Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 24

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 24

 Tuần : 24

 Tiết : 93 ND: 24/02/2008

 Văn bản: Hịch Tướng Sĩ

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Thấy được sự ngang ngược và tội ác của giặc , lòng yêu nước căm thù giặc Trần Quốc Tuấn . Đồng thời giúp hs nắm được đặc điểm và chức năng của thể hịch .

 2. Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích thể hịch

 3. Thái độ :

- Giáo dục hoc sinh căm thù bọn giặc cướp nước, lòng biết ơn các thế hệ đi trước

 II . CHUẨN BỊ :

 GV : sgk , giáo án , tài liệu tham khảo, bảng phụ

 HS : sgk , vở ghi , vở bài tập, xem trước bài

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 24 
 Tiết : 93 ND: 24/02/2008 
	Văn bản: Hịch Tướng Sĩ
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Thấy được sự ngang ngược và tội ác của giặc , lòng yêu nước căm thù giặc Trần Quốc Tuấn . Đồng thời giúp hs nắm được đặc điểm và chức năng của thể hịch .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích thể hịch
 3. Thái độ :
- Giáo dục hoc sinh căm thù bọn giặc cướp nước, lòng biết ơn các thế hệ đi trước 
 II . CHUẨN BỊ :
 GV : sgk , giáo án , tài liệu tham khảo, bảng phụ 
 HS : sgk , vở ghi , vở bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình
IV . TIẾN TRÌNH :
1 . Ổn định lớp 
2 . KTBC : 
- Cho biết nội dung chính “ Chiếu dời đô” nói lên điều gì ? Nêu về thể loại của văn bản ? Tác giả ? (10đ)
- Cho biết lý do vì sao bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ ?
- Tác giả : Lý Công Uẩn (1đ) 
- Thể loại: hịch ( khái niệm) (4đ)
- Nội dung : phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất , ý chí tự cường (5đ)
. Vì nói lên ý nguyện của nhân dân (3đ)
. Kết hợp giữa lý và tình (3đ)
. Dẫn chứng : (4đ)
 3. Bài mới :
Nhà Lí trị vì và phát triển trên hai trăm năm thì bị diệt vong bởi một sự kiện lịch sử nào ? ( Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh ). Nhà Trần ra đời. Trong khoảng thời gian nhà Trần trị vì đã ba lần đánh thắng quân Mông- Nguyên xâm lược . Và danh tướng có công lớn nhất là Trần Quốc Tuấn , trong ba lần lập công ấy, lần thứ hai là vẻ vang hơn cả. Đây là chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Cuộc chiến này gắn với sự ra đời của “Hịch tướng sĩ “ do Trần Quốc Tuấn soạn thảo. 
 Hoạt động 1 : Đọc -Hiểu chú thích
? Qua phần chú thích : em hãy nêu vài nét về tác giả ?
? Bằng hiểu biết lịch sử : em có những hiểu biết nào 
 khác về Trần Quốc Tuấn ?
Gv : Trần Quốc Tuấn là người yêu nước, thương dân, văn võ song toàn . Có công lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên
? “Hịch tướng sĩ “ thuộc thể loại gì ? Chức năng để làm
 gì ?
0 Hịch dùng để cổ động, thuyết phục hay răn dạy 
? Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 - Kiểm tra phần đọc chú thích của học sinh : tể phụ, đạo thần chủ, nhạc thái thường, thái ấp, nghìn xác này gói trong da ngựa, 
 - Giọng đọc : giọng hùng hồn, sảng khoái, to, rõ ràng
 - Gv đọc mẫu một đoạn , gọi hs đọc, sau đó nhận xét .
? Qua phần đọc , theo em bài hịch có thể chia làm mấy
 phần ? Nội dung chính từng phần ?
0 4 phần :
- P1: Từ đầu  “tiếng tốt “
- P2: “Huống chi  vui lòng”
- P3: “Các ngươi  có được không” 
- P4: Còn lại
 Hoạt động 2 : Đọc -Tìm hiểu văn bản
? Mở đầu bài hịch , tác giả nêu gương sử sách ở 
 phương Bắc . Đó là những ai ? Họ làm việc gì ?
? Những gương sử sách ấy có điểm gì chung ?
0 Quên mình , hi sinh vì chủ tức làvì nước
? Tác giả nêu những tấm gương trong sử sách nhằm 
 mục đích để làm gì ? (Khích lệ ý chí lập công, hi sinh
 vì nước cả tướng sĩ )
 Đọc đoạn 2 & nhắc lại nội dung chính :
? Theo lời kể của Trần Quốc Tuấn , cho thấy bọn giặc 
 như thế nào ?
 ? Tìm những chi tiết diễn đạt tội ác của giặc ?
 ( Dẫn chứng) ?
? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì khi nói đến tội ác của giặc ? 
0 Ẩn dụ : lưỡi cú diều, thân dê chó ® chỉ sứ Nguyên
? Những hình ảnh ẩn dụ trên cho thấy thái độ của tác 
 giả ra sao ?
0 Căm giận, khinh bỉ
 Thảo luận : (Các câu hỏi (2) )
? Cho biết chi tiết : “ta thường .. vỗ gối  nước mắt đầm
 đìa” thể hiện điều gì ở tác giả ? (Lo lắng, đau xót )
? Cụm từ : xẻ thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù: 
 đã nói lên điều gì ? ( Căm tức khi chưa trả được thù)
? Những chi tiết còn lại : “trăm thân phơi ngoài nội cỏ 
  vui lòng” bộc lộ nỗi lòng của tác giả ra sao ?
? Những điều đó cho thấy Trần Quốc Tuấn là người 
 như thế nào ?
? Hãy giải thích : vì sao ở đoạn này lại gây ấn tượng 
 mạnh mẽ cho người đọc ?
0 Dùng phép nói quá để diễn tả các trạng thái tâm lí mạnh mẽ nhất : tột cùng lo lắng, tột cùng đau xót, sẵn sàng hi sinh . Tất cả đều diễn đạt thành công lòng căm thù giặc sôi sục và tình yêu nước thiết tha của Trần Quốc Tuấn .
I. Đọc -Hiểu chú thích :
1. Tác giả :
 Trần Quốc Tuấn (1231 -1300)
2. Tác phẩm :
 Thể hịch , ra đời trước cuộc kháng chiến 
 chống Mông -Nguyên lần 2 (1285)
II. Đọc -Tìm hiểu văn bản :
1.Nêu gương sử sách
* Xưa
* Nay
à Khích lệ ý chí lập công, hi sinh vì đất nước của các tướng sĩ
2. Nhận định tình hình
 a/ Tội ác của giặc :
.. nghênh ngang ngoài đường
 uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình
 đem thân dê chó 
đòi ngọc lụa,vét của kho
à Tàn bạo, tham lam, hống hách
b/ Lòng yêu nước của tác giả :
Ta thường .. vỗ gối  nước mắt đầm
® Yêu nước, căm thù giặc
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3: Gv hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức :
- Hoàn cảnh ra đời “Hịch tướng sĩ “ ?
- Em nhận xét gì về Trần Quốc Tuấn ?
- Trước kháng chiến chống Mông-Nguyên (lần 2)
- Yêu nước, thương dân, sẵn sàng hi sinh để giết giặc 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học bài, kèm theo dẫn chứng .
 - Chuẩn bị phần tiếp theo :
 + Trần Quốc Tuấn chỉ ra những hành động nào là sai trái ? 
 Những hành động nào nên làm ?
 + Chủ trương và lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn là gì ?
 + Những đặc sắc nghệ thuật của bài hịch ?
Tuần : 24 
 Tiết : 94 ND:24/02/2008 
 Văn bản : Hịch Tướng Sĩ 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Cảm nhận được tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của “Hịch tướng sĩ” : kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn giàu hình tượng, truyền cảm
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích thể hịch
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh nhận ra những việc làm đúng sai trong cuộc sống, giáo dục lòng yêu nước .
II. CHUẨN BỊ :
 GV: sgk , giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ 
 Hs: sgk, tập ghi, vở bài bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, nếu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp 
 2. KTBC :
–Tội ác của giặc thể hiện như thế nào ? Thể loại tác phẩm? (10 đ)
–Em có nhận xét gì về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn ? (10đ)
- Tham lam, hống hách, tàn ác (3đ)
- Dẫn chứng (3đ)
- Thể lọai: hịch (nêu KN) (4 đ)
. Lo cho dân, cho nước (3 đ)
. Quyết hs giết giặc (3 đ)
. Dẫn chứng (4 đ)
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1: Lời phê phán và khẳng định của tác giả 
? Nội dung phần 3?
? Trước khi phê phán các tướng sĩ, tác giả đã nêu ra vấn 
 đề gì ?
0 Kể về cách cư xử ân tình giữa ông đối với các tướng sĩ 
 dưới quyền
(? Tại sao khi bày tỏ lòng mình, tác giả không phê phán 
 ngay những sai lầm của tướng sĩ mà lại kể về cách cư xử 
 của ông ?
0 Làm cơ sở cho sự khiển trách có lí có tình xuất phát từ 
 tình thương- nghĩa lớn)
? Mối ân tình ấy dựa trên mối quan hệ nào ?
0 - Quan hệ tướng - sĩ
 - Quan hệ cùng cảnh ngộ 
? Khi nêu lên mối ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn đã khích lệ 
 điều gì ở họ ? 
0 Ý thức trách nhiệm, lòng trung quân ái quốc và lòng ân 
 nghĩa thủy chung
 Thảo luận :
? Theo tác giả thì thái độ và hành động nào là sai trái ? 
? Tìm dẫn chứng làm rõ ? 
0 -Nhìn chủ nhục ® không biết lo
 -Thấy chủ nhục ® không biết thẹn
 -  mê tiếng hát
? Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn văn này ?
0 Khi thì ôn tồn thống thiết, nghĩa nặng tình sâu khi thì 
 trách mắng, mỉa mai châm chọc  Đặc biệt là lời khích 
 tướng sĩ về lòng tự trọng, ý thức danh dự
? Theo tác giả nếu không khắc những hành động sai trái 
 sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào ?
0 Gây hậu quả nghiêm trọng đối với mọi người, đất nước
? Qua đó tác giả chỉ ra những hành động nào các tướng sĩ 
 nên làm ?
 Thảo luận :
? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn 
 đề gì ? Vì sao ?
0 Tác giả tập trung nhấn mạnh vào quyền lợi cá nhân và 
 phân tích để cho thấy rằng : muốn hưởng trọn vẹn quyền 
 lợi của bản thân thì phải biết đặt nó vào trong quyền lợi 
 của quốc gia dân tộc “Nước mất nhà tan”
? Giọng văn là lời vị chủ soái hay người cùng cảnh ngộ ?
 (Cả 2)
? Đây là lời bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh 
 cáo ? (Cả 2)
? Để tác động vào nhận thức của người đọc, tác giả dùng 
 Biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn văn trên ?
0 - So sánh tương phản :
 Đầu hàng thì mất tất cả >< chiến đấu thắng lợi thì mất 
 cả chung & riêng
 . Viễn cảnh thất bại (dùng từ có ý phủ đinh) : không còn, cũng mất, bị tan 
 . Viễn cảnh thắng lợi (từ có ý khẳng định) : mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ ,  
 - Điệp từ, điệp ý tăng tiến, cấu trúc “chẳng những  mà
 còn” : nêu bật vấn đề từ đậm ® nhạt , nông ® sâu . 
 Từng bước đưa người đọc nhận rõ đúng sai .
? Tác giả đã khích lệ được điều gì ở các tướng sĩ ?
 Hoạt động 2 : Cho biết ý chính đoạn cuối :
? Đoạn cuối, tác giả vạch rõ 2 con đường chính -tà, cũng 
 có nghĩa 2 con đường sống - chết , mục đích để làm gì ?
0 Để quân sĩ phải có thái độ dứt khoát
? Với cách lập luận như thế có tác dụng gì trong việc tập
 hợp lực lượng với tinh thần quyết chiến ?
0 Loại trừ những thái độ bù trừ trong hàng ngũ quân sĩ, 
 động viên những người còn thờ ơ, do dự để họ đứng hẳn 
 về phía lực lượng quyết chiến quyết thắng . 
Thảo luận : Khái quát nghệ thuật lập luận của Hịch tướng sĩ ?
0 Đó là việc khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng .
Khích lệ : lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước, lòng trung quân ái quốc, ý chí lập công danh - xả thân vì nước, lòng tự trọng khi nhận rõ đúng sai => Khích lệ lòng yêu nước, diệt thù .
? Qua phần tìm hiểu trên, em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài hịch ?
 3. Lời phê phán và khẳng định của tác giả :
Hành động sai trái :
 -Nhìn chủ nhục ® không biết lo
 -Thấy chủ nhục ® không biết thẹn
 -  mê tiếng hát
à Vô trách nhiệm, vui chơi, tính ích kỉ
Hành động đúng :
Huấn luyện quân sĩ
Tập dợt cung tên
àNêu cao tinh thần cảnh giác trau dồi binh lực
àKhích lệ lòng tự trọng 
4. Chủ trương và lời kêu gọi :
Vạch rõ 2 con đường chính -tà, cũng 
 có nghĩa 2 con đường sống - chết
à Động viên ý chí và quyết chiến quyết thắng .
 * Ghi nhớ (sgk-61)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 : Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập và củng cố kiến thức :
? Sau khi học xong bài hịch, em hãy vẽ lược đồ kết cấu bài “Hịch tướng sĩ “ ? 
0 - Nêu gương sử sách ý 
 - Lòng căm thù , lòng yêu nước ý => Khích lệ lòng 
 - Hành động sai trái , hành động đúng ý yêu nước , quyết 
 - Chủ trương và lời kêu gọi ý chiến đấu 
? Sức thuyết phục của bài hịch là gì ?
0 Lập luận chặt chẽ + lời văn có sức lôi cuốn
II. Luyện tập :
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học bài, tìm dẫn chứng minh họa .
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :24 
 Tiết :95 ND: 25/02/2008
 Tiếng việt : HÀNH ĐỘNG NÓI
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Nói cũng là một thứ hành động
- Số lượng hành động nói khá lớn nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói .
 3. Thái độ : 
- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ :
 Gv: sgk, giáo án,tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs: sgk, vở bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, vấn đáp, thảo luận, lựa chọn, quy nạp
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC :
- Kiểm tra vở bài tập .
- Câu phủ định là gì ? Cho ví dụ ? (10đ)
- Câu phủ định có mấy loại ? 
 Cho ví dụ minh họa ? (10đ)
- Câu phủ định là câu có từ phủ định :không, chưa, chẳng, chả, đâu có,  (5đ)
- Ví dụ (5đ)
 Câu phủ định có 2 loại :
. Phủ định miêu tả : thông báo, xác nhận không có sự việc nào đó (2,5đ) 
. Phủ định bác bỏ: bác bỏ ý kiến của người khác 
 (2,5đ)
. Ví dụ (5đ)
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1 :Tìm hiểu về hành động nói
 - Gọi học sinh đọc đoạn trích trong sgk/62
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là 
 gì ?
0 Đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi : “Con trăn  lo 
 liệu” 
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi 
 tiết nào thể hiện điều đó ?
0 Có . Vì nghe Lí Thông nói : Thạch Sanh vội vàng đi 
 ngay .
? Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng phương 
 tiện gì ?
? Việc làm (lời nói) của Lí Thông có phải là một hành 
 động không ? Vì sao ?
0 Là một hành động , vì nó là việc làm (lời nói) có mục 
 đích
 Ví dụ : Gv hỏi học sinh :
 a. Minh, mấy giờ rồi ?
 b. Hôm nay, tôi rất vui .
 ? Xác định mục đích nói trong 2 ví dụ trên ? 
 0 a. Hỏi b. Cảm xúc
? Qua những ví dụ trên, người ta gọi đó là hành động nói.
 Vậy hành động nói là gì ?
 Hđộng 2 : . Một số kiểu hành động nói thường
 Thảo luận :
? Trong lời nói của Lí Thông, mỗi câu đều có mục đích
 riêng, mục đích ấy là gì ?
0 1. trình bày (báo tin) 2. đe dọa
 3. ý kiến 4. đe dọa 
 - Gọi học sinh đọc II.2
? Chỉ ra hành động nói và cho biết mục đích của mỗi 
 hành động ?
0 – Lời cái Tí :
 “Vậy thì  ở đâu ?” , “U nhất định  ư ?”, 
 “U không  ư” ® Hỏi
 Khốn nạn  trời ơi ® Cảm xúc
 - Lời chị Dậu :
 “Con sẽ .. thôn Đoài “ ® Trình bày (báo tin) 
 Bài tập nhanh :
? Xác định người nói – người nghe và mục đích nói của từng câu ?
1. Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ !
 (Yêu cầu)
2. Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem . 
 (Thách thức) 
3. An hỏi Nam :
 - Ai quét lớp hôm nay ? (hỏi)
4. Tôi đau quá ! (cảm xúc) 
5. Ngày mai, các em đi lao động . (Báo tin)
6. Sáng qua tôi gặp chị ấy . (Kể)
7. Con bé trông ốm và hốc hác quá . (Tả)
8. - Bây giờ mình đi đâu ? (hỏi)
 - Chúng ta đi công viên . (ý kiến)
9. Có lẽ nó không đến . (dự đoán) 
 Ngày mai trời nắng to . (dự đoán)
? Từ đó hãy nêu những kiểu hành động nói thường gặp ?
I. Hành động nói là gì ?
1.
2. Lí Thông đã đạt được mục đích của mình 
3. Bằng lời nói
 * Ghi nhớ (sgk-62)
II. Một số kiểu hành động nói thường 
 gặp : 
Quan sát ví dụ SGK
- Trình bày(báo tin,kể ,tả,nêu ý kiến ,dự đoán )
- Hỏi 
- Điều khiển(cầu khiến,đe doạ ,thách thức)
- Hứa hẹn
- Bộc lộ cảm xúc
 * Ghi nhớ (sgk-63)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 : . Luyện tập
 Gv hướng dẫn học sinh làmbài tập và củng cố kiến thức :
? Cho ví dụ về hành động nói với mục đích để : hỏi, điều
 khiển .
Bt1:
-Thế nào là hành động nói ?
- Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích
 gì ? Tìm 1 câu và nêu mục đích của nó ?
Bt2 : Chỉ ra hành động nói & mục đích trong các câu sau:
Bt3 :Xác định hành động nói được thực hiện trong các từ “Hứa” ?
III. Luyện tập :
1. Mục đích :
 Khích lệ lòng yêu nước và học tập của
 tướng sĩ 
2. Mục đích :
a. hỏi , trình bày , yêu cầu
b. hứa hẹn
c. trình bày , hỏi , cảm xúc
3. Kiểu hành động nói
Anh phải hứa (yêu cầu)
Anh hứa đi (Yêu cầu )
Anh xin hứa (hứa hẹn )
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học bài , làm bài tập cho hoàn chỉnh .
 -Chuẩn bị “trả bài kiểm tra TLV số 5”
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :24 
 Tiết : 96 ND:27/02/2008 
 TLV: TRẢ BÀI TLV – SỐ 5
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Giúp hs đánh giá toàn diện kết quả học văn thuyết minh : ưu , nhược điểm của bài làm . Qua đó các em sẽ củng cố toàn bộ kiến thức về văn thuyết minh 
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, sửa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả .
 3. Thái độ :
- Giáo dục hs tính tự giác, sáng tạo khi sửa bài
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, bảng phụ, chấm bài kiểm tra của học sinh .
 Hs : sgk, tập ghi
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, vấn đáp, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC (Thông qua)
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1 : Ghi đề bài 
B1 : Gọi học sinh nhắc lại đề, giáo viên ghi lên bảng
? Kiểu bài ? Đối tượng ?
 Hoạt động 2 : Xác định yêu cầu 
B2 : Yêu cầu
- Nôi dung :
+ Có tri thức về đối tượng (hoa mai)
+ Biết cách chọn lọc các đặc điểm cơ bản
+ Sử dụng phương pháp hợp lí .
- Hình thức :
 Dàn bàicân đối hợp lí, văn phong phù hợp, không mắc lỗi diễn đạt .
 B3 : Lập dàn ý cho đề bài này
? Dàn ý bài văn thuyết minh phải đảm bảo mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ?
 Hs thảo luận : đại diện nhóm trình bày, giáo viên ghi ý chính lên bảng
 Hoạt động 3 : Nhận xét chung
B4 : Nhận xét chung 
B5 : Chữa lỗi 
* Lỗi chính tả :
Gép ® ghép , mai mắn – may mắn 
Hoa may – hoa mai , kiển – kiểng
* Lổi dùng từ :
Lặp lại từ : mùa xuân
Diễn đạt chưa chính xác văn thuyết minh :nhớ đó nha !, nhé !
 Hoạt động 4 : Công bố điểm, Đọc bài văn khá, phát bài
B6 : Công bố điểm
 8 1 8 2
 Điểm 7,8 : 3 5 
 5,6 : 30 28
 3,4 : 7 6
B7 : Đọc bài văn khá, giỏi cho hs rút kinh nghiệm, tham khảo .
B8 : Gv phát bài
B9 : Giải đáp thắc mắc (nếu có)
Đề : Bằng hiểu biết của mình, em hãy thuyết minh về loài hoa mai trong dịp tết .
* Dàn ý :
a. Mở bài :
Giới thiệu khái quát về hoa mai 
b. Thân bài :
- Các bộ phân của cây hoa mai
- Cách trồng, cách chăm sóc (nhất là những ngày sắp tết)
- Lợi ích của hoa mai
c. Kết bài :
Ý nghĩa của hoa mai ra sao ?
* Nhận xét chung :
 · Ưu điểm :
- Bố cục 3 phần rõ ràng
- Nắm được đặc trưng thể loại :làm nổi bật đặc điểm đối tượng thuyết minh :thân, lá, hoa, hình dáng được tạo, 
- Xây dựng đoạn cho bài văn hợp lí (Thân bài)
- Lời văn ngắn gọn, chính xác, sinh động và thể hiện tính sáng tạo .
- Vận dụng phương pháp phù hợp : định nghĩa, phân loại, liệt kê, 
 · Khuyết điểm :
- Một số bài chưa xây dựng đoạn văn phù hợp
- Diễn đạt chưa mạch lạc, sai chính tả
- Còn vài bài ý chung chung, chưa cụ thể khi thuyết minh về đối tượng
- Có bài viết rất sơ sài, chưa đi sâu . 
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hoạt động 5 :
 Gv nhắn lại những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh .
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
 - Xem lại kiến thức về văn thuyết minh 
 - Chuẩn bị bài : “Nước Đại Việt ta”
 + Đọc tác phẩm, tìm hiểu về tác giả -tác phẩm .
 + Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?
 + Dựa vào những yếu tố nào mà Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lâp ?
 + Đặc sắc nghệ thuật của bài hịch ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc