TIẾT 1:BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1.Kiến thức .
-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .
2.Kĩ năng .
-Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .
3.Thái độ.
-Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .
-Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
B.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Gv:SGK .SGV GDCD 8.
Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
-HS:Đọc trước bài mới
C.PHƯƠNG PHÁP .
- Phương pháp nêu vấn đề .
- Phương pháp thảo luận nhóm.
-Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải .
D.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
3. bài mới.
Hoạt động 1:giới thiệu bài
Trong cuộc sống hàng ngày có n hiều mối quan hệ khác nhau ,nếu ai có cách ứng xử đúng đắn ,biết tôn trọng lẽ phải,thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng.thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn. Gv dẫn vào bài
Tuần 1 Ngày soạn:20-08-2010 Ngày giảng:23-08-2010 TIẾT 1:BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI A.MỤC TIÊU BÀI HỌC . 1.Kiến thức . -Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. -Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải . 2.Kĩ năng . -Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải . 3.Thái độ. -Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày . -Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải . B.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Gv:SGK .SGV GDCD 8. Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải . -HS:Đọc trước bài mới C.PHƯƠNG PHÁP . - Phương pháp nêu vấn đề . - Phương pháp thảo luận nhóm. -Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải . D.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ 3. bài mới. Hoạt động 1:giới thiệu bài Trong cuộc sống hàng ngày có n hiều mối quan hệ khác nhau ,nếu ai có cách ứng xử đúng đắn ,biết tôn trọng lẽ phải,thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng...thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn. Gv dẫn vào bài Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 . Tìm hiểu phần đặt vấn đề . Gv cho hs đọc phần đặt vấn đề Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau . Nhóm 1 : Những việc làm của tri huyện Thanh Ba và tên nhà giàu với người nông dân như thế nào? -Hình Bộ Thượng Thư là anh ruột của tri Huyện Thanh Ba có hành động gì? -Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích? -Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì? Nhóm 2 : -Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ? Nhóm 3 : Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ? - Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung bài học. -Thế nào là lẽ phải -Qua ví dụ trên em cho biết thế nào là tôn trọng lẽ phải . -Đối với những việc làm như : -Vi phạm luật giao thông đường bộ . -Vi phạm nội quy ở trường lớp. -Làm trái các qui định của pháp luật . -Đó có phải là lẽ phải không ? -Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ? -Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ? *Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. Hoạt động 3:Luyện tập Gv yêu cầu hs làm bài tập 1,2,3 sgk trang 4-5 I.Đặt vấn đề . Nhóm 1: -ăn hối lộ,ức hiếp dân nghèo.. -Xin tha cho tri huyện -Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đáu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái. Nhóm 2: -Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí . Nhóm 3: -Bày tỏ thái độ không đồng tình .Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó , khuyên bạn lân sau không nên làm như vậy . ->Là hành vi tôn trọng sự thật,bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái II.Nội dung bài học . 1.Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. 2.Tôn trọng lẽ phải -Là công nhận ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn,biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi theo hướng tích cực,không chấp nhận và làm những việc làm sai trái 3.Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển . III.Bài tập . Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử c. Bài tập 2.Lựa chọn cách ứng xử c. Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , c ,e Hoạt động 5: củng cố -dặn dò 1.Củng cố -Thế nào là lẽ phải? -Tôn trọng lẽ phải là gì? -Tôn trọng lẽ phải có ý nhĩa gì? 2.Dặn dò -Học các phần nội dung bài học .làm bài 4,5,6 -Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải -Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết. Tuần 2 Ngày soạn:22-08-2010 Ngày giảng:30-08-2010 TIẾT 2. BÀI 2 - LIÊM KHIẾT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC . 1.Kiến thức . -Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày . -Vì sao phải sống liêm khiết . -Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì? 2.Kỹ năng -Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết . 3.Thái độ . -Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đòng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống . B. PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU -GV:Sgk. Sgv gdcd 8. Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này . -HS:Đọc trước bài mới C.PHƯƠNG PHÁP . -Phương pháp đàm thoại, giảng giải , nêu gương . -Phương pháp nêu vấn đề , thảo luận nhóm D.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.ổn định tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ -Thế nào là tôn trọng lẽ phải? hs cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? 3. Bài mới . Hoạt động 1:Giới thiệu bài Gv đưa ra 1 số tình huống sau: -Em Hà nhặt được ví tiền nhờ công an trả lại người mất -Chú Minh là công an giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm pháp luật Những hành vi trên thể hiện đức tính gì? GV dẫn vào bài Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1. Tìm hiểu phần đặt vấn đề . Gv cho hs đọc phần đặt vấn đề Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo câu hỏi +nhóm 1: -Ma-ri Quy- ri là người như thế nào ? -Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri. Nhóm 2 -Hãy nêu hành động của Dương Chấn? -Những hành động đó thể hiện đức tính gì? +nhóm 3 -Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? -Những hành động đó thể hiện đức tính gì? Hs báo cáo bổ sung Gv chuẩn xác -Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung ?Bộc lộ phẩm chất gì ? -Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ? -Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ . Hoạt động 2 .Tìm hiểu nội dung bài học -Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ? -Trái với liêm khiết là gì ? -Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ? -Chia lớp làm 2 nhóm thảo luân 2 vấn đề +Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết . +Vấn đề 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết - Cử đại diện lên trình bày – học sinh nhận xét giáo viên tổng kết . - Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không? - Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? Hoạt động 4: luyện tập. Gv yêu cầu hs làm bài tập 1 và 2 I.Đặt vấn đề . Mari Quyri. -Sáng lập ra học thuyết phóng xạ. -Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới . -Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới , từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp. gSống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. -Dương Chấn Tiến cử người làm tốt không cần đến vàng của người đó->vô tư không hám lợi -Bác Hồ -Sống như người Việt Nam bình thường,khước từ nhà cửa,quân phục,.. sống trong sạch liêm khiết -Liêm khiết. -Lương tâm thanh thản . -Mọi người quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn . II.Nội dung bài học 1.Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. 2.Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người , góp phần làm cho xã hội trong sạch , tốt đẹp hơn . III.Bài tập Bài 1 - Hành vi thể hiện không liêm khiết : a, b, d , e Bài 2 -Tán thành:b,d -Không tán thành:a,c, Hoạt động 5: củng cố -dặn dò 1.Củng cố -thế nào là Liêm khiết? -Sống liêm khiết có ý nghĩa gì? 2.Dặn dò - Làm các bài tập 3,4,5 trong sách giáo khoa. - Học bài cũ chuẩn bị bài mới : Tôn trọng người khác Tuần 3 Ngày soạn:29-08-2010 Ngày giảng:06-09-2010 TIẾT 3: BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác , biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. - Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau . 2. Kỹ năng - học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. - học sinh rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc. 3 .Thái độ - Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng sử đẹp, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác . B. PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU -Gv:Sgk và sgv- gdcd 8. -HS:Đọc trước bài mới C. PHƯƠNG PHÁP -Phương pháp giảng giải , đàm thoại , nêu gương. -Thảo luận nhóm,nêu và giải quyết vấn đề D .TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là cuộc sống liêm khiết ? ý nghĩa của cuộc sống liêm khiết . 3.bài mới. Hoạt động 1:Giới thiệu bài Gv nêu lên sự cần thiết phải tôn trọng người khác để dẫn vào bài Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động2:Tìm hiểu bài Gv yêu cầu hs đọc tình huống sgk - Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề. 1.Nhận xét về cách cư sử thái độ việc làm của Mai? Hành vi của Mai được mọi người đối xử như thế nào? 2. Nhận xét về cách cư xử của một số bạn với Hải?suy nghĩ của Hải như thế nào?thái độ của Hải thể hiện đức tính gì? 3. Nhận xét về cách cư sử việc làm của Quân và Hùng.việc làm đó thể hiện đức tính gì? HS báo cáo bổ sung Gv chuẩn xác - Theo em những hành vi nào đúng để cho chúng ta học tập. -Hành vi đó thể hiện điều gì? -gv yêu cầu hs hoàn thành bảng sau Hành vi Địa điểm Tôn trọng người khác Không tôn trọng người khác Gia đình Lớp,trường Công cộng -Em hãy chọn ý đúng :tôn trọng người khác là phải: Biết đấu tranh cho lẽ phải Bảo vệ danh dự nhân phẩm người khác Đồng tình ủng hộ việc làm sai trái của bạn Biết cách phê phán để bạn hiểu Chỉ trích ,miệt thị bạn khi có khuyết điểm Có ý thức bảo vệ danh dự của bạn Gv kết luận Hoạt động3:Tìm hiểu nội dung bài học -Qua phần tìm hiểu trêm cho biết thế nào là tôn trọng người khác? -Vì sao phải tôn trọng người khác? -ý nghĩa của việc tôn trọng người khác với cuộc sống hàng ngày? -Chúng ta phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng người khác? Hoạt động 4:Luyện tập Gv yêu cầu hs làm bài tập 1 sgk trang 10 Gv yêu cầu hs làm bài tập 2 I.Đặt vấn đề -Mai: - Không kiêu c ... êu đặc điểm của pháp luật?ví dụ -Nêu bản chất,vai trò của pháp luật? 2.Dặn dò -dặn dò học bài +làm bài 2,3 trang 61 Chuẩn bị ôn tập học kì II Tuần 33 Ngày soạn:13/4/2011 Ngày giảng:21/4/2011 TIẾT 32:ÔN TẬP HỌC KÌ II A.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -ôn tập hệ thống những kiến thức đã học trong học kì II.củng cố khắc sâu những kiến thức đã học 2.Kĩ năng -Rèn kĩ năng phân tích xử lí tình huống pháp luật,kĩ năng tổng hợp kiến thức 3.Thái độ -có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo các phạm trù đạo đức đã học B.Phương tiện và tài liệu Gv:sgk,sgv gdcd 8.tư liệu liên quan đến bài học Hs:ôn tập các bài đã học C.phương pháp -Đàm thoại -thảo luận D.tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ -Kết hợp trong khi ôn tập 3.bài mới Hoạt động 1:Giới thiệu bài Gv nêu mục đích của tiết ôn tập để vào bài Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2:Hệ thống nội dung bài học -Tệ nạn xã hội là gì? -Tệ nạn xã hội có tác hại gì? -Để phòng chống tệ nạn xã hội chúng ta phải làm gì? -HIV/AIDS là gì? -HIV/AIDS có tác hại gì? -Cúng ta cần làm gì để phòng chống HIV/AIDS? -Tai nạn vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại có tác hại gì? -Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại? -Thế nào là quyền sở hữu? -Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào? -Tài sản nhà nước là gì? -Lợi ích công cộng là gì? -nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? -Quyền khiếu nại là gì? -Quyền tố cáo là gì? -Thế nào là quyền tự do ngôn luận? -Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? -Hiến pháp là gì? Nội dung của hiến pháp quy định những vấn đề gì? -Hiến pháp do ai ban hành? -Pháp luật là gì? -Pháp luật có đặc điểm gì? -Bản chất pháp luật nước ta là gì? -Pháp luật có vai trò gì? Hoạt động 3:Luyện tập Gv cho hs làm các bài tập: +Bài 6 trang 37 +Bài 2 trang 40 +Bài 1 trang 43 +Bài 4 trang 61 -là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật -ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ,tinh thần -Phải sống giản dị,lành mạnh -HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch -AIDS là giai đoạn cuối của HIV -Có hiểu biết,không phân biệt đối xử.. -Gây tổn thất về người và tài sản.. -Tự giác thực iện nghiêm những quy định -Quyền sở hữu:gồm quyền chiếm hữu,sử dụng,định đoạt -Đất đai,rừng núi,sông hồ -Không được xâm phạm.. -Đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại việc làm quyết định. -Báo cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền -Được tham gia bàn bạc,thảo luận đóng góp ý kiến -là luật cơ bảncủa nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất -Quy định những vấn đề nền tảng.. -Do Quốc hội ban hành -là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành -tính quy phạm phổ biến,tính xác định chặt chẽ,tính bắt buộc. -Phương tiện quản lí xã hội. Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò 1.Củng cố -Gv hệ thống những kiến thức cơ bản của tiết ôn tập 2.Dặn dò -Chuẩn bị kiểm tra học kì II Tuần 34 Ngày soạn:20/4/2011 Ngày giảng:28/4/2011 TIẾT 33.KIỂM TRA HỌC KÌ II A.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của học sinh trong học kì II.Củng cố khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học 2.Kĩ năng -Rèn luyện kĩ năng tổng hợp ,trình bày,giải quyết vấn đề có lô gic,khoa học.Biết phân tích đánh giá xử lí các tình huống 3.Thái độ -Có ý thức học tập nghiêm túc B.Phương tiện và tài liệu Gv:Đề kiểm tra-đáp án-Biểu điểm Hs:Ôn tập các bài đã học C.Phương pháp -Kiểm tra viết D.Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra Đề bài Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì?tệ nạn xã hội có tác hại gì?em cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? Câu 2 Pháp luật là gì?nêu đặc điểm của pháp luật?Pháp luật có vai trò gì? Câu 3 Cho tình huống sau: Năm nay Việt đã 14 tuổi,bó mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học.nhưng vì muốn mua chiếc xe đạp khác nên Việt đã tự ý bán chiếc xe đạp đó Theo em: a.Việt có quyền bán chiếc xe đạp đó không?vì sao? b.Việt có quyền gì với chiếc xe đạp đó c.Muốn bán chiếc xe đạp đó Việt phải làm gì? Đáp án Câu 1:3,5 điểm -Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật,gây hậu quả xấu về mọi mặt với đời sống xã hội -Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ,tinh thần và đạo đức con người,làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,rối loạn trật tự xã hội ,suy thoái giống nòi dân tộc -Chúng ta phải sống giản dị,lành mạnh biết giữ gìn và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội .cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương Câu 2:3,5 điểm -Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc ,do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục ,thuyết phục,cưỡng chế -Đặc điểm:Có tính quy phạm phổ biến,tính xác định chặt chẽ và tính bắt buộc -Vai trò:pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước,quản lí kinh tế xã hội,giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,bảo đảm công bằng xã hội Câu 3:3 điểm a.Việt không có quyền bán chiếc xe đạp đó vì chiếc xe đó do bố mẹ mua cho và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ b.Việt có quyền sử dụng,quyền chiếm hữu cái xe đạp đó c.Muốn bán chiếc xe đạp đó thì Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý 3.Củng cố dặn dò Gv thu bài nhận xét giờ kiểm tra Dặn dò chuẩn bị tiết thực hành ngoại khoá Tuần 35 Ngày soạn:27/4/2011 Ngày giảng:5/5/2011 TIẾT 34.THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc của pháp luật giao thông. 2. Kĩ năng - Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật giao thông để đảm bảo an toàn cao nhất khi tham gia giao thông. 3. Thái độ - Động viên học sinh tích cực tuyên truyền pháp luật giao thông, tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong cộng đồng. B. Phương tiện và tài liệu Gv: Số liệu, tình huống, qui tắc chính khi tham gia giao thông. Hs: Liên hệ thực tế. C. phương pháp Đàm thoại Thảo luận Nêu và giải quyết vấn đề D.Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra Không kiểm tra 3.Bài mới Hoạt động 1: giới thiệu bài GV: Nêu hiện tượng vi phạm pháp luật, số liệu về tai nạn giao thông theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia. Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tình huống, tư liệu GV: Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận theo tình huống sau: Nhóm 1, 2 tình huống 1, 2 nhóm 3 rút ra bài học. - Tình huống 1: H 15 tuổi chủ nhật lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi (mang theo ô để che nắng) trên đường đi H bị cảnh sát bắt dừng lại. ? Em hãy cho biết H vi phạm qui định nào về an toàn giao thông. - Vi phạm về độ tuổi lái xe, không có giấy phép lái xe, đi xe máy có sử dụng ô. - Tình huống 2: Đường vào trường bị lầy lội, nhà trường yêu cầu học sinh thu gom gạch vụn, xỉ, đá, cát sỏi...để rải đường. A rủ B ra đường nhựa để cậy đá và gạch. ? A và B đã vi phạm điều gì? - Nhóm 3: Rút ra bài học gì? HS: Thảo luận, trình bày ý kiến, bổ sung GV: Tổng hợp, kết luận Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc chung của giao thông đường bộ ? Người ngồi trên xe mô tô, xe máy phải tuân theo các qui định gì? GV: Kết luận ? Người điều khiển xe đạp được chở tối đa bao nhiêu người và không được làm gì? HS: Trình bày ý kiến, liên hệ thực tế - Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng 1 và đi đúng phần đường qui định. GV: Theo em ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào? Vì sao? GV: Kết luận. I.Đặt vấn đề II. Nội dung bài học 1.Một số qui tắc giao thông a. Người ngồi trên xe mô tô không được mang vác vật cồng kềnh, không được sử dụng ô... b. Người đi xe đạp chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. Hoạt động 4. Củng cố,dặn dò 1.Củng cố GV: Tổ chức trò chơi sắm vai thực hiện pháp luật giao thông. HS: Thảo luận, tham gia trò chơi. 2. Dặn dò - Học bài, liên hệ thực tế. Tuần 36 Ngày soạn:4/5/2011 Ngày giảng:12/5/2011 TIẾT 35 THỰC HÀNH,NGOẠI KHOÁ C ÁC VẤN ĐỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC A. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức - Giúp học sinh nắm được một số qui định của luật an toàn giao thông đường bộ. 2.Kĩ năng - Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thưch hiện tốt luật giao thông đường bộ. 3.Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức sống, học tập , lao động theo qui định của pháp luật. B. Phương tiện và tài liệu Gv : tài liệu về an toàn giao thông ( Biển báo giao thông, Một số quy định của luật an toàn giao thông đường bộ ) Hs : tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ. C. Phương pháp -Nêu và giải quyết vấn đề -thảo luận - đàm thoại D.Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. bài mới: Hoạt động 1:Giới thiệu bài Gv nêu mục đích của tiết thực hành ngoại khoá để dẫn vào bài Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2:ngoại khoá các vấn đề về an toàn giao thông ? Hãy kể tên các loại đường giao thông ở Việt Nam. ? Nêu những qui tắc chung dành cho người tham gia giao thông. ? Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì. ? Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa gì. ? Hệ thống đèn tín hiệu có ý nghĩa gì. ? Hệ thống biển báo gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào. -Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của các nhóm biển báo trên. 1. Hệ thống giao thông Việt Nam: - Đường bộ. - Đường sắt. - Đường thuỷ. - Đường không. - Đường ống (hầm ngầm) 2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ: a. Quy tắc chung: - Đi bên phải mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ. - Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều khiển của cảnh sát giao thông. b. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu , rào chắn - Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa điều khiển, chỉ huy người tham gia giao thông sao cho giao thông được đảm bảo thông suốt. VD: Khi người cảnh sát giơ tay thẳng đứng ( tất cả mọi người phải dừng lại ) - Đèn tín hiệu: + Đèn xanh: Được đi. + Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch. + Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu mọi người phải dừng trước vạch. + Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý. - Hệ thống biển báo: Gồm 5 nhóm. + Biển báo cấm. + Biển báo nguy hiểm. + Biển hiệu lệnh. + Biển chỉ dẫn. + Biển phụ. Hoạt động 3.Củng cố,dặn dò 1.Củng cố - Hệ thống nội dung bài học. 2.Dặn dò - Tìm hiểu thêm về luật an toàn giao thông đường bộ.
Tài liệu đính kèm: