Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn lớp 8 – Trường THCS Đông Tiến

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn lớp 8 – Trường THCS Đông Tiến

Buổi 1: Bài 1: TÔI ĐI HỌC

I.Mục tiêu cần đạt:

-Củng cố lại kiến thức về văn bản “ Tôi đi học” đề HS nắm được kiến thức cơ bản của văn bản.

--HS tìm thấy mối quan hệ giữa các từ ngữ trong ngôn ngữ .Đó là mối quan hệ rộng –hẹp về nghĩa giữa các từ ngữ.

- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.Tính thống nhất của chủ đề văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng nhất tạo nên văn bản ,phân biệt văn bản với những câu hốn độn.

-Giúp HS làm các bài tạp cơ bản và bài tập nâng cao.

II. Nội dung ôn tập

1. Xuất sứ và chủ đề của văn bản “ Tôi đi học”

a. Tác giả ,tác phẩm:

–Thanh Tịnh là bút danh của Trần văn Ninh .Sinh năm 1911 tai thành phố Huếvà mất năm 1988.Trước năm 1945 vừa dạy học vừa viết văn.Sau cách mạng ông làm công tác văn hoá,văn nghệ trong quân đội;nhiều năm phụ trách tạp chí Văn nghệ quân đội với cấp hàm đại tá.

–Thanh Tịnh làm thơ viết văn .Tác phẩm gồm có:

+ Truyện “ Quê mẹ,chị và em;ngậm ngiả tìm trầm;Xuân và Xinh;những giọt nước biển.

 

doc 70 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn lớp 8 – Trường THCS Đông Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan 05/9/2010
Ngày dạy 9/9/2010
Buổi 1: Bài 1: Tôi đi học
I.Mục tiêu cần đạt:
-Củng cố lại kiến thức về văn bản “ Tôi đi học” đề HS nắm được kiến thức cơ bản của văn bản.
--HS tìm thấy mối quan hệ giữa các từ ngữ trong ngôn ngữ .Đó là mối quan hệ rộng –hẹp về nghĩa giữa các từ ngữ.
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.Tính thống nhất của chủ đề văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng nhất tạo nên văn bản ,phân biệt văn bản với những câu hốn độn.
-Giúp HS làm các bài tạp cơ bản và bài tập nâng cao.
II. Nội dung ôn tập
Xuất sứ và chủ đề của văn bản “ Tôi đi học”
Tác giả ,tác phẩm:
–Thanh Tịnh là bút danh của Trần văn Ninh .Sinh năm 1911 tai thành phố Huếvà mất năm 1988.Trước năm 1945 vừa dạy học vừa viết văn.Sau cách mạng ông làm công tác văn hoá,văn nghệ trong quân đội;nhiều năm phụ trách tạp chí Văn nghệ quân đội với cấp hàm đại tá.
–Thanh Tịnh làm thơ viết văn .Tác phẩm gồm có:
+ Truyện “ Quê mẹ,chị và em;ngậm ngiả tìm trầm;Xuân và Xinh;những giọt nước biển.
+ Thơ: Hận chiến trường;Sức mồ hôi;Đi từ giưũa một mùa sen.
–Phong cách nghệ thuật : Tình cảm nhẹ nhàng,trong sáng thiết tha và êm dịu là hồn thơ ,chất văn vủa Thanh Tịnh.
Xuất sứ và chủ đề:
Văn bản in trong tập “ Quê mẹ” được xuất bản năm 1941.
Truyện đã thể hiện tình cảm trong sáng hồn nhiên,tâm trạng hồi hộp ,bâng khuâng của một em bé trong buổi tựu trường.Em như một con chim con đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
2.Hính ảnh so sánh trong bài:
-Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
-Trước mắt tôi truờng Mĩ Lí trông vừa xinh sắn vừa oai nghiêmnhư cái đình làng Hoà ấp.
-Họ như một con chim con đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
3.Cảm nghĩ về hình ảnh bà mẹ của nhân vật tôi được nói tới trong bài.
_ GV hướng dẫn HS tự suy nghĩ.
4.Phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường được thể hiện trong truyện.
_ GV hướng dẫn HS tự suy nghĩ.
5.Phân tích và nêu cảm nhận của em về chất thơ trong văn bản.
 Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn.Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật ,tình tiết ,tâm trạng...dạt dào cảm xúc.
 Cảnh một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh mẹ âu yếm dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc dài và đẹp.Cảnh mấy học trò nhỏ “ áo quần tươm tất,nhí nhảnh gọi tên nhau,trao sách vở cho nhau xem.Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội.Cánh sân trường M<ĩ Lí dầy đặc cả người ,tất cả đều quần áo sạch sẽ ,gương mặt vui tươi và sáng sủa.Cánh học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,ngập ngừng e sợ nhiều mơ ước như một con chim con đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay, ...Cảnh bé nào cũng thấy hồi hộp một hồi trống trường thúc vang dội cả lòng,hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng ,khi nghe ông đốc gọi tên...một mùi hương lạ xông lên trong lớp,một con chim đứng đậu bên củă sổ ,rụt rè hót rồi vội vã bay cao,cảnh bàn ghế ,những hình treo trên tường...đều làm cho chú bé học trò bé bỏng bỡ ngỡ thấy lạ và hay.
 Chất thơ tỏ ra từ giọng nói ân cần ,cặp mắt hiền từ của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò với gương mặt tưoi cười 
 Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con.Bốn lần Tanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: mẹ tôi âu yếm năm tay tôi dẫn đi trên con đường làng thân thuộc dài và đẹp,bàn tay mẹ cầm bút thước cho con .Lúc đứng xếp hàng ,đứa con cảm thấy có một bàn tay dịu dàng của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ .Lúc đứa con trai bé bỏng nức nở khóc thì bàn tay mẹ hiền một bàn tay quen quen nhẹ vuốit mái tóc con.Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm đầy tình thương con của mẹ.
 Chất thơ của truyện Tôi đi học còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị,ở giọng văn nhẹ nhàng ,trong sáng,goịư cảm.Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm thấy chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng.
 “Hàng năm cứ vào cuối thu ,lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bang bạc ,lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoc tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng...
 Thật vậy “tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi rất thơ và xúc động.
6. Phân tích truyện tôi đi học và nêu cảm nghĩ của em
7.Học thuộc lòng đoạn vanư sau đây: 
 “Hàng năm cứ vào cuối thu ,lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bang bạc ,lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoc tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng...
Ngày soan 05/9/2010
Ngày dạy11/9/2010
Buổi 2: Bài 2: Trong lòng mẹ
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh củng cố lại được tình cảm đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với người mẹ.
 - Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, thắm đượm chất trữ tình.
II. Nội dung ôn tập
1.Vài nét về tác giả và xuất sứ của tác phẩm
*.Tác giả ,tác phẩm:
- Nguyễn Nguyên Hồng ,bút danh Nguyên Hồng ,sinh năm 1918 và mất năm 1982.Ông sinh ở thành phố Nam Định , nhưng Hải Phòng –cửa biển đã khơi dậy và gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông.Chưa học hết tiểu học nhưng nhờ tự học ,sống từng trãi và giàu tình thân ái mà Nguyên Hồng đã trở thành một cây bút đặc sác ,độc đoa scủa nền văn học Việt nam hiện đại.
 Tác phẩm gồm có : Bỉ vỏ,những ngày thơ ấu,Cửa biển( 4tập) và tập thơ Trời xanh cùng nhiều truyện ngắn khác.
 Nhớ Nguyên Hồng người ta hay nhắc đến bài thơ” Cửu Long giang ta ơi !” và ahi tác phẩm đầu tay của ông : : Bỉ vỏ( 1930),những ngày thơ ấu ( 1938).,những rung động mãnh liệt ,chân thành,những trang đời đầy mồ hôi và nước mắt vừa giàu giá trị hiện thực,vừa chứa chan tinh thần nhân đạo của trang văn Nguyên Hồng từng làm xúc động lòng người gần xa.
* Xuất sứ và chủ đề:
 -Nguyên Hồng viết Những ngày thơ ấu vào năm 1938 ,khi ông vừa tròn 20 tuổi .đây là tác phẩm thứ hai của ông .Tập hồi kí gồm có 9 chương :
 1.Tiếng kèn.
 2 Chúa thương xót chúng tôi.
 3.Truỵ lạc.
 4.Trong lòng mẹ.
 5.Đêm nô-en.
 6.Trong đêm đông.
 7.Đồng xu cái.
 8.Sa ngã.
 9.Một bước ngắn.
- Trong lòng mẹ là chương 4 của hồi kí Những ngày thơ ấu.
-Đoạn trích thể hiện nổi đau bị sỉ nhục,nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ ,kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau hơn một năm dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ
2.Tóm tắt tác phẩm “Những ngày thơ ấu”.
-Gv hướng dẫn HS tóm tắt
3. Tóm tắt đoạn trích “ Trong lòng mẹ”
-Gv hướng dẫn HS tóm tắt
4.Nguyên Hồng viết : “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ (...) mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng “.Em hãy phân tích chương “ Trong Lòng mẹ “ để làm sáng tỏ ý tưởng đó.
 - Gv hướng dẫn HS làm 
5.Đọc chương Trong lòng mẹ trích tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ta thấy: bé Hồng có một tình cảm yêu thương mẹ thật là thắm thiết .Em hãy chứng minh và nói lên cảm nghĩ của mình.
 - Gv hướng dẫn HS làm 
6.Phân tích nhân vật bé Hồng qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ” 
- Gv hướng dẫn HS phân tích
7.Phân tích nhân vật bé Hồng qua tác phẩm : Những ngày thơ ấu ( chủ yếu dựa vào chương IV “ Trong lòng mẹ
 - Gv hướng dẫn HS phân tích
8.Cảm nhận về nhân vật bà cô của bé Hồng qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ”
9.Phân tích chương IV” Trong lòng mẹ trích trong tác phẩm nhuiững ngày thơ ấu của Nguyên Hồng( Yêu cầu là lập dàn ý).
* Lập dàn ý:
1.Mở bài:
 Đoạn văn Trong lòng mẹ nói lên nỗi đau xót,tuỉ cực của bé Hồng khi ngày đầu giỗ bố sắp đến mà mẹ tha phuơng cầu thức vẫn chưa về;đồng thời ghi lại niềm vui hạnh phúc sung sướng của em sau một năm xa cách mẹ được gặp lại mẹ ;được ngã đầu vào cánh tay mẹ thưong yêu.
 2,Thân bài:
 a.Cảnh ngộ đầy bi kịch đáng thương.
 -Sau khi bố mất,mẹ đi bước nữa “ chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”.Mẹ vào Thanh Hoá “ Tha phương cầu thực”
 Bé Hồng và em Quế đã mồ côi bố lại phải xa mẹ ,sồng thui thủi cô đơn,ăn chức nằm chờ giữa sự ghẻ lạnh,cay nghiệt của họ hàng bên nội giàu có.Hình ảnh bà cô rất ghê tởm,tìm đủ mọi điều xấu xa để nói về người mẹ bé Hồng ,:cố ý gieo rắc” vào đầu non nớt của đứa cháu “ những hoài nghi “ để li gián tình mẹ con,làm cho đứa con “ khinh mệt và ruồng rẫy mẹ minh.
 Bé Hồng đã trãi qua nhiều đau đớn tủi cức.Lúc thì lòng thắt lại khoé mắt cay cay . Lúc thì nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi cha hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ.Có khi trước những lời xúc xiểm của bà cô nanh ác ,cổ họng bé Hồng nghẹn ứ khóc không ra tiếng.Tuy vậy bé Hồng vẫn thương mẹ,em ghê sợ bà cô ,em căm thù những cổ tục ,những thành kiến tàn ác ,em muốn vồ ngay lấy mà nhai mà nghiến , cho kì nát vụn mới thôi
 Tác giả đã tự thuật bi kịch và cảnh ngộ ,thân phận mình rất chân thức và cảm động .Nỗi đau khổ của đứa trẻ mồ côi phải sống nhờ là bất hạnh lắm rồi.Đó là giá trị nhận đạo của những dòng hồi kí ,tự thuật này.
b.Người mẹ có một êm dịu vô cùng...
 -Đến ngày giỗ đầu của bố,bé Hồng phải gửi thư cho mẹ ,mẹ cũng về .Mẹ đem cho bé Hồng và em Quế rất nhiều quà.Tan học về,em gặp lại mẹ,hơi bất ngờ ,ngạc nhiên,niềm vui sướng không kể siết!.
 -Như linh cảm thiêng liêng,chợt thấy bóng một người ngồi trên xe,mà em nhận ra mẹ,chạy đuổi theo,cất tiếng gọi rối rít:” Mợ ơi! mợ ơi!mợ ơi!Đó là tiếng gọi mừng vui của tuổi thơ gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách.Có trãi qua cảnh ngộ mồ côi bố,sống cô đơn mới có cảm xúc này.
 - Phút đầu gặp lại mẹ được kể lại sống ,rất cảm động .Mẹ cầm nón vẫy...mẹ kéo tay con ,xoa đầu con hỏi...Con oà lên khóc nức nở,mẹ cũng sụt sùi theo”...Mẹ vẫn tuơi sáng ,đôi mắt trong,nước da mịn,gò má màu hồng.Con vô cùng sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Mẹ thân yêu đâu có rách rưới...xanh bủng ....gầy rạc.... như người cô nói,trái lại mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc.
 Được sống trong lòng mẹ là hạnh phúc tột độ của bé Hồng .Em sung sướng ,đầu ngã vào cánh tay mẹ,bao cảm giác ấm áp đã mất đi ,nay lại mơn man kắp da thịt.Mùi thơm tho từ miệng xinh xắn nhai trầu của mẹ làm cho bé vô cùng hãnh diện.Phút giây gặp lại mẹ,được bé Hồng nói là là những phút rạo rực và em khẳng định ngợi ca: người mẹ có một êm dịu vô cùng.
3.Kết bài:
 a.Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực .Chương Trong lòng mẹ rất chân thực và cảm động.Đó là giá trị văn chương.Lòng yêu kính mẹ,niếm sung sướng và tự hào được gặp lại mẹ,giọt nước mắt,cảm giác êm dịu...đó là tình mẫu tử ,lòng hiểu thảo,là giá trị nhân văn.
 b. Nguyên Hồng là n ... Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL: 
1. Đọc đoạn văn sau:
“Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau. Nhân nghĩa là 1 khái niệm đạo đức của Nho gia. Chữ nhân vốn có nd rất rộng. Hạt nhân của chữ nhân là chỉ sự tương thân tương ái giữa con người với nhau. Chữ nhân của Nho gia thể hiện khuynh hướng trọng dân, nghĩa là đối với dân phải khoan dung, nhân ái. Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lí. Nghĩa theo tư tưởng tích cực của Nho gia là lấy lợi ích của nhân dân, của đan tộc làm gốc.”
2. Tìm luận điểm của đoạn văn?
	- Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau.
3. Đoạn văn được trình bày theo cách nào?
	- Đoạn diễn dịch.
4. Hãy chuyển thành đoạn quy nạp?
	- Gợi ý: Chuyển câu chủ đề xuống cuối đoạn.
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học để ngày mai lập nghiệp.
	- Gợi ý: Tìm luận cứ: + Mục đích của việc học.
 + Để đạt được mục đích đó, cần học như thế nào?
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 doạn trong văn bản.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 27
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Thuế máu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nguyễn ái Quốc sống và hoạt động ở Pari – thủ đô nước Pháp. 
b. Tác phẩm: 
	- XB 1925 bằng tiếng Pháp.
	- TP gồm 12 chương và phần phụ lục “Gửi thanh niên”.
	- TP vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn thực dân được che đậy bằng những mĩ từ khai hoá, văn minh, công lí Thực chất chúng đã áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn vô cùng dã man. TP chính luận này có giá trị lớn, đóng góp về nhiều mặt: chính trị, sử học, văn học.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Vai XH là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai XH được x/đ bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang bằng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gđ và xã hội);
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
	* Vì quan hệ XH vốn rất đa dạng nên vai XH của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần x/đ đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
III. Phần Tập làm văn:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
+ Văn NL rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố BC giúp cho văn NL có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, người nghe.
+ Để bài văn NL có sức BC cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết, nói và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc phải chân thực và không được phá vỡ mạch NL của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 26 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL: 
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 28
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Đi bộ ngao du: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Giăng Giắc Ru-xô (1712 – 1778) là nhà văn, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp TK 18. 
b. Tác phẩm: 
	- Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762), Ru-xô bàn về chuyện gioá dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến lúc trưởng thành qua câu chuyện về chú bé Ê-min.
	- Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, tg dùng những lí lẽ và thực tiễn c/s mà bản thân đã trải qua để tạo nên lập luận chặt chẽ, sinh động, có sức thuyết phục. Qua bài văn, có thể thấy rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại (tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia hội thoại nói được gọi là lượt lời.
	Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.
	Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là 1 cách biểu thị thái độ.
III. Phần TLV: 
HD HS : Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận:
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 27 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT
ôn tập Tuần 29
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Trong 1 câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ cho thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có thể:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói).
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+ Liên kết câu với những câu khác trong VB.
+ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
II. Phần TLV:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
I. BTTN: Bài 28 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 30
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Tác giả: Mô-li-e – nhà viết hài kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Nét độc đáo của kịch Mô-li-e là tg luôn phát hiện ra những khía cạnh bi đát của XH Pháp thời vua Lu-i XIV và thẻ hiện chúng dưới hình thức hài kịch.
* TP: “Trưởng giả học làm sang”: trình diễn lần đầu vào ngày 14/11/1670 tại Săm-bơ cho triều đình xem; Là 1 trong những vở kịch thành công nhất của Mô-li-e.
- Đoạn trích: 
+ Là lớp kịch kết thúc hồi II của vở kịch 5 hồi.
+ Gồm 2 cảnh: Ông giuốc-đanh và bác phó may.
 Ông Giuốc-đanh và các thợ phụ.
+ Đoạn trích được XD hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiến cười sảng khoái cho khán giả.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu (Tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm: 
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II. Phần TLV:
HD HS : Luyện tập về Đưa các yếu tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 29 ():
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
1
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong ngu van 8.doc