Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 6

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 6

Tuần 21 – Bài 20, tiết 81

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Kết quả cần đạt:

1. Giúp học sinh hiểu được niềm vui sảng khoái của HCM trong những ngày sống và làm việc gian khổ tại Pác Bó, qua đó thấy vẻ đẹp của tâm hồn Bác: vừa là chiến sỹ cách mạng vờa là khách lâm tuyền sống hoà nhịp với thiên nhiên. Giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật rất cổ điển nhưng cũng rất mới mẻ hiện đại.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Câu cầu khiến và bài TLV thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, với lịch sử thời kỳ 1940, Bác mới về nước hoạt động, các bài thơ đã học của Bác và cả những văn bản sắp học.

3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.

4. Chuẩn bị: Sưu tầm ảnh Bác ngồi tại Pác Bó, tìm đọc một số bài thơ Bác sáng tác thời kỳ này và những bài viết về Bác của Tố Hưũ, CLV.

Tiến trình thực hiện các hoạt động trên lớp.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

1. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Khi con tu hú. Nhan đề bài thơ gợi cảm xúc ra sao?

2. Cảnh mùa hè đã được hiện ra như thế nào qua bài thơ? Không khí và cảnh vật ấy nói lên điều gì về tâm hồn c của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu.

Hoạt động 2: Dẫn vào bài:

Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – Chú thích văn bản:

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tuần 21 – Bài 20, tiết 81
Tức cảnh Pác Bó
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh hiểu được niềm vui sảng khoái của HCM trong những ngày sống và làm việc gian khổ tại Pác Bó, qua đó thấy vẻ đẹp của tâm hồn Bác: vừa là chiến sỹ cách mạng vờa là khách lâm tuyền sống hoà nhịp với thiên nhiên. Giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật rất cổ điển nhưng cũng rất mới mẻ hiện đại.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Câu cầu khiến và bài TLV thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, với lịch sử thời kỳ 1940, Bác mới về nước hoạt động, các bài thơ đã học của Bác và cả những văn bản sắp học. 
3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
4. Chuẩn bị: Sưu tầm ảnh Bác ngồi tại Pác Bó, tìm đọc một số bài thơ Bác sáng tác thời kỳ này và những bài viết về Bác của Tố Hưũ, CLV.
Tiến trình thực hiện các hoạt động trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Khi con tu hú. Nhan đề bài thơ gợi cảm xúc ra sao?
2. Cảnh mùa hè đã được hiện ra như thế nào qua bài thơ? Không khí và cảnh vật ấy nói lên điều gì về tâm hồn c của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài:
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – Chú thích văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Dựa vào những gợi ý ở trên cùng Chú thích SGK, em hãy cho biết bài thơ này được Bác viết trong thời gian nào?
HS nêu thời gian: Khi Bác đã về nước, sống tại hang Pác Bó (Cao Bằng), lãnh đạo phong trào cách mạng. đây là những tháng ngày gian khổ và đầy hiểm nguy, song cũng là quãng thời gian Bác sống rất lạc quan vui vẻ
? Người làm thơ, khi nhân một sự việc, một cảnh tượng nào đó mà cảm hứng thì thơ ấy thường gọi là tức cảnh, sinh tình. Từ đây, có thể hiểu thế nào về nhan đề của bài thơ?
Cảnh Pác Bó, nơi diễn ra cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác trong những ngày cách mạng gian khó đã gợi lên niềm cảm hứng trữ tình trong Bác để Người cao hứng làm thơ. Bài thơ vì vậy mang tựa đề Tức cảnh Pác Bó.
? Hãy quan sát cấu tạo câu chữ, vần của bài thơ để gọi tên đúng thể thơ của văn bản?
? Đọc bài thơ, dễ dàng nhận thấy phương thức biểu đạt chính là gì?
Thể thơ TNTT, giống bài thơ Nguyên tiêu nhưng được viết bằng chữ quốc ngữ.
Biểu cảm kết hợp với tự sự.
? Bài thơ có thể được tách bố cục ra sao?
+ 3 câu đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.
+ Câu 4: Cảm nghĩ của Bác.
? Là một bài thơ tứ tuyệt, cần đọc như thế nào? hãy đọc thử.
? Cảm nhận chung của em về bài thơ sau khi đọc?
GV chuyển:
Bài thơ 4 câu tự nhiên, bình dị, giọng thơ thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên niềm vui nhẹ nhàng, thư thái, sang khoái của con người thấy bằng lòng và yêu thích cuộc sống của mình. ý nghĩa tư tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó. Vậy, phân tích bài thơ cũng chính là tìm hiểu cho được niềm vui thích ấy của chủ thể trữ tình
HS nêu cách đọc: giọng đọc vui thích, hóm hỉnh, tràn đầy niềm vui, chắc khoẻ.
Nhịp điệu âm hưởng vui, nhẹ nhàng, trong sáng
Hoạt động 4: Hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản:
1. Thú lâm tuyền của Bác
? Đọc câu thơ đầu và cho biết, ý thơ nói lên điều gì?
? Cách diễn đạt của câu thơ có gì đáng chú ý?
? Cách diễn đạt ấy gợi cho em cảm nhận về một nhịp sống như thế nào của con người?
? Hai hoạt động: ra bờ suối và vào hang của người cách mạng nên được hiểu như thế nào?
(GV có thể cho các em xem tranh, ảnh về Bác khi ngồi bên bàn viết là phiến đá bên suối và hang Pác Bó)
? Nhịp sống thư thái hoà hợp giữa cảnh với người đó gợi em liên tưởng đến cuộc sống và tâm trạng của một thi nhân nào trong thời đại trước đây (đã học trong chương trình Ngữ Văn 7)?
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
=> Nói đến cuộc sống hàng ngày diễn ra tại nơi đây của con người với hai hoạt động chính ra suối – vào hang, trong hai thời điểm: sáng – tối. 
Câu thơ ngắt thành hai vế sóng đôi: 4/3, với hai hình ảnh đối xứng về thời gian và không gian, về hoạt động của con người:
Sáng - tối; bờ suối – hang; ra – vào.
HS 2 – 3 em nói lên cảm nhận. Nhìn chung thấy được đó là nhịp sống đều đặn, nhịp nhàng hoà hợp với thiên nhiên. Thiên nhiên với con người dường như không có khoảng cách.
+ Ra suối: tức là ra nơi làm việc của Bác mà bàn viết là một phiến đá bên bờ suối.
+ Vào hang: là trở vào hang Pác Bó là nơi sinh hoạt hằng ngày sau khi làm việc: nơi Bác nghỉ ngơi.
=> Cuộc sống rất giản dị, thường xuyên diễn ra trong những tháng ngày Bác sống tại Cao Bằng.
HS có thể liên hệ đến cuộc sống và tâm trạng của Nguyễn Trãi tại Côn Sơn: Sống ung dung, thư thái và hoà hợp với thiên nhiênDường như giữa thiên nhiên và con người không có sự cách biệt mà trái lại, con người lập tức hoà vào nhịp vận động của thiên nhiên, ung dung và thoải mái trong nhịp sống đó.
? Cùng với nhịp sống là một nếp sinh hoạt ăn uống và làm việc ra sao?
?Dựa vào SGK, hãy giải thích rõ nghĩa lời thơ: cháo bẹ rau măng?
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
+ Cháo bẹ: cháo ngô.
+ rau măng: rau là măng rừng.
=> cháo ngô và măng rừng là những thức ăn luôn sẵn có trong bữa ăn hàng ngày của Bác.
? Có người cho rằng: cụm từ vẫn sẵn sàng nên hiểu là cuộc sống gian khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng làm việc. Em có đồng ý với cách hiểu đó không? Tại sao?
HS trình bày ý kiến cá nhân, có thể đồng tình và phản đối.
GV bổ sung; Hiểu như thế không phải không có cơ sở, dựa vào chính âm hưởng toát lên của bài thơ và tinh thần làm việc của Bác những năm tháng sống tại nơi này. Tuy nhiên, đặt chung vào mạch cảm xúc thơ Bác, thì có lẽ hiểu như thế có phần chưa thoả đáng, chưa thật đúng với con người vốn rất khiêm tốn và không lên gân, cao giọng là Bác. Trong một bài thơ Bác viết khi sống tại Việt Bắc cũng có những câu thơ tương tự:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
=> Với Bác được sống giữa núi rừng, có suối, có hang, có vượn hót chim kêu thật là thích thú, thật là đầy đủ, thoả thích để hưởng thú vui sống thanh bạch, nhẹ nhàng.
? Bác đã làm việc như thế nào trong hoàn cảnh sống đó?
? Vậy, ba câu thơ đầu cho em cảm nhận được thế nào về con người Hồ Chí Minh?
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng: Cuộc sống và diều kiện làm việc đều rất đơn sơ, thậm chí kham khổ và thiếu thốn song không ngăn cản được nhiệt tình và niềm say mê làm việc của Người
+ Yêu mến và hoà hợp với thiên nhiên, luôn tìm được niềm vui thư thái và sảng khoái trong cuộc sống thanh bạch giữa thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn trong sạch, cao khiết của nhà nho ở ẩn 
+ Không một khó khăn nào trong cuộc sống có thể ngăn Bác hoà nhập với thiên nhiên, say mê với công việc cách mạng, tìm được ý nghĩa vui sống khi làm chủ cuộc sống, làm chủ hoàn cảnh => Đó là vẻ đẹp của một tinh thần cách mạng khoẻ khoắn, cứng cỏi
* GV bổ sung: Cuộc sống nơi núi rừng ấy quả thật khiến Bác rất giống người xưa: lấy lâm tuyền làm nhà, tìm thú vui trong thanh bạch, thiếu thốn. Cuộc sống ấy đã từng được các nhà nho có khí tiết thời xưa lựa chọn khi lánh đời : Nguyễn Trãi với Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân am, Nguyễn Khuyến với vườn Bùi chốn cũ Vui thú lâm tuyền, thú điền viên cũng tức là vui với cảnh nghèo. Nguyễn Trãi từng viết:
Muôn chung chín vạc để làm gì?
Nước lã cơm rau hãy tri túc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm thì hào hứng: Trúc biếc nước trong ta sẵn có
 Phong lưu rất mực dễ ai bì
Thậm chí, nhà nho ngông Nguyễn Công Trứ thì ngất ngưởng ca: Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch..
Thiếu thốn vẫn thấy đủ, thậm chí phong lưu là cái vui của những con người đặt mình lên trên mọi vật chất tầm thường, dư đủ dồi dào về tinh thần và nhân cách. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Bác cũng có thể nằm chung trong mạch thơ “an bần, lạc đạo”truyền thống ấy. Song ở đây, còn là cách nói vui, thể hiện tinh thần lạc quan, vui khoẻ của Bác. Thực ra, cuộc sống cách mạng bí mật khi ấy của Người hết sức gian khổ, thiếu thốn. Hang đá lạnh buốt, giường nằm của Người chỉ là những mảnh gỗ trong một góc hang, những khi trời mưa to, rắn rết chui vào cả chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn lớn nằm khoanh trong ngay bên cạnh. Khí hậu và điều kiên ấy khiến Bác sốt rét luôn (Những năm tháng không - VNG). Sống cuộc sống như vậy mà chúng ta thấy lời thơ vang lên thật nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thư thái, nhất là khi Người ở núi rừng không phải tìm sự thảnh thơi, lánh đời mà trái lại, rất gần và rất vì đời, thì tinh thần ấy lại càng đáng quý, đáng trân trọng.
2. Câu thơ kết: Cái sang của người cách mạng.
? Bác đã có nhận xét như thế nào về hoàn cảnh sống và làm việc ấy? 
? Em hiểu cái sang của người cách mạng được nói đến ở đây là như thế nào?
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
+ Sang: sang trọng giàu có.
+ Cuộc sống vật chất rất đạm bạc đến mức kham khổ, thiếu thốn song Bác vẫn cho là sang. Vậy nên hiểu sang là sự giàu có sang trọng về mặt tinh thần của con người lấy lý tưởng cách mạng làm lẽ sống, lấy sự nghiệp cứu nước làm niềm vui. Chính lẽ sống và niềm vui ấy đã át đi tất cả những gì là khó khăn, gian khổ
+ đây còn là cái sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp, tự tin, thư thái với thiên nhiên đất nước
+ Còn là cái sang của con người thấy mình hữu ích cho cách mạng
? Những kham khổ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác không phải là hiếm hoi, thậm chí nhiều khi bị săn đuổi, tù đày, nhưng Bác vẫn luôn trong tư thế ung dung, sang trọng ấy (Dây trói, Đi Nam Ninh). Niềm vui trước cái sang ấy bộc lộ vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác?
+ Tâm hồn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi.
+ Bản lĩnh người chiến sỹ cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh.
Gv bình, chuyển: Như vậy, câu thơ cuối cùng biểu hiện trực tiếp cảm xúc và thái độ của Bác. ý tứ kết đọng lại ở một chữ sang, hay nói khác đi Sang là thi nhãn, là điểm sáng lấp lánh của bài thơ. Nó nói lên cái sang trọng, cao quý của người cách mạng và cả sự hài lòng vui thích của con người đang được sống cuộc sống mà mình ưa thích: “Suốt đời tôi, tôi chỉ có một ham muốn Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sơm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu” (1 – 1946). Giọng thơ có phần khẩu khí, cách nói khoa trương kiểu các bậc hiền triết Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa nhưng niềm vui của Bác ở đây thì rất thật, không hề lên gân, gượng gạo. Niềm vui toát ra từ toàn bộ bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Niềm vui và cái sang ấy xuất phát từ quan niệm sống, từ nhân cách của Bác Hồ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
? Bài thơ cho ta biết gì về cuộc sống của Bác những ngày gian khó tại Pác Bó. Qua đó, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách HCM?
HS trình bày ý kiến cá nhân. Nhìn chung thấy được:
+ Đó là cuộc sống vất vả, nhiều khó khăn, gian khổ thiếu thốn song tràn ngập niềm vui, tinh thần lạc qua ... ượt qua. ý nghĩa triết lý của câu thơ là mối quan hệ giữa tri và hành. Có đi mới biết, đi thì sẽ biết, sẽ nhận thức đúng đắn về con đường tranh đấu của mình. Bài học rút ra ở đây thật thấm thía: Phải nhìn thẳng vào khó khăn, dám đối đầu với nó mới đủ sức vượt qua và chiến thắng.
? Hiểu như thế ta sẽ biết, trước thiên nhiên rộng lớn rợn ngợp kia, người đi đường ở đây liệu có chung cái cảm giác của người xưa: “Dừng chân đứng lại ta với ta” hay không? Câu thơ thứ ba .
HS đọc: 
Trùng san đăng đáo cao phong hậu.
(Núi cao lên đến tận cùng)
? Điệp ngữ trùng san được sử dụng tiếp nối ở đây là cách điệp nào? Tác dụng diễn đạt của nó trong bài thơ?
Lối điệp vòng tròn, bắc cầu từ dòng trên xuống dòng dưới, tương tự bài thơ Cảnh khuya của Người sau này hạơc những câu thơ trong trích đoạn Sau phút chia ly của Đoàn Thị Điểm. Nó tạo cho ý thơ một sự liền mạch của cảm xúc hoặc cũng có thể đột ngột mở ra một ý mới lạ, thú vị.
Trong câu thơ này, câu chuyển, điệp ngữ cũng có tác dụng chuyển ý rất tự nhiên, chặt chẽ. Vừa nói được cái vút lên ngút ngàn theo chiều cao của muôn trùng núi, vừa nói được nỗi vất vả tưởng đến đứt hơi của người leo ngược dốc nhưng đồng thời cũng như một tiếng reo hồ hởi của con người vượt lên được cái cheo leo hiểm trở của dốc núi để lên tới đỉnh. Câu thơ vì vậy khép lại chặng đường tẩu lộ nan và mở ra một tầm nhìn mới, một tư thế mới của người đi.
? Đó có phải chỉ là quy luật của việc đi đường, leo núi?
Đó còn là quy luật có tính tất yếu của đường đời, của cuộc sống. Và người đi đường, người chiến sỹ cách mạng dường như đã nắm được quy luật ấy nên đến với đỉnh cao, đến đích của chặng hành trình một cách rất phấn chấn, tự tin.
? Tư thế và tầm nhìn mới của người đi đã được mở ra như thế nào trong câu thơ kết?
Vạn lý dư đồ cố miện gian
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)
? Khi đứng trên đỉnh núi, người đi đường đã đón nhận được gì? Tâm trạng của con người khi đó ra sao?
+ Lên tới đỉnh cao nhất, vượt mọi gian truân, thu được vào tầm nhìn của mình không phải là những ngọn núi chất chất như thách thức nữa mà là một không gian mênh mông rộng lớn vụt mở ra bao la trước tầm nhìn từ trên cao. Đó là tầm nhìn của một tư thế trên đỉnh cao nhất, tư thế con người trở thành trung tâm của vũ trụ, đứng giữa vũ trụ rộng lớn
+ Tâm trạng lâng lâng sung sướng, nhẹ nhõm khi đã vượt qua được muôn trùng núi để chiếm lĩnh đỉnh cao, gom cả vũ trụ vào tầm nhìn, vào tâm hồn sảng khoái của mình.
? Không quên đặt người đi đường vào hoàn cảnh cụ thể khi ấy: bị trói chân tay, bị đeo xiềng xích, mất tự do, đói, mệt và rét mướt. Vậy mà câu thơ và cả bài thơ không hề có ý nào hé lộ tình cảnh bản thân hay thở than, trái lại, kết bài tràn đầy sự hân hoan phấn chấn. Em có cảm nhận gì về chủ thể trữ tình là HCM ở đây?
? Từ tư thế và tầm vóc đó ta hiểu, ý nghĩa sâu xa của bài học đi đường mà HCM muốn gửi gắm trong câu kết cũng là trong bài thơ là gì?
+ Hân hoan trước cảnh vật tươi đẹp và khoáng đạt rộng mở trước mắt, quên mọi nỗi mệt nhọc của hành trình leo núi vất vả => tâm hồn thi nhân thư thái, phấn chấn, nhẹ nhõm, rộng mở trước đất trời.
+ Vượt lên cảnh ngộ, không nản chí ngã lòng, không ta thán mà vẫn đón nhận không gian ùa vào tầm mắt: ý chí và nghị lực phi thường của người chiến sỹ bất khuất, bất biến trước mọi hoàn cảnh.
Tư thế của người đi đường mang ý nghĩa tượng trưng cho tư thế và tầm vóc của người chiến sỹ cách mạng trên đỉnh cao chiến thắng sau khi đã kiên gian bền chí vượt lên tất cả mọi thách thức, hiểm nguy của công cuộc đấu tranh
=> Nếu câu thơ thứ ba đột ngột bay vút lên theo chiều cao nhất của núi non thì câu kết lại mở ra bát ngát theo chiều rộng, theo tầm bao quát của đôi mắt nhìn và tư thế người ngắm cảnh từ trên đỉnh cao vòi vọi. Cảm giác cao rộng thật hài hoà, cân xứng đã mở ra nền cảnh hùng vỹ mà con người là trung tâm, là điểm nhấn quan trọng nhất của bức tranh: chinh phục thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên. Đó là một đặc điểm của thơ HCM: Con người gần gũi thiên nhiên nhưng không bao giờ bị chìm lấp hay hoà tan mà luôn là tâm điểm, chủ động và tự do giữa thiên nhiên.
GV bình, mở rộng ý bài:
Hai ý nghĩa lồng trong một bài thơ rất ngắn gọn và giản dị. Hiện diện rõ nét qua các dòng thơ là hình ảnh của người xưa với khát vọng “đăng cao” “thượng sơn” để có thể đứng trên đỉnh cao mà gom thu trời đất mênh mông vào túi thơ bầu rượu của mình, như Vương Chi Hoán đời Đường đã đúc kết “Muốn nhìn xa nghìn dặm, lên nữa một tầng lầu”, nên Lý Bạch, Đỗ Phủ hay Không Lộ thiền sư, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ xưa đã từng làm và viết nên những áng thơ kiệt tác và bay bổng. Mang trong mình khát vọng ấy nhưng thi nhân trong bài thơ này và nhiều bài khác nữa không chỉ là người nghệ sỹ mà trước hết vẫn là một chiến sỹ, một người tù thi sỹ – chiến sỹ, có tâm hồn khoáng đạt và cũng có một bản lĩnh kiên cường. Con người ấy không ngục tù nào khoá được lòng yêu thiên nhiên, không xiềng xích nào trói buộc được khát vọng tự do, cũng không núi cao, vực thẳm, đường trường nào ngăn cản được bàn chân Người trên con đường tranh đấu mà Người lựa chọn dấn thân và quyết đi đến đích. Bởi thế cảm hứng vượt gian khó để chiến thắng đã chiếm lĩnh rất nhiều bài thơ khác của Người: Trên đường đi, Giải đi sớm, Mới ra tù, học leo núi
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
? Đi đường có thể xem là bài thơ tức cảnh tự sự hay không? Từ chuyện đi đường, nhà thơ còn gửi vào trong đó hạt nhân triết lý nào đáng trân trọng?
Hình thức tưởng là bài thơ Tức cảnh tự sự, song sâu xa trong tứ thơ đây lại là bài thơ có tính triết lý sâu xa, thấm thía:
+ Kể việc di đường gian khó qua trải nghiệm thực tế của chính nhà thơ.
+ Bài học sống và chiến đấu được chắt đọng: Con đường đấu tranh cách mạng, con đường đời vô cùng gian khổ, hiểm nguy nhưng nếu bền gan, quyết chí, vững lòng thì cuối cùng sẽ vượt qua, nhất định sẽ thành công. 
? Bài học triết lý ấy vì sao rất dễ hiểu, sâu sắc và thấm thía?
+ Được chắt lọc và chưng cất từ chính trải nghiệm của nhà thơ chiến sỹ HCM.
+ Được diễn đạt trong một bài thơ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng
? Đọc Ghi nhớ của bài học
HS đọc.
Sưu tầm một số bài thơ viết trên đường đi của Bác.
Một số đoạn văn bình bài thơ Tẩu lộ của Hồ Chí Minh.
@ Hai câu đầu thể hiện cái khó của việc đi đường. Cái khó là đường đi vô tận. Núi cao rồi lại núi cao, tầng tầng, lớp lớp tưởng như con người mãi mãi bị cầm tù giữa các lớp núi Cái trập trùng núi non ấy có thể làm người ta mệt mỏi, ngã lòng.
Hai câu sau tả kinh nghiệm của người leo núi. Khi lên đến đỉnh núi, người ta có thể bao quát hết phong cảnh non nước xa gần. Câu thơ còn thể hiện suy nghĩ triết lý: Đi đến tận cùng đỉnh núi thì tầm mắt sẽ được giải phóng, con người làm chủ được các đỉnh cao. Bài thơ thể hiện cuộc thi ngầm giữa núi cao và người đi đường. Lúc đầu, con người tưởng chìm trong các lớp núi. Nhưng đến câu sau con người đã vượt lên kiểm soát không gian. 
Bài thơ ngụ ý tin tưởng. Người tù đang bị giải đi hết nhà tù này đến nhà tù khác, tưởng như vô tận. Nhưng sẽ đến ngày kết thúc, người sẽ được giải phóng. Cách mạng gặp hết khó khăn này đến khó khăn khác, nhưng cuối cùng sẽ thắng lợi. Bài thơ là niềm tin của nhà hiền triết và nhà cách mạng HCM.
	(Bài thơ triết lý sâu sắc – Trần Đình Sử)
@ “Bài thơ có 4 câu, cấu trúc cân xứng hai phần. Hai câu đầu thu vào một chữ biết. Hai câu sau chói sáng một chữ được. Từ cái biết mà có cái được. Nhưng không phải ai đã biết cũng đều có được cái phút tuyệt đẹp như Bác khi đã vượt trên hoàn cảnh để lên tới đỉnh núi cao của cuộc đời trong chuyến đi dường đầy gian lao, thử thách”
@.  “Mạch thơ của Bác Hồ không bao giờ tĩnh mà luôn vận động, tạo nên những bất ngờ thú vị cho người đọc.
Câu thớ ba là câu chuyển. Đúng là chuyển mạch. THì ra cái gì cũng có chỗ tận cùng của nó. Núi không thể cao mãi đến tận trời được. Đi mãi rồi cũng đến cái đỉnh chót vót ấy, tầm mắt con người có thể bao quát và thu lấy tất cả núi non vạn dặm. Một điều rất tự nhiên – lên cao thì phải thấy xa – nhưng cũng thật bất ngờ. Té ra nước non rộng dài vạn dặm vậy mà con người cũng có thể thu tất cả vào trong một khoảng nhìn. Câu hợp là một câu kết thật hay: vừa tự nhiên vừa bất ngờ, vừa đóng lại bài thơ, vừa mở ra mọt thế giới hình tượng mới và một ý nghĩa cao rộng khiến người ta phải ngẫm nghĩ mãi. Một câu kết có dư ba, lời đã hết mà ý không cùng: quan hệ giữa con người và thiên nhiên bị đảo lộn: không phải thiên nhiên là chủ thể mà con người là chủ thể. Một tứ thơ cải tạo hoàn cảnh, cải tạo tình thế: con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ thế giới
	(Nguyễn Đăng Mạnh)
Một số lời bình về Vọng nguyệt (Ngắm trăng) của HCM
 “Cái duyên văn chương từ lâu đã gắn bó vầng trăng với nhà thơ, bất chấp cả ngục tù. Có chất say và chất mộngNhưng thực chất lại là chất thép, chất chiến sỹ. đặt trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ (Cùm xích, muỗi rệp, ghẻ lở, lạnh rét) mới thấy nổi một việc có cảm hứng thơ là thép rồi. Mà là thép già. Thép không già lắm thì chắc trong trường hợp này sẽ thể hiện là thép. Thép già mới thể hiện là thơ: ung dung, tự tại, hoàn toàn đứng trên gian khổ, thanh thoát như không. 
Một tâm hồn luôn hướng ra ánh sáng. Từ trong bóng tối nhà lao (Hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài, và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đén tối nhất”
	(Nguyễn Đăng Mạnh)
 “Tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác được thể hiện trong nhiều bài thơ trăng. Một điều khác với các nhà thơ xưa: bác Hồ ít có dịp được ngắm trăng vào lúc trà dư tửu hậu. Bác thởng nguyệt vào lúc bàn việc quân xong, vào những đêm không ngủ Trăng, hoa rượu là ba thú vui tinh thần của các tao nhân mặc khách. Trong tù cố nhiên hoa và rượu không vào đượcCâu thơ làm nhiệm vụ xác định hoàn cảnh nhưng cái thi vị của nó ở chỗ giấu một nụ cười của người trong cuộc, con người có dư cái thơ mọng ( như ta thấy ở câu thứ hai), nhưng rất thực tiễn: thả hồn lên với trăng nhưng vẫn không quên rằng chân mình còn buộc trong xích nhà tù. Sự tự ý thức ấy tạo cho việc nắgm trăng một ý nghĩa sâu hơn thường tình, nó trở thành một cuộc vượt ngục, nhà tù không còn giam được con người, ít nhất là trong lĩnh vực tâm hồn tư tưởng”
	(Vũ Quần Phương) 
 “Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm tẳng sáng. Và lạ chưa, dường trăng cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ. 
Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như có ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người. 
 Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
	(TRần Đình Sử)
\

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 - phan 6.doc