Giáo án Âm nhạc Lớp 4 Buổi 1 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Mai

Giáo án Âm nhạc Lớp 4 Buổi 1 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Mai

I. Mục tiêu

- HS l, nhớ lại và thể hiện tốt 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. Tập trình bày theo tổ, nhóm, cá nhân.

- Ôn tập để củng cố một số kí hiệu ghi nhạc đã học

- Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 4.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- Nhạc cụ, băng đĩa nhạc, máy nghe

- Một số hình ảnh minh họa 3 bài: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.

- Tập đàn giai điệu, đệm hát 3 bài hát

- Tờ tranh minh họa các kí hiệu ghi nhạc

 

doc 87 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 4 Buổi 1 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: (Từ ngày 11/8/2008 đến 15/8/2008)
Khối 4
Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I. Mục tiêu
- HS l, nhớ lại và thể hiện tốt 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. Tập trình bày theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Ôn tập để củng cố một số kí hiệu ghi nhạc đã học
- Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 4.
II. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nhạc cụ, băng đĩa nhạc, máy nghe
- Một số hình ảnh minh họa 3 bài: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.
- Tập đàn giai điệu, đệm hát 3 bài hát
- Tờ tranh minh họa các kí hiệu ghi nhạc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của Thầy
1. ổn định tổ chức:
- GV tiếp xúc với HS trong tiết đầu tiên của năm học lớp 4. GV tạo không khí vui vẻ thân thiện
- GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi bảng
2. Bài mới: 
a) Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát lớp 3
- GV đặt câu hỏi: ở lớp 3 các em đã học 11 bài hát, hãy kể tên những bài hát đó
- Tổ trưởng các tổ lên ghi bảng
- GV đánh giá ghi tên 11 bài hát lên bảng Quốc ca Việt Nam (Văn Cao), Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy, Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui, Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng, Chị ong nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
- GV yêu cầu: Từng tổ tiếp tục thảo luận để giới thiệu tên tác giả những bài hát trên
- GV chỉ tên từng bài hát theo thứ tự, lần lượt HS mỗi tổ cho biết tên tác giả
- GV giới thiệu tên 3 bài hát ôn
- GV chọn các cách giới thiệu vào bài: Đàn 1 nét giai điệu, nghe gõ 1 câu tiết tấu, xem tranh minh họa để nhận ra bài hát
- GV đệm đàn từng bài, HS hát ôn
- GV hướng dẫn HS sửa những chỗ hát còn chưa đạt.
- Chọn các thủ pháp ôn: 
+ Quốc ca Việt Nam: HS đứng nghiêm, trình bày bài hát 
+ Bài ca đi học: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca 
+ Cùng múa hát dưới trăng: Hát kết hợp vận động theo nhạc
+ GV chỉ định tổ, nhóm hoặc cá nhân thực hiện lại. GV nhận xét, đánh giá
b) Hoạt động 2: Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc
- GV hỏi: Hãy kể tên những kí hiệu ghi nhạc đã được giới thiệu ở lớp 3
Gồm có: Khuông nhạc, khóa son, tên nốt ( Đồ rê mi...) và hình nốt (trắng, đen, móc đơn)
- Ôn tập về khuông nhạc:
+ GV kẻ 1 khuông nhạc trên bảng, yêu cầu HS nói thứ tự dòng và khe
+ GV dùng khuông nhạc bàn tay, yêu cầu HS nói tên dòng và khe
+ HS tự dùng khuông nhạc bàn tay để nói tên dòng và khe
+ Mỗi HS tập kẻ 1 khuông nhạc vào vở
- GV tập cho HS viết khóa son ở đầu khuông nhạc (yêu cầu nét khởi đầu bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2 - GV thị phạm)
+ Gv kiểm tra HS tập viết khóa son, hướng dẫn các em sửa những chỗ còn sai
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên 7 nốt nhạc. GV ghi bảng
- GV yêu cầu HS nhắc lại hình nốt và cách viết
3. Củng cố:
- HS tập nói tên các nốt nhạc trong bìa tập số 1
4. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Ôn kỹ các nội dung đã học
Hoạt động của Trò
- HS tiếp xúc với GV, tạo không khí hào hứng để học môn âm nhạc
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS theo dõi. HS thảo luận theo tổ
- HS lên bảng
- HS nghe, quan sát
- HS thực hiện theo tổ
- HS nói tên tác giả
- HS nghe
- Hs nghe, quan sát, nhận biết tên bài hát
- HS thực hiện 
- HS hát ôn từng bài, ngồi ngay ngắn, đúng tư thế, phát âm rõ ràng và hát đúng sắc thái
- HS trình bày
- HS thực hiện
- Hs trả lời
+ HS nói tên dòng, khe
+ Cả lớp nói tên 
+ 1 - 2 HS thực hiện
+ HS tập kẻ khuông
- HS viết khóa son
- HS nhắc tên
- HS thực hiện trên bảng con
- HS thực hiện
- Hs ghi nhớ
******************************
Tuần 2: (Từ ngày18/8/2008 đến 22/8/2008)
Khối 4
Học hát bài: Em yêu hòa bình
 Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn
I. Mục tiêu 
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài "Em yêu hòa bình". Thể hiện đúng những chỗ luyến, đảo phách và nốt đen chấm dôi.
- Qua bài hát, giáo dục các em yình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
II. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tranh ảnh phong cảnh minh họa bài "Em yêu hòa bình"
- Bản nhạc bài Em yêu hòa bình có kí hiệu phân chia các câu hát.
- Tập đàn giai điệu, hát chuẩn xác và đệm hát bài "Em yêu hòa bình"
- Đàn, máy nghe, băng đĩa nhạc bài "Em yêu hòa bình"
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
1. Phần mở đầu:
a) Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi, gọi HS lên bảng? Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông
- Chữa 2 bài tập trong bài học trước
- GV nhận xét, sửa và đánh giá kết quả
b) Giới thiệu bài hát:
+ GV treo tranh, đặt câu hỏi về bức tranh, liên hệ vời bài hát Em yêu hòa bình
+ GV nêu nội dung của bài hát 
+ GV giới thiệu tác giả Nguyễn Đức Toàn: Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của VN, đã được tặng giải thưởng HCM. Ngoài những bài của ông viết cho người lớn rất quen thuộc với công chúng yêu âm nhạc như: Quê em, Chiều trên bến cảng, Biết ơn Võ Thị Sáu...Ông còn viết một số bài hát cho thiếu nhi như: Chú mèo con, Đường làng em, BEs nhè, Em yêu hòa bình...
2. Phần hoạt động:
a) Dạy hát:
- HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc GV trình bày
- Đọc lời theo tiết tấu lời ca
+ Chia bài thành 8 câu hát
+ GV đọc mẫu từng câu vừa đọc, vừa gõ tiết tấu lời ca, sau đó cả lớp cùng đọc
+ GV chỉ định 1-2 HS đọc lại
- Tập hát từng câu: Dịch giọng (-4). Gv dạy HS hát từng câu kết hợp giữa sử dụng nhạc cụ, hát mẫu, chỉ định HS hát và chỉnh sửa chỗ các em hát chưa đúng
- Những câu có dấu luyến hoặc đảo phách GV có thể đàn giai điệu kết hợp hát mẫu để hướng dẫn HS thực hiện cho đúng.
- Hết câu 4 yêu cầu HS hát từ câu 1- câu 4
- Hết câu 8 yêu cầu HS hát từ câu 5- câu 8
- Hát cả bài: GV đàn giai điệu để HS hát cả bài. GV chỉnh sửa cho HS những chỗ hát chưa tốt, nhắc các em lấy hơi trước câu hát, hát rõ lời ca.
- Sử dụng một số thủ pháp hát ôn: Hát thầm, hát đối đáp, chia dãy bàn
b) Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo trình tự: Hát cả bài, hát nhắc lại từ câu 5 đến hết bài, hát nhắc lại câu 8 một lần nữa.
3. Phần kết thúc:
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2
- HS trình bày theo tổ, nhóm, cá nhân
- Chia lớp thành 4 nhóm hát 1 câu từ câu 1- câu 4. Cả lớp hát từ câu 5 - câu 8
- Mạn đàm về bài hát : 
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Để thể hiện tình yêu đó em phải làm gì?
- GV dặn dò:
+ Nhận xét giờ học
+ Về nhà học thuộc lời ca
+ Trả lời câu hỏi và bài tập trang 6
Hoạt động của trò
- HS trả lời
- HS lên bảng làm bài tập
- HS nghe
- HS theo dõi
- HS nghe, cảm nhận (giai điệu vui tươi, tình cảm êm ái, nhẹ nhàng)
- 1-2 HS thực hiện
- HS nghe, đọc lời và gõ tiết tấu
- GV chỉ định 1-2 HS thực hiện
- HS tập hát 
- HS thực hiện
- HS hát câu 1- câu 4
- HS hát câu 4- câu 8
- HS hát cả bài
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS hát và gõ đệm
- HS trình bày
- HS trả lời
+ Tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình
+ Tham gia các hoạt động vì hòa bình, giữ gìn môi trường, cảnh quan làng xóm.
- HS ghi nhớ
**************************
Tuần 3: (Từ ngày18/8/2008 đến 22/8/2008)
Khối 4
- Ôn tập bài hát : Em yêu hòa bình
 - Bài tập cao độ và tiết tấu
I. Mục tiêu
- HS hát thuộc và truyền cảm bài "Em yêu hòa bình". Trình bày bài hát gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca và gõ đệm với 2 âm sắc
- HS trình bày bài "Em yêu hòa bình " theo cách hát lĩnh xướng nối tiếp và hòa giọng. Trình bày bài hát kết hợp với vận động theo nhạc
- HS thực hiện 3 bài tập cao độ và tiết tấu 
II. Chuẩn bị của giáo viên 
- Đệm đàn thuần thục bài Em yêu hòa bình 
- Tập gõ đệm với 2 âm sắc
- Tìm động tác phù hợp để hướng dẫn HS trình bày bài Em yêu hòa bình kết hợp với vận động theo nhạc
- Tập thể hiện tiết tấu có dấu lặng đen
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
1. Phần mở đầu:
- GV đàn giai điệu đoạn B. Yêu cầu HS cho biết tên bài hát, tên tác giả
- GV đệm đàn
- GV nghe, nhận xét, đánh giá
2. Phần hoạt động:
- GV giới thiệu nội dung bài học
a) Hát ôn:
- GV mở đĩa tiếng
- GV đệm đàn để HS hát bài Em yêu hòa bình theo trình tự:
+ Hát cả bài
+ Hát nhắc lại từ câu 5 đến hết bài
+ Hát nhắc lại câu 8 một lần nữa
- GV nhận xét, đánh giá
- GV chỉ định từng tổ trình bày, sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng
- GV hướng dẫn HS cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hòa giọng
- Hướng dẫn cách gõ đệm theo phách, tiết tấu, nhịp, 2 âm sắc. Kết hợp các cách gõ 
b) Hướng dẫn hát kết hợp với các động tác múa phụ họa 
- GV múa mẫu:
+ Câu 1: Nhún chân vào từ: "Bình" tay phải đặt lên ngực và đưa ra phía trước
+ Câu 2: Tương tự như câu 1 nhưng đổi tay trái chân nhún vào chữ "Đa"
+ Câu 3: 2 tay bắt chéo trước ngực, nhún vào chữ "Làng", mở tay trên đầu vào chữ "Lớn"
+ Câu 4: Giữ nguyên tay, nghiêng 2 bên và xoay tròn ở cuối câu chân nhún theo nhịp
+ Câu 5: 2 tay đưa hất cao sang phải, nghiêng phải và trái
+ Câu 6: Tương tự câu 5, sang trái
+ Câu 7: 1 tay chắp hông, 1 tay mở ra ngang thắt lưng ( đổi 2 tay)
+ Câu 8: 2 tay vòng lên đầu, hạ xuống ngang người, kết thúc trên đầu
- GV hướng dẫn từng câu, chậm
- Ghép toàn bài, hát múa
- GV không thực hiện nhưng quan sát HS thực hiện và sửa
- Gọi HS biểu diễn theo bàn, cá nhân 
c) Bài tập cao độ về tiết tấu 
* Vị trí nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc
- GV treo khuông nhạc trên bảng, yêu cầu 1 em lên bảng chỉ vào từng nốt, em khác đứng tại chỗ nói tên nốt đó. HS trong lớp tự đánh giá
* Luyện tập tiết tấu 
- GV viết tiết tấu lên bảng:
? Bài tập này có hình nốt và kí hiệu gì?
- Cả lớp cùng nói tên hình nốt và dấu lặng đen
- GV hướng dẫn cách thể hiện hình tiết tấu: vỗ tay thể hiện nốt đen, 2 lòng bàn tay úp xuống thể hiện lặng đen
- GV vỗ mẫu hình tiết tấu, miệng đọc
- GV bắt nhịp để HS thực hiện
- Chỉ định 1-2 HS thực hiện lại 
- Hỏi ai có thể cho biết tiết tấu có trong bài hát nào?
* Luyện tập cao độ và tiết tấu 
- GV treo bài tập đọc nhạc
? Bài có những nốt gì?
- GV đàn giai điệu từng chuỗi âm thanh ngắn
- HS nghe và đọc hòa theo tiếng đàn
- GV cho HS vừa đọc cao độ vừa kết hợp gõ tiết tấu
- GV chỉ định HS khá làm mẫu 
- Cả lớp thực hiện nhiều lần
3. Phần kết thúc:
- Củng cố: 
+ Gọi nhóm lên bảng trình bày hát múa bài Em yêu hòa bình 
+ Gọi 1 vài cá nhân đọc nhạc
- Dặn dò: 
+ Nhận xét giờ học
+ Về nhà học thuộc lời ca bài hát và luyện đọc bài tập đọc nhạc
Hoạt động của trò
- HS nghe, đoàn tên bài hát, tên tác giả
- Tập thể hát lại bài hát Em yêu hòa bình 
- HS nghe lại bài hát 
- HS thực hiện
- Từng tổ trình bày
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS hát + quan sát
- HS quan sát làm theo từng đông tác nhỏ. HS thực hiện cùng GV
- HS hát múa
- HS thực hiện
- 1 HS chỉ nốt, 1 HS nói tên nốt
- 1-2 em trả lời
- Cả lớp thực hiện
- HS ghi nhớ
- HS nghe, quan sát
- TL: Trong bài Thật là hay, câu1
- HS quan sát
- TL: Đồ, Mi, Son, La
- HS nghe đàn
- HS thực hiện 3 lần
- Tập thể lớp theo dõi 
- HS thực hiện
- HS ghi nhớ
*** ... ời ca.
- Đọc nhạc hát lời ca kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu, phách
- Kiểm tra cá nhân, tổ, nhóm
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại 2 lời bài hát Chú voi con ở bản đôn
- Nhận xét giờ học.
- GV nhắc HS về nhà đọc bài TĐN số 7 và tập gõ đệm 2 âm sắc 
Hoạt động của trò
- HS khởi động giọng
- HS lên bảng hát, trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- HS nghe
- HS trả lời: sắc thái hơi nhanh, vui
- HS hát ôn. 
- HS hát lĩnh xướng và hòa giọng.
- HS nghe.
- HS tập gõ đệm 2 âm sắc
- 1-2 HS lên bảng trình bày múa phụ họa 
- HS học múa phụ họa theo hướng dẫn.
- HS hát múa tập thể. 
- HS nghe.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi. 
+Nhịp 2/4
+Hình nốt đen, trắng, móc đơn.
+ Đồ, rê, mi, son, la.
- HS luyện cao độ
- HS luyện tiết tấu 
- HS đọc toàn bài chưa cần đúng cao độ 
- HS nghe 
- HS học từng câu kết hợp giữa nghe đàn và đọc 
- HS đọc toàn bài
-HS ghép lời ca.
- HS đọc nhạc hát lời kết hợp gõ đệm
- HS đọc bài TĐN: tổ nhóm, cá nhân .
- Cả lớp hát lại bài hát 
- HS nghe
- HS ghi nhớ.
*****************************
Thứ hai ngày 16 tháng 03 năm 2009
Tiết 28.Học bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
I. Mục tiêu 
- HS hát đúng nhạc và thuộc lời bài hát "Thiếu nhi thế giới liên hoan". Hát đúng những chỗ có luyến hai nốt móc đơn.
- HS biết bài hát có thể trìmh bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày lễ hội .
- Tập trình bày cách hát đối đáp và hòa giọng, thể hiện sự nhiệt tình sôi nổi.
II. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nhạc cụ, băng đĩa nhạc, bảng phụ chép bài hát "Thiếu nhi thế giới liên hoan ".
- Nhạc cụ gõ (Thanh phách, trống nhỏ ), SGK âm nhạc 4, vở, viết.
- Tranh ảnh minh họa cho nội dung bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
1. Phần mở đầu: 
- ổn định tổ chức: GV đàn.
- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 7: Đồng lúa bên sông. Kết hợp gõ đệm theo tiết tấu ( theo phách).
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Phần hoạt động: giới thiệu nội dung tiết học:
 Nội dung : Học hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan 
- GV treo tranh minh họa 
- GV giới thiệu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước 
- GV giới thiệu: hàng năm, nhiều nươc trên thế giới thường tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi. Tại đó có trẻ em các nước ở khắp năm châu cùng tham gia vào các hoạt động bổ ích như biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, tham gia các diễn đàn về quyền trẻ em, phản đối chiến tranh, bảo vệ môi trường... Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan nói lên tình cảm của tuổi thơ trong các cuộc họp mặt như thế. 
- Dạy hát: GV tiến hành dạy hát theo cách thông thường
+ Nghe hát mẫu 
+ Đọc lời ca và giải thích từ khó: tập thể, GV chỉ định 1-2 HS đọc lời ca, GV hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu lời ca. Khi HS đọc lời ca, GV giải thích "khôn ngăn" nghĩa là "không ngăn được", "cơn chiến trinh" nghĩa là "cuộc chiến tranh".
- Bài hát chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: "Ngàn dặm xa...thái bình" gồm 4 câu.
+ Đoạn 2: Còn lại, gồm 4 câu, 2 câu cuối được mở rộng.
+ Học hát từng câu kết hợp giữa đàn giai điệu, hát mẫu, sửa sai
- Những điểm cần lưu ý trong bài:
+ Dịch giọng bài hát xuống thấp cho phù hợp với giọng hát của HS 
+ GV cần hướng dẫn các em hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt nhạc. Có thể vừa dùng nhạc cụ vừa dùng giọng hát để hướng dẫn HS thực hiện cho đúng.
- Ghép cả lời 1
- Lời 2 tiến hành tương tự 
- Dùng 1 số thủ pháp hát ôn để ôn luyện 
- Tập hát lĩnh xướng và hòa giọng: 1 HS hát lĩnh xướng đoạn 1, tất cả cùng hòa giọng đoạn 2.
- Chia lớp thành 2 nửa: đoạn 1 hát đối đáp, mỗi nửa hát 1 câu. Đoạn 2 tất cả cùng hát hòa giọng.
- Chia lớp thành các tổ, mỗi tổ trình bày cách hát trên 1 lần. GV nhận xét, đánh giá 
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại 2 lời bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan
- GV nhắc HS về nhà tự suy nghĩ, tìm động tác thích hợp để phụ họa cho nội dung bài hát 
Hoạt động của trò
- HS khởi động giọng
- HS lên bảng hát
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS học hát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca theo hướng dẫn
- HS học hát từng câu
- HS nghe.
- HS ghép cả lời 1.
- HS tập hát lời 2
- HS ôn luyện theo hướng dẫn
- HS thực hiện.
- HS trình bày theo dãy, tập thể
- HS hát theo tổ, nhóm
- HS hát 
- HS ghi nhớ.
***********************
Thứ hai ngày 23 tháng 03 năm 2009
Tiết 29.Ôn tập bài hát:
 Thiếu nhi thế giới liên hoan
Tập đọc nhạc: TĐN số 8
I. Mục tiêu 
- HS trình bày bài hát " Thiếu nhi thế giới liên hoan" theo những cách hát như hoà giọng, lĩnh xuóng và đối đáp.
- HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8 (Trích bài Bầu trời xanh).
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn, băng đĩa nhạc, máy nghe.
- Đàn giai điệu, đệm và hát bài "Thiếu nhi thế giới liên hoan" và bài TĐN số 8.
- Một vài động tác phụ hoạ phù hợp với giai điệu và nội dung bài hát.
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
1. Phần mở đầu:
* Khởi động giọng: - Giáo viên đàn.
* Kiểm tra bài cũ: Một HS hát bài "Thiếu nhi Thế giới liên hoan".
?Tên bài? Tên tác giả?
- GV nghe, nhận xét sửa sai.
* Giới thiệu nội dung tiết học:
- Ôn bài "Thiếu nhi Thế giới liên hoan" và tập một số động tác phụ hoạ.
- Học bài TĐN số 8.
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi Thế giới liên hoan.
- Cho HS nghe lại bài hát qua đĩa nhạc.
- GV đàn, HS hát ôn bài hát (2 đến 3 lần).
- GV nghe, sửa sai. Yêu cầu HS thể hiện đúng sắc thái.
- Tập hát đối đáp, tập hát lĩnh xướng.
- Tập hát kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc. HS lĩnh xướng vừa hát vừa gõ đệm.
 *Tập động tác phụ hoạ cho bài hát.
- GV mời 1 đén 2 HS khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ.
- GV chọn động tác thích hợp và hướng dẫn HS trong lớp tập theo.
- GV đệm đàn, HS đứng hát và thể hiện động tác phụ hoạ.
- Gọi nhóm biểu diễn.
c. Nội dung 2: TĐN số 8.
- GV giới thiệu bài hát "Bầu trời xanh" Là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bài hát này các em đã học ở lớp 1, và bài TĐN là trích ở trong bài này.
- Treo bài TĐN:
?Những hình nốt có trong bài.
- Luyện tập tiết tấu:
- ? Những nốt có trong bài:
ị Luyện tập cao độ:
- Đọc tên từng nốt.
- GV đàn giai điệu toàn bài.
- Tập đọc từng câu - Ghép toàn bài.
- HS đọc + gõ tiết tấu theo đàn.
- Ghép lời ca theo các bước cơ bản + vỗ tay theo phách.
3. Phần kết thúc:
Mỗi tổ trình bày bài hát và bài TĐN một lần. GV đánh giá nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
Về nhà: Tập đọc và hát lời bài TĐN số 8.
Hoạt động của trò
- HS khởi động giọng.
- Học sinh lên bảng và trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- HS hát ôn theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS quan sát.
- HS hát múa theo đàn.
- HS biểu diễn.
- HS nghe.
- HS quan sát.
- Trả lời:
- HS quan sát và tập tiết tấu.
- Trả lời: C D E G A.
- HS nghe đàn luyện tập cao độ 2 chiều lên xuống, bậc 2, chùm âm.
- HS nghe.
- HS tập từng câu - Ghép toàn bài.
- Kiểm tra cá nhân.
- HS trình bày.
- HS nghe.
- HS ghi nhớ.
*****************************
Thứ hai ngày 30 tháng 04 năm 2009
Tiết 30.Ôn tập bài hát. 
Thiếu nhi thế giới liên hoan
Chú voi con ở Bản Đôn
I. Mục tiêu.
 - HS hát thuộc 2 bài hát,hát đúng nhạc và lời.
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo 1 trong 3 kiểu. Phách, nhịp, tiết tấu.
 - Biết các hình thức ôn và biểu diễn 3 bài hát.
II. Giáo viên chuẩn bị.
- Đàn, băng đĩa nhạc, máy nghe.
- Nhạc cụ gõ.
- Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Ôn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
- GV đàn yêu cầu HS hát 1 bài
II. Kiểm tra bài cũ.
 - Đan xen trong tiết học.
III. Bài mới.
a. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bài ca đi học.
- Mở máy nghe bài Bài Chú voi con ở Bản Đôn
? Yêu cầu HS trả lời về sắc tháI của bài? Tên bài ? Tên tác giả?
- GV điều khiển HS hát ôn
 + Hát đúng sắc thái.
 + Hát kết hợp gõ đệm
 + Kết hợp 3 cách gõ đệm và múa phụ họa.
- GV nghe quan sát, sửa sai.
 + HS biểu diễn theo nhóm
b.Hoạt động2: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- GV đàn giai điệu HS hát đúng sắc thái nhịp nhàng- đều đặn của nhịp 3
+ Hướng dẫn HS hát gõ nhịp, phách, tiết tấu.
+ Kết hợp cách gõ đệm và vận động phụ họa
- GV nghe sửa sai.
 + Yêu cầu HS biểu diễn theo nhóm.
- GV hướng dẫn luyện hát cá nhân, trình diễn và khuyến khích cho điểm
- GV tổ chực trò chơi cho các em. Nghe nhạc đoán bài hát.
IV. Củng cố.
- Yêu cầu cá nhân, 1 nhóm lên bảng hát trình diễn.
V. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn tập các bài hát đã học 
- Thực hiện
- HS lên bảng.
- Nghe
- Trả lời
- HS luyện hát.
- HS luyện hát có sắc thái
- Thực hiện
- Hát kết hợp gõ đệm
- HS biểu diễn theo nhóm. 
- HS hát đúng sắc tháI bài hát.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Cá nhân lên bảng
- HS tham gia chơI trò chơi
- Cá nhân xung phong
- Ghi nhớ
.
Thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2009
Tiết 31.Ôn tập 2 bài TĐN số 7 và số 8.
I. Mục tiêu 
- HS ôn tập TĐN số 7, TĐN số 8 kết hợp gõ đệm.
- HS nghe và cảm thụ một bài dân ca.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn giai điệu, đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 7, số 8.
- Máy nghe, đĩa nhạc.
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
1. Phần mở đầu:
- Khởi động giọng: - Giáo viên đàn thang âm.
- Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn TĐN số 7, số 8.
* Ôn TĐN sô 7:
- GV đàn thang âm.
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 7.
- Cho HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách bài TĐN số 7: Phách mạnh gõ bằng tay phải, phách nhẹ gõ bằng tay trái.
- GV chỉ định một vài nhóm đọc nhạc và gõ đệm.
- GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét.
* Ôn TĐN số 8:
- GV chỉ định HS gõ tiết tấu bài TĐN ssó 8.
- Cho HS đọc thang âm, GV đàn.
- GV hướng dẫn nửa lớp gõ tiết tấu, nửa lớp đọc nhạc và hát lời TĐN số 8, sau đó đổi lại.
- HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách bài TĐN số 8: Phách 1 gõ tay phải, phách 2 - 3 gõ bằng tray trái.
- GV chỉ định một vài nhóm trình bày trớc lớp.
b. Nội dung 2: Nghe nhạc:
- GV cho HS nghe một bài dân ca (Giới thiệu nội dung và xuất xứ).
- HS nói lên cảm nhận về bài dân ca.
- Kể tên hoặc hát 1 vài câu trong các bài dân ca khác.
- HS nghe lại bài hát, có thể đứng lên vận động theo nhạc.
3. Phần kết thúc.
- Cả lớp đọc nhạc TĐN số 8 và đánh nhịp.
- ? Nội dung tiết học.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động của trò
- HS nghe đọc thang âm theo 2 chiều lên, xuống.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS luyện đọc thang âm.
- HS nghe, đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 7.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện đọc nhạc theo nhóm.
- HS gõ tiết tấu.
- HS luyện thang âm theo đàn.
- HS thực hiện theo hớng dẫn.
- HS trình bày trớc lớp.
- HS nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS vận động theo nhạc.
- HS đứng tại chỗ đọc nhạc và đánh nhịp.
- HS nghe.
Thứ hai ngày 13 tháng 04 năm 2009
Tiết 32. Học bài hát tư chọn.
Bài . Giấc mơ của bé

Tài liệu đính kèm:

  • docam nhac 4.doc