Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 8

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 8

DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ, SỐ TỪ

I.Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố kiến thức cho HS về danh từ, động từ, tính từ, số từ. Chức vụ cú pháp của danh từ, động từ, tính từ, số từ.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng thực hành tìm danh từ, động từ, tính từ, số từ và đặt câu với danh từ, động từ, tính từ, số từ

3.Thái độ.

 - Yêu thích, tìm hiẻu sự phong phú của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị.

- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

- HS: Ôn tập lí thuyết phần danh từ, động từ, tính từ, số từ.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra.

3. Bài mới.

 

doc 93 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1085Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh từ, động từ, tính từ, số từ
I.Mục tiêu
Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về danh từ, động từ, tính từ, số từ. Chức vụ cú pháp của danh từ, động từ, tính từ, số từ.
Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng thực hành tìm danh từ, động từ, tính từ, số từ và đặt câu với danh từ, động từ, tính từ, số từ
3.Thái độ.
 - yêu thích, tìm hiẻu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lí thuyết phần danh từ, động từ, tính từ, số từ.
III. Tiến trình bài dạy.
Tổ chức.
Kiểm tra.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Nêu khái niệm về danh từ?
? Danh từ được chia làm mấy loại?
? Xác định danh từ chung danh từ riêng trong đoạn văn sau?
 Cửu Long Giang mở vòi rồng chín nhánh phù sa chở mùa vàng lên bãi mật. Hạt thóc về sum vầy cùng với mặt người đoàn tụ. Châu thổ đầm ấm sau hàng trăm năm đánh giặc; Cần Thơ, Sa Đéc, Bến Tre, Mĩ Tho, Gò Công.những thành phố và thị xã đang hồng lên ánh nắng mới và toả niềm vui về khắp thôn xóm hẻo lánh.
? HS làm bài-> HS nhận xét-> GV nhận xét?
 Nêu khái niệm của động từ? Chức vụ cú pháp của động từ?
? Động từ được chia làm mấy loại? 
? Trong các ví dụ sau động từ nào chỉ tình thế, động từ nào chỉ trạng thái?
a. Cái bát này chưa bể nhưng đã nứt rồi.
 b. Chúng ta có thể học tập tốt và cần phải học tập tốt.
? Gọi HS lấy thêm ví dụ có động từ chỉ hành động, trạng thái, tình thái?
? Hãy nêu khái niệm tính từ và chức vụ cú pháp của tính từ?
? Gọi HS lấy ví dụ tính từ chỉ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối?
? Số từ là gì? 
? Em hãy xác đinh trong bài thơ sau những số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự ?
Một canh,. Hai canh, lại ba canh (1)
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành(2)
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt (3)
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.(4)
? Đọc phần trích sau và tìm danh từ, động từ, tính từ, số từ?
 Từ ngày ông cụ ra đây, bà cụ cứ ba ngày một lần, lại lóc cóc từ trong làng đem chè, đem thức ăn ra tiếp cho ông cụ. Và mỗi lần ra như thế bà cụ lại quét quáy thu dọn, kì cho căn lều gọn ghẽ, sạch bóng lên, bà cụ mới yên tâm cắp cái rổ không trở về làng.
 ấy chăm cho ông cụ thế, nhưng thật tình mà nói bà cụ vẫn chẳng ưng cho ông cụ ra đây một mảy nào.
 Vũ Thị Thường
I.Danh từ.
Khái niệm.
- Danh từ là nững từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là.
- Danh từ được chia làm hai loại: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
+Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vi dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
+ Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng.
Bài tập.
- Danh từ riêng: Cửu Long Giang, Cần Thơ, Sa Đéc, Bến Tre, Mĩ Tho, Gò Công.
- Danh từ chung:Vòi rồng, nhánh, phù sa, mùa, bãi, mật, hạt, thóc, mặt, người, châu thổ, trăm, năm, giặc, thành phố, thị xã, ánh sáng, niềm, thôn xóm.
II. Động từ.
Khái niệm.
- Động từ là những từ chỉ hành động,trạng thái của sự vật.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mát khả năng kết hợp với các từ: Đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng.
- Trong tiếng Việt: động từ được chia làm hai loại: Động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
2. Bài tập.
a. Bể, nứt => Động từ chỉ trạng thái.
 b.Có thể, cần phải =>Động từ tình thái.
III. Tính từ.
Khái niệm.
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Có hai loại tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
IV. Số từ.
1. Khái niệm.
- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ, khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau danh từ.
Bài tập.
- Số từ chỉ số lượng: Một, hai ,ba
( câu1) và năm ( câu 4).
- Số từ chỉ thứ tự: Bốn năm ( câu 3)
V. Luyện tập.
- Danh từ: ngày, ông cụ, bà cụ, ngày, lần, làng, chè, thức ăn, ông cụ, lần, bà cụ,căn lều, bà cụ, cáI rổ, làng, mảy.
- Động từ: ra, lóc cóc, đem, quét quáy, thu don, yên tâm, cắp, trở vể, chăm, nói, ưng, ra.
-Tính từ: Gọn ghẽ, sạch bóng, thật thà.
- Số từ: Ba, mỗi, một.
 4.Củng cố:
? Thế nào là danh từ, động từ, tính từ, số từ?
Hướng dẫn về nhà.
? Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng danh từ, động từ, tính từ, số từ?
So sánh, nhân hoá , ẩn dụ, hoán dụ
I.Mục tiêu
1.Kiến thức.
Củng cố kiến thức cho HS về các phép tu từ: So sánh, nhân hoá , ẩn dụ, hoán dụ
2.Kĩ năng.
Rèn kĩ năng nhận biết về: So sánh, nhân hoá , ẩn dụ, hoán dụ
3.Thái độ.
 - Có tháIđộ sử dụng các phép tu từ đúng lúc, đúng chỗ khi nói, viết.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lí thuyết phần : So sánh, nhân hoá , ẩn dụ, hoán dụ
III. Tiến trình bài dạy.
Tổ chức.
Kiểm tra.
Bài mới.
Hoạt độngcủa thầy và trò
Nội dung
? So sánh là gì?
? Phép so sánh được cấu tạo như thế nào?
-> Vế A ( Sự vật được so sánh).
-> Phương diện so sánh.
-> Từ so sánh.
-> Vế B ( Sự vật dùng để so sánh)
? Tìm và phân tích các so sánh trong các câu thơ sau?
a. 
 Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
 Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
b.
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
 Chưa nên đã nhọn như chông lạ thường
? Nhân hoá là gì?
? có mấy kiểu nhân hoá thường gặp?
? Hãy chỉ ra các phép nhân hoá có trong bài thơ sau , và nêu lên tác dụng của nó?
Mưa
 Sắp mưa
 Sắp mưa
 Những con mối
 Bay ra
 Mối trẻ
 Bay cao
 Mối già
 Bay thấp
 Gà con
 Rối rít tìm nơi
 ẩn nấp
 Ông trời
 Mặc áo giáp đen
 Ra trận
 Muôn nghìn cây mía
 Múa gươm
 Kiến
 Hành quân
 Đầy đường
 Lá khô
 Gió cuốn
 Bụi bay
 Cuồn cuộn
 Cỏ gà rung tai
 Nghe
 Bụi tre
 Tần ngần
 Gỡ tóc
 Hàng bưởi
 Đu đưa
 Bế lũ con
 Đầu tròn
 Trọc lốc
 Chớp
 Rạch ngang trời
 Khô khốc
 Sấm
 Ghé xuống sân
 Khanh khách
 Cười
 Cây dừa
 Sải tay
 Bơi
 Ngọn mùng tơi
 Nhảy múa
 Mưa
 Mưa
 ù ù như xay lúa
 Lộp bộp
 Lộp bộp
 Rơi
 Rơi
 Đất trời
 Mù trắng nước
 Mưa chéo mặt sân
 Sủi bọt
 Cóc nhảy chồm chồm
 Chó sủa
 Cây lá hả hê
 Bố em đi cày về
 Đội sấm
 Đội chớp
 Đội cả trời mưa.
 ( Trần Đăng Khoa)
? ẩn dụ là gì? 
? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?
? Tìm các ẩn dụ trong các câu thơ sau và nhận xét về hiệu quả của các ẩn dụ đó?
*a. Ngoài kia có lẽ mênh mông quá
 Gió lạnl len vào núp dưới cây
 ( Phan Khắc Khoan)
* b. Núi non mời mọc xanh như nước
 Tiếc chẳng ai người hẹn cuối thôn
 ( Tô Hà)
* c. Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
 ( Vũ Đình Liên)
? Hoán dụ là gì? 
? Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
? Tìm và phân tích các hoán dụ có trong các câu thơ sau?
*a. Mình về rừng núi nhớ ai
 Trám bùi để rụng măng mai để già.
 ( Tố Hữu)
* b. Chồng em áo rách em thương.
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
 ( Ca dao)
* c. Sen tàn cúc lại nở hoa
 Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
 ( Nguyễn Du)
* d. Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
 Để mặc thềm ta xanh sắc rêu
 ( Nguyễn Bính)
* e. Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
 Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai.
 ( Chế Lan Viên)
* h. Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
 Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
 ( Chế Lan Viên)
I. So sánh.
Khái niệm.
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Bài tập
 a.Đoạn thơ trên xuất hiện nhiều hình ảnh so sánh.
- Câu 1: 
+ Cái cần được so sánh là: Mây.
+ Cái đưa ra để so sánh là: Bông.
- Câu 2:
+ Cái cần được so sánh là: Bông.
+ Cái đưa ra để so sánh là: Mây.
- Câu 4:
+ Cái cần được so sánh là: Đội bông
+ Cái đưa ra để so sánh là: Đội mây về làng.
* Nhận xét: 
- Nghệ thuật so sánh giữa câu 1 và câu 2 là so sánh chéo( mây- bông; bông - mây) đến câu 4 là so sánh hợp nhất( Đội bông - đội mây về làng) nghệ thuật này tạo được một ấn tượng đậm nét, thẩm mĩ trong lòng người độc giả bởi sự tràn ngập màu trắng tinh khiết của bông trong vụ bội thu. Trên bức tranh thơ không chỉ đậm đặc gam màu trắng mà còn điểm xuyến chút màu “ Đỏ hây hây” trên đôi má những cô gái đang độ tuổi xuân hăng say lao động. Vậy nên ở đây có sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thiên nhiên tươi đẹp mà con người cũng đẹp.
b.- Cái cần được so sánh: Nhọn
 - Cái đưa ra để so sánh: Chông.
* Nhận xét:
 Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, hình tượng cây tre đã được Nguyễn Duy cảm nhận và phát hiện với những đặc đIểm nổi bật, giàu sức sống, mang ý nghĩa biểu trưng cho phẩm chất của dân tộc Việt nam. Nhà thơ so sánh độ nhọn của măng với độ nhọn của chông để nói lên tinh thần kiên cường, gan góc của quân dân ta trong công cuộc đấu tranh giết giặc bảo vệ đất nước.
II. Nhân hoá.
1.Khái niệm.
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng nhữnh từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người , làm cho thế giới loàI vật, cây cối, đồ vật trở lên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người.
Bài tập.
III. ẩn dụ.
Khái niệm.
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp.
+ ẩn dụ hình thức.
+ ẩn dụ cách thức.
+ ẩn dụ phẩm chất.
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
2. Bài tập.
* a. “ Gió len” và “ núp dưới cây” là hai ẩn dụ tu từ kiểu nhân hoá gợi cái lạnh ùa về ngập tràn khoảng không gian mênh mông. Cơn gió chất chứa cái lạnh nhưng bản thân cơn gió rất sợ cái lạnh phải “len vào núp dưới cây” để trốn tránh cái lạnh. Cơn gió sợ cái lạnh hay con người sợ nỗi cô đơn?
* b. “ Mời mọc” là ẩn dụ tu từ kiểu nhân hoá. Nhờ tác giả sử dụng nghệ thuật này mà núi non trở lên có hồn hơn, tươi đẹp hơn , có sức quyến rũ con người đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó.
* c. “ Buồm” và “ sầu” là hai ẩn dụ tu từ kiểu nhân hoá. Nghệ thuật này đã làm cho những vật vô tri, vô giác như “ giấy, mực” cũng mang nặng tâm trạng con người.” Giấy”: buồn khổ quả nên không thắm lên được.” Mực” sầu não lắng đọng trong nghiên. Giấy, mực không được chiếc bút lông và bàn tay điệu nghệ của ông đồ kết hợp trở nên bơ vơ lạc lõng . Hai câu thơ không chỉ gợi cảm mà còn gợi nỗi niềm hoài cổ sâu sắc trong lòng tác giả.
IV. Hoán dụ
Khái niệm
- Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, kháI niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp.
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựn ... chết uất thôi.
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
- Tiếng chim như tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống tự do , như nhấn mạnh tình cảnh trói buộc, tù túng của người chiến sĩ trong nhà tù của bọn đế quốc.
 * Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, thích hợp với việc miêu tả tâm trạng nhân vật.
- Bài thơ được hình thành từ sự kết hợp hài hoà giữa rung động mãnh liệt của cảm xúc với ngghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế.
3. Kết bài.
- Bài thơ là nỗi lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi mặc dù dang phải sống trong cảnh lao tù vẫn tràn đầy nhiệt huyết, thiết tha yêu cuộc đời tự do.
- Tầng sâu ý nghĩa của bài thơ là lời nhắc nhở mọi người phải vùng lên phá tung xích xiềng nô lệ, giành chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
1. Mở bài.
- Tức cảnh Pác bó sáng tác năm 1941 tại Cao Bằng, sau khi bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin vào tương lai tươi sáng và ngghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng khó khăn, gian khổ ở nơi chiến khu Việt Bắc.
2. Thân bài.
* Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: Được miêu tả bằng bút pháp tả thực tự nhiên, mộc mạc.
- Không gian bó hẹp: Hang và suối. Quy luật làm việc đều đặn, nhịp nhàng
	Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản, làm chủ được cuộc sống của Bác. Nếp sống an nhiên, tự tại, phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt đẹp của Bác.
- Sinh hoạt vật chất thiếu thốn: Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cực kì kham khổ. Với tinh thần lạc quan vốn có, Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành thừa thãi, sung túc 
	Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
- Điều kiện làm việc quásơ sài:
	Bàn đá chông chêng dịch sử đảng
Bàn làm việc chỉ là một tảng đá ven suối. Chông chênh là tính từ chỉ trạng thái không chắc chắn. Bàn đá chông chênh là hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho tình thế cách mạng của nước ta và của thế giới lúc bấy giờ.
- Bác đã dùng bàn đá chông chênh để làm một công việc trọng đại, là dịch sử Đảng để góp phần xây dựng nền móng lí luận vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.
* Cảm xúc của Bác( câu 4)
- Niềm vui, niềm tự hào thể hiện rõ qua từ ngữ, tiết tấu , âm hưởng thơ. Bác đánh giá hiện thực bằng nụ cười thâm thuý của bậc triết nhân
	Cuộc đời cách mạng thật là sang!
- Mọi gian nan thiếu thốn đều như tan biến trước thái độ lạc quan tích cực của Bác. Điều thú vị là sự nghèo nàn vật chất đã được Bác biến thành sự giàu sang về mặt tinh thần.
- Từ sang kết tụ vẻ đẹp nội dung tư tưởng của bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản kiên cường Hồ Chí Minh.
3. Kết bài.
- Bài thơ tức cảnh Pác Bó vừa phản ánh khí phách cứng cỏi, tư thế ung dung, thư thái của một lãnh tụ cách mạng, vừa bộc lộ sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim thi sĩ.
- Bài thơ giúp người đọc hiểu thêm về một quãng đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, thử thách của Bác, từ đó thấm thía bài học về thái độ và quan điểm sống đúng đắn, tích cực: lấy cống hiến cho dân, cho nước làm thước đo giá trị cuộc sống mỗi con người.
.
Đề thi thử
Đề 1:
Câu 1: 
Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em .
 Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
 Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau : 
 Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong
 ( Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Câu 3 : Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
Đáp án:
Câu 1
Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối.
Câu 2
Câu 3
1/ Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. 
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : 
-Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : 
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ su thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . 
* Lão Hạc : 
-Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở.
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
 - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu 
- Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột su thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc :
-Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
c.Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.
 Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất 
3/ Kết bài : 	Khẳng định lại vấn đề. 
Đề 2.
CÂU 1: (4 điểm)
 Trỡnh bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mó 
 Phăng mỏi chốo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cỏnh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thõn trắng bao la thõu gúp giú..”
( Quờ Hương – Tế Hanh)
CÂU 2 : (2 điểm) Phõn tớch giỏ trị biểu đạt của cỏc từ : già, xưa, cũ trong những cõu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ụng đồ già
– Năm nay đào lại nở,
 Khụng thấy ụng đồ xưa.	
 Những người muụn năm cũ
 Hồn ở đõu bõy giờ ?
(Trớch ễng đồ - Vũ Đỡnh Liờn)
CÂU 3 : (7 điểm)
Bằng những hiểu biết về cỏc văn bản truyện đó học ở chương trỡnh Ngữ văn lớp 8, em hóy chứng minh rằng văn học của dõn tộc ta luụn ca ngợi tỡnh yờu thương giữa người với người.
Đáp án:
Cõu 1 : 4 điểm
a. Yờu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cỏi hay, cỏi đẹp của đoạn thơ, biết cỏch trỡnh bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn.
b.Yờu cầu về nội dung: HS trỡnh bày được cỏc ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tỏc giả - tỏc phẩm, vị trớ của đoạn thơ.
- Hỡnh ảnh con thuyền và cỏnh buồm được miờu tả với nhiều sỏng tạo.
- So sỏnh con thuyền với tuấn mó cựng với cỏc từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đó diễn tả khớ thế dũng mónh của con thuyền đố súng ra khơi.
- Con thuyền cũng trẻ trung, cường trỏng như những trai làng ra khơi đỏnh cỏ phấn khởi tự tin.
- Hỡnh ảnh “ Cỏnh buồm” trắng căng phồng, no giú ra khơi được so sỏnh với mảnh hồn làng” sỏng lờn với vẻ đẹp lóng mạn với nhiều liờn tưởng thỳ vị.
- Đú là tỡnh quờ, tỡnh yờu làng trong sỏng của Tế Hanh.
Cõu 2 : 2 điểm
 - Cỏc từ già, xưa,cũ trong cỏc cõu thơ đó cho cựng một trường từ vựng,cựng chỉ một đối tượng : ụng đồ 
 - Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.
 Xưa- đó khuất - thời quỏ khứ trỏi nghĩa với nay.
 Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. 
 - í nghĩa của cỏc cỏch biểu đạt đú : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vụ thường, biến đổi, nỗi ngậm ngựi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ụng đồ 
Cõu 3 :14 điểm
 1.Yờu cầu cần đạt : 
 a. Thể loại : Sử dụng thao tỏc lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt cỏc kĩ năng làm văn nghị luận đó được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nờu và phõn tớch dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa cỏc yếu tố miờu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
b. Nội dung : Văn học của dõn tộc ta luụn đề cao tỡnh yờu thương giữa người với người.
- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tỡm dẫn chứng phự hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. 
 - Hệ thống cỏc dẫn chứng tỡm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, trỏnh lan man, trựng lặp.
- Dẫn chứng lấy trong cỏc văn bản truyện đó học ở chương trỡnh Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực.
c. Về hỡnh thức : Bài viết cú bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chớnh xỏc ; văn viết trong sỏng, cú cảm xỳc ; khụng mắc lỗi chớnh tả và lỗi diễn đạt ; trỡnh bày sạch sẽ, chữ viết rừ ràng.
2. Dàn ý tham khảo :
 a) Mở bài :
- Cú thể nờu mục đớch của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tỡnh yờu thương)
- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.
b)Thõn bài : Tỡnh yờu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xó hội .
- Tỡnh cảm xúm giềng :
+ Bà lóo lỏng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngụ Tất Tố).
+ ễng giỏo với lóo Hạc( Lóo Hạc – Nam Cao).
- Tỡnh cảm gia đỡnh :
+ Tỡnh cảm vợ chồng : Chị Dậu õn cần chăm súc chồng chu đỏo, quờn mỡnh bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngụ Tất Tố).
+ Tỡnh cảm cha mẹ và con cỏi :
• Người mẹ õu yếm đưa con đến trường ( Tụi đi học- Thanh Tịnh) ; Lóo Hạc thương con (Lóo Hạc- Nam Cao).
• Con trai lóo Hạc thương cha ( Lóo Hạc- Nam Cao) ; bộ Hồng thụng cảm, bờnh vực, bảo vệ mẹ (Trong lũng mẹ- Nguyờn Hồng).
c)Kết bài : Nờu tỏc dụng của văn chương ( khơi dậy tỡnh cảm nhõn ỏi cho con người để con người sống tốt đẹp hơn).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BDHS gioi van 8.doc