Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2007-2008

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2007-2008

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

 Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ (1) .với lực có độ lớn bằng (2) .của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Lực này gọi là lực đẩy Ác - si – mét.

Câu 2: Móc một quả nặngvào lực kế, số chỉ của lực kế là 20N.Nhúng chìm quả nặng vào trong nước, số chỉ lực kế như thế nào?

a/Tăng lên. b/Giảm đi. c/Không thay đổi. d/Chỉ số 0.

Câu 3: Hai quả cầu A và B có thể tích như nhau. A làm bằng nhôm, B làm bằng đồng. Nhúng chìm A và B vào cùng một chất lỏng, so sánh độ lớn của lực đẩy Ác - si – mét FA và FB tác dụng lên 2 quả cầu.

a/FA > FB b/ FA < fb="" c/="" fa="FB" d/tuỳ="" thuộc="" vào="" loại="" chất="">

Câu 4 : chọn câu trả lời đúng.

 Một vật có thể tích 1 cm3, trọng lượng riêng 100N/m3 nhúng chìm vào trong nước có trọng lượng riêng 10.000N/m3 thì chịu lực đẩy Ác - si – mét có độ lớn là:

a/1000N b/100N c/10N d/0,01N

Câu 5: Một vật đặc được treo vào một lực kế. Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,1N, khi nhúng chìm vật vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Tính trọng lượng riêng của vật? Cho dnước = 10.000N/m3

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2007
 Tiết 12	Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
1.Kiến thức: -Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác - si – mét và chỉ rỏ các đặc điểm của lực này.
-Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác - si – mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
2.Kĩ năng: -HS tham gia đề xuất TN, tìm ra lực đẩy Ác - si – mét. 
-HS tham gia đề xuất phương án TN và tiến hành TN kiểm tra công thức FA = d.V.
-HS vận dụng được công thức FA = d.V để giải bài tập đơn giản tính 1 trong 3 đại lượng: FA , d, V.
-Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan.
3.Thái độ : Rèn luyện tính độc lập, sáng tạo, cẩn thận,tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập. .
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: a/Dụng cụ TN cho mỗi nhóm gòm:
+Một lực kế có GHĐ 3(N) và giá treo.	+Một cốc thủy tinh có dây treo ở trên và móc treo ở dưới.
+Một quả cân nặng 200 (g).	+Một bình tràn
+Một cốc hứng nước.	+Một bình chứa nước.
b/Bảng kết quả TN: (bảng phụ)
Nhóm
P1
P2
P/1
So sánh: P1- P/1
1
2
3
4
5
6
c/Phiếu học tập: (mỗi nhóm 1 phiếu)
PHIẾU HỌC TẬP 
(Thực hiện bài làm trong 7 phút)
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
	Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ (1).với lực có độ lớn bằng(2)..của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Lực này gọi là lực đẩy Ác - si – mét.
Câu 2: Móc một quả nặngvào lực kế, số chỉ của lực kế là 20N.Nhúng chìm quả nặng vào trong nước, số chỉ lực kế như thế nào?
a/Tăng lên.	b/Giảm đi.	c/Không thay đổi.	d/Chỉ số 0.
Câu 3: Hai quả cầu A và B có thể tích như nhau. A làm bằng nhôm, B làm bằng đồng. Nhúng chìm A và B vào cùng một chất lỏng, so sánh độ lớn của lực đẩy Ác - si – mét FA và FB tác dụng lên 2 quả cầu.
a/FA > FB	b/ FA < FB	c/ FA = FB	d/Tuỳ thuộc vào loại chất lỏng.
Câu 4 : chọn câu trả lời đúng.
	Một vật có thể tích 1 cm3, trọng lượng riêng 100N/m3 nhúng chìm vào trong nước có trọng lượng riêng 10.000N/m3 thì chịu lực đẩy Ác - si – mét có độ lớn là:
a/1000N	b/100N	c/10N	d/0,01N
Câu 5: Một vật đặc được treo vào một lực kế. Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,1N, khi nhúng chìm vật vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N. Tính trọng lượng riêng của vật? Cho dnước = 10.000N/m3
========================
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm) Điền đúng mỗi từ được 1 điểm: 1/Dưới lên. 2/Trọng lượng.
Câu 2: (2 điểm)- b
Câu 3: (2 điểm)- c
Câu 4: (2 điểm)- d
Câu 5: (2 điểm) Giá trị giảm của lực kế là độ lớn của lực đẩy Aùc si mét.
F = d.V = 0,2N [ 
Vì vật chìm nên V = Vvật .Trọng lượng riêng của vật là: 
2/ Học sinh: +ôn cách biểu diễn lực, sự cân bằng lực, đặc điểm của áp suất chất lỏng.
 +Xem trước những yêu cầu của TN hình 10.2, 10.3 (SGK).
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số 
2.Kiểm tra bài cũ : nêu đặc điểm và viết công thức tính áp suất của chất lỏng?
Trả lời: a/Đặc điểm: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
b/Công thức tính áp suất chất lỏng: . Trong đó:
p- Áp suất tại vị trí đang xét.
d- trong lượng riêng của chất lỏng.
h- Chiều cao chất lỏng tính từ mặt thoáng đến điểm đang xét.
3. Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
5 ph
10 ph
8 ph
20 ph
7 ph
5 ph
Hoạt động1: Tạo tình huống học tập 
Nêu vấn đề: tại sao khi nâng một vật ở dưới nước ta lại thấy nhẹ hơn khi nâng vật đó trong không khí?
Vào bài: để giải thích được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Lực đẩy Ac si mét”.
Hoạt động2: Tìm hiểu lực t/dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó.
1/Đặt vấn đề:
Hỏi: treo một quả nặng vào dưới một lực kế, lực kế chỉ P1.Đó là độ lớn của lực nào và có hướng như thế nào? 
GV: lấy tay đẩy quả nặng lên, lực kế chỉ giá trị P2 < P1. Vậy trọng lực tác dụng vào vật giảm, nguyên nhân?
Hỏi: lực của tay Thầy tác dụng vào vật có phương, chiều và độ lớn?
GV: làm lại TN tương tự nhưng nhúng vật vào trong chất lỏng.
Hỏi: số chỉ của lực kế cũng giảm, kết quả này chứng tỏ điều gì?
Hỏi: cái gì đã t.dụng lực đẩy vật lên?
Hỏi: qua TN,em rút ra được k.luận gì?
2/Kết luận: 
GV: +yêu cầu HS hoàn chỉnh các kết luận trong SGK
+Thông báo tên lực đẩy của chất lỏng: lực đẩy Ác si mét và cho HS ghi bài
Hỏi: dựa trên kiến thức vừa học, em hãy giải thích vấn đề đã nêu ra ở đầu bài: vì sao khi kéo gàu nước khi còn ở trong nước nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ác si mét. 
1/Nêu vấn đề: ?
Hỏi: các em hãy dự đoán xem lực đẩy của chất lỏng phụ thuộc vào cái gì?
GV: khẳng định 2 trường hợp HS nêu ra là: chất lỏng và vật đồng thời cho HS giơ tay biểu quyết từng trường hợp theo tỉ lệ %.
Thông báo: để biết được dự đoán nào đúng các em hãy đọc phần dự đoán của Ác si mét, nếu dự đoán nào trùng với dự đoán của ông thì dự đoán đó đúng vì dự đoán của Ác si mét đã được chứng minh rồi.
Hỏi: hãy nêu dự đoán của Ác si mét?
GVkhẳng định: như vậy là phụ thuộc vào chất lỏng .
Hỏi thêm: Ác si mét đã căn cứ vào đâu mà dự đoán như thế?
GV khẳng định: Đúng: bình thường ta không nhận thấy rỏ sự phụ thuộc của lực đẩy vào chất lỏng.Chính vì thế sự phát minh của Ác si mét mới trở nên nổi tiếng trong lịch sử? Chúng ta hãy làm TN để kiểm tra xem dự đoán của Ác si mét có đúng không.
3/Thí nghiệm kiểm tra: 
GV: nêu vắn tắt cách làm TN: +treo vật vào lực kế, trọng lực tác dụng vào vật là P1.
+Nhúng vật vào trong bình tràn đựng nước, trọng lực tác dụng vào vật là P2.
+Lực đẩy là FA = P1 - P2
+lấy lượng nước tràn ra treo vào lực kế để đo trọng lượng rồi so sánh:
-trọng lượng của chất lỏng với FA
-thể tích nước tràn ra với thể tích của vật chiếm chỗ.
GV: yêu cầu HS làm TN và rút ra kết luận.
GV kết luận: lực đẩy Ác si mét là đúng
GV: gọi V là thể tích của vật (thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ), d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Hãy tính trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Hoạt động 4: Vận dụng; Củng cố
GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi C4, C5, C6. 
GV: -phát phiếu học tập cho HS theo nhóm.
-Đưa đáp án, yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau để chấm.
- yêu cầu HS đọc phần “ghi nhớ”
Hỏi: +Khi nào xuất hiện lực đẩy Ác si mét?
+Nêu những yếu tố của lực đẩy Ác si mét (điểm đặt, phương, chiều, cường độ)?
HS: nghe câu hỏi tình huống.
HS-yếu: trọng lực P, có hướng từ trên xuống. 
HS-yếu: do tay Thầy đã đẩy vật lên
HS: +phương: thẳng đứng.
+Chiều: từ dưới lên
+Độ lớn: F = P1 - P2
HS-TB: có lực đẩy vào vật từ dưới lên làm cho số chỉ lực kế giảm.
HS-yếu: nước
HS: thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời: Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên.
HS-TB: do lực đẩy Ác si mét nên trọng lực tác dụng vào vật giảm do đó ta kéo nhẹ hơn.
 HS: một số em nêu ý kiến :
+Phụ thuộc vào vật nhúng trong nước.
+Phụ thuộc vào chính chất lỏng.
+Không thảo luận 
HS: đọc SGK
HS-yếu: lực đẩy của nước bằng trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 
HS-khá: lực đẩy của nước càng lớn khi cơ thể càng chìm trong nước do đó phần nước bị cơ thể chiếm chổ càng lớn.
HS: lực FA đẩy lên đúng bằng trọng lượng của lượng chất lỏng hứng được Pcl : FA = Pcl và thể tích nước bị chiếm chỗ bằng thể tích vật chiếm chỗ.
HS: thảo luận nhóm, thành lập công thức: FA = Pcl = d.V
HS: -thảo luận, trả lời các câu hỏi C4, C5, C6.
-nhận phiếu học tập và hoàn thành các nội dung theo yêu cầu.
-Tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua việc chấm bài của bạn.
-đọc phần “ghi nhớ”.
HS: -khi có vật nhúng vào chất lỏng.
-Các yếu tố của FA:
+Điểm đặt: tại vật.
+Phương: thẳng đứng.
+Chiều: dưới lên.
+Cường độ: F = d.V 
I/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét.
II/ Độ lớn của lực đẩy Ác si mét:
F = d.V
Trong đó:
+V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
+d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+FA : lực đẩy Ác si mét (N)
III/Vận dụng : 
C4 : gầu nước ngập dưới nước thì: P = P1 - FA nên lực kéo giảm đi so với khi gầu ở ngoài không khí
C5 : FA = d.VA
FB = d.VB
VA = VB " FA = FB
C6: Fđ1 = d d .V
Fđ2 = dn.V
dn> d d " Fđ2 Fđ1 thỏi nhúng trong nước có lực đẩy lớn hơn.
4/ Dặn dò: làm bài tập và chuẩn bị trước Báo cáo thực hành (theo mẫu như SGK)
IV/ RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docThao giang-luc day Ác si met.doc