Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 3: Tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn) Ngô Tất Tố

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 3: Tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn) Ngô Tất Tố

I. Nội dung kiến thức cần nắm

 Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Riêng trong lĩnh vực sáng tác văn học, ông được coi là nhà văn của nông dân, chuyên viết về nông thôn với những tác phẩm đặc biệt thành công, trong đó phải kể đến tác phẩm Tắt đèn (1937)- một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến tàn bạo ăn thịt người.

Phần văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII được đánh giá là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho chủ đề của tác phẩm. Đặt trong không khí chung của tác phẩm là làng Đông Xá giữa những ngày sưu thuế, ở đoạn trích này, tác giả đã đưa ra một tình huống khá điển hình: bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào nhà đòi bắt trói anh Dậu trong tình cảnh anh vừa trải qua cơn “thập tử nhất sinh”. Trong tình huống này, hành vi, thái độ của các nhân vật được miêu tả thật sinh động: Bọn tay sai thì hung hăng ráo riết, bằng mọi cách tróc thuế nên không từ một tội ác nào (vì vụ thuế đang ở vào thời điểm gay gắt, quan lại sắp về tận làng để đốc thuế); còn chị Dậu thì bằng mọi cách để bảo vệ chồng (trong cảnh anh đang đau yếu, vả lại việc bọn hào lí bắt nhà chị phải nộp thuế cho cả người em chồng đã chết từ năm ngoái là một điều quá bất công). Màn kịch diễn ra ngắn gọn, vừa bi vừa hài, và các nhân vật cứ thế thả sức bộc lộ chân dung, tích cách. Với lối tả sắc nét, đảm bảo tính khách quan, chân thực, đồng thời cũng rất nhất quán, Ngô Tất Tố đã bóc trần bản chất dã man, tàn nhẫn, mất hết nhân tính của tên cai lệ- kẻ đại diện cho “nhà nước”, đang nhân danh “phép nước” để hành động.

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 3: Tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn) Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Bài 3
	Tức nước vỡ bờ
 	 (Trích Tắt đèn) 
	Ngô Tất Tố
I. Nội dung kiến thức cần nắm
 Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Riêng trong lĩnh vực sáng tác văn học, ông được coi là nhà văn của nông dân, chuyên viết về nông thôn với những tác phẩm đặc biệt thành công, trong đó phải kể đến tác phẩm Tắt đèn (1937)- một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến tàn bạo ăn thịt người.
Phần văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII được đánh giá là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho chủ đề của tác phẩm. Đặt trong không khí chung của tác phẩm là làng Đông Xá giữa những ngày sưu thuế, ở đoạn trích này, tác giả đã đưa ra một tình huống khá điển hình: bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào nhà đòi bắt trói anh Dậu trong tình cảnh anh vừa trải qua cơn “thập tử nhất sinh”. Trong tình huống này, hành vi, thái độ của các nhân vật được miêu tả thật sinh động: Bọn tay sai thì hung hăng ráo riết, bằng mọi cách tróc thuế nên không từ một tội ác nào (vì vụ thuế đang ở vào thời điểm gay gắt, quan lại sắp về tận làng để đốc thuế); còn chị Dậu thì bằng mọi cách để bảo vệ chồng (trong cảnh anh đang đau yếu, vả lại việc bọn hào lí bắt nhà chị phải nộp thuế cho cả người em chồng đã chết từ năm ngoái là một điều quá bất công). Màn kịch diễn ra ngắn gọn, vừa bi vừa hài, và các nhân vật cứ thế thả sức bộc lộ chân dung, tích cách. Với lối tả sắc nét, đảm bảo tính khách quan, chân thực, đồng thời cũng rất nhất quán, Ngô Tất Tố đã bóc trần bản chất dã man, tàn nhẫn, mất hết nhân tính của tên cai lệ- kẻ đại diện cho “nhà nước”, đang nhân danh “phép nước” để hành động. Dù chỉ là tên tay sai mạt hạng, vô danh, nhưng hắn lại là công cụ “bằng sắt” đắc lực và trung thành của cái trật tự xã hội tàn bạo ấy. Có lẽ vì thế mà hắn trở nên hung hãn, sẵn sàng gây tội ác, say sưa trổ ngón nghề “đánh trói” người không biết run tay. Đối lập với chân dung tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu. Người phụ nữ ấy trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều bộc lộ được nét phẩm chất cao đẹp của mình. Tình yêu thương chồng của chị không chỉ thể hiện qua động tác “rón rén” bưng bát cháo lên cho chồng, hồi hộp chờ xem chồng “ăn có ngon miệng không” mà chủ yếu qua hành động đứng ra đối phó với lũ ác nhân để bảo vệ chồng. Sự phát triển trong tính cách và hành động của chị rất nhất quán. Ban đầu thì cố “van xin tha thiết”, nhẫn nhục và lễ phép. Nhưng khi lời van xin của chị được tên cai lệ đàp lại bằng những hành động thô bỉ và nhẫn tâm thì “hình như tức quá không chịu được”, chị đã “liều mạng cự lại”. Hết cự lại bằng lý lẽ đến cự lại bằng thái độ, hành động. Đúng như quy luật “tức nước vỡ bờ”, sự phẫn nộ và lòng căm giận ngùn ngụt bốc lên đã khiến chị Dậu đứng thẳng dậy, nhìn trực diện vào kẻ thù và chủ động tấn công. Cảnh cuối của màn kịch diễn ra thật dữ dội với hình ảnh một chị chàng con mọn đấu lực với hai tên tay sai đại diện cho nhà nước. Sâu xa hơn, đây là sự đối đầu giữa cái thiện và cái ác, giữa người bị áp bức và kẻ áp bức, giữa sức mạnh của tình yêu thương & lòng cam giận với sức mạnh bạo tàn. Kết thúc màn kịch là sự thất bại thảm hại và bộ dạng tơi tả của hai tên tay sai, kẻ thì bị chị Dậu “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “ngã chỏng quèo trên mặt đất”, kẻ thì bị chị “túm tóc, lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm”. So với cảnh đầu màn kịch thì thế cờ đã bị lật ngược hoàn toàn. Đây chính là lý do cơ bản để đoạn văn “làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm” (Vũ Ngọc Phan), và dù tác phẩm Tắt đèn kết thúc rất bi quan, bế tắc nhưng với những cảnh này thì Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn” (theo cách nói của Nguyễn Tuân). “Tức nước vỡ bờ” là một chân lý, không chỉ phản ánh quy luật có áp bức, có đấu tranh mà còn mở ra một hướng nhận thức mới: khi bik áp bức, quần chúng nhân dân không có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh để tự giải phóng mình.
II. Bài tập
1. Trong đoạn trích, nhà văn Ngô Tất Tố đã sử dụng rất thành công ngôn ngữ hội thoại để bộc lộ tính cách nhân vật. Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh.
2. Có ý kiến cho rằng: Từ hình thức đấu trí sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai là một quá trình phát triển rất logic.
Em có nhất trí với ý kiến ấy không? Vì sao?
3. Trong tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích này nói riêng, tác giả rất chú trọng dùng từ ngữ địa phương. Em hãy tìm một số từ ngữ địa phương trong đoạn trích và phân tích để làm rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác của Ngô Tất Tố. 
4. Tìm các từ Hán Việt có các yếu tố sau: lực (sức), điền (ruộng), cận (gần)
	Xây dựng đoạn trong văn bản
I. Nội dung kiến thức cần nắm
1. Thế nào là đoạn văn?
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Nói một cách khác, đoạn văn là một đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường được định vị trong một khổ viết (nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng), gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản. Như vậy, số lượng câu trong đoạn văn thường không quan trọng, có thể gồm nhiều câu chiếm cả trang viết, cũng có thể chỉ gồm vài ba câu. Cá biệt có những đoạn văn có thể chỉ gồm một câu (như trong văn bản tự sự, văn bản biểu cảm), nhưng phải đảm bảo phát triển đầy đủ ý của chủ đề đoạn văn. VD: Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình (Nguyễn Thái Vận) là đoạn văn chỉ gồm một câu.
2. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a) Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần (thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) được sử dụng trong đoạn nhằm duy trì đối tượng được nói đến. Thông qua hệ thống các từ ngữ ấy, có thể nắm bắt được chủ đề của đoạn.
Chẳng hạn như chuỗi từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố- ông- học giả- nhà báo- nhà văn hiện thực xuất sắc (duy trì đói tượng mà đoạn văn đề cập tới là nhà văn Ngô Tất Tố- tác giả Tắt đèn).
b) Câu chủ đề: Loại trừ những đoạn văn cá biệt gồm một câu đứng độc lập, hoặc những đoạn văn song hành, hầu hết các đoạn văn thường có nhiều câu quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm một câu chủ đề và các câu triển khai ý
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính CN và VN, có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề được đề cập, thảo luận trong đoạn. Trong nhiều trường hợp, câu chủ đề chính là câu thể hiện luận điểm của đoạn văn.
Như vậy có thể thấy rõ câu chủ đề có vai trò quan trọng nhất trong đoạn văn, cần thiết cho cả người viết (truyền thông tin) lẫn người đọc (tiếp nhận thông tin). Tiêu chuẩn mà câu chủ đề cần đạt là khái quát, súc tích, chỉ nêu ý chính của đoạn, không nên đưa ra nhiều ý chi tiết, cụ thể nhưng phải bao gồm cả chủ đề lẫn nội dung giới hạn vấn đề mà đoạn văn sẽ đề cập tới. Cần tránh trường hợp quá khái quát hoặc quá chi tiết. Nếu quá khái quát thì sẽ không định hướng cho người đọc biết đoạn văn sẽ thảo luận vấn đề gì. Nếu quá chi tiết thì sẽ dẫn tới sự trùng lặp trong quá trình triển khai đoạn văn.
VD: Cần viết một đoạn văn có nội dung đề cập tới một nét phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn: thương chồng thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
Câu chủ đề 1: Chị Dậu có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của một người vợ, người mẹ. (Câu chủ đề quá khái quát)
Câu chủ đề 2: chị Dậu có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người vợ thương chồng, biết thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình, sẵn sàng đưa thân ra che chở cho chồng, giữ trọn lòng thuỷ chung, kiên trinh đối với chồng; đồng thời có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người mẹ thương con, đau đớn khi phải đem con đi bán cho nhà Nghị Quế (câu chủ đề quá chi tiết)
Câu chủ đề 3: Chị Dậu có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: thương chồng thương con tha thiết, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. (đảm bảo yêu cầu một câu chủ đề)
- Các câu khai triển: Có quan hệ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với câu chủ đề, mang nội dung giải thích, thuyết minh, luận giải, mở rộng ý của câu chủ đề trên cơ sở đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng, những con số thống kê, những lời trích dẫn v..v Xét về quan hệ, các câu khai triển có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau hoặc có thể bình đẳng với nhau về ý nghĩa.
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn
Trong thực tế tạo lập văn bản, người ta thường sử dụng ba cách sau để trình bày nội dung đoạn văn:
- Cách diễn dịch: Là cách trình bày nội dung theo trình tự từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu sau triển khai làm rõ ý của câu chủ đề.
VD: Có nhiều người có bệnh “dùng chữ Hán”, những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: “ ba tháng” không nói “ ba tháng” mà nói “ tam cá nguyệt”. “ Xem xét” không nói “xem xét” mà nói “quan sát”. (X. Y. Z)
- Cách quy nạp: Là cách trình bày đi từ ý cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. Trước câu chủ đề có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát ( tóm lại, có thể nói)
VD: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói. (Trần Mạnh Hảo)
- Cách song hành: Là cách trình bày nội dung không sử dụng câu chủ đề. Các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau về ý nghĩa, không câu nào phụ thuộc hay bao hàm ý của câu nào.
VD: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. (Ngô Tất Tố)
Lưu ý: -Trong thực tế có thể sử dụng cách trình bày nội dung đoạn văn theo kiểu tổng- phân- hợp. Ngoài câu chủ đề đặt ở đầu đoạn ra còn có câu kết đoạn mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề đoạn văn.
	- Trong đoạn văn được triển khai theo cách diễn dịch hay cách quy nạp vẫn có thể sử dụng kết hợp cách song hành. Quan hệ song hành nằm ngay ở các câu khai triển ý. Có nghĩa là các câu khai triển có quan hệ độc lập, bình đẳng với nhau về ý nghĩa nhưng tất cả cùng tập trung làm rõ nội dung câu chủ đề.
II. Bài tập
Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn:
(1) Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (2) Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. (3) Xót chồng đau ốm mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. (4) Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu. (5) Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. (6) Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.
	a) Xác định câu chủ đề. 
	Sắp xếp lại thứ tự các câu cho hợp lý và nói rõ cách trình bày nội dung của đoạn văn (sau khi sắp xếp)
2.Viết câu chủ đề thích hợp cho đoạn văn sau (chỉ rõ vị trí của nó trong đoạn. Xác định cách trình bày nội dung đoạn văn và phân tích mối quan hệ giữa các câu trong đoạn.
 Cũng như các thi sĩ của mọi thời đại, Bác viết rất nhiều bài thơ về đề tài trăng. Và trăng đến với thơ Bác trong nhiều hoàn cảnh thật khác nhau. Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bác thưởng thức ánh trăng trên đường đi, khi bị kẻ thù áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bác cảm nhận vẻ đẹp của trăng giữa không gian mênh mông của núi rừng Việt Bắc. Bác trò chuyện cùng trăng khi đang chờ đợi tin thắng trận. Với Bác, trăng là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình. Với Bác, trăng làm cho cảnh vật trở nên êm đềm ; làm cho tâm hồn con người trở nên trong trẻo.
3.Tìm 3 ví dụ về đoạn văn chỉ gồm một câu đứng độc lập.
4.Cho đề văn sau: nêu cảm nhận của em về đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Chọn 2 nội dung (thuộc Mở bài, Thân bài, kết bài) và triển khai thành hai đoạn văn theo hai cách diễn dịch và quy nạp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuc nuoc vo bo.doc