Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 4

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 4

 Văn bản : LÃO HẠC

 ( Nam Cao )

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của lão Hạc. Diễn biến tâm trạng lão Hạc khi

 bán cậu vàng .

 2. Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu để thể hiện tâm trạng các nhân vật. Phân tích nhân vật

 qua ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ, hành động .

 3. Tư tưởng :

 - GD học sinh trân trọng tình cảm của lão đối với cậu vàng, cảm thông với nỗi cô đơn của lão .

 II. CHUẨN BỊ :

 GV : sgk, g.án, tltk, bảng phụ .

 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài .

 III. PHƯƠNG PHÁP :

 Đọc diễn cảm , nêu v.đề , gợi mở, giảng bình , thảo luận .

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 4 NS:14/09/2008
 Tiết : 13 ND:16/09/2008
 Văn bản : LÃO HẠC
 ( Nam Cao ) 
 I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức :
 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của lão Hạc. Diễn biến tâm trạng lão Hạc khi
 bán cậu vàng .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu để thể hiện tâm trạng các nhân vật. Phân tích nhân vật 
 qua ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ, hành động .
 3. Tư tưởng :
 - GD học sinh trân trọng tình cảm của lão đối với cậu vàng, cảm thông với nỗi cô đơn của lão .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, g.án, tltk, bảng phụ .
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài .
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm , nêu v.đề , gợi mở, giảng bình , thảo luận .
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định :
 2. KTBC :
- Cai lệ là kẻ như thế nào ?
 Qua đó, em thấy xã hội lúc bấy giờ ra sao ? ( 8đ )
- Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ “, chị Dậu hiện lên với vẻ đẹp như thế nào ? 
 ( 9đ ) 
- Tên tay sai ( 2đ ), hống hách, hung dữ ( 2đ ) không có tính người ( 2đ )
 ® XH thối nát, tàn bạo ( 2đ )
. Yêu thương chồng ( 2đ )
. Khiêm nhường, nhẫn nhục nhưng không yếu 
 đuối . ( 2 đ )
. Có sức sống m.mẽ & tinh thần phản kháng
 tiềm tàng . ( 2 đ )
. Dẫn chứng ( 3 đ )
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Trong dòng văn học hiện thực, mặc dù xuất hiện sau Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng  
 nhưng Nam Cao nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình . Các sáng tác của ông về người nông dân 
 chân thật đến đau lòng & tràn đầy tinh thần nhân đạo sâu xa . Tiêu biểu cho những sáng tác đó là “Lão Hạc “ 
Hoạt động của GV& HS.	Nội dung bài học
 Hoạt động 1 :
? Cho biết vài nét về tiểu sử Nam Cao ?
 GV giảng thêm : 
 - Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915 -1951), quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam . Đây là một làng xa tỉnh xa huyện, ít ruộng đất, nằm trong vùng đồng chiêm trũng, nông dân quanh năm đói nghèo, lại bị bọn cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ, dân làng có người phải bỏ làng đi tha hương cầu thực. Hoàn cảnh này ít nhiều ảnh hưởng khiến những trang viết của ông giàu tính hiện thực .
- Ông sinh ra trong 1 gia đình trung nông, ngoài việc làm ruộng g.đình ông còn buôn bán nhỏ. NC là người con duy nhất trongnhà học đến bậc thành trung, về sau g.đình ông sa sút dần .
- Trước cm ông sống chật vật bằng nghề dạy học, viết văn .Sau ông tham gia cm .
- 11/ 1951 ông hi sinh trên đường đi công tác
- Nhà văn h.thực , thành công với 2 đề tài : nông dân & trí thức .
=> GV chốt điểm chính về tác giả . 
? Đoạn trích được xuất xứ từ đâu ?
* HS giải nghĩa từ khó : bòn vườn, phẫn chí, cầu tự 
 Hoạt động 2 :
_ Giọng đọc : chậm rãi ® sự cảm thông của ông giáo
 Lão Hạc : buồn xót xa
 Binh Tư và vợ ông giáo : giọng mỉa mai
 ( Trước khi đọc gv, tóm tắt phần chữ nhỏ ® hs dễ tiếp thu bài ) :
 . Tình cảnh lão hạc : nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai, vì phẫn chí không cưới được vơ ïnên bỏ đi làm phu đồn điền cao su .
 . Lão ở nha với con chó vàng, lão đối với nó như đối với một người bạn, người cháu .
 . Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên lão quyết định bán chó 
- GV đọc mẫu 1 đoạn ( chữ in to ) ® gọi hs đọc ® gv nhận xét, sửa chữa . 
? Đoạn vừa đọc kể lại chuyện gì ?
0 Lão Hạc sau khi bán chó 
? Đ.trích có thể chia ra làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ? 
0 đ1: hôm lão Hạc  rồi cũng xong ( lão ssang nhờ ông giáo )
 đ2: tiếp theo  đáng buồn ( csống của lão sau đó, thái độ mọi 
 người đ/v lão )
 đ3: còn lại ( cái chết của lão )
? Giữa lão & cậu vàng có mối quan hệ ntn ?
0 Lão thui thủi  chỉ có cậu vàng là bạn, bắt rận  nói chuyện  gọi nó là “ cậu vàng “ –bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự .
? Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định “ cậu vàng “ với ông giáo, ? ( Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ ) ta thấy lão quyết định việc này với tâm trạng ntn ? 
? Tại sao lão lại có t.trạng ấy ?
0 Lão coi việc này rất hệ trọng : cậu vàng là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai lão rất mực yêu thương để lại .
? Suy tính kỹ nhưng cuối cùng lão có bán chó không ? Vì sao ?
0 Có
 GV : “ Sau trận ốm, lão yếu  đói deo đói dắt “
 Lão tính : nuôi cậu vàng không cho ăn ® thì gầy đi 
 Lão lại tiếp tục tính : “ lão nuôi lão còn chưa xong nữa là “ ® lấy tiền đâu nuôi cậu vàng .
 => vì nghèo túng phải bán cậu vàng .
_ Gọi hs đọc đoạn “Hôm sau lão hạc sang nhà tôi  nỡ tâm lừa nó “
? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo ?
0 Cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, miệng mếu máo như con nít, hu hu khóc  (sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh)
? Cái hay của cách m.tả ấy của tác giả là gì ?
0 Thể hiện sự chân thật, cụ thể t.trạng dâng lên không thể kìm nén nổi . Từ “ầng ậng “ lột tả sự đau đớn dâng đến đỉnh điểm rồi vỡ oà thành tiếng khóc khi có người hỏi đến 
? Qua các chi tiết ấy, em thấy t.trạng lão ntn sau khi bán cậu vàng ?
0 Tôi già  lừa một con chó ; a! lão già tệ lắm 
? Vì sao rất yêu quý cậu vàng mà c.cùng lão lại bán nó ?
0 Xuất phát từ lòng thương con sâu sắc 
 Thảo luận nhóm :
? Qua phần p.tích trên : em thấy lão là người có tính cách ntn ?
 Em hãy tìm vài d.chứng tiêu biểu cho tính cách ấy ?
® Là người sống tình nghĩa, trung thực, thương con	
 I. Đọc – hiểu chú thích :
 1. Tác giả : (sgk)
Nam Cao (1915-1951)
2. Tác phẩm : (sgk)
Trích truyện ngắn “Lão Hạc”
1. Diễn biến tâm trạng lão Hạc khi bán cậu vàng :
 - Lão Hạc vàcậu vàng rất thân thiết với nhau .
- Đắn đo, suy tính rất kỹ khi bán cậu Vàng .
_ Lão Hạc làm ra vẻ vui vẻ
_ Tôi già bằng 
_ “A ! Lão già tệ lắm ”
- Aên năn, day dứt sau khi bán chó .
® Là người sống tình nghĩa, trung thực, thương con	
 4. Củng cố và luyện tập :
- Diễn biến t.trạng lão khi bán cậu vàng ?
- Vì sao lão lại bán chó ?
- Đắn đo, suy tính ® đau đớn xót xa , ân hận 
- Vì nghèo túng, vì thương con .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài 
 - Chuẩn bị bài “ Lão Hạc “ phần t.theo : 
 + Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc ?
 + Oâng giáo là người ntn ?
 + Truyện có những đặc sắc nghệ thuật gì ?
 Tuần : 4 NS : 14/09/2008
 Tiết : 14 ND :17/09/2008
 Văn bản : LÃO HẠC (tt)
	( Nam Cao )
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Thấy được hoàn cảnh sống cùng cực dẫn đến nguyên nhân cái chết của lão Hạc .
 Lòng nhân đạo sâu sắc của N.Cao ( qua nhân vật ông giáo ) .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng p.tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại .
 3. Tư tưởng :
 - GD hs biết thương xót, đồng cảm với người nghèo khổ ; trân trọng nhân cách của lão Hạc .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ, tranh 
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài 
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Pp nêu vấn đề, gợi mở, bình giảng , thảo luận, tích hợp với : từ tượng hình, từ tượng thanh
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định :
 2. KTBC :
-Hãy kể lại doạn trích lão Hạc ? và cho biết tên tác giả ? (8đ)
- Tâm trạng lão Hạc ntn khi bán cậu vàng ? Dẫn chứng ? (8đ) 
- Học sinh kể ( 7đ )
 Tác giả ( 1đ )
- Đắn đo, suy tính, rồi ăn năn, day dứt (4đ)
 D.chứng : (4đ) 
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1 : 
 Thảo luận nhóm : 
? Những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc ?
? Ta thấy số phận người nông dân trước cách mạng ntn ?
0 số phận cơ cực, đáng thương . 
? Nhưng xét kỹ lại : lão còn 3 sào vườn ( tài sản đáng kể ), số tiền bán chó, có thể sống thêm nữa . Vậy sâu xa cái chết ấy là gì ?
? Lão có thể hàmh nghề như Binh Tư để sống, nhưng sao lão không làm thế ?
0 Giữ nhân cách trong sạch “đói cho sạch, rách cho thơm “
=> giáo dục hs : vượt qua khó khăn, bỏ suy nghĩ “ Bần cùng sinh đạo tặc”
? Trước khi chết lão sanh nhờ ông giáo việc gì ?
0 Giữ hộ mảnh vườn 
 Cầm hộ 30 đồng để lo ma chay cho lão ( 25 đồng dành dụm + 5 
 đồng bán chó .
* Nếu lão chết mà không có tiền thì hàng xóm cũng phải lo . Nhưng lão cầm tiền nhờ ông giáo lo ma chay cho mình . 
? Vậy lão không muốn điều gì ?
0 Không muốn phiền hà đến hàng xóm, vì họ cũng nghèo chẳng 
hơn gì lão 
? Qua đó ta thấy lão là người ntn ?
0 Là người cẩn trọng, chu đáo và tự trọng cao : lão lo không giữ được mảnh vườn cho anh con trai đang xa biền biệt ; lão đành nhịn ăn chứ không gây phiền hà cho hàng xóm ; lão đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình từ khi bán cậu vàng 
 Vợ ông giáo không thông cảm với lão” lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ  “ ® lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo .=> tự trọng
? Nam Cao đã miêu tả cái chết của lão ra sao ? (sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh _ cái chết của lão đau đớn, dữ dội )
? Ý nghĩa của nó ? (Qua cái chết của lão đã góp phần tố cáo ai ?)
0 Tố cáo xã hội TDPK không có chỗ đứng cho người lương thiện _ đưa họ đến bước đường cùng
* Liên hệ xã hội hiện nay :
 Hoạt động 2 :
? Ai là người kể toàn bộ tình cảnh lão Hạc ?
0 Nhân vật “tôi “_ ông giáo _ hiện thân của tác giả 
? Em thấy thài độ, tình cảm của nh.vật “tôi “ đối với lão hạc ntn ?
0 - Khi lão kể chuyện : “tôi “ lắng nghe
 - Hành động , cách cư xử : sang thăm, trò chuyện với lão, an ủi, sẵn sàng giúp khi lão cậy nhờ ® thương xót cho hoàn cảnh của lão 
 - Suy nghĩ của “tôi “ về nhân cách của lão :
 “ Chao ôi !  không bao giờ ta thương “ 
? Theo em: qua câu nói đo,ù khi muốn đánh giá một người ta phải làm gì ?
0 Ta phải cố gắng tìm hiểu họ rồi mới đánh giá ( phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những người hàng ngày sống quanh mình . Cần nhìn họ bằng lòng đồng cảm, đôi mắt của tình thương .Phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ ® hiểu và  ... ề cập đến v.đề gì ?
 2. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc :
 - Do đói khổ, túng quẫn .
 - Nhưng cái chính xuất phát từ lòng thương con ( bảo vệ tài sản cho con )
- Bảo vệ nhân cách của mình .
_ Vật vã đầu tóc rũ rượi
_Lão tru tréo,bọt mép sùi ra
® Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao,lòng tự trọng đáng kính.
 3. Nhân vật ông giáo :
“ Chao ôi !  không bao giờ ta thương “ 
 - Thương xót ,đồng cảm với hoàn cảnh của lão Hạc .
 -® Góp phần làm nổi bật nhân cách và lối sống của lão Hạc .
4. Đặc sắc nghệ thuật : 
- Kết thúc truyện bất ngờ
- Xây dựng nhân vật tài tình bằng những từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm . 
 * Ghi nhớ : (sgk- 48)
 4. Củng cố & luyện tập :
- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
- Theo nhân vật “tôi” khi đánh giá một người, ta phải làm gì ?
- ( HS thảo luận : câu hỏi 7/ sgk )
 Qua “ Tức nước vỡ bờ “ và “Lão Hạc “ em hiểu ntn về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ ?
- Lòng thương con, bảo vệ nhân cách của mình .
- Tìm hiểu kỹ về họ rồi mới đánh giá .
+ Nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp n.dân ở xh cũ .
+ Vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hy sinh vì người thân .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài
 - Chuẩn bị bài mới : “Từ tượng hình, từ tượng thanh “
 . Đọc trước các vd.
 . Đặc điểm và công dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh .
 V. RÚT KINH NGHIỆM : 
 Tuần : 4 NS :14/09/2008 
 Tiết : 15 ND : 19/09/2008
 Tiếng việt : TỪ TƯỢNG HÌNH , TỪ TƯỢNG THANH 
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 Hiểu được thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh và công dụng của nó .
 2. KĨ năng :
 Rèn kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự , miêu tả , biểu cảm .
 3. Tư tưởng :
 GD ý thức sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng ,biểu cảm trong giao tiếp .
 II. CHUẨN BỊ : 
 GV : sgk , giáo án , tltk , bảng phụ
 HS : sgk , tập ghi , vở bt , xem trước bài
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 PP định nghĩa, miêu tả, so sánh, lựa chọn, quy nạp, tích hợp với văn bản : Lão Hạc 
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Kiểm tra vở bt
- Thế nào là trường từ vựng ? cho ví dụ ? (8đ)
- Tìm các ttv sau : Sách, bút, cặp, thước
 Rễ, thân, cành, lá 
- Ttv là những từ có một nét chung về nghĩa (4đ) Ví dụ : (4đ) 
- Trường dụng cụ học tập (4đ)
 Trường bộ phận của cây (4đ) 
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Trong tiếng việt , có từ mang sắc thái gợi cảm, gợi tả mà khi ta sử dụng đúng chỗ sẽ 
 phát huy hết hiệu quả của chúng . Hai trong số những từ ấy là từ tượng hình, từ tượng thanh .
 Hoạt động 1 :
_ GV treo bảng phụ :
? Những từ in đậm trên , từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái 
 của sự vật ? 
? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?
? Những từ gợi tả hình ảnh, trạng thái hay mô phỏng â.thanh có tác 
 dụng gì trong văn miêu tả & tự sự ?
0 Gợi hình ảnh, â.thanh cụ thể, sinh động về lão hạc .
_ GV cho vd
 1. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 2. Bỗng một tiếng nói ồm ồm vang lên sau lưng cậu bé .
? Ở vd trên từ nào gợi hình ảnh , dáng vẻ ? từ nào mô phỏng a.thanh 
? Qua các vd trên, em hiểu thế nào là tth , thế nào là ttt :
* Cho 2 cặp câu :
 a1/ Nước chảy
 a2/ Nước chảy róc rách
 b1/ Chị Dậu bưng bát cháo đến cho chồng
 b2/ Chị Dậu rón rén bưng bát cháo đến cho chồng 
? Các cặp câu trên câu nào hay hơn ?
? Sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh như thế có tác dụng gì ?
0 a2/ mô phỏng được â.thanh ( tiếng nước róc rách ) ® sinh động.
 b2/ gợi hình ảnh ® biểu cảm ( đi nhẹ, khẽ ) .
=> Gvchốt ghi nhớ :
_ Cho hs tìm và đặt câu với 2 tth, 2ttt :
 I. Đặc điểm , công dụng :
 - Dáng vẻ, trạng thái : móm mém, xồng xộc, rũ rượi, vật vã  
 - Aâm thanh tự nhiên : ư ử
 - Aâm thanh con người : hu hu
 * Ghi nhớ ( sgk- 49)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hoạt động 2 :
 Gv hướng dẫn hs luyện tập và củng cố k.thức .
? Thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh ?
 0 (- Từ tượng hình :là từ gợi dáng vẻ, hình ảnh 
 - Từ tượng thanh : là từ mô phỏng â.thanh )
 * Chia nhóm làm bài tập 
1/49 : Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh ? 
2/50 : Tìm 5 từ tượng hình gợi ta dáng đi của người ?
3/50 : Phân biệt ý nghĩa từ tượng thanh tả tiếng cười ?
 II. Luyện tập :
1/49 :
 - Từ tượng thanh : soàn soạt , bịch , bốp, nham nhảm , thét
- Từ tượng hình : rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo, xô đẩy
2/50 : 5 từ gợi tả dáng đi của người :
 Lom khom , khập khiễng , nghênh ngang ,
 dò dẫm , lững thững .
3/50 : Phân biệt :
 - Cười ha hả : cười to, đắc ý
 - Cười hì hì : vừa phải , hồn nhiên
 - Cười hô hố : to, vô ý
 - Cười hơ hớ : to, vô duyên 
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài, làm bt còn lại
 BT4 : đặt câu với những từ đã cho (sao cho hợp lí )
 BT5 : sưu tầm bài thơ hay có sd từ t.hình , ttt ( sưu tầm trên sách, báo đài )
Chuẩn bị bài“ Liên kết các đoạn văn trong văn bản “
 . Có những cách nào để liên kết đoạn văn ?
 . Các đoạn văn liên kết với nhau có tác dụng gì ?
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Tuần : 4 NS :14/09/2008
 Tiết : 16 ND :23/09/2009
 TLV : LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN 
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng dùng phương tiện liên kết để tạo l.kết hình thức- nội dung giữa các đoạn văn trong văn bản
 3. Tư tưởng :
 - GD ý thức khi viết các đoạn văn phải mạch lạc , chặt chẽ .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk. bảng phụ 
 HS : sgk, tập ghi. vở bt , xem trước bài
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, lựa chọn, quy nạp 
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
-Đoạn văn là gì ? Đoạn văn được trình bày bằng những cách nào ? (8đ)
-Từ ngữ chủ đề là gì ? Câu chủ đề là gì ? (8đ) 
- Đ.văn do nhiềucâu tạo thành diễn đạt 1 ý hoàn chỉnh. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu xuống dòng (5đ)
 - Gồm : đoạn diễn dịch , q.nạp, s.hành (3đ) 
+ Từ ngữ chủ đề: từ ngữ dùng làm đề mục hoặc hay lặp lại . (4đ)
+ Câu chủ đề : mang n.dung khái quát , thường đủ 2 thành phần ,đứng đầu hoặc cuối đoạn (4đ) 
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1 : 
_ Đọc v.bản 1/ 50 :
? Hai đ.văn sau đây có mối liên hệ nào không ? vì sao ?
0 Cùng viết về ngôi trường nhưng thời điểm và tâm trạng không hợp lý .
 ® LK còn lỏng lẻo nên chưa hiểu v.đề
_ Đọc đ.văn phần 2/ 50 :
? Cụm từ “trước đó mấy hôm “bổ sung ý nghĩa gì cho đ.văn ?
? Theo em, cụm từ trên đã làm cho 2 đ.văn liên kết với nhau ntn 
? Cụm từ “trước đó mấy hôm “ là p.tiện liên kết đoạn . Vậy tác dụng của l.kết đoạn trong vbản ntn ? 
 Hoạt động 2 :
? Người ta dùng mấy cách để l.kết đoạn văn ? ( 2 cách )
? 2 đ.văn trên liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ t.phẩm văn học . Đó là những khâu nào ?
0 tìm hiểu
 cảm thụ
? Tìm từ ngữ liên kết 2 đ.văn trên ?
0 ( bắt đầu, sau khâu tìm hiểu ) , trước hết , tiếp theo 
? Gọi tên phương tiện liên kết đó ? ( q.hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn ? )
 _ Đọc vdụ b / 51 
? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đ.văn ?
0 Thể hiện sự khác nhau qua 2 lần đến trường 
? Tìm từ ngữ l.kết 2 đoạn văn ấy ? ( nhưng )
? Vị trí của từ liên kết ấy ?
? “ Nhưng “ có ý nghĩa liên kết gì ? 
? Tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập ?
_ Đọc vdụ I.2 / 51
? “ đó “ thuộc từ loại gì ?
? “ Trước đó “ là khi nào ?
0 Là q.khứ , còn “trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người “ là hiện tại
 ® dùng chỉ từ để l.kết 2 đoạn văn 
_ Đọc vdụ d/ 51
? Phân tích mqhệ giữa 2 đoạn văn trên ?
0 Tổng kết về ý kiến của Bác 
? Từ ngữ nào l.kết 2 đoạn văn trên ? Đó là liên kết gì ?
? Câu nào có tác dụng l.kết 2 đoạn văn ?
0 ( Aùi chà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy )
? Tại sao câu đó lại có tác dụng l.kết ?
0 Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ ở đoạn trên : bố đóng sách cho mà đi học
 => Chốt ghi nhớ
 I. Tác dụng của việc liên kết các đ.văn trong 
 văn bản : 
1. Chưa thấy được mối liên hệ giữa 2 đ.văn 
2. Cụm từ đó bổ sung ý nghĩa về thời gian
 (q.khứ )
 ® 2 đoạn l.kết chặt chẽ với nhau .
 II. Cách liên kết đ.văn trong văn bản :
 1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn :
a. Dùng ý liệt kê ( bắt đầu, sau khâu tìm hiểu) 
 b. Ý đối lập ( nhưng , trái lại ,  )
 c. Dùng chỉ từ ( đó , kia ,  )
 d. Dùng ý tổng kết , khái quát (nhìn chung , 
 tóm lại ,  )
2. Dùng câu để l.kết đoạn văn : 
 * Ghi nhớ : (sgk- 53)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hoạt động 3:
 Gv hướng dẫn hs làm BT và củng cố k.thức .
- Tác dụng của việc l.kết các đoạn văn trong văn bản :
- Phương tiện l.kết đoạn văn gồm mấy loại ?
1/ 53 : Tìm từ có tdụng liên kết đ.văn ? chúng có mqhệ gì ?
 Dùng từ ngữ lk đoạn có những loại nào ?
 ( liệt kê, tương phản, tổng kết  )
 2/ 54 : Tìm từ, câu lk thích hợp điền vào chỗ trống ? 
 III. Luyện tập :
BT 1 : Từ ngữ liên kết ® mối quan hệ :
 a. Nói như vậy : tổng quát
 b. Thế mà : tương phản
 c. Cũng : liệt kê 
 d. Tuy nhiên : tương phản
BT 2 : Điền vào : 
 a. Từ đó
 b. Nói tóm lại
 c. Tuy nhiên
 d. Thật khó trả lời 
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà : 
 - Học bài và làm bt 3 ( . Có thể viết thành 2 đvăn : cách dùng khẩu ngữ , từ ngữ hài hước .
 Những h.động dồn dập mà mạch lạc .
 . Dùng từ ngữ “ ngoài ra “ để biểu thị qhệ bổ sung, lkê . )
 - Chuẩn bị bài 
 “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xh “ :
 + Thế nào là từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội ?
 + Công dụng của 2 loại từ này ? 
 + Những điều lưu ý khi sử dụng ?
 V. RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc