Bài 2
Văn học lãng mạn trước cách mạng
A – Thơ lãng mạn
I/ Bối cảnh lịch sử 1900 - 1945
So với tiến trình lịch sử 4000 năm của dân tộc, thời kỳ lịch sử với chỉ chưa đầy 50 năm (1900 - 1945) không phải là dài, nhưng nếu nói đến những biến động, thì đây lại là giai đoạn có nhiều biến động căn bản nhất về phương diện lịch sử xã hội.
Nguyên nhân trực tiếp và cục diện của sự thay đổi này bắt đầu từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858), nhưng phải đến giai đoạn thực dân Pháp cơ bản thực hiện xong công cuộc bình định và chuyển sang khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1896 - 1913) thì cuộc đổi thay xã hội và từ đó kéo theo sự đổi thay môi trường văn hoá mới diễn ra rõ nét trên toàn nước ta.
Trong giai đoạn chưa hoàn tất công cuộc bình định trên khắp đất nước Việt Nam, thực dân Pháp cơ bản vẫn duy trì Nho học, giữ chế độ khoa cử cũ. Tuy vẫn chấp nhận việc học chữ Hán, nhưng bằng những nghị định (ở Nam Kỳ) từ năm 1879, thực dân Pháp đã đưa cả chữ quốc ngữ và chữ Pháp vào chương trình thi.
Năm 1906, sau khi thành lập nha học chính Đông Dương, thực dân Pháp chia việc học ra làm ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học. Trong đó bậc ấu học được tổ chức tại các làng xã, do các thầy đồ dạy bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ. Bậc tiểu học được học tại các phủ huyện, do các giáo thụ, huấn đạo trông nom. Ở bậc này, ngoài Tứ thư Ngũ kinh, học sinh còn học thêm Nam sử và chữ Quốc ngữ. Không dạy thơ phú, câu đối và văn bác cổ. Một số người còn tự nguyện học thêm chữ Pháp. Bậc trung học được tổ chức ở các tỉnh lỵ, do đốc học điều khiển. Đốc học dạy chữ Hán, các giáo viên trường Pháp Việt dạy chữ quốc ngữ và chữ - Pháp (riêng chữ Pháp bắt buộc phải học).
Bài 2 Văn học lãng mạn trước cách mạng A – Thơ lãng mạn I/ Bối cảnh lịch sử 1900 - 1945 So với tiến trình lịch sử 4000 năm của dân tộc, thời kỳ lịch sử với chỉ chưa đầy 50 năm (1900 - 1945) không phải là dài, nhưng nếu nói đến những biến động, thì đây lại là giai đoạn có nhiều biến động căn bản nhất về phương diện lịch sử xã hội. Nguyên nhân trực tiếp và cục diện của sự thay đổi này bắt đầu từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858), nhưng phải đến giai đoạn thực dân Pháp cơ bản thực hiện xong công cuộc bình định và chuyển sang khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1896 - 1913) thì cuộc đổi thay xã hội và từ đó kéo theo sự đổi thay môi trường văn hoá mới diễn ra rõ nét trên toàn nước ta. Trong giai đoạn chưa hoàn tất công cuộc bình định trên khắp đất nước Việt Nam, thực dân Pháp cơ bản vẫn duy trì Nho học, giữ chế độ khoa cử cũ. Tuy vẫn chấp nhận việc học chữ Hán, nhưng bằng những nghị định (ở Nam Kỳ) từ năm 1879, thực dân Pháp đã đưa cả chữ quốc ngữ và chữ Pháp vào chương trình thi. Năm 1906, sau khi thành lập nha học chính Đông Dương, thực dân Pháp chia việc học ra làm ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học. Trong đó bậc ấu học được tổ chức tại các làng xã, do các thầy đồ dạy bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ. Bậc tiểu học được học tại các phủ huyện, do các giáo thụ, huấn đạo trông nom. ở bậc này, ngoài Tứ thư Ngũ kinh, học sinh còn học thêm Nam sử và chữ Quốc ngữ. Không dạy thơ phú, câu đối và văn bác cổ. Một số người còn tự nguyện học thêm chữ Pháp. Bậc trung học được tổ chức ở các tỉnh lỵ, do đốc học điều khiển. Đốc học dạy chữ Hán, các giáo viên trường Pháp Việt dạy chữ quốc ngữ và chữ - Pháp (riêng chữ Pháp bắt buộc phải học)... Năm 1915 đời Duy Tân, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức tại Bắc kỳ. Năm 1917, toàn quyền Xa Rô lại một lần nữa ra nghị định sửa đổi lại việc thi. Chúng bãi bỏ mọi chế độ thi cử theo hệ thống Nho học cũ và thay vào đó một hệ thống giáo dục khác nhằm tạo ra một đội ngũ công chức có trình độ Tây học, thay thế cho tầng lớp Nho sĩ cũ, kéo nền văn hoá Việt Nam ra khỏi nền văn hoá truyền thống, kể cả ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa lâu đời. Tiếng Pháp được học thêm từ sơ học đến tiểu học và trở thành môn chuyên ngữ đến cao đẳng thì vừa là chuyên ngữ vừa là ngữ học Pháp. Năm 1918 đời Khải Định, việc thi Hương ở Trung kỳ chỉ còn được tổ chức tại Nghệ An và Bình Định. Và đến năm 1919, chế độ khoa cử cũ của nước ta đã được chấm dứt bằng khoa thi Hội cuối cùng do thực dân Pháp tổ chức. Chỉ có điều những chính sách ấy không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được. Vả chăng có thực hiện được thì vẫn có những điều nằm ngoài ý muốn của kẻ đi xâm lược. Chưa nói đến chế độ thi cử cũ đến 1919 mới chính thức kết thúc ở Việt Nam, mà ngay đối với chữ Hán phản ứng của người Việt Nam cũng không hề thống nhất. Chẳng hạn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, tuy không phủ nhận quan điểm cổ động chữ Quốc ngữ của những trí thức tân học như Phan Khôi, song với chữ Hán thì quả quyết khẳng định: “Nếu một ngày mà toàn phế Hán học, thì bao nhiêu điển chương văn vật ở sử cũ, tất phải gieo vào ngọn lửa Tần Hoàng... mà người nước ta từ đây về sau thảy là người mù Hán văn, điếc Hán văn luôn nữa...” . Thứ hai: “Xét hiện trạng trình độ của quốc dân, trừ ra một số ít là những người lưu học bên Pháp và ở các trường Cao đẳng các nơi, cùng một ít học sinh đã học tom tem năm ba chữ Pháp, thì vẫn có thể lấy những sách Pháp văn thay sách Hán văn... Chứ đến như hương thôn, bách tính, đa số quốc dân, chẳng những đàn bà trẻ con là bọn mù Pháp văn, mà những đầu mục, hào lý, lên đến những bậc gọi bằng trung lưu, cũng còn vô số người mù Pháp văn. Nếu có bảng thống kê “Quốc dân thức tự” điều tra cho đích xác, trừ nơi thành thị ra, cả nam, phụ, lão, ấu, chắc trong một ngàn người phải có 999 người không biết chữ Pháp. Như thế mà muốn đem Pháp văn làm Quốc dân giáo dục phổ cập, cái hy vọng thật quá viển vông... Vì những cớ ấy mà muốn bỏ hết Hán văn, toàn dùng Pháp văn thì chắc Quốc dân ta không khỏi mang cái họa chết vì dốt. Thứ ba: “Nước Tàu là một nước kế cạnh láng giềng với mình. Lịch sử họ với ta đã quan hệ lâu dài, mà cảm tình thần xỉ vẫn đi lại thân mật... Há có lẽ ta với họ mà vĩnh viễn không giao thiệp được ư?....” . Chỉ có Phan Khôi, tuy là một nhà Nho nhưng đã phụ bạc tàn nhẫn Nho học để đi theo Tây học. II/ Sự xuất hiện của “Thơ Mới” Năm 1932, được coi là năm chính thức mở màn của phong trào thơ Mới. Bài Tình già của Phan Khôi xuất hiện ngày 10 - 3 - 1932 trên Phụ nữ tân văn, đã tạo nên làn sóng hưởng ứng của lớp thanh niên và gây hoang mang cho lớp Nho học: Hai mươi bón năm, một đêm vừa gió lại vừa mưa, Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, Hai cái đầu xanh kề nhau than thở: “Ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn nặng, Mà lấy nhau hẳn là không đặng, Để đến nỗi tình trước phụ sau, Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!” Buông nhau làm sao cho nỡ! Thương được chừng nào hay chừng ấy, Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng Mà tính việc thủy chung?” Hai mươi bốn năm tình cờ đất khách gặp nhau: Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được! Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, Con mắt còn có đuôi. Trên văn đàn, một biến cố văn học đã diễn ra và thế chiến chia thành hai mặt trận: theo phái Mới có Phan Khôi, Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiêm, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư... theo phái cũ có Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Tùng Lâm, Hoàng Duy Từ... . ở giữa hai phái (gọi là phe trung gian), người ta ghi nhận sự hiện diện của thi sĩ Tản Đà. Một vài nét về diễn biến của cuộc đấu tranh mới - cũ hồi 32 - 45, qua những bài phát biểu gay gắt của cả hai phía. Bằng độ lùi của thời gian, phải bình tĩnh mà nhận ra rằng cuộc đấu tranh ấy là công bằng và trực diện. Ai yêu cái “tự do thiên thú” (chữ dùng của Phạm Quỳnh) của thơ Pháp thì bênh vực thơ Mới. Ai yêu cái trang trọng cổ kính của TĐL thì bênh vực thơ Cũ. Nói thơ Cũ bị tấn công, nhưng không phải từ một cá nhân cụ thể nào, mà là cả một thế hệ văn chương, một lực lượng sáng tác trẻ, đang quyết đổi mới cả một nền thơ văn đã “mòn mỏi , khô cứng bạc màu” (chữ dùng của Huy Cận). Trong mắt các nhà thơ Mới lúc đó, các nhà thơ Cũ chỉ là những thợ thơ, thơ luật chỉ là loại thơ “con chó đi vô con mèo đi ra”, còn thể TĐL thì đúng là một “cái ngục giam hãm tình tứ”. Tất nhiên sự thắng lợi của phái mới trước phái cũ, không hoàn toàn do những lời phát biểu công khai trên thi đàn, mà quan trọng là cùng với những lời công kích ấy là hàng loạt những sáng tác mới mẻ (chủ yếu bằng lối thơ tự do) của nhiều tác giả có tài như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... . Và những sáng tác này đã được đông đảo bạn đọc tiếp nhận một cách hồ hởi. Trong khi đó, trước sự tấn công của phái mới, phái cũ tiêu biểu là Nguyễn Văn Hanh, Thái Phi, Tùng Lâm, Hoàng Duy Từ... cũng phản ứng lại. Tuy nhiên sự phản ứng lại chủ yếu bằng lý lẽ, chứ sáng tác có lẽ chỉ mạnh trong bộ phận thơ ca yêu nước, còn trong bộ phận thơ ca công khai thì dường như nhạt dần, nếu không muốn nói là yếu hẳn. Hơn thế những lý lẽ mà họ đưa ra cũng chưa đủ sức thuyết phục. Ban đầu họ dựa vào thành tựu của gần 1000 năm thơ ca dân tộc để chỉ trích thơ Mới là một thứ thơ “luộm thuộm”, “văn xuôi”. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hanh trong Thi cũ thi mới lại chê trách các nhà thơ ta bắt chước thơ Tây là sai lầm. Theo ông, sự phá niêm, phá cách, nhưng có vần thì còn được, chứ tự do tới mức những câu như: “Sen, ơi Sen mầy đưa tao đôi guốc, để tao ra vườn ngắm cảnh chơi” cũng có thể thành thơ được, thì ngay đến một người dễ tiếp nhận cái Mới như Thạch Lam cũng phải cho là “lạ” quá. Những lý lẽ này mới nghe qua cũng có vẻ hợp lý, nhưng dẫn chứng lại chỉ nhằm vào toàn những bài thơ dở, còn những bài thơ hay thì hầu như không bàn đến. Vì thế việc chê thơ Mới là “luộm thuộm”, “văn xuôi”, chê các nhà thơ Mới là “dốt về luật” xem ra chẳng thu được kết quả gì đáng kể. Cho nên sau đó, tổng kết lại phong trào thơ Mới trong Thi nhân Việt nam, Hoài Thanh - Hoài Chân mới có lý khi nói rằng: “Công kích những bài thơ Mới lủng củng là một chuyện thừa vậy. Công kích được những bài có giá trị mới mong tiệt được mầm thơ Mới” và khẳng định, trong tình thế cấp bách ấy “...chỉ có một người hoặc có thể làm nên chuyện. Người ấy là Tản Đà, một nhà thơ có tài”. Đúng là, trong cơn nước sôi lửa bỏng ấy, một người vừa có tài, vừa đầy mâu thuẫn như Tản Đà, rất dễ bị cả hai phái tranh giành. Tuy nhiên cái “khối mâu thuẫn lớn” (chữ dùng của Tầm Dương) ấy vẫn hướng về thơ Cũ, có cảm tình đặc biệt với thơ Cũ nhiều hơn là thơ Mới. Bằng chứng là, dẫu có lúc ông hô hào mọi người “phá cách vứt điệu luật”, nhưng sau đó ông lại tỏ ý trách mọi người “có mới nới cũ” và khẳng khái thừa nhận “tôi vì hơi có chút Hán học, xin đứng theo về trong đám người cũ...”. Tổng kết lại có thất thảy hơn một ngàn tác phẩm, của 87 tác giả (trong cuốn Thơ Mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm - Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1998). III. Xung quanh khái niệm Thơ mới và thơ Cũ Về khái niệm "Thơ Mới" Đã hơn 70 năm qua, kể từ khi thơ mới ra đời cho đến nay, đã có rất nhiều người tìm cách xác định khái niệm thơ Mới, nhưng chưa ai dám tự nhận là đã lý giải thấu đáo. - Năm 1942 trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh - Hoài Chân viết: “Danh từ này mới đặt ra, người ta trao cho nó nghĩa gì thì nó có nghĩa ấy.” - Còn trong Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long lại khẳng định: “Từ trước đến nay đã có nhiều người nói đến và cắt nghĩa thơ Mới, thơ Cũ. Họ phân tách cái khác biệt về hình thức và nội dung giữa hai thứ thơ ấy. Nói đến thơ cũ họ nhìn thẳng vào thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, và cũng chỉ gọi thể thơ ấy là cũ mà thôi. Trong lúc đó những thể thơ như từ khúc, cổ phong... còn cũ hơn thơ Đường luật nữa, vẫn không bị lấy nó làm đối tượng của thơ mới. Thế thì cái mới, cái cũ chỉ là hai danh từ để chỉ sự thay đổi của nền thi ca trong một thế hệ chứ không phải để minh định hình thức và nội dung giữa hai thể thơ.” Về khái niệm "Thơ Cũ" Trong khi đó khái niệm “thơ Cũ" cũng phức tạp tương tự. Bởi nó cũng là một khái niệm mới phát sinh ở đầu thế kỷ XX, do phái mới đặt ra để phân biệt với “thơ Mới". Ngay từ năm 1942, cũng trong Thi nhân Việt nam, Hoài Thanh - Hoài Chân khi tìm cách xác định lại các khái niệm "thơ Mới", "thơ Cũ”, đã phải thốt lên rằng: “Cái danh hiệu thơ cũ ta đã dùng nhiều lần”, nhưng cuối cùng vẫn “mỗi người hiểu một cách” . Nghĩa là khi thơ Mới ra đời, khái niệm “thơ Cũ" phần nhiều được phái mới dùng để chỉ lối TĐL (chủ yếu là lối thất ngôn bát cú trên các báo công khai hồi đó), còn phái cũ lại nhân việc TĐL bị phê phán mà đồng nhất “thơ cũ” với “thơ cổ điển”... Tất nhiên, sau này, nhiều học giả đã xem xét và xác định lại khái niệm “thơ Cũ”. Trong bài Cái mới của thơ Mới từ xung khắc đến hoà giải, tác giả Trần Đình Hượu viết: “đồng nhất “thơ Cũ” với Đường luật thì họ phải phủ nhận cả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, cả những nhà thơ Trung Hoa mà chính họ cũng tôn sùng”. Về khái niệm "Thơ Đường luật" “Thơ Đường luật” phải được hiểu đúng là khái niệm loại thể. Theo chúng tôi, nên thống nhất theo cách hiểu của Từ điển văn học tập II mục Thơ Đường và Thơ Đường Luật, Nxb KHXH, Hà Nội 1983-1984 như sau: “thơ Đường luật (còn gọi là thơ cận thể) thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc. Có ba dạng chính: Thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu), và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật), trong đó thơ bát cú, nhất là thơ thất ngôn bát cú(mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản, vì từ nó có thể suy ra các dạng khác... ” . Có thể thấy đây là một định nghĩa khá chính xác. Nó vừa giải thích được thời điểm, địa điểm ra đời của TĐL, vừa xác định rõ những quy định cách luật mà các thi nhân đời Đường đặt ra. Nó giúp chúng ta thấy rất rõ, thực chất khái niệm “thơ Đường luật” là dùng để chỉ một thể loại thơ ca, chứ không phải là một thời đại, một loại hình, hay một trào lưu thơ ca. Cho nên, không thể nhầm nó với khái niệm “thơ Đường” (một khái niệm rộng, dùng để chỉ toàn bộ thơ ca được sáng tác vào đời Đường (618 - 907) thời đại hoàng kim của lịch sử phát triển thơ ca Trung Quốc ). Cũng không thể nhầm nó với khái niệm luật thi (vì luật thi là khái niệm dùng để chỉ loại thơ thất ngôn bát cú cách luật, mà nhiều sách lý luận của ta đã xác định rất rõ. Chẳng hạn trong “Các thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam” Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã nêu rõ: “Tính theo số câu trong bài, thơ cách luật chia làm ba thể: thể tiểu luật gọi là tuyệt cú (Việt Nam gọi là tứ tuyệt), thể luật thi gọi là bát cú, thể bài luật gọi là hành...”. Càng không thể nhầm với khái niệm “thơ cổ điển”, bởi theo tác giả Trần Đình Sử thì: “thơ cổ điển ở đây không đơn giản là thơ thời cổ xưa, hay thơ của trường phái cổ điển chủ nghĩa, mà là thơ thuộc loại hình thơ ca cổ điển”... IV. Một số vấn đề lý luận thơ Mới Theo GS. Trần Đình Sử sự thay đổi của thơ Mới so với thơ cũ, không phải là vấn đề hình thức thuần tuý, mà còn là phạm vi vấn đề liên quan đến những khả năng nghệ thuật to lớn của thơ Mới, cho phép thay thế vĩnh viễn hệ thống thi pháp cũ, mở ra triển vọng phát triển vô hạn: - Một nhãn quang mới về ngôn ngữ thơ. + Thơ cổ điển: Có thể nói đỉnh cao, chuẩn mực của thơ cổ điển là thơ luật – một hệ thống chặt chẽ hoàn mĩ uyên súc. + Thơ Mới: đem lại một ngôn ngữ thơ gắn với lời nói và dòng cảm xúc của con người. Không đơn giản là thời “thơ văn xuôi” như mọi người từng nhận xét. Câu thơ mới và từ thơ mới mất dần tính độc lập để kết hợp nhau thành giọng, thành tình cảm cá thể. Mau với chứ vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non sắp già rồi” (Xuân Diệu) Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa (TTKH) Câu thơ Mới đã được chủ thể hoá, cá thể hoá cao độ để gắn với lời phân trần, hơi thở dài, tiếng giục giã, câu tâm sự. Chất liệu thơ không phải là từ mà là ngữ. Tại sao cái “tôi” thơ Mới bị lên án? Thơ ca muôn đời vẫn là sự bộc lộ cảm xúc của chủ thể sáng tạo trước con người và tạo vật: “Mây gió cỏ cây xinh tươi kỳ diệu đến đâu hết thảy cũng đều tự trong lòng mình nẩy ra” (Ngô Thì Nhậm). Song nếu trong thơ cổ quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” của nho gia đã lấn át cái tôi cá nhân thì thơ Mới ra đời đồng nghĩa với sự khẳng định cái tôi cá nhân. Trong một đất nước mà hàng ngàn năm lặng lẽ sống trong vòng kiềm toả của lễ giáo phong kiến với “tam tòng” “tứ đức”, “trung hiếu tiết nghĩa”, thì việc khẳng định và đề cao cái tôi cái bản ngã bị xem là trái đạo. Trong thơ cổ điển truyền thống, người ta khó có thể tìm thấy những dấu hiệu của “cái tôi” cá nhân mặc dầu dân tộc Việt Nam không thiếu những nhà thơ đầy bản lĩnh. Nhưng chủ nghĩa trữ tình của văn học quá khứ là trữ tình phi ngã nên khi bộc lộ cảm xúc, chủ thể trữ tình thường tự dấu mình đi: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bà huyện Thanh Quan) Hoặc tâm sự có riêng hơn một chút nhưng vẫn còn quá mờ nhạt: Ta nhớ người xa cách núi sông Người xa xa lắm nhớ ta không? (Trần Tế Xương) Tất cả cùng đều là tâm trạng, đều là “phát khởi tự trong lòng” (Lê Quý Đôn), nhưng thiếu hẳn màu sắc cá thể hoá trong cảm thụ và sáng tạo thẩm mĩ, nên có thể gắn tâm tình ấy cho một ai khác nghe vẫn xuôi xuôi. Thơ Mới hoàn toàn khác: thơ Mới là thơ của cái tôi, viết về “cái tôi”. Một số nhà thơ Mới tiêu biểu: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ.
Tài liệu đính kèm: