Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - Tuần 1

Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - Tuần 1

TUẦN 1

C/ Phần tiếng việt :

- Cấp độ khái quát của từ

- Trường từ vựng

- Từ tượng hình, từ tượng thanh

- Từ địa phương và biệt ngữ xã hội

- Trợ từ, thán từ

- Nói quá, nói giảm, nói tránh

- Câu ghép

- Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm

- Câu nghi vấn, câu cầu khiến

- Câu cảm thán, câu trần thuật

- Câu phủ định

- Hành động nói

- Hội thoại

- Lựa chọn trật tự từ trong câu

- Chữa lỗi diễn đạt(lỗi logic)

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/10/ 2010
Ngày dạy: /10/2010
Tuần 1
C/ Phần tiếng việt : 
Cấp độ khái quát của từ
Trường từ vựng
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
Trợ từ, thán từ
Nói quá, nói giảm, nói tránh
Câu ghép
Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm
Câu nghi vấn, câu cầu khiến
Câu cảm thán, câu trần thuật
Câu phủ định
Hành động nói
Hội thoại
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Chữa lỗi diễn đạt(lỗi logic)
Ngày soạn:01/10/ 2010
Ngày dạy: /10/2010
Tuần 1
Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - trường từ vựng
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1. Khái niệm: 
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ chính là sự khái quát về nghĩa từ ngữ theo những cấp độ khác nhau ( rộng - hẹp)
Xét mối quan hệ nghĩa của từ ngữ chỉ khi chúng cùng trường nghĩa 
Tính chất rộng hẹp của từ ngữ chỉ là tương đối mà thôi
Các từ ngữ có nghĩa hẹp thường có tính chất gợi hình cụ thể hơn từ ngữ có nghĩa rộng
II. Luyện tập
 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau đây
Phương tiện vận tải: xe, xe máy, xe hơi, thuyền, thuyền thúng, thuyền buồm
Tính cách: hiền, ác, hiền lành, hiền hậu, ác tâm, ác ý
 2. Tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong các từ : hoa, chim, chạy, sạch
 3. Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho các nhóm từ sau:
Ghì, nắm, ôm
Lội, đi, bơi
 4. Giải thích sự khác nhau về phạm vi nghĩa của các cặp từ sau:
Bàn và bàn gỗ
Đánh và cắn
2. Luyện tập
* Bài 1: Tìm từ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp của các từ sau?
* Lúa: - Nghĩa rộng : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám thơm, lúa chiêm, lúa mùa, lúa hai dòng, lúa bắc thơm...
 - Nghĩa hẹp :lương thực, thực vật, ...
* Hoa - Có nghĩa rộng : hoa hồng, hoa lan,...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :thực vật, cây cảnh, cây cối,..
* Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,...
2. Bài tập 2
- TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ:
- Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... 
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,...
- Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: 
+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... 
+Hoạt động của đầu: húc, đội,...
+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,...
- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,...
- Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,...
*Từ tượng hình gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người
*Từ tượng thanh gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người
*Công dụng: gợi được h/a âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao.
- Các từ tượng hình tượng thanh là soàn soạt, ha hả,
 hì hì, hô hố, hơ hớ, bịch, bốp
- Các từ tượng hình: Lò dò, khật khưỡng,ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu. rón rén, lẻo khẻo,chỏng quèo.
Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của các nhóm từ ngữ 
 a Phương tiện vận tải
 Xe Thuyền
Xe máy Xe hơi Thuyền thúng Thuyền buồm
 b) Tính cách
 Hiền ác
 Hiền lành Hiền hậu ác tâm ác ý
2 .Các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nằm trong các từ ngữ đã cho là 
 hoahồng sáo 
a. Hoa hoa huệ b. Chim tu hú 
 hoa lan sẻ
 chạy nhanh sạch tinh
 c. Chạy đ ều d. Sạch sạch sẽ
 bền sạch đẹp
 Từ ngữ có nghĩa khái quát cho các nhóm từ đã cho là:
Ghì, nắm, ôm là từ giữ 
Lội, đi, bơi là từ di chuyển
Sự khác nhau về phạm vi nghĩa
Bàn và bàn gỗ
 Bàn chỉ chung các loại đồ dùng được làm bằng gỗ, nhựa, sắt, đá có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc. Còn bàn gỗ chỉ loại bàn làm từ chất liệu gỗ
 b. Đánh và cắn
Trường Từ Vựng
. 
Cho các đoạn văn sau :
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chữa đẻ với người khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm.
Tìm các từ cùng trường nghiã với từ đau đớn. Gọi tên cho những từ này.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om.
Tìm các từ ngữ thuộc hai trường nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây cọ.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những cây chà là chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh, chim gà đẩy đầu hói như những ông thầy tu trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân .nhiều con chim lạ rất to đậu đến quằn nhánh cây .
 Tìm các từ thuộc trường nghĩa chỉ hoạt động của chim.
Bài làm 
1.Tìm các từ cùng trường nghĩa
Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn là: sợ hãi, thương, căm tức - trường tâm trạng, tình cảm của con người .
Các từ cùng trường nghĩa cây cọ là: Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ 
Các từ thuộc trường nghĩa hoạt động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, chen, vươn, rụt cổ, nhìn, đứng 
Đặt tên cho các trường từ vựng sau:
sách, vở, bút, giấy, mực, thước, com-pa, êke,..
hiền, lành, hiền lanh, độ lượng, tốt, tốt bụng, ác, ác độc, hẹp hòi, ích kỉ, xấu, xấu bụng,..
? Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các VD sau?
VD:
a) Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
b) Dôc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
c) Thân gầy guộc lá mong manh
 Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
d) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
 Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
1. Bài tập 1
 -Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được dùng ở 1 địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
- Nón: mũ và nón, thơm: quả dứa, trái: quả, chén: cái bát, cá lóc: cá quả, ghe: thuyền, vô: vào.
-Mè đen - vừng đen; quả dứa (Nam Bộ).
Gạch chân các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong các VD sau. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng và tầng lớp sử dụng biệt ngữ xã hội này?
VD:
a) Con ra tiền tuyến xa xôi
 Yêu bầm (mẹ) yêu nước cả đôi mẹ hiền
b) Chuối đầu vườn đã lổ (trổ)
 Cam đầu ngõ đã vàng
 Em nhớ ruộng nhớ vườn
 Không nhớ anh răng (sao) được
c) Nó đẩy (bán) con xe với giá hời
d) Lệch tủ (không trúng phần mình học) nên nó không làm được bài kiểm tra.
e) Con nín đi! Mợ (mẹ) đã về với các con rồi mà
? Đọc các ví dụ sau và rút ra trật tự của trợ từ?
1. Bài tập 1
a. Tôi thì tôi xin chịu.
b. Chính bạn Lan nói với mình như vậy.
c. Ngay cả cậu cũng không tin mình ư?
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: đứng ngay trước từ mà nó muốn nhấn mạnh;
- Trợ từ biểu hiện thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
* Đặc điểm của thán từ: 
- Dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó
- Thường làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập.
* Tìm những câu văn, câu thơ có dùng thán từ thể hiện rõ hai đặc điểm trên.
a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! 
Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời. 
b. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?
c. Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ.
VD	
a. Nó hát những mấy bài liền.
b. Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.
c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
d. Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự.
e. Anh tôi toàn những lọ là lọ.
Gợi ý: 
- Trường hợp a, e: trợ từ nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ;
- Trường hợp b, c, d: Nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
Đặt câu	A! Mẹ đã về!
	Eo ơi, con lươn những 20kg.
? Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ?
? Tình thái từ có những chức năng gì? Nêu cách sử dụng?
1. Bài tập 1 
 - Là những từ dùng để thêm vào câu và tạo các kiểu câu.
VD: à, ư, hử, hả, thay, sao đi, nào, với, ạ, nhé, cơ, mà
 - Chức năng + Tạo câu nghi vấn, khẳng định, cảm thán
 + Biểu thị sắc thái của câu 
- Sử dụng tính thái từ phải chú ý sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
? Cho ví dụ sau. Đọc kĩ và tìm tình thái từ?
ví dụ:
a. U nhất định bán con đấy à? U không cho con ở nhà nữa ư? à "à, ư" tạo câu nghi vấn.
b. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng 
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn. à "chăng" tạo câu nghi vấn.
c. Này u ăn đi! U ăn khoai đi để . à "đi" tạo câu cầu khiến.
d. Em không! Nào! Em không cho bán chị Tí nào! à "nào" tạo câu cầu khiến.
e. Mẹ cho con đi với. à "với" tạo câu cầu khiến.
g. Sướng vui thay tất cả của ta 
 ồ tất cả của ta đây sướng thật! à "Thay, ồ, thật" tạo câu cảm thán.
h. Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ!
i. Thế nó cho bắt à? à "à" tạo câu nghi vấn.
? Xác định chức năng của tình thái từ trong các câu sau
Xác định 
a. Em chào thầy. 
b. Chào ông, cháu về.
c. Con đã đi học về rồi. 
d. Mẹ ơi, con đi chơi một lát. 
à Trong giao tiếp, những phát ngôn trên thường bị phê phán bởi nó chưa thể hiện đúng thái độ tình cảm trong giao tiếp của người dưới đối với người trên, của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi. Bởi vậy, cần thêm "ạ" vào cuối mỗi câu.
? Từ “vậy” trong các câu sau có gì đặc biệt? ý nghĩ của các từ "vậy" khác nhau vì sao
Ví dụ
a. Anh bảo sao tôi nghe vậy. à Chỉ từ.
b. Không ai hát thì tôi hát vậy. à Tình thái từ.
c. Bạn Lan hát vậy là đạt yêu cầu. à Chỉ từ.
? Đặt câu có các tình thái từ biểu thị thái độ khác nhau?
Đặt câu 
- Con nhất thiết phải đi ạ! à Miễn cưỡng
- Đã khuya lắm rồi mẹ ạ! à Kính trọng 
- Con hay ngại việc nhất đấy nhé! à Thân mật
? Em hiểu nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
1. Bài tập 1
-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
*Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Vắt chân lên cổ
? Đặt câu có sử dụng nói quá?
Đặt câu 
 +Thuý Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Ông cha ta đã phải lấp biển vá trời. 
+ Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển
+ Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
+ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
+ Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
2. Bài tập 2
- Nói giảm, nói tránh là 1 biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
? Đặt câu có sử dụng nói giảm, nói tránh ?
VD: 
Chị xấu quá chị ấy không xinh lắm
Anh già quá! Anh ấy không còn trẻ.
Giọng hát chua! Giọng hát chưa được ngọt lắm.
- Cái áo của cậu không đẹp lắm
- Bài văn của mình chưa sâu lắm
- Chiếc đồng hồ đeo tường không có hoa văn.
1. Bài tập 1
- Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là 1 vế câu.
- Có 2 cách nối các vế câu
+Dùng những từ có tác dụng nối
+Không dùng từ nối.
 Lấy VD
 + Những ý tưởng ấy tôi/ chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi/ không biết ghi và ngày nay tôi/ không nhớ hết.
 - Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
1. Bài tập 1
*Dấu ngoặc đơn 
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thông tin)
*Dấu hai chấm
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
*Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ, ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ, ngữ, câu hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,...

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong van 8 ky I(1).doc