Giáo án (3 cột) Ngữ văn 8 - Tuần 1

Giáo án (3 cột) Ngữ văn 8  - Tuần 1

 Tiết 1: Văn bản: Tôi đi học

 

A. Mục tiªu cần đạt :

1:Kiến thức- Hiểu và ph¸t triển được những cảm gi¸c ªm dịu, trong s¸ng, man m¸c buồn của nh©n vật “T«i” ở buổi tùu trường đầu tiªn trong đời, qua ¸ng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.Thấy được ngßi bót giàu chất thơ, gợi dư vị trữ t×nh man m¸c của Thanh Tịnh

2:Thai độ:Giáo dục có ý thức lưu giữ những tình cảm trong sáng của tuổi học trò.

3:Kĩ năng- RÌn kĩ năng đọc diÔn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, ph¸t hiện và ph©n tÝch t©m trạng nh©n vật “T«i”, liªn tưởng đến những kØ niệm tựu trường của bản th©n

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án (3 cột) Ngữ văn 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:20-08-2010
NG:23-08-2010
 Tiết 1: Văn bản: Tôi đi học 
A. Mục tiêu cần đạt : 
1:Kiến thức- Hiểu và phát triển được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.Thấy được ngòi bút giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh 
2:Thai độ:Giáo dục có ý thức lưu giữ những tình cảm trong sáng của tuổi học trò.
3:Kĩ năng- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi”, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân 
B. Chuẩn bị : 
-Giao vien: Soạn bài,Bảng phụ 
-Học sinh:Đọc và chuẩn bị bài 
C. Tiến trình lên lớp	
1.ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự cbị của học sinh
3.Bài mới:
 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm thời học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi học đến trường đầu tiên : “Ngày đầu tiên đi học bên em”. “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đó thể hiện một cách kỳ xúc động tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”, khi được mẹ đưa đến trường trong ngày tựu trường.
Hoạt động của thầy
tg
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung 
G/v đọc mẫu, 2 – 3 h/s nối nhau đọc toàn bài 
- Nhận xét cách đọc
? Hãy trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh ? 
H/s đọc chú thích, giải thích các từ kho. 
?Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào 
? Cảm nhận đầu tiên của em về văn bản là gì ?
? Kể tên những nhân vật được nói đến trong văn bản ? Hãy cho biết nhân vật chính là ai ? Vì sao đó là nhân vật chính ?
? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của “Tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào ? Tương ứng với đoạn nào câu văn nào ?
?Chủ đề văn bản?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 
Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết: 
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả khởi nguồn từ thời điểm nào ? Vì sao ? 
-Hs trả lời
-Gv;
=> Đúng là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương, gắn với lần đầu tiên được cắp sách tới trường => dễ gợi sự liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
? Tâm trạng của “Tôi” khi nhớ lại kĩ niệm cũ như thế nào ? 
?Hãy phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ ấy ? 
? Câu văn “Con đường này tôi tự nhiên thấy lạ”, cảm giác quen mà lạ của nhân vật tôi có ý nghĩa gì ?
? Chi tiết “tôi không còn lội qua sông thả diều,đi ra đồng nô đùa như thường ngày nữa” có ý nghĩa gì ?
? Việc học hành gắn liền với sách vở, bút thước với học trò .Điều này được tác giả nhớ lại bằng đoạn văn nào ?
- Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết “ý nghĩa ngọn núi”
?Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên?
? Có thể hiểu gì về nhân vật “Tôi” qua chi tiết “ghì thật chặt 2 cuốn vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước”.
? Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường“Tôi” bộc lộ đức tính gì của mình ?
?Nhận xét gì về cách sdụng phương thức biểu đạt của tác giả?
 H/s thảo luận nhóm để trả lời
?Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của cậu bé?
G/v Tiểu kết mục 1:Dòng hồi tưởng của nhân vật tôi mỗi khi mùa thu về và những kỷ niệm lần đầu cùng mẹ trên đường đến trường 
25’
20’
I:Đọc hiểu chỳ thớch:
1. Đọc : 
2.Tìm hiểu chú thích:
a.Tác giả Thanh Tịnh (1911–1988)
- Quê : Thành phố Huế 
- Tên thât : Trần văn Ninh 
- Tác phẩm chính : Quê mẹ, Đi giữa một mùa sen 
- Sáng tác của ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng mà lắng sâu, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941)
b. Giải thích từ khó : 
c. Thể loại : Truyện ngắn trữ tình 
3. Bố cục :
- Nhân vật : Tôi, mẹ, ông đốc
- Cậu học cũ
- Nhân vật chính “Tôi”
*Bố cục:
+ Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường: từ đầu ngọn núi
+ Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường: tiếp theo nghĩ cả ngày nữa.
+ Cảm nhận của “Tôi” trong lớp học:còn lại 
4:Chủ đề: Những kỷ niệm tuổi học trò thường lưu giữ lâu bền trong tâm hồn mỗi người nhất là lần đầu tiên tựu trường.
II. Đọc hiểu nội dung văn bản
1: Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường:
a.Khơi nguồn cảm xúc: 
* Thời điểm gợi nhớ : 
- Cuối thu_ thời điểm khai trường
- Thiên nhiên : Lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt : Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Không gian : Trên con đường dài và hẹp 
=> Điều đó chứng tỏ tác giả là người yêu quê hương tha thiết 
* Tâm trạng của “Tôi” : Náo nức, mơn man;cảm giác trong sáng nảy nở như mấy cành hoa tươiquang đãng;lòng tưng bừng,rộn rã 
=> Từ láy hình ảnh so sánh gợi cảm diễn tả 1 cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại cảm xúc thực của “Tôi” khi ấy=> góp phần rút ngắn thời gian giữa quá khứ và hiện tại 
b. Các cảm nhận của “Tôi’ trên đường tới trường : 
- Cảm nhận về con đường : Quen đi lại lắm lần => thấy lạ, cảnh vật đối thay đổi => dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của cậu bé ngày đầu đến trường
- Thay đổi hành vi : Lội qua sông thả diều, đi ra đồng lúa => đi học => cậu bé tự thấy mình lớn lên, nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành.
- Đoạn văn:”ý nghĩ ngọn núi” ->So sánh gợi cảm giác trong sáng tự nhiên->ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu
- Có chí học ngay từ đầu muốn tự mình đảm nhiêm việc học hành như bạn bè, không thua kém họ 
=> Yêu việc học, yêu bạn bè, ngôi trường quê hương. 
- Kết hợp kể- tả - biểu cảm hình ảnh so sánh=>ngây thơ, trong sáng ,lãng mạn tạo chất thơ.
=>Tâm trạng hồi hộp, háo hức, ngỡ ngàng,có sự biến chuyển lớn lao.
 3: Củng cố
?Đây là văn bản nhật dụng không?Vì sao?
4 - Hướng dẫn học ở nhà
-Khái quát nd tiết 1. 
-Soạn t2.
-Liên hệ bản thân.	
..
NS:20-8-2010
NG:24-8-2010
	 Tiết 2: Văn bản: Tôi đi học 
A. Mục tiêu cần đạt : 
-Tiếp tục giúp học sinh tìm hiểu tâm trạng,cảm giác của nhân vật tôi khi đến trường và vào lớp.
- Thấy được ngòi bút giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi”, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân
B. Chuẩn bị : 
 -Giao vien: Soạn bài,Bảng phụ 
-Học sinh:Đọc và chuẩn bị bài 
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:?Phân tích tâm trạng cảm xúc của "tôi" trên đường tới trường?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy-tro
tg
Nội dung bài học
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 
?Khi đến trường chú bé thấy ngôi trường ntn?tâm trang ra sao?
?Em cảm nhận gì về ngôi trường qua hình ảnh so sánh:như đình làng?
diễn tả được cảm xúc trang nghiêm về mái trường >
?Nhìn thấy các bạn tnào?
Nhìn thấy các bạn cảm nhận họ như chim con bên bờ tổmuốn bay nhưng còn e sợ
?Tâm trạng khi nghe gọi tên và cbị vào lớp?
?Nhận xét về cách sdụng tngữ ,bpnt?Tác dụng ?
=>Những cung bậc t.cảmt.trạng của cậu bé lần đầu tiên tới trường:ngỡ ngàng,sợ sệt,e ngại,nhiều cảm giác mới lạ khácvới lúc trên đường đến trường 
?Theo em vì sao cậu bé khóc?
?Tìm những chi tiết nói về t.trạng khi cậu bé vào lớp học giờ học đầu tiên?
?Tìm những câu văn hay, những h.ả đẹp trong đoạn này?Cảm nhận của em về những câu văn ,h.ả này?
?Nhờ đó tgiả đã biểu đạt được t.trạng nào của chú bé?
?Nhận xét gì về cách kthúc truyện?
*Kết thúc tp:”Tôi đi học”:
-Kthúc bất ngờ,tự nhiên khép lại trang văn nhưng lại mở ra 1 tgiới mới 
-Thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm
?Cho biết thái độ cử chỉ của người lớn với việc đi học của con em?
*Thái độ cử chỉ của mọi người với các em lần đầu đi học:
-Cha mẹ :cbị chu đáo cho con em mình
-ông đốc và thầy giáo:từ tốn,bao dung giàu tình yêu thương
=>Họ có trách nhiệm và tấm lòng đvới con trẻ.Đó là sự t.lợi cho sự ptriển của thế hệ trẻ.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tổng kết:
?Đặc sắc về nt,nd?
Hoạt động 3:luyện tập
Thảo luận nhúm
?Chất thơ của truyện thể hiện ở yếu tố nào?
?Học được gì từ nghệ thuật kể truyện của tg?
?Tp bồì đắp t/c tốt đẹp gì cho em?
35’
10’
10’
II:Đọc hiểu văn bản:
2.Tâm trạng ,cảm xúc của “tôi” khi đến trường và rời tay mẹ vào lớp.
-Khi đến trường thấy trường :xinh xắn,oai nghiêm như đình làng Hoà ấp,rộng ,cao =>thấy lo sợ,vẩn vơ 
- Nhìn thấy các bạn cảm nhận họ như chim con bên bờ tổmuốn bay nhưng còn e sợ
-Khi nghe gọi tên như quả tim tôi như ngừng đập,quyên cả mẹ đứng ở sau, giật mình,lúng túng
-Khi rời tay mẹ thấy nặng nề,nức nở khóc,cảm thấy xa mẹ.
=>Sử dụng nhiều từ ngữ đặc tả t.trạngđiệp từ, so sánh.
3.Tâm trạng ,cảm xúc tôi khi vào lớp hoc tiết học đầu tiên:
-Thấy:+mùi hương lạ xông lên trong lớp,hình gì treo trên tường cũng thấy lạ
 + lạm nhận bàn ghế chỗ ngồi là của riêng mình
 +người bạn không quen mà không thấy xa lạ
-Hình ảnh chú chim con kỉ niệm bẫy chim,tiếng phấn viết trên bảng
=>Những hình ảnh đẹp đầy ý nghĩa
=>diễn tả t.trạng xốn xang,đan xen nhưng cảm giác :lạ-quen, vừa nuối tiếc vừa tự tin nghiêm trang bước vào giờ học.
III:Tổng kết:
1.NT:
-Bố cục theo dòng hồi tưởng ,theo cảm xúc của nv trữ tình, theo thời gian buổi tưụ trường
-Kết hợp tả ,kể ,biểu cảm tạo chất trữ tình
-Sức cuốn hút của tác phẩm:t/huống,t/cảm ấm áp, h/ảnh tnhiên, ngôi trường ,các so sánh gợi cảm,chất trữ tình thiết tha.
2.ND:Tâm trang nvật tôi trong ngày khai trường đầu tiên.
IV:Luyện tập:
1.Chất thơ do cảm xúc dạt dào, trong sáng của nvật trữ tình
2.Kết hợp trình tự không gian và dòng tình cảm, cảm xúc
Kết hợp phương thức biểu cảm và yếu tố mtả và biểu cảm.
3.Yêu những kỉ niệm của tuổi thơyêu trường lớp ,yêu quê hương.
3:Củng cố
Gv khai quat lại ndbh 
4–Hướng dẫn về nhà
-Đọc ghi nhớ 
-Làm bt viết bài văn ngắn 
-Đọc bài :Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ 
.
S:20-8-2010
G:27-8-2010
Tiết 3:Tiếng việt : 
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Hiểu rừ cấp độ khỏi quỏt của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ khỏi quỏt của nghĩa từ ngữ
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng 
B. Chuẩn bị: Gv: Soạn bài, Bảng phụ
 Hs:Đọc và chuẩn bị trước.
C. Thiết kế bài dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
Hoạt động của thầy-tro
tg
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Hoạt động của trò dưới sự hướng dẫn của g/v 
? Em hãy lấy ví dụ về từ đồng nghĩa ? Từ trái nghĩa 
- Từ đồng nghĩa :
 Máy bay - tàu bay- phi cơ
- Từ trái nghĩa :
 Sống -chết; nóng - lạnh; tốt - xấu
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm trên ? ->Các từ có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa 
G/v : Hôm nay chúng ta học bài 
“Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. Nghĩa của từ có tính chất khái quát nhưng trong một ngôn ngữ, phạm vi khái quát nghĩa của từ không giống nhau.
Hoạt động 2 : Hình thành từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp
* G/v phóng to sơ đồ trong sgk vào bảng phụ, treo lên bảng và hỏi 
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn của các từ thú, chim, cá? Tại sao ? 
? Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Của “chim” rộng hơn hay hẹp hơn “tu hú, sáo” ? Tại sao ? Của “cá” rộng hơn hay hẹp hơn cá rô, cá thu? Tại sao ? 
? Nghĩa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa cuả các từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào ? 
? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là một từ ngữ cú nghĩa rộng ? 
? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
?Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa cú nghĩa hẹp được không ? Vì sao ?
Bài tập nhanh:
* Bây giờ cô có các từ : cây, cỏ, hoa.
? Tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn và rộng hơn ba từ đó 
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
Chia nhóm:
5’
15’
20’
I.Bài học:
1- Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp
a:Vi dụ 
b-Nhận xột
* Nghĩa từ : Động vật > thú, chim, cá
=> Vì phạm vi ngữ nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của 3 từ: thú, chim, 
cá.
* Nghĩa từ thú, chim, cỏ > voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
-Nghĩa từ : 
 Động vật > thú, chim, cá > voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
2.Ghi nhớ:
. Từ ngữ nghĩa rộng là phạm vi nghĩa của từ ngữ đó, bao hàm phạm vi của một số từ ngữ khác.
. Từ ngữ có nghĩa hẹp : phạm vi nghĩa của từ ngữ có được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
. Một từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp => tính chất hẹp, rộng của từ ngữ chỉ là tương đối
II:luyện tập
Bài tập 1: G/v hướng dẫn h/s tự làm 
Bài tập 2:
 Các từ là : chất đốt, nghệ thuật, thức ăn, nhìn, đánh
Bài tập 3: 
a, Từ xe cộ : Xe đạp, xe máy, xe hơi
b, Kim loại : Sắt, đồng, nhôm
c, Họ hang : Họ nội, họ ngoại, chú, bác, cô, dì
d, Hoa quả : Chanh, cam, chuối
e, Mang : Xách, khiêng, gánh
Bài tập 4: 
a, Thuốc lào 
b, Thủ quỹ
c, Bút điện 
d, Hoa tai
Bài tập 5 : 	
-Động từ có nghĩa rộng : Khóc 
-Động từ có nghĩa hẹp : Nức nở, sụt sùi
 3-Củng cố;Gv hệ thống lại ndbh
4 : Hướng dẫn học ở nhà
Bài tập: 
Của ta, trời đất, đêm ngày
 Núi kia, đồi nọ, sông này của ta ! 
 (Tố Hữu)
Hãy tìm các từ ngữ theo 2 phạm vi nghĩa chỉ không gian, thời gian trong 2 câu trên.
-Đọc trước bài sau: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
..
NS:20-8-2010
NG: 28-8-2010
	Tiết 4 :Tập làm văn : 
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt : 
	-Giúp h/s nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
	-Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
B. Chuẩn bị:
 GV:Soạn bài,Bảng phụ
-Hs:Đọc và chuẩn bị trước.
C. Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức: 8a: 8c:
2.Kiểm tra bài cũ:?Hiểu tnào là từ ngữ có nghĩa rộng-hẹp?Bài tập về nhà?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy-tro
tg
Nội dung bài học
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm chủ đề của văn bản 
 Đọc thầm văn bản “Tôi đi học” và trả lời câu hỏi 
? Văn bản miêu tả những việc đang xảy ra, hay đó xảy ra ? 
? Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào của thời thơ ấu của mình 
- Kỷ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình là buổi đầu tiên đi học => Đối tượng mà văn bản biểu đạt 
? Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì ? 
 -- Nhằm phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỷ niệm thuở thiếu thời =>Đây là vấn đề chủ yếu là tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm này.
 Vậy vấn đề chính, đối tượng được tác giả nêu lên trong văn bản trên người ta gọi là chủ đề của văn bản. 
? Em hiểu chủ đề của văn bản là gì?
* H/s đọc ghi nhớ, sgk 
 G/v cho h/s phân biệt chủ đề với đại ý qua một ví dụ cụ thể 
VD : “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan 
- 6 câu thơ đầu : Đại ý là tả cảnh đèo ngang lúc xế tà 
- 4 câu thơ cuối : Đại ý là nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ
 * Chủ đề : Tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới đeo ngang lúc xế tà 
Hoạt động 2 : Hình thành khíi niệm tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Chuyển ý : Nếu các câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, các tình tiết là xương thịt của tác phẩm thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết, bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề 
? Để tái hiện những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học tác giả đó đặt nhan đề và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào ? 
+ Các câu đều nhắc đến kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời :
 Hôm nay tôi đi học, hằng năm mơn man của buổi tựu trường ;
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy
? Trong văn bản tác giả đó miêu tả rất rõ sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Em hãy phân tích
H/s thảo luận
 g/v tập hợp ý kiến đúng chốt bằng bảng phụ đã cbị. 
? Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản ? 
? Tính thống nhất này thể hiện ở các phương diện nào ?
 G/v : Việc đặt tên cho văn bản thể hiện ý đồ bộc lộ chủ đề. Đối với văn bản nghệ thuật thì đa dạng hơn, có khi lấy tên nhân vật chính hoặc hình tưọng trung tâm để đặt tên VD : Lão Hạc, Rằm tháng giêng hoặc cụm từ để bộc lộ chủ đề 
VD : “Những trò lố”
=> Khi tìm chủ đề của văn bản, nên xác định, cách thức, ý nghĩa của nhan đề  của văn bản
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
Thảo luận nhóm 
18’
10’
15’
I:Bài học:
1:Chủ đề của văn bản : 
a.Vi du:sgk
- Văn bản miêu tả những việc đã xảy ra
- Chủ đề văn bản “Tôi đi học” : Là những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên 
b.Ghi nhớ:
 Chủ đề là đối tượng và vấn đề chủ yếu (chính) mà văn bản biểu đạt
 + Đối tượng của văn bản : Có thể là có thật, tưởng tượng,là người,là1 vấn đề nào đó.
 + Chủ đề của văn bản là ý đồ, ý kiến cảm xúc của tác giả
Phân biệt chủ đề với đại ý : 
- Đại ý : ý lớn trong một đoạn thơ, 1 tình tiết, 1 đoạn, 1 phần của truyện
2:Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
a.Vi du:
Văn bản “Tôi đi học”
- Nhan đề : Tôi đi học => nói về chuyện đi học 
- Từ ngữ, câu : 
 + Đại từ “tôi” được lặp lại nhiều lần 
* Tâm trạng của nhân vật “tôi”
 - Trên đường đi học :
 + Con đường : Quen đi lại => thấy lạ => thay đổi
 + Hành vi : Lội sông, thả diều => đi học => có sự thay đổi
 - Trên sân trường :
 + Cảm nhận về ngôi trường cao sạch, đẹp hơn lo sợ vẩn vớ 
 + Cảm gấc bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp
 - Trong lớp học :Quyến luyến
b.Ghi nhớ: 
 * Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là ở chỗ văn bản chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định không xa rời, hay lạc sang chủ đề khác 
 * Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở phương diện: 
 - Hình thức : Biểu hiện ở nhan đề từ ngữ câu văn trong văn bản
-Nội dung : Quan hệ giữa các phần phải mạch lạc, gắn bó, liên kết chặt chẽ , các từ ngữ chi tiết phải tập trung làm rõ chủ đề (ý kiến, cảm xúc).
- Đối tượng : Xoay quanh nhân vật chính, nhân vật trung tâm thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả.
II:Luyện tập:
Bài tập 1 : 
a. Văn bản “Rừng cọ quê tôi” nói về cây cọ ở rừng sông Thao, quê hương của tác giả => Nhan đề của văn bản
	* Thứ tự trình bày : Miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây với con người, tình cảm của cây cọ với người dân sông Thao.
	* Không nên thay đổi trật tự sắp xếp này. Vì đã có sự rành mạch, liên kết giữa các ý.
b. Chủ đề : Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
c. Chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản : Qua nhan đề và các ý câu văn bản đều có sự liên kết, miêu tả hình dáng sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ
* Chủ đề : 
	- Vẻ đẹp rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao
	- Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao 
d. Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần : Rừng cọ, lá cọ, các ý lớn trong phần thân bài.
 	- Miêu tả hình dáng cây cọ
	- Nêu lên sự gắn bó mật thiết giữa cây cọ với nhân vật tôi 
	- Các công dụng của cây cọ đối với cuộc sống 
Bài tập 2 : 	Nên bỏ ý b, d vì lạc đề 
Bài tập 3 : H/s thảo luận nhóm 
	Nên bỏ câu c, h, viết lại câu b : Con đường quen nay bỗng trở nên mới lạ 
3:Củng cố 
*Đọc ghi nhớ
*Bài tập : 
+ Hãy phân tích tính thống nhất của chủ đề trong văn bản “Cuộc chia tay của con búp bê”. Hãy nêu chủ đề của văn bản ấy 
+ Cho chủ đề : Tình cảm gắn bó của tuổi thơ đối với dòng sông quê 
Hãy viết một văn bản biểu cảm ngắn theo chủ đề trên. Cần thể hiện tính thống nhất của chủ đề trong toàn văn bản
 4 –Hướng dẫn về nhà.
-Học và làm cỏc bài cũn lại 
*Soạn bài "Trong lòng mẹ"

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1.doc