Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 22

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 22

Tuần :22

 Tiết :85 ND: 11/02/2008

 Văn bản : ĐI ĐƯỜNG , NGẮM TRĂNG

 (Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

- Cảm nhận được tư tưởng sâu sắc của bài “Đi đường“ , từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ

 2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn

 3. Thái đo :

- Giáo dục học sinh noi gương, trân trọng phẩm chất cao đẹp của Hồ Chủ Tịch

II. CHUẨN BỊ :

 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ

 Hs :sgk, tập ghi, xem trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22 
 Tiết :85 ND: 11/02/2008
 Văn bản : ĐI ĐƯỜNG , NGẮM TRĂNG
 (Hồ Chí Minh) 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ 
- Cảm nhận được tư tưởng sâu sắc của bài “Đi đường“ , từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời. Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ 
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh noi gương, trân trọng phẩm chất cao đẹp của Hồ Chủ Tịch
II. CHUẨN BỊ :
 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs :sgk, tập ghi, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Đọc thuộc lòng “Tức cảnh Pác Bó “ và nêu nội dung chính của bài thơ ? (10đ)
- Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa Bác và người xưa qua thú lâm tuyền (10đ)
- Đọc thuộc (5đ)
- Nội dung : phong thái ung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ (2,5đ) , làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn (2,5đ)
+ Giống : đều vui cùng thiên nhiên (4đ)
+ Khác : Người xưa sống với thiên nhiên ® ẩn sĩ (3đ) Còn Bác sống giữa thiên nhiên để hoạt động cách mạng làm chiến sĩ (3đ)
 3. Bài mới :
 “Tức cảnh Pác Bó“ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác . Nhân cách cao quý ấy được thể hiện trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của Người, nhất là trong khoảng thời gian bị Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc . Hôm nay , chúng ta đi vào tìm hiểu bài thơ “Vọng Nguyệt”- Ngắm trăng – để hiểu thêm về những nét đẹp trong tâm hồn Bác 
 Hoạt động 1 : . Đọc - Hiểu chú thích
? Qua phần chú thích, em hãy nêu đôi nét xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài “Ngắm trăng” ?
- Đảm bảo 2 ý :
. Trích Nhật kí trong tù: gồm 133 bài , viết bằng chữ Hán
. Bài thơ sáng tác trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc )
* Đọc văn bản 
- Gv treo bảng nguyên tác bằng chữ Hán lên bảng 
- Kiểm tra phần giải nghĩa chữ Hán của học sinh : dựa vào bản dịch nghĩa, dịch từng chữ để học sinh hiểu nội dung bài thơ .
 Nại nhược hà / khó hững hờ
 . nại nhược hà : câu hỏi tu từ ® sự xốn xang, bối rối 
 của chủ thể trữ tình
. khó hững hờ : mất đi sự rung động mạnh mẽ, chỉ còn lại sự hững hờ, bình thản của chủ thể trữ tình .
Sau đó nêu yêu cầu giọng đọc : 
? Bài thơ làm theo thể thơ gì ?
 Hđộng 2 : Đọc -Tìm hiểu văn bản
? Em có suy nghĩ gì thú vui ngắm trăng của mọi người ?
0 Là thú vui ngắm trăng của người xưa, muốn vui cùng thiên nhiên (ngắm trăng thưởng nguyệt) trong khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái
? Em cho biết Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ?
? Đời sống của người tù luôn thiếu thốn , vậy trong bài tác giả kể những thiếu thốn gì ? Vì sao chỉ kể những thứ đó ?
0 Vì đó là những thứ người xưa thường có bên mình để thưởng thức trăng : có rượu sẽ thêm nồng, hoa làm cho cảnh thêm lãng mạn ® để quên đi nỗi cơ cực của nhà tù mà đón nhận đêm trăng đẹp
? Câu thứ 2, đã thể hiện tâm trạng gì của Bác ? Hãy so sánh từ “nại nhược hà“ – khó hững hờ
0 Xúc động vì thiên nhiên lộng lẫy còn thi sĩ thì không có gì e chẳng xứng với nhau ® nên thi sĩ bối rối
? Qua 2 câu đầu thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn của Bác trước cảnh trăng đẹp ? 
0 Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp
 * Đọc 2 câu cuối
? Em hãy so sánh 2 câu thơ cuối của bản phiên âm & dịch thơ ?
0 - Phiên âm : cócấu trúc đối nhau
 - Dịch thơ : mất đi sự đối nhau
? Sau phút bối rối ở câu 2, Bác đã quyết định ra sao ? Em có nhận xét gì về quyết định ấy ?
? Việc sắp xếp 2 câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật gì ?
0 Người ngắm trăng / song sắt / trăng ngắm nhà thơ (nhân hóa) ® người và trăng chủ động tìm đến giao hòa với nhau 
? Qua bài thơ đã toát lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn Bác ?
0 Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ – nghệ sĩ
 Hđộng 3 :Hướng dẫn văn bản Đi đường
- Hoạt động của học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò gợi mở
- Gv cần giải nghĩa những từ ngữ chữ Hán để học sinh nắm vững bài thơ _ Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản
 * Hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh tìm hiểu văn bản :
? Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ đầu ?
? Sự vất vả của người đi đường được tác giả giới thiệu như thế nào ?
0 Là lời nhận xét thốt ra rất tự nhiên trên con đường bị giải lao của người tù . 1 câu thơ được đánh đuổi bằng những ngày đi đường gian khổ của Bác
? Các điệp từ : “tẩu lộ , trùng san “ được sử dụng trong 2 câu thơ đầu nhằm nhấn mạnh điều gì ?
? Phân tích câu 2, 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi & niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh ?
? 2 câu thơ này ngoài nghĩa miêu tả còn ngụ ý gì ?
0 (Ngụ ý về đường đời cách mạng)
? Em có nhận xét gì về sự chuyển ý giữa 2 câu đầu & 2 câu sau ?
0 Là câu bản lề khép lại ý thơ 2 câu đầu & chuẩn bị mở ra cho câu sau
? Ở câu cuối có vai trò thể hiện ý thơ chính. Em hãy chỉ ra ý thơ chính chứa đựng trong câu thơ này ?
? Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của con người trước con đường đời cách mạng đầy khó khăn ?
0 Thảo luận : để nêu suy nghĩ của mình
- Gv liên hệ thực tế để giáo dục học sinh .
? Qua phần tìm hiểu, hãy nêu nội dung chính bài thơ ? 
A. NGẮM TRĂNG :
I. Đọc - Hiểu chú thích : 
 Hồ Chí Minh (1890-1969)
-Trích trong tập “Nhật kí trong tù” gồm 133 bài phần lớn viết bằng chữ Hán.
_Bài thơ được s1ng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây-Trung Quốc(8/1942-9/1943)
-Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
II. Đọc -Tìm hiểu văn bản :
Trong tù không rượu cũng không hoa 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
àTâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảng trăng đẹp
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
à Sự giao hòa gắn bó giữa người và trăng ® hai người bạn tri âm ,tri kỉ .
àTình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ – nghệ sĩ
 * Ghi nhớ (sgk-38)
B. ĐI ĐƯỜNG (Tự học có hướng dẫn)
Đi đường mới 
Núi cao 
à Bằng cách dùng điệp từ để thể hiện rõ có đi đường mới thấy nỗi gian lao,con đường đi đầy khó khăn, nguy hiểm
Núi cao
Thu vào 
à Một người với ý chí nghị lực kiên cường đã chiến thắng hoàn cảnh
 * Ghi nhớ (sgk-40)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 4 : Giao1 viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức và luyện tập :
- Đọc diễn cảm lại “Ngắm trăng” và “Đi đường”
- Hãy chép lại những bài thơ Bác viết về trăng rồi so sánh với bài “ Vọng nguyệt “ ? 
 (Cảnh khuya) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
III. Luyện tập :
- Những bài Bác viết về trăng :
 Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân lẫn nước màu trời thêm xuân
 Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
 (Rằm tháng riêng)
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học thuộc lòng hai bài thơ, học bàivà tìm thêm dẫn chứng
- Chuẩn bị bài : “ Câu cảm thán “
 + Đọc các ví dụ trong sách giáo khoa .
 + Chức năng của câu cảm thán ?
 + Đặc điểm hình thức của câu cảm thán ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :22 
 Tiết : 86 ND :13/02/2008
 Tiếng việt : CÂU CẢM THÁN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán . Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác .
 2. Kĩ năng :
Nắm vững chức năng câu cảm thán , cho được ví dụ về câu cảm thán . Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp .
 3. Thái độ :
Giáo dục học sinh tính độc lập , sáng tạo khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, vở bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, vấn đáp, lựa chọn, quy nạp
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Kiểm tra vở bài tập . 
- Câu cầu khiến là gì ? Cho ví dụ ? (10đ) 
- Câu cầu khiến : là câu có chứa từ cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị,  (3đ)
- Dấu : chấm than , dấu chấm (2đ)
- Ví dụ (5đ)
 3. Bài mới :
 Giáo viên có thể kể một câu chuyện , kết thúc bằng một câu cảm thán  dẫn vào bài
 Hoạt động 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng
 Giáo viên treo bảng phụ , gọi học sinh đọc đoạn trích
? Trong những đoạn trích trên , câu nào là câu cảm thán ?
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
0 Có từ cảm thán ( hỡi ơi, than ôi )
? Qua 2 ví dụ trên cho biết câu cảm thán dùng để làm gì ?
 Ví dụ : 
- A ! Mẹ đã về .
- Ôi , tôi đau quá .
? Nhận xét về cấu trúc cú pháp của những từ cảm thán 
 trong 2 ví dụ trên ? 
0 - Có khi tách thành 1 câu đặc biệt
 - Có khi kết hợp với các yếu tố khác làm thành câu .
? Câu cảm thán thường dùng dấu gì ?
? Khi viết đơn từ, biên bản hợp đồng hay trình bày kết
 quả một bài toán , em có dùng câu cảm thán không ? Vì sao ?
0 Không, vì những văn bản trên là văn bản hành chính , khoa học nên chỉ sử dụng ngôn ngữ trí tuệ, ngôn ngữ tư duy lôgic . Vì thế không thích hợp với việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc .
? Vậy câu cảm thán thường được sử dụng nhiều ở loại 
 văn bản nào ?
0 Văn bản nghệ thuật , giao tiếp hàng ngày 
 Bài tập nhanh :
- Gọi học sinh cho ví dụ về câu cảm thán .
- Những câu ấy bộc lộ cảm xúc gì của người nói ?
? Qua phần tìm hiểu trên , hãy cho biết thế nào là câu cảm thán ? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó ?
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
 * Ví dụ :
- Câu cảm thán :
a. Hỡi ơi lão Hạc !
b. Than ôi !
® Bộc lộ cảm xúc
- Dùng dấu chấm than
 * Ghi nhớ (sgk-44)
 4.Củng cố và luyện tập :
 Hđộng 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố & luyện tập
Bt4 : Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng câu Nghi vấn, câu cầu khiến , câu cảm thán ?
 Bt1 : Xác định câu cảm thán trong đoạn trích ?
? Thế nào là câu cảm thán ? 
 (Có từ cảm thán , bộc lộ cảm xúc )
Bt2 : - Phân tích tình cảm, cảm xúc thể hiện ?
 - Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm
 thán được không ?
II. Luyện tập :
1/44:
a. Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay !
b. Hỡi  ơi !
c. Chao ôi
2/44 :
 Đây không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của câu cảm thán
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học bài, làm bài tập cho hoàn chỉnh 
 - Xem lại kiến thức về văn thuyết minh
 - Xem các kiểu bài thuyết minh đã được học 
 Để tiết sau làm “Bài viết số 5”
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :22 
 Tiết : 87-88 ND:10/02/2008
 TLV : VIẾT BÀI TLV SỐ 5 
 (Văn thuyết minh)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về văn thuyết minh
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng xây dựng văn bản theo yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp
 3. Thái độ :
Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm 
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : đề bài, đáp án
 Hs : giấy bút, xem lại kiến thức văn thuyết minh
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Lựa chọn , tổng hợp sáng tạo
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp 
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới
 Hđộng 1 : 
 Giáo viên ghi đề lên bảng
Hđộng 2 :
 Giáo viên chuẩn bị đáp án
? Bố cục văn thuyết minh 
? Mở bài làm nhiệm vụ gì ?
? Thân bài làm công việc gì ?
? Lựa chọn các chi tiết nào để thuyết minh ?
? Sử dụng phương pháp nào để thuyết minh?
? Kết bài làm gì ?
* Đề bài :
 Nhân dịp xuân về, em hãy giới thiệu với mọi người về loài hoa mai trong dịp tết
* Đáp án :
a. Mở bài : (2đ)
 Giới thiệu khái quát về loài hoa mai : là đặc trưng của mùa xuân trong ngày tết phương nam
b. Thân bài : (5đ)
- Trình bày cụ thể về cách trồng và chăm sóc hoa mai (1,5đ)
- Hình dáng của hoa mai như thế nào ? (1,5đ)
- Màu sắc ? Nó thường nở vào thời gian nào trong năm (1đ)
- Tác dụng của hoa mai (1đ)
c. Kết bài : (2đ)
Hoa mai có ý nghĩa ntn trong ngày tết, với mọi người
* Lưu ý :
- Trình bày sạch đẹp, lời văn trôi chảy (1đ)
 4. Củng cố & luyện tập :
 - Xem lại bài trước khi nộp
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 - Chuẩn bị bài : “ Câu trần thuật “
 + Xem trước các ví dụ vàa trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa .
 + Đặc điểm hình thức của câu trần thuật ?
 + Câu trần thuật có chức năng gì ?
 - Xem lại kiến thức văn thuyết minh
 - Chú ý kiểu bài thuyết minh : giới thiệu về một danh lam thắng cảnh
 - Tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở địa phương em để chuẩn bị cho tiết học sau
 “ Chương trình địa phương”
 (Tìm hiểu kĩ : di tích lịch sử Núi Bà)
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc