua truyện, em có suy nghĩ gì về thái độ của người lớn đối với những em bé lần đầu đi học? (gợi ý: các bậc phụ huynh, ông đốc, thầy giáo trẻ.
- Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong truyện.
GV hỏi: Em hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện?.
Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
GV chốt:
-
*Hoạt động 3:HDHS tổng kết
 GV hỏi: Học xong truyện ngắn này, nội dung tư tưởng của truyện được tóat lên từ đâu? Và bằng nghệ thuật gì?.
- GV tổng hợp.
-GV yêu cấu hs đọc ghi nhớ.
-HS: Dựa vào câu hỏi để thảo luận, nêu ý kiến, (ý có thể không hòan tòan giống nhau)
-HS:thảo luận 5 phút.
-HS:nghe+ ghi
-HS : Hồi hộp, lúng túng.
- HS trả lời: tự tin.
- HS trả lời
- HS suy nghĩ đôc lập sau đó trả lời .
- HS tìm trong bài những câu văn so sánh – phân tích
- HS thảo luận theo tổ – phát biểu đại diện.
HS dực vào kết quả cần đạt và ghi nhớ trả lời – bổ sung.
HS nghe + ghi
HS đọc
b. Tâm trạng và cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi đến trường:
- Khi nghe thầy gọi tên: hồi hộp, lúng túng.
- Khi vào trong lớp: tự tin
c.Những người lớn, là những người có trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, quan tâm chăm sóc tận tình chu đáo cho thế hệ trẻ.
d. Hình ảnh so sánh:
- Hình ảnh so sánh trong bài giàu hình ảnh gợi cảm, đậm chất trữ tình.
e.Đặc sắc nghệ thuật:
- Bố cục theo dòng hồi tưởng.
- Kết hợp hài hòa: Kể miêu tả với biểu lộ cảm xúc.
III. Tổng kết:
- Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi.
- Tác giả đã diễn tả lòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động kinh tế qua truyện ngắn “tôi đi học”
 4.Củng cố:
Truyện ngắn “Tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu văn nào sau đây, không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên?
A.Con đường này tôi cảm thấy quen đi lại lắm lần, nhưng lần này cảm thấy lạ.
B.Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xứ lạ.
C. Trong lúc ông ta đọc tên từng người tôi cảm thấy như quả tim ngừng đập.
D. Cũng như tôi mấy bạn học trò bỡ ngỡ , chỉ dám bước từng bước nhẹ.
	Luyện tập:
	GV yêu cầu Hs đọc phần luyện tập SGK trang 9
	Câu 1: HS làm tại lớp
	Câu 2: Về nhà làm
 5. Dặn dò:
	- Về học bài, làm bài tập 2 trang 9
	- Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
	+Xem lại từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa.
	+ Hình thành khái niệm từ ngữ nghĩa rộng , từ ngữ nghĩa hẹp.
	+xem các bài tập ở phần luyện tập.
Tiết 3 :	Ngày soạn: 05/ 08/2008
 Ngày dạy: 20/ 08/2008
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA 
TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp HS
	- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát cùa nghĩa từ ngữ.
	- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: giải các bài tập trong SGK,bảng phụ
 -HS: Xem bài ở nhà	
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Oån định lớp :
 2. KTBC : - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 3.Bài mới 
	Giới thiệu: Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, em hãy nêu ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Sau đó GV hướng HS vào bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: HDHS hình thành khái niệm
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và trả lởi câu hỏi phần I (a,b,c)
a)
GV hỏi:
- Vì sao nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá rộng hơn so với voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu?
GV nhận xét
c) Nghĩa của từ “thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ nào đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
- Sau khi Hs trả lời xong, GV dùng sơ đồ vòng tròn biểu diễn mối quan hệ bao hàm này, sau khi phân tích xong gv gợi dẫn Hs tổng kết lại 3 ý trong mục ghi nhớ (SGK).
- GV gọi Hs nêu ví dụ tương tự.
- GV nhận xét – kết luận 
- GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là một từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
2. Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Vì sao?
- GV chỉ định một HS đọcchậm phần ghi nhớ.
Hoạt động 2:HDHS luyện tập
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4
- BT1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩatừ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo sơ đồ bài học.)
Bài tập 2:
- Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
 (a,b,c,d,e)
Bài tập 3:
- Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây (a,b,c,d,e)
HS dựa vào sơ đồ trả lời các câu hỏi 
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của từ: voi, hươu.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa củ ... câu a có tính mạch lạc rõ ràng.
4.Củng cố:
 -GV yêu cầu HS làm nhanh các bài tập SGK/138
 -Nhắc lại KN các kiểu câu , hành động nói, tác dụng của cách lựa chọn trật tự từ trong câu.
5. Dặn dò:
 -về làm các bài tập còn lại ở SGK/138-139.
 -soạn bài “văn bản tường trình””
 +Tìm hiểu đặc điểm của văn bản tường trình 
 +cách làm văn bản tường trình 
 +xem trước phần lý thuyết.
TUẦN 34	 Ngày soạn: 2/ 04/ 2010 Tiết :127	 	 Ngày dạy: /04/2010
 VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS
 -Cần hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
 -Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình
 -Biết cách làm văn bản tường trình đúng quy định
II. CHUẨN BỊ:
 -GV:SGK,GA, tài liệu tham khảo.
 - HS:Chuẩn bị bài ở nhà trước. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC: Hãy làm baì tập 1 SGK/127.
 3. Bài mới:GV giới thiệu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Hoạt động 1:HDHS tìm hiểu khái niệm văn bản tường trình.
-GV treo bản phụ ghi 2VB trong SGK và yêu cầu HS đọc
-GV tổ chức cho HS thảo luận trong 10’
-Gọi đại diện trình bày
-Gọi nhóm khác NX.
-GVNX , bổ sung, chốt ý.
-*Gợi ý cho câu hỏi TL:
 +Người viết VB tường trình là người bị thiệt hại về việc nào đó viết cho người có thẩm quyền giải quyết .
 +nội dung và thể thức của bản tường trình khác cách viết đơn từ .
 +Người viết văn bản tường trình phải rõ ràng , chân thật .
 +Một số trường hợp :mất mát của cải, tài sản.
-Qua đây cho biết thế nào là văn bản tường trình?
GV chốt ý ghi.
*Hoạt động 2:HDHS cách làm văn bản tường trình.
Gv treo bảng phụ ghi các tình huống lên bảng.
-Trong các tình huống trên , tình huống nào cần viết văn bản tường trình ?Vì sao?Ai phải viết ? viết cho ai?
-Từ 2 VB ở phần 1 , hãy nêu cách viết văn bản tường trình?
-GVNX , bổ sung, chốt ý toàn bài.
*Hoạt động 3:HDHS luyện tập.
GVHDHS làm bài tập 
-Tổ chức cho HS thảo luận làm bài tập trong 5’
Gọi đại diện trình bày 
-Gọi nhóm khác nhận xét.
-GVNX , bổ sung, sửa chữa.
-Ghi đề mục.
-Quan sát bảng phụ 
-TL câu hỏi trong 10’
-Đại diện trình bày 
-HSNX.
-Nghe+ghi.
-Suy nghĩ thảo luận 
-Nghe+ghi
-nghe.
-Ghi dề mục vào vở
-Quan sát VD trên bảng phụ .
-Tình huống d , vì vụ việc nghiêm trọng chủ hộ trong gia đình viết và viết cho công an
-HSTL:+QH, tiêu ngữ
 +tên tường trình
 +tên người gữi, người nhận .
-Nghe+ghi
-ghi đề mục 
-Nghe+ghi nháp
-Thảo luận nhomù làm bài tập trong 5’
-Đại diện trình bày.
-HSNX
-Nghe+ghi.
I.Đặc điểm của văn bản tường trình:
Tường trình là loại VB gtrinhf bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xãy ra gây hq cần phải xem xét.
II. Cách làm văn bản tường trình :
-Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc ,người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
-VB tường trình phải tuân thủ thể thức và trình bày đầy đủ , cính xác ,có đầy đủ người gữi , người nhận .
III. Luyện tập:
 Đề:Dựa vào tình huống d ở phần 2 mục II ,hày viets VB tường trình cụ thể.
4.Củng cố:
 -Thế nào là VB tường trình ?
 -VB bản tường trình được viết khi nào?
 -Hãy trình bày cách làm một VB tường trình?
5.Dặn dò:
 Vềø học bài và sọan bài “LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH”
 -Trả lời những câu hỏi phần luyện tập
 -Làm trước các bài tập SGK/137.
TUẦN 34	 Ngày soạn:2/ 04/ 2010 Tiết :128	 	 Ngày dạy: /04/2010
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS
 -Oân tập lại những kiến thức về VB tường trình 
 - Nâng cao năng lực viết tường trình cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV:SGK,GA, tài liệu tham khảo.
 - HS:Chuẩn bị bài ở nhà trước. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:GV giới thiệu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Hoạt động 1:HDHS ôn lại lý thuyết 
-GV gọi lần lược 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK/ 136 -137.
-GVNX, pt, chốt ý.
*Hoạt động 2:HDHS luyện tập 
 Bài tập 1:
 -Gọi 3HS làm bài tập 1.
 -Gọi HS khác nhận xét 
 -GVNX, pt, chốt ý.
Bài tập 2:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 2 trong 10’
 -Gọi đại diện trình bày 
 -Gọi HS khác nhận xét 
 -GVNX , bổ sung, sửa chữa.
Bài tập 3:Gv cho HS làm bài tập 3 theo nhóm trong 5’
 -Gọi đại diện trình bày 
-Gọi nhóm khác nhận xét 
-GVNX , sửa chữa.
-HS ghi đề mục
-HS nói lại kiến thức đã học
-HS nghe.
-HS ghi đề mục
-Nghe+ghi nháp
-HSNX
-nghe
-HS thảo luận 10’
-Đại diện trình bày 
-HSNX 
-HS nghe.
-HS ghi đề mục
-HS thảo luận 5’
-Đại diện trình bày 
-HSNX 
-nghe.
I.Oân tập lý thuyết:
 SGK/136-137
II.Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a)cần viết văn bản tường trình 
 b)viết văn bản thông báo.
 c)viết văn bản báo cáo.
Bài tập 2:
 (HS tự tìm tình huống)
 -HS xung đột với nhau –Viết văn bản tường trình.
 -V/v mất xe trong nhà- viết VB cho công an giải quyết.
Bài tập 3: viết VB tường trình
 (HS viết)
Duyệt của tổ trưởng
Đã duyệt, ngàythángnăm 2009
Lê Thị Chuyên
4.Củng cố:
 Hãy đặc một tình huống cụ thể trong học tập mà em thường gặp cần viết văn bản tường trình?
5.Dặn dò:
 -Về làm các bài tập còn lai ,học bài 
 -chuẩn bị tiết sau mag tập bài sửa để sửa bài ki
TUẦN 35	 Ngày soạn:4/ 04/ 2010 Tiết :129	 	 Ngày dạy: 26/04/2010
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS
 Củng cố và hêï thống hóa kiến thức đã học ở tiết kiểm tra văn từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm giúp cho việc làm KT học kì II đượ tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV:bài KT củaHS+đáp án.
 - HS:Chuẩn bị giấy nháp để chữa bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC: Thông qua.
 3. Bài mới:GV giới thiệu
 * Hoạt động 1: 
 	 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án cho phần Văn học
 	-GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án .
 * Hoạt động 2: nhận xét, đánh giá. 
 @ Ưu điểm: 
	- Đa số HS đều nắm được yêu cầu của đề.
	- Đa số HS đều thực hiện tốt bai KT.
	- Đa số các em đều ít sai chính tả.
 @ Khuyết điểm:
 - Còn 1 số Hs còn chưa thực hiện trọn vẹn 3 câu tự luận .
 - Còn 1 số Hs còn nhầm lẫn nội dung nghệ thuật giữa bài này và bài kia.
	- Còn 1 số Hs chưa thuộc bài.
 -Còn 1 số Hs chưa làm tốt phần trắc nghiệm. 
 @ Biện pháp khắc phục:
 -Về nội dung :cần học bài kỉ hơn.
 - Về hình thức : trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp . . .
@ Bảng tỉ lệ:
Lớp
Ss/ Nữ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%õ
SL
%õ
SL
%õ
8/1
8/2
4. Củng cố:
 Gv nhắc lại những lỗi mà HS mắc phải để tránh ở bài làm sau.
5.Dặn dò
 -Về nhà học bài :
 +Các câu chia theo mục đích nói
 +Câu phủ định
 +Hành động nói
 +Hội thoại 
 +Lựa chọn trật tự từ trong câu. 
 (Tiết sau KT một tiết)
TUẦN 34	 Ngày soạn:18/ 04/ 2009 Tiết :130	 	 Ngày dạy:27/04/2009
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp HS
 Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV:đề KT
 - HS:Chuẩn bị học bài trước.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. KTBC: Thông qua.
 3. Bài mới:GV phát đề.
 ĐỀ
Ị .PHẦN TRẮC NGHIỆM :
II. Tổng kết về dấu câu:	
Dấu câu
Tác dụng
Dấu chấm
để kết thúc câu trần thuật.
Dấu chấm hỏi
để kết thúc câu nghi vấn.
Dấu chấm than
để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Dấu phẩy
để phân cách các thành phần và các bộ phân của câu.
Dấu chấm lửng
+ Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
 + Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
+ Làm giảm nhịp điệu trong câu văn, hài hước dí dỏm
Dấu chấm phẩy
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép cócấu tạo phục tạp
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
Dấu gạch ngang
+ Đánh dấu bộ phận giải thích chú thích
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Biểu thị sự liệt kê
+ Nối các từ nằm trong 1 liên danh
Dấu gạch nối
nối các tiếng trong 1 từ phiên âm
Dấu ngoặc đơn
dùng để đánh dấu phần chú thích.
dấu hai chấm
+ Báo trước phần thuyết minh bổ sung, giải thích 1 phần trước đó.
+ Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc đối thoại.
Dấu ngoặc kép
+ Đánh dấu từ, câu, đoạn dẫn trức tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san..
II. Tổng kết về dấu câu:	
Dấu câu
Tác dụng
1.Dấu chấm
để kết thúc câu trần thuật.
2.Dấu chấm hỏi
để kết thúc câu nghi vấn.
3.Dấu chấm than
để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
4.Dấu phẩy
để phân cách các thành phần và các bộ phân của câu.
5.Dấu chấm lửng
+ Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
 + Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
+ Làm giảm nhịp điệu trong câu văn, hài hước dí dỏm
6.Dấu chấm phẩy
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép cócấu tạo phục tạp
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
7.Dấu gạch ngang
+ Đánh dấu bộ phận giải thích chú thích
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Biểu thị sự liệt kê
+ Nối các từ nằm trong 1 liên danh
8.Dấu gạch nối
nối các tiếng trong 1 từ phiên âm
9.Dấu ngoặc đơn
dùng để đánh dấu phần chú thích.
10.dấu hai chấm
+ Báo trước phần thuyết minh bổ sung, giải thích 1 phần trước đó.
+ Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc đối thoại.
11.Dấu ngoặc kép
+ Đánh dấu từ, câu, đoạn dẫn trức tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8 09-10.doc