Giáo án BDHSG môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Bạch Đích

Giáo án BDHSG môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Bạch Đích

Phần thứ nhất

Tiếng Việt

Tiết 1- tiếng việt:

TRƯỜNG TỪ VỰNG.

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Củng cố kiến thức cho HS về trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng sử dụng trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh trong khi nói, viết.

 3. Thái độ.

 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị.

 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

 - HS: Ôn tập trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh.

 

doc 99 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án BDHSG môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Bạch Đích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011
Phần thứ nhất
Tiếng Việt
TiÕt 1- tiÕng viÖt:
TRƯỜNG TỪ VỰNG. 
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. Mục tiêu.
Kiến thức.
 - Củng cố kiến thức cho HS về trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh.
Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng sử dụng trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh trong khi nói, viết.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
 - HS: Ôn tập trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh.
III. Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra.
 2. Bài mới.
 __________________________
I. Trường từ vựng.
Lí thuyết.
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì?
* Lưu ý:
- Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một ttrường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn.
 + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...
 + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...
 + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...
- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau.
 Ví dụ:
 + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...( danh từ)
 + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...( động từ)
 + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...( tính từ)
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 Ví dụ.
 Trường mùi vị : Chua, cay, đắng, Chua ngọt...
 Trường âm thanh: chua, êm dịu, ngọt, chối tai...
? Nêu tác dụng của trường từ vựng?
- Trong khi nói, viết sử dụng cách chuyển trường từ vựng thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ ( các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh...)
2. Luyện tập.
 Bài tập 1.
? Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
 Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
 Đáp án
- Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con.
- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.
- Trường từ vựng hoạt động cuae mỗi người: Hé mở, chúm, mút.
 Bài tập 2.
? Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
 Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
 Đáp án
- ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.
 Bài tập 3.
? Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
 gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.
 Đáp án
- Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu.
- Trường từ vựng giống: đực, cái, trống, mái.
- Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi, vây, lông.
- Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú.
- Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt.
 Bài tập 4.
?Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.
 Đáp án
- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi...
- Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận...
- Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ...
- Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ...
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó...
II. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Lí thuyết.
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
 - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 
 Ví dụ: Móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, thập thò...
 - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
 Ví dụ: Hu hu, ư ử, róc rách, sột soạt, tí tách...
? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh?
 ->Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy.
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 Ví dụ:
Đường phố bỗng rào rào chân bước vội
Người người đi như nước sối lên hè
Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me
Vừa tỉnh dậy, rật lên trời, ríu rít...
 Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít
Sum sê chợ Bưởi, tíu tít Đồng Xuân..
 ( Tố Hữu)
Luyện tập.
 Bài tập 1.
? Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.
	Đáp án
 - Từ tượng hình: dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, gập ghềnh, đờ đẫn, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.
 - Từ tượng thanh: Réo rắt, sầm sập, ú ớ. 
 Bài tập 2.
? Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
 ( Tố Hữu)
	Đáp án
- Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ.
-> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn. 
 Bài tập 3.
 ? Trong đoạn văn sau đây, những từ nào là từ tượng hình? Sử dụng các từ tượng hình trong đoạn văn Nam Cao muốn gợi tả đặc điểm nào của nhân vật?
 Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.
 Đáp án
- Từ tượng hình: Khệnh khạng, thong thả, khềnh khệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ.
-> Sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn trên tác giả muốn lột tả cái béo trng dáng điệu của nhân vật Hoàng.
 Bài tập 4: 
 Viết đoạn văn tả mùa hè. Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh (gạch chân các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn vừa viết)
3. Củng cố.
 ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? 
4. Dặn dò.
 ? Xem lại bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
--&--&--&--&--&--
 Ngµy so¹n: / / 2011.
 Ngµy d¹y: / / 2011
TiÕt 2- tiÕng viÖt:
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
TRỢ TỪ THÁN TỪ; TÌNH THÁI TỪ.
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
 - Củng cố kiến thức cho HS về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
 2. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá. trong khi nói, viết.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
 - HS: Ôn tập từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
III. Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra.
 2. Bài mới.
 _________________________
I. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 1. Lí thuyết.
 ? Thế nào là từ địa phương?
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ử một ( hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ: O (cô gái) chỉ dùng ở Nghệ Tĩnh.
 Hĩm ( bé gái) chỉ dùng ở Thanh Hoá.
? Thế nào là biệt ngữ xã hội?
- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ: Thời phong kiến vua tự xưng là trẫm.
- Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phải thực sự phù hợp với tình huống giao tiếp, nhằm tăng thêm sức biểu cảm.
2. Luyện tập.
 Bài tập 1.
? Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? vì sao?
 Đáp án
 - Khái là từ địa phương miền Trung Nam Bộ.
 - Cọp, hổ là từ toàn dân.
 Bài tập 2.
 Đáp án
? Cho đoạn trích:
 Ai vô thành phố
 Hồ Chí Minh
 Rực rỡ tên vàng.
Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng?
 Đáp án
- Tác giả lấy tư cách là người miền Nam tâm tình với đồng bào ruột thịt của mình ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ vô là từ địa phương miền Nam, do đó dùng từ vô để tạo sắc thái thân mật, đầm ấm.
 Bài tập 3.
? Xác định từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương được in đậm trong câu sau: Chị em du như bù nước lã.
- Du -> dâu.
- Bù -> bầu.
II. Trợ từ, thán từ.
Lý thuyết.
? Trợ từ là gì?
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: 
+ Trợ từ để nhấn mạnh: Những, cái, thì, mà, là...
+ Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc: có, chính, ngay, đích, thị...
? Thán từ là gì?
- Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
? Thán từ được chia làm mấy loại? đó là những loại nào?
- Thán từ được chia làm hai loại:
 + Thán từ dùng để biểu lộ tình cảm: Thán từ đích thực như ôi, ối, ái, ồ, á, chà, eo ơi, này, hỡi ơi... thán từ đi kèm thực từ như trời ơi, khổ quá, cha mẹ ơi, chết...
 + Thán từ gọi đáp như hỡi, ơi, ê, vâng...
2. Luyện tập.
 Bài tập 1.
? Tìm trợ từ trong các câu sau:
Những là rày ước mai ao.
Cái bạn này hay thật.
Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
Đích thị là Lan được điểm 10.
Có thế tôi mới tin mọi người.
 Đáp án
 - Các từ đứng đầu trong mỗi câu đều là trợ từ.
 Bài tập 2.
? Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
Nó hát những mấy bài liền.
Chính các bạn ấy đã giúp Lan học tập tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự.
Anh tôi toàn những lo là lo.
	 Đáp án
- Câu a, e trợ từ những dùng để nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ.
- Câu b trợ từ chính dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
- Câu c trợ từ chỉ dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
- Câud trợ từ ngay cả dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
 Bài tập 3.
? Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng.
III. Tình thái từ.
Lí thuyết.
? Thế nào là tình thái từ?
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói( ghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị sắc thái  ... à thơ đã thuộc về lòng quần chúng cách mạng, hồn nhà thơ đã nằm trong hồn những người lao khổ để « gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ». Câu thơ giống như lời nói thường ngày, mộc mạc biết bao, mà cũng đằm thắm tính giai cấp biết mấy.
Khi đã « buộc lòng tôi với mọi người » thì cũng là lúc nhà thơ đã thực sự gắn bó với quần chúng lao khổ. Và ông đã tự hào nói lên điều đó với tình cảm thiết tha của mình : 
Tôi đã là con của vạn nhà
....
Không áo cơm cù bất cù bơ.
Vẫn là gắn bó với gia đình nhân loại rộng lớn : « vạn nhà », « vạn kiếp », « vạn đầu em nhỏ »... nhưng nhà thơ nghiêng về những kiếp người bất hạnh : những « kiếp phôi pha », những trẻ em « không áo cơm cù bất cù bơ ». Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ vào trong gia đình bao la của mình. « Tôi đã là » nghĩa là dứt khoát rồi, đã thực sự hoà mình vào quần chúng rồi, đã trở thành ruoot thịt của họ rồi. Nhưng nếu để ý thì sẽ thấy trong khổ thơ 4 câu này, nhà thơ đã dành hai câu cho các em nhỏ ( các đối tượng khác chỉ 1 câu). Phải chăng đó là những con người mà ông quan tâm, yêu thương nhất ? Như ta đã thấy trong phần đầu « máu lửa » của tập « Từ ấy »,ông đã viết liền một mạch đến 5 bài thơ rất thương tâm về những em bé bất hạnh đang sống bơ vơ, trôi nổi giữa cuộc đời ? Và 3 chấm lửng kết thúc câu thơ cuối gợi nhiều liên tưởng về những em bé bất hạnh đó, khi nhà thơ đã mở rộng cánh tay thương yêu đón các em vào lòng mình.
- Nghệ thuật: Hai khổ thơ có 8 câu thơ, nhưng chỉ có hai kiểu câu và tập trung nói thiết tha một ý chính. Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu, một loạt từ ngữ như vậy đã có một hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm thiết tha, sự khẳng định dứt khoát, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía những người khốn khổ », tha thiết được trở thành thành viên ruột thịt của cái đại gia đình to lớn ấy.
Chưa thể nói ở hai khổ thơ này, ngòi bút thơ của Tố Hữu đã đạt tới độ tinh luyện. Lời thơ còn dàn trải, có những từ ngữ còn sách vở, khuôn sáo (hồn khổ, khối đời, kiếp phôi pha) ; song với cảm xúc chân thành, giọng thơ sôi nổi, thiết tha, liền mạch, những câu thơ ấy vẫn đầy sức truyền cảm.
« Từ ấy » có thể xem như một cột mốc trong đời thơ và đời cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ « không chỉ » là kỉ niệm về một thời điểm mở đầu, là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ, mà còn là khởi đầu của thế giới thơ Tố Hữu. Ở đây đã xuất hiện những hình ảnh thơ quen thuộc sau này của ông : tâm hồn, là mảnh vườn đầy nhành non lá mới, nắng chói, hoa thơm, chim hót, những hình ảnh ấy sẽ còn xuất hiện sau này trong nhiều bài khác nữa của nhà thơ. Và phải chăng những hình ảnh đầy sức sống này, cùng với ngọn lửa lí tưởng cháy sáng tỏng tim, đã làm nên chất lãng mạn say người của bài thơ : đó là lãng mạn cách mạng trong thơ Tố Hữu.
==============================
BÀI 2 : KHI CON TU HÚ
I. Giới thiệu
Bài thơ « khi con tu hú » được Tố Hữu sáng tác tháng 7/1939, sau bài thơ «Từ ấy » vừa đúng một năm. Khoảng cách thời gian giữa hai bài thơ chưa dài, nhưng hoàn cảnh sáng tác thì đã đổi khác. « Từ ấy » được viết khi Tố Hữu còn tự do, sống giữa cuộc sống cách mạng, say mê với lí tưởng Đảng ; còn « khi con tu hú » lại được viết ra khi nhà thơ đã bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) giữa bốn bức tường ngột ngạt của nhà tù đế quốc. Cảm hứng của thi nhân là niềm khao khát tự do cùng với khát vọng hành động, tháo cũi, sổ lồng. 
	Nhưng tất cả đều được bắt đầu từ một tiếng chim tu hú vọng vào nhà lao như nhan đề bài thơ đã ghi : « Khi con tu hú ». Người đọc hiểu đây là khi con tu hú kêu... và tiếng kêu ấy đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ trẻ bị giam trong tù niềm khao khát tự do cháy bỏng, giục giã anh hành động. Cho nên, cả bài thơ, chỉ có hai câu nói về tu hú kêu (câu đầu và câu cuối) mà sao tiếng kêu ấy vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi đến tận hồm nay, khi ta đọc những dòng này của ông. Người chiến sĩ trẻ bị giam trong tù, bưng bít giữa bốn bức tường kín mít, chỉ còn có âm thanh là mối dây liên hệ với bên ngoài : khi là tiếng chim kêu, tiếng dơi chiều đập cánh, khi là tiếng guốc đi về dưới đường xa hay tiếng rao đêm lảnh lót... Những âm thanh đó chinh là cuộc sống bên ngoài đã ùa vào thơ Tố Hữu trong những ngày bị xiềng xích. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của thế giới tự do. Và ở bài thơ này là tiếng chim tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Cả bài thơ được xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Tiếng chim tu hú là điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nó chính là « cái tứ » của bài thơ trong tù của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
II. Phân tích :
1. Cảnh thiên nhiên tươi vui, rộn ràng đầy quyến rũ đối với người chiến sĩ trong tù
Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè :
Khi con tu hú gọi bầy...
Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ?... Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường ngày khai giảng, một khúc nhạc ve ran khi vào hè đủ cho ta nhớ lại những ngày mực tím, áo trắng một thuở học trò náo nức đến trường.... Âm thanh ấy lại càng cồn cào, da diết biết bao khi nó đến với những người bị cách biệt với cuộc sống đồng loại : những chiến sĩ cách mạng bị giam trong tù. Ta hiểu vì sao, chỉ một tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên đã làm hiện ra trong tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế : 
 Khi con tu hú gọi bầy
 .....
 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngô vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn... Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hoà với nhau trong một không gian cao rộng mà êm ả của làng quê. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trong thơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng rộng rãi, mới quyến rũ biết bao ! Với niềm khao khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngoài. Vì vậy đây chỉ có thể là bức tranh của hoài niệm được gọi dậy trong lòng nhà thơ từ một tiếng chim tu hú gọi bầy. Hoài niệm sống dậy bao giờ cũng lung linh đẹp đẽ. Đó là nhờ sức mạnh của liên tưởng và tưởng tượng. Điều này chỉ có thể có được khi tâm hồn nhà thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Tố Hữu là một người như thế nên trong đoạn thơ này, ông đã đem đến cho ta một điều kì diệu : sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ. Đầu tiên là tiếng chim tu hú gọi mùa hè. Tiếng chim ấy đánh thức cả một mùa hè thôn dã sống dậy trong kí ức ông và chảy ra theo ngòi bút thơ, để cho câu chữ vẫy gọi nhau, hình ảnh nối tiếp nhau mà đan dệt thành bức tranh đồng nội đầy quyến rũ. Thực ra, không phải câu chữ, hình ảnh, mà chính là kí ức, hoài niệm gọi nhau theo một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ : tiếng chim gọi bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê. Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè. Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao rộng, và một bầu trời êm ả như thế ở làng quê thì không thể vắng bóng sáo diều bay lượn trên không. Từ một tiếng chim mà gợi nhớ đến bao điều, đến bao âm thanh vui tươi, bao sắc màu đẹp đẽ của làng quê, của cuộc sống bên ngoài nhà tù như đang lên hương ngây ngất trong lòng nhà thơ. Cuộc sống ấy được hồi tưởng lại đẹp bao nhiêu thì cũng có nghĩa là ông đang khao khát nó bấy nhiêu- và ta hiểu đây là niềm khao khát tự do của người ciến sĩ trẻ đang bị giam trong tù. Có phải vì thế mà đoạn thơ đã chốt lại, nhưng chính là để mở ra một không gian cao rộng, tự do :
Trời xanh càng rộng càng cao
 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Hình ảnh « đôi con diều sáo lộn nhào từng không » thật thoải mái, tự do và tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn trong cái không gian cao rộng, tự do ấy.
2. Tâm trạng bực bội, u uất của người chiến sĩ trẻ trong phong giam ngột ngạt.
Nếu 6 câu trên là cảnh tưởng tượng qua hoài niệm về cuộc sống tươi vui, rộn ràng ngoài nhà tù, thì bốn câu dưới là tình, là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong cảnh thực ngột ngạt trong phòng giam của người chiến sĩ trẻ. Cảnh có sự đối lập nhưng tâm trạng thì vẫn là sự nối tiếp của một con người thống nhất. Và tất cả đều hiện ra trên nền âm thanh củ tiếng tu hú kêu. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè đã đến. Nhưng mùa hè đến đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ những đièu gì khi ông đang đối diện với cảnh sống ngột ngạt ấy ?
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
 	 Tố Hữu thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới trong thơ, bởi một mình giữa bốn bức tường ngột ngạt, ông còn biết tâm sự với ai ? Thì thầm với mùa hè cũng như thì thầm với chính mình, và đây là tiếng lòng của nhà thơ cách mạng trong nhà tù đế quốc. Mùa hè, như nhà thơ đã hồi tưởng ở đoạn trên là mùa của tự do, của nồng nàn, của đam mê, của sự sống. Nhưng trong nhà tù thì làm gì có được mùa hè ấy ? Câu thơ thể hiện khát vọng hành động tháo cũi, xổ lồng của người chiến sĩ.  « Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! » 
Cùng với ý nghĩ thật táo tợn, dữ dội là cách ngắt nhịp ở hai câu 8,9 (nhịp 6/2 và nhịp 3/3, gợi cảm giác nhói lên bực bội đến điên người) và giọng điệu cảm thán, dường như cảm xúc bực bội không nén được cứ trào ra : « Hè ôi ! », « ngột làm sao, chết uất thôi ». Tất cả đều thể hiện tâm trạng ngột ngạt cao độ không thể nào chịu được của nhà tù. Chính vì thế mà cái tiếng chim tu hú trong câu dưới mới thật da diết, nhức nhối. Trong này, nhà tù ngột ngat, ngoài kia, tiếng chim cứ dóng dả, thiết tha như nhắn gửi, như giục giã người chiến sĩ. Sự tương phản ấy bộc lộ niềm khao khát tự do đến cháy bỏng, đễn mãnh liệt, đến đỉnh điểm. Con chim cứ kêu có nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, ý chí vượt ngục luôn thường trực. 
Bài thơ đã kết thúc trong một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, không thể khoanh tay, ngồi yên để nung nấu ý chí hành động. Và tháng 3/1942, Tố Hữu đã vượt ngục về với cách mạng, với nhân dân. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay trên bầu trời tự do, nhưng thực ra nó đã được giục giã từ tiếng chim tu hú kêu gần ba năm về trước.
	=======================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BDHS kha gioi NV 8.doc